Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã đồi 61, huyện trảng b...

Tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã đồi 61, huyện trảng bom, tỉnh đồng nai

.PDF
68
427
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – CƠ SỞ 2 BAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ ĐỒI 61, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ : C440301 Giáo viên hướng dẫn : Ths. Vũ Thị Thu Hòa Sinh viên thực hiện : Trần Thị Phương Thảo Khóa học : 2013 - 2016 ĐỒNG NAI, 2016 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian 03 năm học tập và rèn luyện vừa qua, em đã nhận được sự dìu dắt, dạy bảo tận tình của quý thầy cô trường Đại học Lâm Nghiệp – cơ sở 2. Đó chính là những hành trang bước vào cuộc sống. Em xin gửi đến ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô ban QLTNR&MT lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt dành cho cô Vũ Thị Thu Hòa lòng biết ơn sâu sắc nhất, cô đã bỏ thời gian và công sức tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các anh chị cán bộ tại UBND Xã Đồi 61 đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã nổ lực hết mình nhưng do khả năng, kiến thức và thời gian có hạn nên em không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô tận tình chỉ dẫn để em rút kinh nghiệm và tự tin khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn! Đồng Nai, ngày…tháng…năm 2016 Sinh viên thực hiện Trần Thị Phương Thảo MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 2 1.1. Chất thải rắn sinh hoạt................................................................................. 2 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt......................................................... 2 1.1.2. Tính chất chất thải rắn sinh hoạt .......................................................... 2 1.1.2.1. Tính chất vật lý.................................................................................. 2 1.1.2.2. Tính chất hóa học .............................................................................. 3 1.1.2.3. Tính chất sinh học ............................................................................. 4 1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ...................................................... 5 1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt................................................. 6 1.1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất ......................................................... 6 1.1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước...................................................... 7 1.1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí.............................................. 7 1.1.4.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người........................................... 8 1.1.4.5. Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị ...................................................... 8 1.1.5. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt............................................................. 8 1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.................................................... 9 1.2.1. Trên Thế giới........................................................................................ 9 1.2.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 10 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 13 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 13 i 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 13 2.2. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................. 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 13 2.3.1. Đánh giá hiện trạng CTRSH tại KVNC ............................................. 13 2.3.2.Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại KVNC ................................. 13 2.3.3.Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại KVNC . 13 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 13 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu ................................................. 13 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................... 14 2.4.3. Phương pháp phỏng vấn..................................................................... 15 2.4.4. Phương pháp phân tích thành phần, khối lượng ................................ 15 2.4.4.1. Thành phần ...................................................................................... 15 2.4.4.2. Khối lượng ...................................................................................... 17 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp ............................................... 19 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 20 3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 20 3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 20 3.1.2. Địa hình .............................................................................................. 20 3.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 21 3.1.4. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 21 3.1.4.1. Tài nguyên đất ................................................................................. 21 3.1.4.2. Tài nguyên nước.............................................................................. 22 3.1.4.3. Tài nguyên rừng .............................................................................. 22 3.1.5. Thực trạng môi trường ....................................................................... 22 3.1.6. Vấn đề thiên tai .................................................................................. 23 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 23 ii 3.2.1. Kinh tế ................................................................................................ 23 3.2.1.1. Nông nghiệp .................................................................................... 23 3.2.1.2. Thương mại - Dịch vụ ..................................................................... 25 3.2.1.3. Công tác tín dụng ngân hàng........................................................... 25 3.2.1.4. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn ........... 25 3.2.2. Xã hội ................................................................................................. 26 3.2.2.1. Dân số.............................................................................................. 26 3.2.3.2. Lao động.......................................................................................... 26 3.2.3.3. Dân trí.............................................................................................. 27 3.2.3.4. Văn hóa ........................................................................................... 27 3.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường. ........ 27 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 29 4.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu ....................... 29 4.1.1. Nguồn phát sinh ................................................................................. 29 4.1.2.Thành phần,khối lượng chất thải rắn sinh hoạt................................... 30 4.1.2.1. Thành phần ...................................................................................... 30 4.1.2.2. Khối lượng ...................................................................................... 31 4.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu .......... 33 4.2.1. Phân loại CTRSH ............................................................................... 34 4.2.2. Thu gom CTRSH ............................................................................... 35 4.2.3. Vận chuyển CTRSH........................................................................... 37 4.2.4. Xử lý CTRSH ..................................................................................... 37 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu ............................................................................................ 37 4.3.1. Giải pháp quản lý ............................................................................... 38 4.3.2. Giải pháp kỹ thuật .............................................................................. 39 iii KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 41 1. Kết luận ........................................................................................................ 41 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt KVNC: Khu vực nghiên cứu UBND: Ủy ban nhân dân CTNH: Chất thải nguy hại v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thông tin chung về quản lý CTR ở Việt Nam .................................... 11 Bảng 3.1. Hiện trạng dân số tại các ấp ................................................................. 26 Bảng 4.1. Nguồn phát sinh CTRSH ..................................................................... 29 Bảng 4.2. Phân loại CTRSH ................................................................................ 30 Bảng 4.3. Tỷ lệ về thành phần CTRSH................................................................ 31 Bảng 4.4. Khối lượng CTRSH bình quân đầu người ........................................... 32 Bảng 4.5. Lượng CTRSH phát sinh của từng ấp ................................................. 32 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Bản đồ Xã Đồi 61................................................................................. 20 Hình 4.1. Biểu đồ khối lượng CTRSH tại các ấp ................................................ 33 Hình 4.2. Sơ đồ quản lý CTRSH của Xã Đồi 61 ................................................. 34 Hình 4.3. Rác thải được thu mua để tái chế ......................................................... 35 Hình 4.4. Nhân viên vệ sinh thu gom rác............................................................. 35 Hình 4.5. Người dân tự thu gom và xử lý rác ...................................................... 36 Hình 4.6. Rác thải ở ao tại ấp Tân Hưng ............................................................. 36 Hình 4.7. Bãi rác Xã Đồi 61................................................................................. 37 vii MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, không chỉ ở các thành phố, khu đô thị lớn mà đang mở rộng ra các quận, huyện, phạm vi nhỏ hẹp hơn là các là các làng, xã. Cùng với sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, năng lượng và lượng CTR. Tuy nhiên, công tác quản lý, xử lý CTR ở nước ta thời gian qua chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng CTR phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất. Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý cần đánh giá thực tế tình hình quản lý CTR tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTR nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường. Hoạt động này được áp dụng rộng rãi đến các quận, huyện, làng, xã trên khắp cả nước trong đó có huyện Trảng Bom. Là một thành viên của huyện Trảng Bom, xã Đồi 61 cũng hưởng ứng các quy định về môi trường mà nhà nước đề ra đặc biệt là CTRSH. Là nơi có con đường giao thông trọng điểm chạy qua nên các hoạt động kinh tế, dịch vụ của khu vực Xã Đồi 61 cũng tương đối phát triển. Dẫn đến lượng rác thải cũng tăng lên nhiều. Vì vậy rất cần một giải pháp quản lý phù hợp nhằmcải thiện tình hình quản lý chất thải tại địa phương. Trước thực tế đó, đề tài: “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện. 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Chất thải rắn sinh hoạt 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt CTR là tất cả các chất thải phát sinh từ các hoạt động của con người và động vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì không sử dụng được hoặc không được mong muốn nữa [5]. CTRSH là CTR sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, khu dân cư, ...), khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, siêu thị, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, …), cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, ... ), khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh, ...) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nước. CTRSH bao gồm cả CTNH sinh ra từ nguồn trên[3]. 1.1.2. Tính chất chất thải rắn sinh hoạt 1.1.2.1. Tính chất vật lý Những tính chất vật lý quan trọng của CTRSH bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của rác đã nén. - Khối lượng riêng: là khối lượng vật chất trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Khối lượng riêng của rác sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ... Do đó, khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét cả những yếu tố này để giảm bớt sai số kéo theo cho các phép toán. Khối lượng riêng của rác thải sinh hoạt được lấy từ các xe ép rác thường dao động từ 178kg/m3 đến 415kg/m3 và giá trị trung bình thường vào khoảng 500kg/m3. - Độ ẩm của CTR được biểu diễn theo hai cách: tính toán thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý CTR thì phương pháp phần trăm khối lượng ướt thường được sử dụng. 2 - Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong CTR đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi vật liệu. - Khả năng tích ẩm là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được, đây là thông số quan trọng trong việc xác định được lượng nước rò rỉ từ bãi chôn lấp. Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện ép rác và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng tích ẩm của CTRSH tại các khu dân cư và khu thương mại trong trường hợp không nén rác có thể dao động khoảng 50 - 60%. 1.1.2.2. Tính chất hóa học Tính chất hóa học của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu. Đối với CTR làm nhiên liệu, cần phải xác định những đặc tính quan trọng như sau:  Những tính chất cơ bản Những tính chất cơ bản cần phải xác định đối với các thành phần cháy được trong CTR bao gồm: - Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi sấy ở 1050C trong thời gian 01 giờ). - Thành phần các chất cháy bay hơi (phần khối lượng mất đi khi nung ở 9500C trong tủ nung kín). - Thành phần carbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải các chất có thể bay hơi). - Tro (phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò hở).  Điểm nóng chảy của tro Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt rác sinh hoạt thường dao động trong khoảng 2000 - 22000F (11000C - 12000C).  Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH 3 Các nguyên tố cơ bản trong CTRSH cần phân tích bao gồm C, H, O, N, S và tro. Thông thường, các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng thường được xác định do các dẫn xuất của Clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost.  Năng lượng chứa trong các thành phần của CTR Năng lượng chứa trong thành phần chất hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt có thể xác định được bằng cách: sử dụng lò hơi như một thiết bị đo nhiệt lượng, thiết bị đo nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm và tính toán nếu biết thành phần các nguyên tố. Do khó khăn trong việc trang bị một lò chưng cất quy mô lớn nên hầu hết các số liệu về hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ trong rác thải đều dựa trên kết quả thí nghiệm của bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm.  Chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác Nếu thành phần của chất hữu cơ có trong CTRSH được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thông qua quá trình chuyển hóa sinh học (phân compost, methane, ethanol, ...). Số liệu về chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác trong chất thải đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu của sản phẩm sau quá trình chuyển hóa sinh học. 1.1.2.3. Tính chất sinh học Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ trong CTR là hầu như tất cả các hợp phần hữu cơ đều có thể bị biến đổi sinh học tạo thành các khí đốt và chất trơ, các chất rắn vô cơ có liên quan. Sự phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến bản chất phân hủy của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong CTR. 4 a. Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTR Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) xác định bằng cách đốt cháy chất ở nhiệt độ 5500C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR. Tuy nhiên sử dụng VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR thì không đúng vì một vài thành phần hữu cơ của CTR rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học như giấy in và cành cây. b. Sự phát sinh mùi hôi Mùi hôi có thể được sinh ra khi chất thải được chứa trong khoảng thời gian dài trong nhà, trạm trung chuyển và ở bãi đỗ. Mùi hôi phát sinh đáng kể ở các thùng chứa bên trong nhà vào mùa khô có khí hậu nóng ẩm. Sự hình thành mùi hôi là do sự phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ trong rác có khả năng phân hủy nhanh. Chẳng hạn như trong điều kiện yếm khí, sulfat có thể bị khử thành sulphide (S2-), và sau đó hết hợp với hydro (H) tạo thành hydrosulfua (H2S) có mùi trứng thối rất khó chịu. Sự tạo thành H2S được minh họa bằng các phản ứng sau: 2CH3CHOCOH + SO42- 2CH3CH + S2- + H2O + CO2 4H2 + SO42- S2- + 4H2O S2- +2H+ H2S c. Sự sản sinh các côn trùng Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự sinh sản ruồi ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm. Quá trình phát triển từ trứng thành ruồi thường ít hơn 2 tuần kể từ ngày đẻ trứng. 1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt CTRSH có thành phần bao gồm: kim loại, sành sứ, thủy tinh, đồ gốm, ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, vịt, vải, giấy, rơm rạ, vỏ rau quả, … 5 - Chất thải thực phẩm: bao gồm các thức ăn thừa, rau quả, … loại chất thải này căn bản dễ phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nguồn gốc của các loại thức ăn dừ thừa từ nhà bếp, bếp ăn tập thể, nhà hàng, chợ, … - Chất thải trực tiếp từ sinh vật: chủ yếu là phân, bao gồm phân người và động vật. - Chất thải từ đường phố: có thành phần chủ yếu là lá cây, cành cây, củi, nilon, vỏ bao gói, … - Tro và các chất dừ thừa thải bỏ khác: bao gồm các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất dễ cháy khác trong gia đình, kho của các cơ sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than, … 1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt 1.1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất Rác khi được vi sinh vật phân hủy trong môi trường hiếu khí hay kỵ khí sẽ gây ra hàng lọat các sản phẩm trung gian và kết quả là tạo ra các sản phẩm CO2, CH4. Với một lượng rác nhỏ có thể gây ra tác động tốt cho môi trường, nhưng khi vượt quá khả năng làm sạch của môi trường thì sẽ gây ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất. Ngoài ra đối với một số loại rác không có khả năng phân hủy như nhựa, cao su, túi nilon đã trở nên rất phổ biến ở mọi nơi. Đây chính là thủ phạm của môi trường. Cấu tạo của chất nilon là nhựa PE, PP có thời gian phân hủy từ hơn 10 năm đến cả ngàn năm. Khi lẫn vào trong đất nó cản trở quá trình sinh trưởng của cây cỏ dẫn đến xói mòn đất. Túi nilon làm tắc các đường dẫn nước thải, gây ngập lụt cho đô thị. Nếu chúng ta không có giải pháp thích hợp sẽ gây thoái hóa nguồn nước ngầm và giảm độ phì nhiêu của đất. 6 1.1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH 4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi hôi và là độc chất. Bên cạnh đó còn chứa rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó quá trình oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước. Những chất thải độc như Hg, Pb, hoặc các chất thải phóng xạ còn nguy hiểm hơn [1]. 1.1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Các CTR thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (tốt nhất là 350C và ẩm độ 70 – 80%), sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí. Các đống rác, nhất là các đống rác thực phẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối. Mùi hôi từ các điểm trung chuyển rác thải trong khu vực dân cư đã gây ô nhiễm môi trường không khí và gây mùi khó chịu. Hiện nay môi trường không khí ở nông thôn đang bị ảnh hưởng do rác thải sinh hoạt. CTRSH phát sinh ở nông thôn chứa lượng chất hữu cơ cao, khi phân hủy đã phát tán vào không khí nhiều hợp chất nguy hại như: H2S, NH3, CH4, CO2, … các khí này là nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên. 7 1.1.4.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Trong thành phần rác thải có rất nhiều chất độc, khi không được thu gom, rác thải tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những người thường xuyên tiếp xúc với rác thải, những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ rác thải dễ mắc bệnh viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, … Mặt khác, việc xử lý CTR luôn phát sinh những nguồn gây ô nhiễm, nếu không có biện pháp xử lý triệt để dẫn đến môi trường sống phát sinh nhiều bệnh tật, dịch bệnh. Ví dụ điển hình nhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàng nghìn người vào những năm 30 – 40 của thế kỷ X. Gần đây, tháng 06 – 08 năm 1994, ở Ấn Độ xảy ra dịch hạch mà nguyên nhân là từ CTR. Người ta đã tổng kết rác thải gây ra 22 loại bệnh cho con người. Điển hình là rác plastic (nylon), sau hơn 40 năm ra đời với nhiều ứng dụng trong công nghiệp, trong cuộc sống, nhưng ít bị oxy hóa, nhẹ, không thấm nước, dẻo,… Đến nay lại là nguyên nhân gây ra ung thư do súc vật ăn cỏ. Hơn thế nữa khi đốt plastic ở 1.2000C nó sẽ biến đổi thành dioxide gây quái thai ở người [1]. 1.1.4.5. Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc nơi công cộng là biểu hiện hết sức thấp kém về lối sống văn minh. Các loại chất thải phát sinh làm biến đổi nguồn nước ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng lân cận, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Môi trường đô thị bị mất vệ sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị. 1.1.5. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quản lý CTR là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ CTR theo phương thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, 8 kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan [3]. 03 khía cạnh cơ bản và trọng tâm đối với quản lý CTR là: + Nguồn gốc phát sinh, tốc độ thải và khối lượng thải + Thành phần, tính chất và mức độ tác động đối với môi trường + Phương thức quản lý (bao gồm cả việc thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển, xử lý và thải bỏ) sao cho đơn giản, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, hiệu quả về mặt chi phí, hợp lý trong việc sử dụng tài nguyên, kinh tế trong việc xử lý và an toàn về mặt môi trường trong việc thải bỏ [2]. 1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.2.1. Trên Thế giới Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển kinh tế và bùng nổ dân số diễn ra mạnh mẽ, tình trạng lượng rác thải phát sinh ngày càng gia tăng gây ô nhiễm môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên thế giới. Nếu tính bình quân mỗi ngày 01 người thải ra 0.5kg rác thải thì mỗi ngày trên thế giới sẽ thải ra 3 triệu tấn rác thải [7]. Tại Anh, hàng năm thải ra 27 triệu tấn rác hỗn tạp không qua tái chế. Chia đều cho các gia đình trung bình mỗi hộ thải nửa tấn rác hàng năm và con số này đã đưa nước Anh trở thành “thùng rác của châu lục”. Ở Nga, lượng rác thải phát sinh theo bình quân đầu người là 300kg/người, như vậy mỗi năm ở Nga có khoảng 50 triệu tấn rác. Ở Pháp, lượng rác thải bình quân 1tấn/người/năm và mỗi năm nước Pháp có khoảng 35 triệu tấn rác thải [7]. Ở Trung Quốc, lượng rác thải đô thị phát sinh hàng năm rất cao. Trong năm 2004, riêng khu vực đô thị tạo ra 190 triệu tấn rác. Theo tính toán đến năm 2030 con số này sẽ là 480 triêu tấn rác [7]. Tại Singapore, quá trình xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn tại đây. Để đảm bảo đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa nhanh, 9 năm 1970, Singapore đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm gọi tắt là APU, có nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm soát các ngành công nghiệp mới. Hiện nay, mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore được phân loại tại nguồn nhờ vậy 56% số rác thải thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào 04 nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Toàn bộ rác thải ở Singapore được xử lý tại 04 nhà máy đốt rác. Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8km về phía Nam. Chính quyền Singapore khi đó đã đầu tư 447 triệu USD để có được 01 mặt bằng rộng 350 ha chứa chất thải. Mỗi ngày, bãi rác Semakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác [7]. 1.2.2. Tại Việt Nam Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng nhiều và đa dạng. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung là rác thải có chứa thành phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như những loại rác thải này không được quản lý và xử lý theo đúng kỹ thuật môi trường. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam [7]. Theo báo cáo “Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – Chất thải rắn” thì hầu hết các loại CTR phát sinh tập trung chủ yếu ở các đô thị. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, ước tính mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 17 triệu tấn rác thải trong đó có 12,8 triệu tấn rác thải sinh hoạt chiếm 76,5% tổng lượng rác thải. 10 Theo số liệu Bộ xây dựng, hiện tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày, đến năm 2015 khối lượng CTRSH phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37.000 tấn/ngày cao gấp 2 – 3 lần hiện nay [7]. Đề tài “Nghiên cứu hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn bao gồm thu hồi năng lượng” do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Môi trường thành phố Osaka (Nhật Bản) thực hiện (08/2012).Tại hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản trong lĩnh vực môi trường cũng giới thiệu các công nghệ tiên tiến liên quan đến xử lý chất thải, thu hồi năng lượng từ lò đốt, … CTR tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn rác thải mỗi năm (tương đương với 50% lượng CTRSH của cả nước) do có cuộc sống khá giả hơn, có nhiều hoạt động thương mại hơn và đô thị hóa diễn ra với cường độ cao hơn. Chất thải ở các đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như: nhựa, kim loại, thủy tinh. Ngược lại, lượng phát sinh chất thải của người dân các vùng nông thôn ít hơn mức phát sinh của dân đô thị (0,5 kg/người/ngày so với 0,5 kg/người/ngày) và phần lớn chất thải đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình nông thôn, trong khi chỉ chiếm có 50% trong CTRSH ở khu đô thị (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, 2009) . Bảng1.1. Thông tin chung về quản lý CTR ở Việt Nam Phát sinh CTR toàn quốc (tấn /năm) 12.800.000 - Các vùng đô thị 6.400.000 - Các vùng nông thôn 6.400.000 CTNH phát sinh từ các cơ sở công nghiệp (tấn/năm) 11 128.400
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng