Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 2016 phục vụ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện chơn thành, tỉnh bình phước

.PDF
133
12
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------------- Lê Khắc Đồng ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------------- Lê Khắc Đồng ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Mã số: Quản lý đất đai 60850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM QUANG TUẤN XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS. Phạm Quang Tuấn Hà Nội - 2017 PGS.TS. Trần Văn Tuấn LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước” là công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện. Những nội dung, ý tưởng của các tác giả khác trong các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Nội dung của Luận văn này không sao chép từ bất kỳ luận văn hay tài liệu nào khác. Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của Luận văn. Tác giả Lê Khắc Đồng i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ....................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn .................................................................... 3 6. Cấu trúc của luận văn........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 5 1.1. Cơ sở khoa học sử dụng đất và biến động sử dụng đất .................................. 5 1.1.1. Cơ sở khoa học về sử dụng đất ......................................................................... 5 1.1.2. Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất ........................................................ 8 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và thế giới........................................ 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới ............................. 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam.............................. 16 1.3. Cơ sở pháp lý có liên quan đến vấn đề nghiên cứu....................................... 21 1.3.1. Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ................................................. 21 1.3.2. Các văn bản của địa phương cụ thể hóa chính sách pháp luật của nhà nước ............................................................................................................. 23 1.4. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 25 1.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát ....................................................................... 25 1.4.2. Phương pháp kế thừa ...................................................................................... 25 1.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh ...................................................................... 25 1.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp .................................................... 25 1.4.5. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 25 1.4.6. Phương pháp bản đồ và GIS ........................................................................... 26 1.5. Nội dung các bước nghiên cứu. ....................................................................... 26 ii CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 CỦA HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................................................................. 28 2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất khu vực nghiên cứu ...... 28 2.1.1. Vị trí, địa lý ..................................................................................................... 28 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 30 2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội. ................................................................................. 35 2.2. Khái quát tình hình quản lý đất đai tại khu vực nghiên cứu ...................... 48 2.2.1. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................... 48 2.2.2. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất... 49 2.2.3. Kết quả đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................... 49 2.2.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ................................................................. 50 2.2.5. Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất ................................................................................................................ 51 2.2.6. Tổ chức bộ máy và nhân sự của ngành tài nguyên môi trường huyện ........... 51 2.2.7. Quản lý tài chính về đất đai ............................................................................ 52 2.2.8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản .............................................................................................................. 52 2.2.9. Tình hình tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai .................................................................................... 52 2.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất huyện Chơn Thành ................................. 53 2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ................................................................... 53 2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ................................................................... 60 2.3.3. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất ............................................ 71 2.4. Phân tích và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2016 .......... 72 2.4.1. Đánh giá biến động sử dụng đất theo mục đích sử dụng ................................ 72 2.4.2. Đánh giá biến động sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2016 ............................................................................................................... 79 2.4.3. Phân tích xu hướng và nguyên nhân biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2016 ............................................................................................................... 82 iii 2.4.4. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất ................................................................................................................ 86 2.4.5. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của việc sử dụng đất chưa hợp lý ................................................................................................................ 89 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CHƠN THÀNH ..................................................... 92 3.1. Cơ sở đề xuất khai thác và sử dụng hợp lý đất đai ....................................... 92 3.1.1. Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học .................................................................... 92 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 93 3.1.3. Phương án Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 và kết quả thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (đến năm 2015) ....... 100 3.2. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ......................................................................................................... 104 3.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 104 3.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể ......................................................................................... 104 3.2.3. Một số nhiệm vụ và giải pháp có liên quan đến sử dụng đất........................ 105 3.3. Đề xuất định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai ............................... 107 3.3.1. Quan điểm sử dụng đất ................................................................................. 107 3.3.2. Dự báo xu hướng biến động sử dụng đất huyện Chơn Thành đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. ............................................................................................. 110 3.3.3. Đề xuất định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai của huyện ................. 111 3.4. Giải pháp thực hiện đề xuất định hướng sử dụng đất ................................ 117 3.4.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai ........................ 117 3.4.2. Giải pháp về nguồn vốn ................................................................................ 117 3.4.3. Giải pháp về nhân lực ................................................................................... 117 3.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ................................................................. 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 121 iv DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH Công nghiệp hóa ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐNB Đông Nam Bộ DTTN Diện tích tự nhiên GCN Giấy chứng nhận GTSL Giá trị sản lượng GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa KCN Khu công nghiệp KH Kế hoạch KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam QH Quy hoạch QL Quốc lộ QSDĐ Quyền sử dụng đất TTHC Trung tâm hành chính TTTM Trung tâm thương mại UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên các xã, thị trấn huyện Chơn Thành năm 2016 ........... 28 Bảng 2.2. Thống kê diện tích theo địa hình.............................................................. 31 Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về khí hậu ........................................................................ 32 Bảng 2.4. Phân loại đất huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước ................................. 34 Bảng 2.5. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng VA theo giá so sánh 2010 ................. 35 Bảng 2.6. Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 .... 36 Bảng 2.7. Cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2011-2015 ............................................. 37 Bảng 2.8. Dân số và cơ cấu dân số huyện Chơn Thành ........................................... 41 Bảng 2.9. Dân số và lao động huyện Chơn Thành ................................................... 42 Bảng 2.10. Năng suất lao động huyện Chơn Thành ................................................. 43 Bảng 2.11. Thu nhập bình quân đầu người .............................................................. 44 Bảng 2.12. Thống kê tình hình vi phạm hành chính ................................................ 51 Bảng 2.13. Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính cấp xã ................................. 53 Bảng 2.14. Thống kê diện tích theo mục đích sử dụng năm 2010. .......................... 54 Bảng 2.15. Hiện trạng phân theo đối tượng sử dụng, quản lý đất năm 2010 ........... 58 Bảng 2.16. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 theo đơn vị hành chính cấp xã ......... 60 Bảng 2.17. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 .......................................................... 61 Bảng 2.18. Hiện trạng sử đất có mục đích công cộng .............................................. 67 Bảng 2.19. Hiện trạng sử dụng đất phân theo đối tượng .......................................... 69 Bảng 2.20. Biến động đất đai giai đoạn 2010-2016 ................................................. 72 Bảng 3.1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và đến năm 2030 .................... 116 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chơn Thành .................................................... 29 Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế theo các ngành ................................................................. 36 Hình 2.3. Cơ cấu tổng giá trị gia tăng VA theo khu vực (%) .................................. 37 Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu lao động các khu vực (%)................................................ 42 Hình 2.5. Biểu đồ năng suất lao động các khu vực .................................................. 43 Hình 2.6. Bản đồ sử dụng đất năm 2010 .................................................................. 55 Hình 2.7. Biểu đồ diện tích 3 nhóm đất chính năm 2010 ........................................ 56 Hình 2.8. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ................................................. 62 Hình 2.9. Biểu đồ diện tích 3 nhóm đất chính năm 2016 ........................................ 63 Hình 2.10. Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2020 huyện Chơn Thành .................................................................................................... 73 Hình 2.11. Biểu đồ diện tích 3 nhóm đất chính năm 2010 và năm 2016 ................. 74 Hình 2.12. (a) Khu dân cư đô thị T.T Chơn Thành năm 2010; (b) khu dân cư đô thị T.T Chơn Thành năm 2016 ............................................................................ 76 Hình 2.13. (a) Khu dân cư nông thôn xã Minh Thắng năm 2010; (b) khu dân cư nông thôn xã Minh Thắng năm 2016 ........................................................................ 76 Hình 2.14. (a) Khu đất tái định cư 10ha năm 2010; (b) Khu đất tái định cư 10ha năm 2016 ................................................................................................................... 77 Hình 2.15. Khu đất tái định cư 80ha năm 2010; (b) Khu đất tái định cư 80ha năm 2016 ................................................................................................................... 77 Hình 2.16. a) Khu Công nghiệp tại xã Minh Hưng năm 2010; (b) Khu Công nghiệp tại xã Minh Hưng năm 2016 .................................................. 78 Hình 2.17. (a) Khu Công nghiệp Chơn Thành I và II tại xã Thành Tâm năm 2010; (b) Khu Công nghiệp Chơn Thành I và II tại xã Thành Tâm năm năm 2016 .......... 78 Hình 3.1. Bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2020...................................... 114 Hình 3.2. Bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2030...................................... 115 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo pháp luật. Nhà nước quản lý đất đai bằng nhiều công cụ, trong đó quy hoạch, kế hoạch là công cụ quan trọng để thống nhất quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Để đưa ra được định hướng, phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý thì việc phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong sử dụng đất là rất cần thiết. Chơn Thành thuộc vùng Đông Nam bộ và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là vùng kinh tế năng động nhất cả nước, đã tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và việc phát triển kinh tế nói chung của tỉnh Bình Phước và của huyện Chơn Thành nói riêng. Chơn Thành đang trở thành một địa bàn có tốc độ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của tỉnh Bình Phước. Trong đó, nguồn lực đất đai có một vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển. Đất đai được lập quy hoạch, kế hoạch để đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng đất của các ngảnh, các lĩnh vực, nhất là đáp ứng kịp thời cho nhu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai, cũng như phân tích, đánh giá, dự báo xu hướng biến động đất đai trong thời gian tới chưa được quan tâm thực hiện. Thực tế, trong thời gian qua, cũng đã có những vấn đề nổi lên trong quá trình sử dụng đất như: sử dụng đất không hiệu quả ở một số khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường (môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất) diễn ra với tốc độ nhanh và phạm vi lớn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của con người cũng như sinh tồn và phát triển của các sinh vật khác; tình hình biến động đất đai diễn ra nhanh chóng, làm cho quy hoạch sử dụng đất của huyện cho đến giai đoạn năm 2020 đã có nhiều nội dung không còn phù hợp cần thiết phải có sự điều chỉnh và định hướng khai thác và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững hơn trong tương lai… 1 Vì vậy, để đưa ra được những định hướng khai thác, sử dụng đất hợp lý tài nguyên đất trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, nhằm đảm bảo đất đai được khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững đáp ứng tối đa các nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, đồng thời kết hợp giữa sử dụng với bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu thì việc phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất, rõ những mặt tích cực và hạn chế trong sử dụng đất là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, Luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước” được thực hiện vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2016. Làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện bao gồm: - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn. Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2016 của huyện Chơn Thành. - Phân tích hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện các năm 2010 và năm 2016. - Đánh giá biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2016. - Phân tích quan hệ giữa các hoạt động kinh tế - xã hội và biến động sử dụng đất. - Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2016, và phân tích, đánh giá sự hợp lý trong việc quy hoạch và sử dụng đất trong thời gian qua. - Đề xuất định hướng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên địa bàn huyện. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. - Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau: + Phân tích hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2016 và đánh giá biến động sử dụng đất huyện Chơn Thành giai đoạn 2010 và 2016. 2 + So sánh hiện trạng sử dụng đất với các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2016. + Đề xuất định hướng khai thác và sử dụng đất hợp lý. 5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn a) Tài liệu khoa học tham khảo: bao gồm các sách, giáo trình, luận văn, các văn kiện, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, báo cáo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài: - Hướng quản lý đất đai: cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, chính sách pháp luật đất đai, hệ thống quản lý đất đai hiện đại... - Hướng phân tích sử dụng đất: phân tích và đánh giá biến động sử dụng đất, đánh giá sự hợp lý trong sử dụng đất. - Hướng phát triển bền vững: phát triển bền vững và quy hoạch bảo vệ môi trường. b) Các văn bản pháp lý liên quan tới định hướng sử dụng đất và chính sách phát triển bền vững của Chính phủ và địa phương. - Hiến pháp năm 2013; - Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. - Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. - Các Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch các cụm, khu công nghiệp, quy hoạch môi trường có liên quan đến khu vực nghiên cứu. - Các Quyết định phê duyệt Quy hoạch nông thôn mới, Quy hoạch các cụm, điểm, khu dân cư nông thôn trên địa bàn khu vực nghiên cứu. c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương - Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai huyện Chơn Thành các năm 2010, năm 2016. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm 2010 và 2016. - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 của huyện Chơn Thành. Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm 2016. - Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch các cụm, khu công nghiệp, quy hoạch môi trường có liên quan đến khu vực nghiên cứu. 3 - Báo cáo Quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các cụm, điểm, khu dân cư nông thôn trên địa bàn khu vực nghiên cứu. - Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường và quản lý đất đai tại địa phương. - Niên giám thống kê . - Tư liệu ghi chép thực tế trong quá trình khảo sát thực địa. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Phân tích hiện trạng và biến động đất đai huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Chương 3: Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý đất đai huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 . Cơ sở khoa học sử dụng đất và biến động sử dụng đất 1.1.1 . Cơ sở khoa học về sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất a. Khái niệm Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Theo các nhà khoa học đất thì: Đất (Soil) là thể của tự nhiên, có lịch sử hình thành, phát sinh và phát triển riêng biệt và độc lập, dưới sự tác động tương hỗ của các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn sinh vật và các hoạt động khai thác của con người cùng với yếu tố thời gian, được thể hiện bởi mối quan hệ như sau: Đất = ƒ(ĐC, ĐH, KH, TV, SV, CN)t Trong đó: ĐC là yếu tố địa chất; ĐH là yếu tố địa hình; KH là yếu tố khí hậu; SV là yếu tố sinh vật; CN là yếu tố con người; t là thời gian. Đại khí hậu Địa hình Khí hậu, Sinh quần thể Thủy văn Trên mặt đất Dưới mặt đất Cấu trúc Vỏ phong hóa Thổ nhưỡng (Đất – Soil) địa chất Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố hình thành đất Về quan điểm sinh thái và môi trường của Lê Văn Khoa (2000) đất là một vật thể sống, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó. Đất là tài nguyên không tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là thành phần 5 của môi trường thiên nhiên, của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác (như nước, thực vật,...). Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995b). Trong nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). b. Vai trò của đất đai Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) tổng hợp bao gồm: - Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí. - Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác. Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi sinh vật. - Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn cầu, vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính. - Đất là nơi lưu trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người. - Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm. - Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ...) - Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con người trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với những khu vực khác. 6 Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm. Lịch sử nhân loại cho thấy, đất đai luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong luận điểm nổi tiếng của mình, nhà kinh tế học William Petty (1623-1687) cho rằng “Lao động là cha, còn đất đai là mẹ của của cải”. Cũng theo Phan Huy Chú “Của báu của một nước không có gì bằng đất đai. Nhân dân và của cải đều do đấy mà ra” (dẫn theo Nguyễn Dũng Tiến, 2009). 1.1.1.2. Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất a. Sử dụng đất Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Theo FAO (1999), sử dụng đất được thực hiện bởi con người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cư. Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người với đất đai. Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), có nhiều kiểu sử dụng đất bao gồm: sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng), sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi), sử dụng đất vì mục đích bảo vệ và theo các chức năng đặc biệt như đường xá, dân cư, công nghiệp... Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng thay đổi chức năng của đất và môi trường. Vì vậy, việc sử dụng đất phải được dựa trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững. b. Quản lý sử dụng đất Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Terry (1988) coi quản lý thực chất là một quá 7 trình bao gồm kế hoạch, tổ chức, vận hành, kiểm soát và thực hiện để hoàn thành mục tiêu bằng cách sử dụng nhân lực và nguồn lực. Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất đai trong không gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai hiện tại (Vancutsem, 2008). 1.1.2 . Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất 1.1.2.1. Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ Sử dụng đất và lớp phủ là hai thành phần liên kết với nhau, nhưng trong một thời gian dài đã được nghiên cứu một cách tách biệt. Lớp phủ là trạng thái tự nhiên của bề mặt đất, là mối quan tâm chủ yếu của các nhà khoa học tự nhiên, còn sử dụng đất là hoạt động của con người, mối quan tâm chủ yếu của các nhà khoa học xã hội (Meyer and Turner, 1994). Lớp phủ được định nghĩa là bề mặt tự nhiên trên bề mặt đất bao gồm nước, thực vật, đất trống và các công trình nhân sinh. Sử dụng đất là hoạt động có mục đích của con người thực hiện trên lớp phủ (IGBP, 1997). Điều đó có nghĩa là lớp phủ bề mặt có thể quan sát được ở những khoảng cách và bằng tư liệu khác nhau như quan sát bằng mắt, từ ảnh hàng không hay bởi bộ cảm biến vệ tinh. Trái ngược với lớp phủ, sử dụng đất không dễ dàng quan sát được trong nhiều trường hợp, do vậy để xác định được đó là loại hình sử dụng đất nào cần phải bổ sung các thông tin. Ví dụ, để xác định đất trồng cỏ quan sát được có phải sử dụng cho mục đích chăn thả gia súc hay đồng cỏ tự nhiên thì người nông dân có thể cung cấp thông tin, sự có mặt của họ cùng với đàn gia súc sẽ quyết định đó là loại đất gì. Hay những khu vực mà lớp phủ là cây bụi, thân gỗ có thể là những khu vực cây bụi tự nhiên, có thể là rừng phục hồi, cũng có thể là rừng trồng để lấy gỗ, hay rừng cao su để sản xuất, hay khu vực đất nông nghiệp đang trong thời gian hoang hóa, hay là đồn điền cà phê... Theo Từ điển Khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC), được biết như biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” (dẫn theo Ellis, 2010). Sherbinin (2002) cho rằng, biến động sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới biến động 8 lớp phủ, điều đó có nghĩa là biến động lớp phủ chính là hệ quả của biến động sử dụng đất. Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu. Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là sự thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ hai là sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất. Biến động sử dụng đất và lớp phủ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là hệ quả từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu. Ban đầu có thể chỉ là các hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng đất nông nghiệp, dẫn đến sự suy giảm rừng và thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần đây, công nghiệp hóa đã làm gia tăng sự tập trung dân cư trong các đô thị và giảm dân cư nông thôn, kéo theo đó là khai thác quá tải trên khu vực đất màu mỡ và bỏ hoang các khu vực đất không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và hệ quả của các biến động này đều có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới. Nghiên cứu biến động sử dụng đất là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này. Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trưng sau: + Quy mô biến động: Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung. Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất. Biến động về đặc điểm của từng loại đất chính. + Mức độ biến động: Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu. 9 Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm và số phần trăm tăng, giảm của từng loại hình sử dụng đất đai giữa cuối và đầu thời kỳ đánh giá. + Xu hướng biến động: Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất; xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực. 1.1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất Biến động sử dụng đất và lớp phủ được quyết định bởi sự tương tác theo thời gian giữa yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và yếu tố con người như dân số, trình độ công nghệ, điều kiện kinh tế, chiến lược sử dụng đất, xã hội (Veldkamp and Fresco, 1996b). Mức độ, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất khác nhau đối với từng khu vực (Kaimowitz and Angelsen, 1998). Briassoulis (2002), chia các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất thành hai nhóm: nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các yếu tố kinh tế xã hội. a. Nhóm các yếu tố tự nhiên Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng... và các quá trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương tác với các quá trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất. - Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu quả của việc sử dụng đất. Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở và các công trình thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn. - Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sống của con người. Khí hậu còn là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất và hệ sinh thái vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động trong sử dụng đất. Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Việc chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm hoặc đất ven biển sang nuôi trồng thủy sản thì ngoài các lý do về nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy người dân chuyển đổi và ngược lại. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách khác nhau. Các hiện tượng như 10 nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, những thay đổi trong sử dụng đất dường như là một cơ chế phản hồi thích nghi mà người nông dân sử dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. - Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất ít xảy ra. Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai cho các ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất xảy ra với tần suất cao hơn. - Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ..., ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Vì vậy, ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn. Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất... cũng tác động đến biến động sử dụng đất. b. Nhóm các yếu tố xã hội Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa. Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia (Meyer and Turner, 1994). - Dân số: biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số, mật độ dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và sự gia tăng số hộ. Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng các khu dân cư. Mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay giảm nhưng dân số và nhu cầu về thực phẩm cũng như các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng. Tại Châu Phi, dân số tăng là nguyên nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ, củi, than củi và đáp ứng nhu cầu đối với đất trồng trọt. Còn ở Châu Á, dân số tăng dẫn đến mở rộng đất canh tác và ở Châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lượng đàn gia súc. Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi sử dụng đất nhanh chóng và tương tác với các chính sách của Chính phủ, hội nhập kinh tế và 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan