Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 và ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường​.

.PDF
76
22
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN – 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Huệ THÁI NGUYÊN – 2019 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường tại số 52/3 Quan Nhân, phường Thịnh Liệt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Huệ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhậy cảm trong giai đoạn hiện nay, nên em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày...tháng ... năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Trang ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt .............. 10 Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nước các nguồn thải ................................. 28 Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã............. 41 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã năm 2018 ................................................................................................................. 41 Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã năm 2018 ................................................................................................................. 43 Bảng: Lượng phân chuồng, phân hóa học, thuốc BVTV sử dụng trong năm 2016- 2018....................................................................................................... 56 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phân bố nguồn nước trên trái đất .................................................... 20 Hình 1: Bản đồ Thị xã Sơn Tây- thành phố Hà Nội ....................................... 31 Hình 4.1 Biểu đồ hàm lượng DO trong nước mặt .......................................... 47 Hình 4.2 Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước mặt ......................................... 48 Hình 4.3 Biểu đồ hàm lượng COD trong nước mặt ........................................ 49 Hình4.4 Biểu đồ hàm lượng BOD5 trong nước mặt ....................................... 50 Hình 4.5 Biểu đồ hàm lượng amoni trong nước mặt ...................................... 51 Hình 4.6 Biểu đồ hàm lượng Phosphat trong nước mặt ................................. 51 Hình 4.7 Biểu đồ hàm lượng Fe trong nước mặt ............................................ 52 Hình 4.8 Biểu đồ hàm lượng Mn trong nước mặt ........................................... 53 Hình 4.9 Biểu đồ hàm lượng Cr+6 trong nước mặt ......................................... 54 Hình 4.10 Biểu đồ hàm lượng coliform trong nước mặt ................................ 55 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 BYT Bộ y tế 2 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa 5 GHCP Giới hạn cho phép 6 NĐ-CP Nghị định chính phủ 7 ONMT Ô nhiễm môi trường 8 PTBV Phát triển bền vững 9 PVS Phân vi sinh 10 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 11 QĐ Quyết định 12 QH Quốc hội 13 TB Trung bình 14 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 15 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 16 TN&MT Tài nguyên và môi trường 17 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 18 TT Thông tư 19 UBND Uỷ ban nhân dân 20 VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn 21 VSV Vi sinh vật 22 XLNT Xử lý ước thải v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa hhọc ......................................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 17 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ..................................... 19 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................... 22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: .......................................................... 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 26 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26 3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 26 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 26 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích ............................................................ 27 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................ 29 3.4.5. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 30 vi PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây ............................ 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Sơn Tây .................................................. 31 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội thị xã Sơn Tây ............................................... 35 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên các ao hồ thị xã Sơn Tây, Hà Nội ............................................................................................................. 39 4.2.1. Tổng quan về môi trường nước mặt tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội .......... 39 4.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây ........................................................... Error! Bookmark not defined. 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Sơn TâyHà Nội ............................................................................................................. 58 4.4.1. Các giải pháp về quản lý ....................................................................... 58 4.4.2. Giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật ................................................... 60 4.4.3. Tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng ............................................ 60 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 61 5.1. Kết luận .................................................................................................... 61 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 62 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh của Thế giới, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng nguy cơ gây nên mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Trong đó chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế phía Bắc đang làm một trong những vấn đề được quan tâm. Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ Bắc và 1050 kinh Đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413… Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã, có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. Những năm trở lại đây hòa nhịp với sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển của thị xã Sơn Tây diễn ra khá nhanh. Cùng với sự tăng dân số là những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội đồng thời cũng gây ra những áp lực rất lớn đến môi trường. Trong các vấn đề môi trường hiện nay của thị xã thì vấn đề môi trường nước mặt là một trong những vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân. 2 Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của thị xã, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất nượng môi trường nước mặt tại huyện trong thời gian tới. Vì thế tôi làm đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường” 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2018 và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Xác định các tác động đến môi trường nước mặt trên các ao hồ của thị xã Sơn Tây. - Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nước mặt tại các ao hồ trên địa bàn thị xã Sơn Tây. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế, rèn luyện khả năng tổng hợp phân tích số liệu. - Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm trong công tác quản lý. - Góp phần đánh giá chất lượng nước các ao hồ trên địa bàn thị xã Sơn Tây, chỉ ra những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả của đề tài là cơ sở giúp các cơ quan quản lý về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng nước mặt thị xã Sơn Tây. - Góp phần đánh giá chất lượng nước các ao hồ trên địa bàn thị xã Sơn Tây, chỉ ra những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp sử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. 3 - Đánh giá thực trạng môi trường nước mặt xung quanh các ao hồ thị xã Sơn Tây, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm. Từ đó đề xuất ra được một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô nhiễm là vecter lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Cuộc sống con người trở nên khó khăn khi môi trường nước bị suy giảm. Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 70. Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm nhằm đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng của môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam công tác đánh giá hiện trạng môi trường được bắt đầu thực hiện từ năm 1994, cho đến nay các địa phương đều phải thực hiện công tác này. Trong đó đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định chất lượng và tình hình sử dụng và bảo vệ, tìm ra các nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. [3] 2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người và có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.[5] - Chức năng của môi trường: + Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật + Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. 5 + Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. + Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.[3] - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.[9] Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe conNngười, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thai ở dạng khí ( khí thải) lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên môi trường chỉ bị coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân đặt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. - Tiêu chuẩn môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam: “ Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. [9] Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình 6 khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế- xã hội có tính đến dự báo phát triển. - Khái niệm Quan trắc môi trường: Là quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá đựơc diễn biến chất lựơng môi trường nước. - Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.[9] - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước [7] Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do tác động của con người đối với chất lượng nước làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho động vật nuôi và các loài hoang dã, ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá. Như vậy, sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh cho người. Hiến chương châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, 7 nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loại hoang dã” * Phân loại ô nhiễm nước Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước như dựa vào nguồn gốc ô nhiễm, gồm: ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Dựa vào môi trường ô nhiễm, gồm: ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Dựa vào tính chất của ô nhiễm, gồm: ô nhiễm vật lý, hóa học hay sinh họ - Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá. - Ô nhiễm hóa học: Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học. - Ô nhiễm sinh học: Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy... 8 Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh... * Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất hải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và môi trường nước. 2.1.1.2. Vai trò của nước Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt dộng kinh tế - xã hội của loài người. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lệ lớn, nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Ở các nước đang phát triển, mỗi người cần 100 120 lít nước sạch mỗi ngày, còn ở các nước chậm phát riển mỗi người cần 40 - 50 lít nước sạch dùng cho sinh họa mỗi ngày. Mức trung bình có thể đảm bảo nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt của mỗi người, mỗi người cần khoảng 60 - 80 9 lít. Trong số này chỉ có 2,5 - 3 lít nước sạch dùng cho ăn uống. Do đó không phải ngẫu nhiên mà chương trình Liên Hợp Quốc đã chọn chủ đề cho ngày Môi Trường Thế Giới năm 2003 là : ‘‘Nước - Hai tỷ người đang khát’’. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn trong năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở không quá năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prôtêin để duy trì sự sống. Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20 - 22% nước sẽ dẫn đến tử vong. Hơn nữa nước sạch còn đưa vào cơ thể chúng ta nhiều yếu tố cần thiết cho sự sống như iot, sắt, fluo, kẽm, đồng… Tuy nhiên nước bẩn lại chứa nhiều các chất độc hại như chì, thủy ngân, thạch tím(As), thuốc trừ sâu và các chất hóa học gây ung thư khác .[7] 2.1.1.3. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước bề mặt Hiện tại hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước.Có thể xếp thành các nguyên nhân sau: *Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế: Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %. Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây, dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên. [7] Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của 10 con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Theo tài liệu của WHO, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của môt người đưa vào môi trường( nếu không qua xử lý ) như sau: Bảng 2.1. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt Chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị Khối lượng BOD5 g/người/ngày-đêm 45-55 COD g/người/ngày-đêm 72-102 Chất rắn lơ lửng g/người/ngày-đêm 70-145 Tổng Nito g/người/ngày-đêm 6-12 Tổng phospho g/người/ngày-đêm 0,8-4.0 Fecal coliform MPN/100 ml 105-106 Tổng coliform MPN/100 ml 106-109 ( Nguồn: WHO) * Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực 11 vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...[5] * Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. Các ngành có nước thải từ cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, nước thải ngành dệt, nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu, nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như hợp chất của Nito, P... Cùng với nước thải từ các hoạt động sinh hoạt thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại các sông, hồ kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà còn lan truyền lên cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. [5] 2.1.1.4. Các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh [6] a. Độ đục : Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm. b. Độ Ph : pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như 12 tính ăn mòn, hòa tan chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường. pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước cấp và nước thải. pH ảnh hưởng đến vị của nước, ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá. c. Hàm lượng các chất rắn Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận tràn cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l. Các chất rắn có trong nước là : - Các chất vô cơ là dạng các muối hòa tan (chủ yếu là magie, canxi, kali, natri, bicacbonat, clorua và sulfat) hoặc không hòa tan như đất đá ở dạng huyền phù lơ lửng. - Các chất hữu cơ như xác vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, động thực vật phù du… các chất hữu cơ hỗn hợp như phân bón, các chất thải công nghiệp. Chất rắn ở trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu chuyển nước, làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản. Chất rắn ở trong nước phân thành hai loại (theo kích thức hạt) - Chất rắn qua lọc có đường kính hạt nhỏ hơn 10-6 m (1µm), trong đó có chất rắn dạng keo có kích thước hạt từ 10-6 m đến 10-9 m và chất rắn hòa tan (các ion và phân tử hòa tan)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng