Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “Đánh giá hiện trạng quản lý, thành lập bản đồ mạng lưới thu gom và dự báo khối ...

Tài liệu “Đánh giá hiện trạng quản lý, thành lập bản đồ mạng lưới thu gom và dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2020 ”

.DOC
122
161
59

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường. Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.S Phan Thị Quỳnh Nga – giảng viên khoa Địa lý & quản lý tài nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Địa lý & quản lý tài nguyên Trường Đại học Vinh, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành đồ án này. Cảm ơn các chú, các anh thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Nghệ An đã nhiệt tình cung cấp cho em những thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể thực hiện đồ án. Con xin cảm ơn bố mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con nên người. Cảm ơn bố mẹ và những người thân yêu đã luôn động viên, tạo điều kiện cho con học tập và luôn bên cạnh con trong suốt thời gian vừa qua. Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong học tập cũng như thực hiện đồ án này. Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Nghệ An, ngày 17 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Đặng Việt Đức 0 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1 3. Xác định nhiệm vụ........................................................................................2 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu........................................................2 5. Giới hạn nghiên cứu......................................................................................4 6. Ý nghĩa khoa học, kinh tế và xã hội của đề tài..............................................5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT......................................................................................................6 1. Khái quát về chất thải rắn..............................................................................6 1.1 Khái niệm về chất thải rắn...........................................................................6 1.2 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt...........................................................6 1.3 Nguồn gốc phát sinh....................................................................................6 1.4 Phương pháp xác định khối lượng chất thải sinh hoạt...............................8 1.4.1 Đo thể tích và khối lượng.........................................................................8 1.4.2 Phương pháp đếm tải................................................................................9 1.4.3 Phương pháp cân bằng vật chất................................................................9 2. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt...........................................................10 2.1 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường nước........................10 2.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường đất...........................11 2.3 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường không khí................12 2.4. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới cảnh quan và con người............13 3. Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt. ..................................................13 3.1 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt (sơ cấp)..................................................14 3.1.1 Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa phân loại tại nguồn......15 3.1.2 Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt đã phân loại tại nguồn. ........18 3.2 Hệ thống container cố định.......................................................................20 3.3 Các loại thùng rác và xe chở rác ..............................................................22 3.4 Vạch tuyến thu gom..................................................................................23 3.4.1 Thiết lập vạch tuyến thu gom.................................................................23 3.4.2. Thời gian biểu........................................................................................26 4. Hệ thống trung chuyển và vận chuyển........................................................26 4.1 Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển..................................................26 4.2 Khoảng cách vận chuyển...........................................................................27 4.3 Những yêu cầu trong thiết kế trạm trung chuyển......................................28 4.4 Yêu cầu vệ sinh môi trường......................................................................28 4.5 Vấn đề sức khỏe và an toàn lao động........................................................29 4.6 Lựa chọn ví trí trạm trung chuyển.............................................................29 5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và trên thế giới......30 5.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới..............................30 5.2 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam...............................32 5.2.1.Tình hình phát sinh CTR đô thị trong những năm gần đây....................32 5.2.2. Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị...........33 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................34 1. Tổng quan về thành phố Vinh.....................................................................34 1.1 Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................34 1.1.2 Vị trí địa lý-Diện tích-Ranh giới............................................................34 1.1.3 Địa hình- Thổ nhưỡng -Thủy văn...........................................................35 1.1.4 Khí hậu...................................................................................................35 1.2 Kinh tế -Xã hội..........................................................................................36 1.2.1 Kinh tế....................................................................................................36 1.2.2 Xã hội.....................................................................................................39 1.3 Cơ sở hạ tầng.............................................................................................40 2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh..........................................................................................42 2.1 Khối lượng rác sinh hoạt thu gom hàng ngày của thành phố Vinh...........42 2.2 Hệ thống quản lý.......................................................................................42 2.2.1 Đơn vị quản lý hành chính.....................................................................42 2.2.2. Nhân lực................................................................................................43 2.3. Hệ thống thu gom vận chuyển quản lý chất thải rắn sinh hoạt................44 2.3.1 Hệ thống thu gom...................................................................................44 2.3.2 Hoạt dộngthu gom rác đối với 25 phường, xã........................................46 2.3.3 Hoạt độngthu gom rác đối của 4 đội đường...........................................48 2.3.3.1. Khối lượng công việc được giao của đội 1.........................................48 2.3.3.2 Khối lượng công việc được giao của đội 2..........................................49 2.3.3.3 Khối lượng công việc được giao của đội 3..........................................50 2.3.3.4 Khối lượng công việc được giao của đội 4..........................................51 2.3.4 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển...................................................52 2.3.4.1 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển ban đêm.................................52 2.3.4.1. Hệ thống trung chuyển và vận chuyển ban ngày................................55 2.4. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh.................................................................................................................56 2.4.1 Những thành tựu đã đạt được.................................................................56 2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại.......................................................................56 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................58 3.1. Thành lập bản đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh................................................................................................58 3.2 Các biện pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh..........................................................................................61 3.2.1. Công tác thu gom..................................................................................61 3.2.2. Công tác vận chuyển............................................................................62 3.2.3. Công tác quản lý....................................................................................63 3.3. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh đến năm 2020..................................................................................................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................79 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND Ủy ban nhân dân QĐ Quyết định CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTR Chất thải rắn TT Trung tâm DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt......................................7 Bảng 1.2: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác..............12 Hình 1.1 Chi phí quản lý CTRSH...................................................................14 Bảng 1.3 So sánh các cách thu gom rác dân cư..............................................17 Hình 1.3: Sơ đồ thu gom và phân loại CTRSH tại nguồn với số lượng thùng riêng rẽ 6,5,4 thùng..........................................................................................20 Hình 1.4: Sơ đồ hoạt động của container cố định...........................................21 Bảng 1.4 Các loại thùng rác và container đựng rác........................................22 Bảng 1.5 Các loại xe chở rác.........................................................................22 Hình 1.5 Một số loại xe chở rác....................................................................22 Hình 1.6 Quan hệ giữa đơn giá vận chuyển với khoảng cách và loại xe vận chuyển.............................................................................................................28 Bảng 1.6: Tình hình phát thải CTR ở các đô thị Việt Nam.............................32 Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Vinh.................................................34 Bảng 2.1: Khối lượng rác hàng tháng của thành phố Vinh.............................42 Bảng 2.2: Số liệu máy móc công ty.................................................................43 Bảng 2.3: Tổng hợp điều chỉnh, bổ sung điểm thu gom rác thành phố Vinh..44 Sơ đồ 2.1: Mạng lưới thu gom áp dụng cho đội xe máy và đội thị chính.......45 Sơ đồ 2.2: Mạng lưới thu gom áp dụng cho đội dịch vụ.................................46 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số xe gom 25 phường, xã.......................................47 Bảng 2.4: Tuyến đường và số công nhân làm ca đêm của đội 1.....................48 Bảng 2.5: Tuyến đường và số công nhân làm ca ngày của đội 1....................49 Bảng 2.6: Tuyến đường và số công nhân làm ca đêm của đội 2.....................49 Bảng 2.7: Tuyến đường và số công nhân làm ca ngày của đội 2....................50 Bảng 2.8: Tuyến đường và số công nhân làm ca đêm của đội 3.....................50 Bảng 2.9: Tuyến đường và số công nhân làm ca ngày của đội 3....................51 Bảng 2.10 Tuyến đường và số công nhân làm ca đêm của đội 4....................51 Bảng 2.11 Tuyến đường và số công nhân làm ca ngày của đội 4...................52 Bảng 2.12: Tuyến thu gom rác chợ của Xí nghiệp dịch vụ.............................55 Hình 3.1: Bản đồ mạng lưới các điểm thu gom rác thành phố Vinh........Error! Bookmark not defined. Hình 3.2: Bản đồ mạng lưới các điểm thu gom rác thành phố Vinh........Error! Bookmark not defined. Hình 3.3: Thu gom rác trong đường hẻm, đường có chiều rộng lòng nhỏ......61 Hình 3.4: Thu gom rác đối với những tuyến có lòng đường rộng...................61 Bảng 3.1: Dự báo dân số thành phố Vinh đến năm 2020................................64 Bảng 3.2: Sự tương quan giữa tốc độ phát sinh CTRSH và mức thu nhập bình quân.................................................................................................................65 Bảng 3.3: Dự báo khối lượng CTRSH thành phố Vinh đến năm 2020...........66 Bảng 3.4: Lượng rác phát sinh của 1 hộ trong một ngày từ 2014 - 2020........66 Bảng 3.5 : Số lượng thùng và số lượng công nhân của từng phương án qua các năm............................................................................................................70 Bảng 3.6: Chi phí thùng của từng phương án.................................................71 Bảng 3.7 Một số thông tin về các loại xe ép rác:............................................72 Bảng 3.8 Chi phí đầu tư cho các xe.................................................................73 Bảng 3.9: Số xe ép rác 14 m 3 cần đầu tư tính đến năm 2020 để thu gom CTRSH (xe sử dụng được 10 năm).................................................................75 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay, thành phố Vinh là thành phố loại I của cả nước, quy mô đô thị của thành phố Vinh đang được mở rộng nhanh chóng, dân số đô thị ngày càng gia tăng. Thành phố Vinh đã và đang không ngừng phát triển kinh tế - xã hội. Vinh là thành phố trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội thành phố Vinh đang đối mặt với các vấn đềmôi trường, mà đặc biệt là CTRSH không được quản lý chặt chẽ làm ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng. CTRSH được phát sinh từ nhiều nguồn từ nhà dân, cơ quan, xí nghiệp trường học... với thành phần khác nhau khác nhau và rất phức tạp gây khó khăn trong công tác thu gom và xử lý. Lượng CTRSH ngày càng tăng dần do sự tăng dân số, mức sống và sự thiếu ý thức của người dân. Cho đến nay, công tác quản lý chất thải tại các nguồn phát sinh chưa được thực hiện triệt để từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý. Sự phân công trách nhiệm chưa được cụ thể, thiếu nhân viên được đào tạo về quản lý chất thải, thiếu phương tiện vận chuyển, thu gom, sử dụng phương pháp đốt và chôn lấp đơn giản. Vì thế CTRSH đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng xã hội. Việc thu gom CTRSH đã đạt được 90% nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thành phố. Cải thiện công tác thu gom, vận chuyển là yêu cầu trước mắt cần phải thực hiện trong công cuộc xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường toàn thành phố. Xuất phát từ thực tế, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý, thành lập bản đồ mạng lưới thu gom và dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2020 ” với mục tiêu khảo sát, đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH để từ đó thành lập bản đồ mạng lưới thu gom, đưa ra các giải pháp và dự báo khối luợng chất thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2014 -2020 phục vụ cho công tác quy hoạch của tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 1 - Thông qua các khảo sát thực tế thu thập số liệu và thông tin về hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố Vinh quản lý CTRSH. - Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Vinh (nguồn, thu gom, vận chuyển, ...) - Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH trong những năm sắp tới (tính đến năm 2020) - Đề xuất các giải pháp quản lý tối ưu để đạt được hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Vinh. 3. Xác định nhiệm vụ. Để đạt được mục tiêu cần nghiên cứu, các nội dung của đồ án tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ trọng tâm của đề tài: -Tổng quan về CTRSH & hệ thống các phương pháp quản lý CTRSH. - Tổng quan về thành phố. - Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH ở thành phố Vinh. - Đề xuất các biện pháp để cải thiện tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho hiện tại và dự báo khối lượng rác phát sinh tương lai của thành phố. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống: Trong tự nhiên, các thành phần đều có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh. Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ trong một hệ thống. Các nhân tố cấu thành trong một hệ thống luôn có mối quan hệ qua lại với nhau và với các hệ thống bên cạnh, tạo thành hệ thống tự nhiên – xã hội lớn hơn. Giữa quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm luôn phát sinh ra các chất thải và các yếu tố như dân cư, kinh tế, xã hôi, môi trường … luôn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. CNH – HDH, kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu vềchất lượng sản phẩm và lượng chất thải phát sinh ngày càng cao và đa dạng.Chính vì lý do đó mà trong quá trình nghiên cứu chúng ta không thể tách rời quan điểm hệ thống. - Quan điểm tổng hợp: Đây là quan điểm chủ đạo được vâ â n dụng trong đánh giá môi trường sinh thái. Khi xem xét các đối tượng phải đă â t chúng trong mối quan hê â biê â n chứng giữa các thành phần, thể hiê â n mỗi quan hê â giữa tự nhiên – kinh tế – 2 xã hô â i. Quan điểm này không những được thể hiê â n qua nô â i dung mà còn cụ thể hóa phương pháp ngiên cứu. Vì vậy khi nghiên cứu về chất thải phát sinh trong dây chuyền sản xuất của nhà máy cần phải xem xét đầy đủ các nhân tố trên. Mặt khác càng phải thấy rằng, sự tác động của chất thải đối với con người là từ tổng thể nhiều đặc tính của nó như lượng chất thải , nguồn nước thải ra, lượng khí thải … và cả mức độ thực thi các biện pháp xử lý. Vì vâ ây, đề xuất các giải pháp nhằm giảm nguồn ô nhiễm phát sinh, giảm thiểu chất thải đến mức thấp nhất, tăng hiê âu quả kinh tế và môi trường cho công ty nâng cao chất lượng của sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. SXSH đồng nhĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm cần phải xem xét đồng thời, tổng hợp nhiều chỉ tiêu. - Quan điểm phát triển bền vững: Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển kinh tế bền vững phải đảm bảo 3 mục tiêu: bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế và ổn định, công bằng xã hội. Quan điểm phát triển bền vững hướng tới sự hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng trong quá trình áp dụng SXSH trong dây chuyền sản xuất và xử lý chất thải của nhà máy,nó có tính chất định hướng cho quá trình nghiên cứu. Theo đó, khi sử dụng quan điểm này cần phải xem xét tính bền vững về mặt môi trường và mặt kinh tế. Bền vững môi trường: Tính bền vững của MT được xác định trên cơ sở các biện pháp áp dụng vào các khâu trong dây chuyền sản xuất và xử lý chất thải không làm phát sinh các chất độc hại gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Hiệu quả kinh tế: Sử dụng hợp lý các thành phần của chất thải như: tận dụng các thành phần có thể tái sử dụng, các thành phần hữu cơ có thể làm phân vi sinh… - Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Các yếu tố hình thành nên chất thải không những phân hóa theo không gian mà còn vận động theo thời gian qua đó làm cho các chất thải cũng không ngừng thay đổi. Ở các thời điểm khác nhau thì thành phần cũng như khối lượng chất thải cũng khác nhau. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1Tham khảo tài liệu 3 Thu thập dữ liệu thông qua các tài liệu đã được nghiên cứu. Đây là bước không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Số liệu thu thập đã được công bố rộng rãi có liên quan đến CTRSH. Tìm hiểu các bài luận văn mẫu, các bài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia liên quan có độ tin cậy cao đã được công nhận thông qua các phương tiện như: báo chí, internet,... Tham khảo các bài giảng có nội dung liên quan của các giáo viên các trường để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. 4.2.2 Điều tra thực địa Việc điều tra thực địa cũng rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế hiện trạng CTRSH đang tồn tại trong khu vực. Từ đó đưa ra những nhận xét chính xác về công tác quản lý CTRSH tại thành phố Vinh. Công tác này được thực hiện thông qua các chuyến khảo sát thực tế hoạt động của công ty TNHH một thành viên môi trường và đô thị Nghệ An để hiểu rõ hơn về tình hình thu gom, lưu trữ CTRSHtrên địa bàn thành phố Vinh. Phỏng vấn cho các đối tượng như: cán bộ chuyên môn, nhân viên vệ sinh của công ty, nhân viên thu gom, người dân… 4.2.3 Sử dụng phần mềm mapinfo professional 9.0 thành lập bản đồ Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất thì việc thành lập bản đồ là công việc hết sức quan trong. Bời vì bản đồ giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát nhất, hỗ trợ cho công tác quy hoạch sau này. Kết hợp với điều tra thực địa thì sẽ đưa ra được một bản đồ có độ chính xác qua được thực hiện qua việc số hóa từng điểm thu gom tập kết. 4.2.4 Sử dụng hệ số phát thải để dự báo khối lượng rác tương lai của thành phố. Quy hoạch về vấn đề môi trường không thể không đưa ra cá dự báo cho tương lai, đặc biệt là trong quản lý CTRSH. Dự báo có chính xác sẽ giúp có những sự chuẩn bị tốt cho tương lai tránh hiện trạng xử lý rác không đáp ứng được mức phát thải. 5. Giới hạn nghiên cứu. Giới hạn là 16 phường và 9 xã thuộc địa bàn thành phố Vinh. 4 6. Ý nghĩa khoa học, kinh tế và xã hội của đề tài -Ý nghĩa khoa học Đề tài là cơ sở dữ liệu về CTRSH của thành phố Vinh giúp tham mưu cho các nhà quản lý trong việc quản lý và quy hoạch CTRSH. Xây dựng được bản đồ CTRSH phát sinh góp phần đơn giản hóa công tác quản lýthu gom, vận chuyển. Đề xuất được những giải pháp phù hợp nhất nhằm giải quyết được vấn đề CTRSH của thành phố trong thời gian tới. -Ý nghĩa kinh tế Cung cấp các giải pháp quản CTRSH một cách kinh tế và hợp lý nhất. Đề xuất các biện pháp quản lý CTRSH hiệu quả làm giảm chi phí mà nhà nước đầu tư. Áp dụng các biện pháp giảm thiểu CTRSH và thực hiện tái sử dụng, tái chế . -Ý nghĩa xã hội Giúp tạo môi trường trong sạch, giảm các tác động của CTRSH, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng của CTRSHđến môi trường và sức khoẻ con người. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1. Khái quát về chất thải rắn. 1.1 Khái niệm về chất thải rắn. Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa. Chất thải rắn “Soild Wastes” là toàn bộ các loại vật chất không phải dạng lỏng và khí được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sông.[5] Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP tại khoản 2 điều 3: Chất thải rắn là chất thải ở dạng thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [6] 1.2 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt: Bao gồm tất cả các nguồn không phải từ công nghiệp, bệnh viện, công trình xử lý chất rắn hay nói cách khác là những chất thải liên quan tới hoạt động sống của con người. Nguồn tạo thành chủ yếu là các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng , xương động vật, tre gỗ, giấy, rơm rạ, xác động vật... 1.3 Nguồn gốc phát sinh. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn sinh hoạt là các cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải rắn. - Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị gồm: - Sinh hoạt của cộng đồng - Trường học, nhà ở, cơ quan - Trongsản xuất công nghiệp 6 - Trong sản xuất nông nghiệp - Nhà hàng, khách sạn - Từ các trung tâm thương mại, công trình công cộng Chất thải sinh hoạt được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải nông nghiệp. Các loại chất thải sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở Bảng 2.1. Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau căn cứ vào đặc điểm của chất thải rắn có thể phân chia thành 3 nhóm lớn nhất là : chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại. Nguồn thải của rác sinh hoạt rất khó quản lý tại các nơi đất trống bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phát tán. Bảng 1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Các hoạt động và vị trí phát Nguồn Loại chất thải rắn sinh chất thải Những nơi ở riêng của một gia Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, đình hay nhiều gia đình, những hàng dệt , đồ da, chất thải vườn, đồ căn hộ thấp, vừa và cao tầng... Nhà ở gỗ, thủy tinh, hộp thiếc, nhôm , kim loại khác, tàn thuốc , rác đường phố, chất thải đặc biệt ( dầu , lốp xe, thiết bị điện, ...), chất thải sinh hoạt nguy hại, Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn Giấy,bìa cứng, nhựa dẻo,gỗ, chất thải Thương mại phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất hiệu in... thải đặc biệt, chất thải nguy hại. Trường học , bệnh viện, nhà tù, Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất Cơ quan Xây dựng và phá dỡ trung tâm chính phủ... thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại. Nơi xây dựng mới , sửa đường, Gỗ, thép, bê tông, đất... san bằng các công trình xây dựng , vỉa hè hư hại... Quét dọn đường phố, làm đẹp Chất thải đặc biệt, rác, rác đường Dịch vụ đô thị phong cảnh, làm sạch theo lưu phố, vật xén ra từ cây, chất thải từ (trừ trạm xử lý) vực, công viên và bãi tắm, các công viên, bãi tắm vá các khu những khu vực tiêu khiển khác. 7 vực tiêu khiển. Trạm xử lý, lò thiêu đốt Quá trình xử lý nước, nước thải Khối lượng lớn bùn dư. và chất thải công nghiệp . Các chất thải được xử lý. (Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw-Hill Inc, 1993) 1.4 Phương pháp xác định khối lượng chất thải sinh hoạt.[3] Xác định khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom là một trong những điểm quan trọng của việc quản lý CTR. Những số liệu về tổng khối lượng CTRSH phát sinh cũng như khối lượng CTRSH thu hồi (để tuần hoàn) được sử dụng để: - Hoạch định hoặc đánh giá kết quả của chương trình thu hồi, tái chế, tuần hoàn vật liệu. - Thiết kế các phương tiện, thiết bị vận chuyển và xử lý CTR. Các phương pháp thường được sử dụng để ước lượng khối lượng CTR: - Phân tích khối lượng-thể tích. - Đếm tải -Cân bằng vật chất. Các phương pháp này không tiêu biểu cho tất cả các trường hợp mà phải áp dụng tùy theo trường hợp cụ thể. Các đơn vị thường được sử dụng để biểu diễn khối lượng CTR: - Khu vực dân cư và thương mại: kg/(người.ngày) - Khu vực công nghiệp: kg/tấn sản phẩm; kg/ca. - Khu vực nông nghiệp: kg/tấn sản phẩm thô. 1.4.1 Đo thể tích và khối lượng. Trong phương pháp này, khối lượng hoặc thể tích (hoặc cả khối lượng và thể tích) của CTRSH được xác định để tính toán khối lượng của nó. Phương pháp đo thể tích thường có độ sai số cao. Lượng CTRSH nên được biểu diễn bằng phương pháp cân khối lượng. Khối lượng là cơ sở nghiên cứu chính xác nhất bởi vì trọng tải của xe chở rác có thể cân trực tiếp với mức độ nén chặt nào của CTRSH. Những số liệu về khối lượng rất cần thiết trong tính toán vận chuyển bởi vì khối lượng CTRSH vận chuyển bị hạn chế bởi tải trọng cho phép của trôc lộ giao thông. Mặt khác, phương pháp xác định cả thể tích và khối lượng cũng rất quan trọng trong tính toán thiết kế công suất bãi chôn lấp, các số liệu được thu thập trong khoảng thời gian dài bằng cách cân và đo thể tích xe thu gom. 8 1.4.2 Phương pháp đếm tải. Trong phương pháp này, số lượng xe thu gom, đặc điểm và tính chất của chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ước lượng) được ghi nhận trong suốt một thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dụng các số liệu thu thập tại khu vực nghiên cứu và các số liệu biết trước. 1.4.3 Phương pháp cân bằng vật chất. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, áp dụng cho từng nguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ dân cư, nhà máy, cũng như cho khu công nghiệp và khu thương mại. Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình quản lý CTRSH. Các bước thực hiện sau: Bước 1: Hình thành một hộp giới hạn nghiên cứu. Đây là một bước quan trọng bởi vì trong nhiều trường hợp, khi lựa chọn giới hạn hệ thống phát sinh CTR thích hợp sẽ đưa đến cách tính toán đơn giản. Bước 2: Nhận diện tất cả các hoạt động phát sinh CTRSH xảy ra bên trong hệ thống nghiên cứu. Bước 3: Xác định tốc độ phát sinh CTRSH liên quan đến các hoạt động nhận diện ở bước 2. Bước 4: Sử dụng các mối quan hệ toán học để xác định CTRSH phát sinh, thu gom và lưu giữ. Phương pháp cân bằng khối lượng vật chât được biểu diễn bằng các công thức. - Dạng tổng quát Khối lượng vật chất tích lũy bên trong hệ thống = Khối lượng vật chất đi vào hệ thống ( nguyên + nhiên liệu đầu vào) - Dạng đơn giản Tích lũy = vào – ra – chất thải - Biểu diễn dưới dạng toán học: 9 Khối lượng vật chất đi ra khỏi hệ thống ( sản phẩm vật liệu đầu ra) Khối lượng chất thải phát sinh trong hệ thống (CTR + khí thải + nước thải) = - Trong đó: : tốc độ tích lũy vật chất bên trong hệ thống nghiên cứu (kg/ngày, tấn/ ngày) : tổng lượng vật liệu đi vào hệ thống nghiên cứu (kg/ngày) : tổng lượng vật liệu đi ra hệ thống nghiên cứu (kg/ngày) : tốc độ phát sinh chất thải (kg/ngày) Trong một số quá trình chuyển hóa sinh học, ví dụ: quá trình sản xuất phân Compost, khối lượng chất hữu cơ sẽ giảm xuống, nên số hạng sẽ có giá trị âm. Khi viết phương trình cân bằng khối lượng thì tốc độ phát sinh luôn luôn được viết là số hạng dương. Trong thực tế, khi áp dụng phương trình cân bằng vật chất khó khăn gặp phải là việc xác định tất cả các khối lượng vật liệu vào và ra của hệ thống nghiên cứu. 2. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt. 2.1 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường nước. Chất thải rắn, đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước trong rác sẽ tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trongrác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học,... Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao (COD từ 3.000 – 6.000 mg/l; N-NH3 từ 10 – 800 mg/l; BOD5 từ 2.00020.000 mg/l; TOC (Cacbon hữu cơ tổng cộng) từ 1.500 – 20.000 mg/l; Phosphorus tổng cộng từ 5 – 100 mg/l;... và lượng lớn các vi sinh vật. 10 Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi rác không có đáy chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng,...) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, chúng có khả năng di chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nếu nước thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên men axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men metan. Đó là các axit béo mới hình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyt vòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Mn, Zn,.... Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt có hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như: Ni, Pd, Cd, Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm. Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: chất hửu cơ bị halogen hóa, các hydrocacbon đa vòng thơm,... chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào các chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của con người hiện tại và cả thế hệ mai sau. 2.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường đất. Rác sau khi chôn lấp sẽ tạo thành khí CH 4 trong điều kiện hiếu khí làm xuất hiện thêm chất độc cho môi trường đất và sau đó, nếu không sử dụng chất khí vừa thoát ra này, nó sẽ bốc lên và tăng hiệu ứng nhà kính. Sự phân giải rác hữu cơ cũng gây ô nhiễm, do các sản phẩm trung gian hoặc vi khuẩn gây bệnh cho đất nếu chôn rác không đúng kỹ thuật. Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su...) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. Ô nhiễm từ các bải rác sẽ tạo ra mũi hôi thối khiến cho không khí trong đất ngột ngạt, ảnh hưởng đến động vật trong đất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh. Nước bùn và công rãnh ở thành phố như sông Tô Lịch(Hà Nội), Nhiêu LộcThị Nghè, Tân Hóa, Lò Gcms - Bến Nghé(Tp Hồ Chí Minh), trong đó hỗn hợp gồm rác sinh hoạt và chất thải công nghiệp thành phố mà thành phần hữu cơ, vô cơ, kim 11 loãi vừa tạo nên một hỗn hợp vừa tạo thành các phức chất hoặc đơn chất; vừa có mùn vừa có bùn,cát; vừa có hơi khí vừa có nước; vừa có vi sinh vật, vừa có động vật và thực vật chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Hàm lượng kim loại nặng như Al, Fe, Zn, Cu,Cr... trong bùn cống rãnh theo nước thấm vào đất. Nó có thể tích lũy cao trong đất và là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nặng môi trường đất và nguy hiểm cho tất cả vi sinh vật trong môi trường. 2.3 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường không khí. Các chất thải rắn sinh hoạt thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có loại rác thải dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây hỏng...), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lắp rác được thể hiện ở Bảng 1.2 Bảng 1.2: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác Thành phần khí %thể tích 45-50 40-60 2-5 0,1 - 1,0 0,1 - 1,0 SOx, H2S, Mercaptan... 0- 1.0 0-0,2 CO 0-0,2 Chất hữu cơ bay hơi 0,01-0,6 (Nguồn: Handbook of Soil Waste Management, 1994) 2.4. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới cảnh quan và con người. 12 Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần chất thải rắn phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết... tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột, ruồi... sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một sốvi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng... tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao... Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ông chích, mầm bệnh... Tại các bãi rác lộ thiên , nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yêu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thông thoát nước. 3. Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt. [3] Thu gom CTRSH là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm xử lý hay những nơi chôn lấp CTRSH. Thu gom CTRSH trong đô thị là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi vì CTRSH phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, khu công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả ở các khu đất trống. Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm phức tạp thêm cho công tác thu gom. CTRSH phát sinh phân tán (không tập trung) và tổng khối lượng CTRSH gia tăng làm cho công tác thu gom trở nên phức tạp hơn, bởi chi phí nhiên liệu và nhân công cao. Trong tổng số tiền chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và đổ bỏ CTRSH, chi phí cho công thu gom chiếm khoảng 50÷70% tổng chi phí. Do đó, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng