Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện theo tiêu chí môi ...

Tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện theo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.

.PDF
80
450
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ HIỂN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THỰC HIỆN THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ KIM PHÚ - HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ HIỂN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THỰC HIỆN THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ KIM PHÚ - HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thế Hùng Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý luận, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường tôi được phân công về thực tập tại Uỷ ban nhân dân xã Kim Phú - huyê ̣n Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện theo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”. Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Uỷ ban nhân dân xã Kim Phú đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầ y giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân tôi có nhiều cố gắng xong do trình độ và thời gian có hạn, nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2015 Sinh viên Phạm Thi Hiể ̣ n ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tỉ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng ........... 14 Bảng 2.2: Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Việt Nam năm 2005.......................................................................... 15 Bảng 2.3: Tình trạng phát sinh chất thải rắn ................................................... 17 Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt xã Kim Phú ..................................... 25 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích .......................................... 26 Bảng 4.1: Bảng thống kê diện tích đất và hiện trạng sử dụng đất của xã Kim Phú........................................................................................................... 30 Bảng 4.2: Bảng thống kê diện tích và năng suất cây trồng của xã Kim Phú. 32 Bảng 4.3: Bảng hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình trong xã Kim Phú .................................................................................................. 41 Bảng 4.4: Bảng đánh giá cảm quan của người dân tại xã Kim Phú ............... 42 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt xã Kim Phú ............. 45 Bảng 4.7 Bảng thống kê tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã Kim Phú ................................................................................ 47 Bảng 4.8: Bảng thống kê kiểu nhà vệ sinh của các hộ dân đang sử dụng ...... 48 Bảng 4.9: Bảng thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh của các hộ dân ...................................................................................................... 50 Bảng 4.10: Các hình thức đổ rác sinh hoạt của xã Kim Phú .......................... 52 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính xã Kim Phú ......................................... 28 Hình 4.2: Biểu đồ hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình trong xã Kim Phú .............................................................................................. 41 Hình 4.3: Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân tại xã Kim Phú ............ 43 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước của các hộ dân tại xã Kim Phú ................................................................ 44 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân trong xã Kim Phú. ................................................................................... 47 Hình 4.6: Biểu đồ thống kê kiểu nhà vệ sinh của các hộ dân đang sử dụng... 49 Hình 4.7: Biểu đồ thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh của các hộ dân ................................................................................................ 50 Hình 4.8: Biểu đồ các hình thức đổ rác sinh hoạt của xã Kim Phú ................ 52 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế Bộ VH-TT-DL : Bộ văn hóa – thể thao – du lịch BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật BYT : Bộ y tế CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam HDND : Hội đồng nhân dân NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ NQ : Nghị quyết QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam THCS : Trung học cơ sở TT : Thông tư UBND : Uỷ ban nhân dân UNEP : Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hợp quốc VSMT : Vệ sinh môi trường WHO : Tổ chức y tế thế giới v MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 2.2. Cơ sở pháp lí .............................................................................................. 9 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 2.3.1. Tình hình chung .................................................................................... 11 2.3.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam. .................................... 12 2.3.3. Tình hình môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. ............................................................................ 17 2.3.4. Tình hình quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú. ........................................................................ 20 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang................................................................................. 23 3.3.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường và hiện trạng môi trường xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang. ........................................... 23 vi 3.3.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đến xã Kim Phú. ............................ 23 3.3.4. Khó khăn tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang. .......................................................................................... 23 3.3.5. Đề xuất biện pháp khả thi để thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang. ..................................................................................................... 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ....................................................... 24 3.4.3. Phương pháp thống kê và trình bày số liệu ........................................... 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang.................................................................................... 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 31 4.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường và hiện trạng môi trường xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang. ........................................... 40 4.2.1. Công tác quản lý môi trường................................................................. 40 4.2.2. Hiện trạng môi trường ........................................................................... 41 4.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đến xã Kim Phú. ............................... 54 4.3.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người................. 54 4.3.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội. 55 4.3.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái ........................ 56 4.4. Khó khăn tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiên tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang. .......................................................................................... 56 vii PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 63 5.1. Kết luận .................................................................................................... 63 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65 I. Tài liệu tiếng việt. ........................................................................................ 65 II. Tài liệu từ mạng .......................................................................................... 65 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều đó trở thành mối quan tâm, lo lắng chung cho các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống của con người và làm biến đổi các đặc điểm của hệ sinh thái trên trái đất. Gánh nặng của sự phát triển kinh tế và xã hội mỗi lúc lại đè nặng thêm trên đôi vai của mẹ trái đất, khiến người phải gồng mình lên để chống chọi và bảo vệ con người khỏi sự tàn phá của chính họ. “Nước ta là một nước nông nghiệp với 75% dân số và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, với hơn 3 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê (1998-2002), nông thôn tạo ra khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ trọng công nghiệp mới chiếm 13,8%, dịch vụ 14,7%, nông nghiệp 71,45% trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của nông dân giữa thành thị và nông thôn là 2 lần và có khả năng tăng lên. Hơn 90% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn” (Nguyễn Ngọc Nông, 2006). [5]. Do đặc diểm khác nhau về thiên nhiên và kinh tế xã hội, cho nên các vùng nông thôn Việt Nam có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự biến đổi khác nhau. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam cũng có những bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là dấu hiệu ô nhiễm môi 2 trường, nguồn tài nguyên chưa được khai thác có hiệu quả mà nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng lớn. Xã Kim Phú là một ví dụ điển hình. Trong những năm gần đây, chương trình nông thôn mới đã được triển khai thực hiện tại xã, hầu hết các tiêu chí được thực hiện tương đối tốt duy chỉ có tiêu chí môi trường tiêu chí 17 thực hiện chưa có hiệu quả, chưa được sự đồng tình và hưởng ứng của người dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng nghiêm trọng do một số nguyên nhân rất phổ biến trên tất cả các vùng nông thôn ở việt nam, đầu tiên phải kể đến việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, người dân chưa thực sự hiểu biết được những tác hại do các loại hóa chất bảo vệ thực vật gây ra; việc xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định không những làm ô nhiễm môi trường mà còn tạo môi trường lây lan dịch bệnh nguy hiểm; một nguyên nhân chủ quan không kém phần quan trọng đó là do nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế gây khó khăn cho hoạt động quản lý môi trường tại địa phương; tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành và nhiều nguyên nhân khác làm cho môi trường đi xuống nhanh chóng. Đây là vấn đề hết sức khó khăn và nan giải của cả cấp lãnh đạo và những người dân đang sinh sống tại địa phương. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho người dân nông thôn thì việc đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân là điều rất cần thiết phục vụ cho việc phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Xuất phát từ thực tế địa phương, được sự nhất trí của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Môi Trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng, tôi đã tiến hành 3 thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện theo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài  Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện theo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.  Mục tiêu cụ thể - Đánh giá công tác quản lý và hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại địa phương. - Phân tích những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý môi trường của địa phương. - Đề xuất các giải pháp trong công tác thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực. - Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. - Đánh giá chính xác, trung thực, khách quan hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. - Đưa ra những kiến nghị và giải pháp phải phù hợp với tình hình địa phương và có tính khả thi cao. - Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn. - Hoàn thành đề tài thực tập đúng thời hạn quy định. 4 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học được vào thực tiễn. + Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. + Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang và đề xuất biện pháp khắc phục, phòng chống ô nhiễm. + Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân về việc bảo vệ môi trường. + Nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. + Cung cấp bức tranh toàn cảnh về môi trường của một xã, tạo cơ sở để đánh giá hiện trạng môi trường của một huyện làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách về môi trường. + Bằng những kiến thức đã học ở nhà trường đề xuất các giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nhằm sớm đưa địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận Một số khái niệm cơ bản. * Môi trƣờng là gì? Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người” Trong “Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 2014”, chương 1, điều 3 xác định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. * Chức năng của môi trƣờng - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt động sống và hoạt động sản xuất. - Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất. - Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. * Ô nhiễm môi trƣờng là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến 6 mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường ”. * Ô nhiễm môi trƣờng đất Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt dộng sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống (theo nước mưa)... [6]. * Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. [6]. * Ô nhiễm môi trƣờng không khí Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại đến thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí. [6]. * Ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra không đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau được hỗn hợp trong sự cân bằng biến động. Nó khác nhau đối với những người khác nhau, ở những chỗ khác nhau và trong những thời điểm không 7 giống nhau. Ô nhiễm tiếng ồn như là một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người, bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. [8] * Suy thoái môi trƣờng: Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [7]. * Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. [7]. * Quản lý môi trƣờng và phòng chống ô nhiễm: “Quản lý môi trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: Có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. [2]. * Tiêu chuẩn môi trƣờng:“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường ”. [7]. * Hoạt động bảo vệ môi trƣờng: Là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. * Các khái niệm chất thải - Chất thải: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí, được thải ra từ sản 8 xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác. [7] - Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. * Phế liệu: Là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. [7] * Sự cố môi trƣờng Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 2014:" Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.". *Chỉ thị môi trƣờng Theo UNEP: Chỉ thị môi trường (Environmeltal Indicator) là một độ đo tập hợp một số số liệu về môi trường thành một thông tin tổng hợp về một khía cạnh của một quốc gia hoặc một địa phương. Chỉ thị môi trường: Là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. * Khái niệm về xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng nông thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. 9 Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở lên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. 2.2. Cơ sở pháp lí - Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014. - Căn cứ Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Căn cứ Nghị định số 179/1999/ NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước. - Căn cứ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Nghị định số 162/2003/ NĐ – CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lí, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước. - Nghị định số 59/2007/ NĐ – CP ngày09/04/2007 về quản lýchất thải rắn. - Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11/08/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia. - Căn cứ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010 quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của 10 ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh. - Thông tư 15/2006/TT-BYT về việc hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. - Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh tuyên quang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Sơn đến năm 2020. - Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 23/3/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về việc thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Thực hiện Thông báo số 86/TB-UBND ngày 07/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Thông báo Kết luận cuộc họp về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2010 – 2020. - Quyết định 09/2005/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 11/3/2005. - Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. - Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 11 - Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới. - Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường. - Quyết định 51/2005 QĐ-QNN ngày 14/04/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Quyết định 08/2005 tiêu chuẩn nhà vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. - QC-HCBVTV 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. - QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - QCVN 05:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 26:2010/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về tiếng ồn. - QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh. - TCVN 6663-11:2011 - Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình chung Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan đạt 62 điểm, Lào 62 điểm,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng