Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng chè tại xã tân cương – thành phố thái n...

Tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng chè tại xã tân cương – thành phố thái nguyên – tỉnh thái nguyên.

.PDF
65
398
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- ĐỖ TRUNG HIẾU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng Lớp: K43 – KHMT – N02 Khoa: Môi trƣờng Khóa học: 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- ĐỖ TRUNG HIẾU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng Lớp: K43 – KHMT – N02 Khoa: Môi trƣờng Khóa học: 2011 – 2015 Giảng viên: ThS. Dƣơng Thị Minh Hòa Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường – tỉnh Thái Nguyên. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Lời đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên. - Ban Chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô giáo trong khoa Môi Trường đã tận tâm giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập. - Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên chức của phòng Quan trắc thực địa – Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp. - Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Tân Cương – Tp Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt nội dung đề tài tốt nghiệp này. - Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của cô giáo Ths Dương Thị Minh Hòa đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 22, tháng 5, năm 2015 Sinh viên Đỗ Trung Hiếu ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng việt BVMT Bảo vệ môi trƣờng BVTV Bảo vệ thực vật CEC Dung lƣợng cation trao đổi CTC Quá trình sản xuất chè FAO Tổ chức nông lƣơng Liên hiệp Quốc – Food and Agricuture Organnization HTX Hợp tác xã MTST Môi trƣờng sinh thái NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn NPK Phân tổng hợp Nts Đạm tổng số Pts Lân tổng số QCMT Quy chuẩn môi trƣờng STT Số thứ tự TCMT Tiêu chuẩn môi trƣờng UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................3 1.3. Những yêu cầu của đề tài ...............................................................................3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................3 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...........................................3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...............................................................................4 2.1.1. Cơ sở lí thuyết ..............................................................................................4 2.1.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................5 2.1.3 .Cơ sở pháp lý ...............................................................................................6 2.2. Ô nhiễm đất và một số nguyên nhân ô nhiễm đất .........................................7 2.2.1. Ô nhiễm đất .................................................................................................7 2.2.2. Một số nguyên nhân gây lên ô nhiễm môi trƣờng đất ...............................8 2.2.2.1. Ô nhiễm đất do tích lũy kim loại nặng từ công nghiệp ...........................8 2.2.2.2 Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học và chất kích thích sinh trƣởng ...................................................................................................................10 iv 2.2.2.3 Ô nhiễm đất do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật .................................11 2.2.2.4 Ô nhiễm đất do sử dụng nƣớc tƣới bị ô nhiễm .......................................13 2.2.3. Những nghiên cứu về ô nhiễm đất ở Việt Nam trong những năm qua ...13 2.3. Tình hình sản xuất chè và những vấn đề về môi trƣờng đất chè trong quá trình sản xuất chè .................................................................................................14 2.3.1. Tình hình sản xuất chè trên Thế giới ........................................................14 2.3.2 Tình hình sản xuất chè và những vấn đề môi trƣờng đất trong trồng chè ở Việt Nam ..............................................................................................................15 2.3.2.1 Tình hình trồng chè ở Việt Nam .............................................................15 2.3.2.2 Tình hình sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên .........................................17 2.3.2.3 Những vấn đề môi trƣờng đất trong quá trình sản xuất chè ở Việt Nam ..............................................................................................................................23 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.26 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nguyên cứu...............................................................26 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................26 3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................26 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tân Cƣơng- Thành phố Thái Nguyên .................................................................................................................26 3.3.2. Tình hình sản xuất chè của xã Tân Cƣơng ...............................................26 3.3.3. Hiện trạng môi trƣờng đất trồng chè của khu vực nghiên cứu ................26 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp ..........................................................................27 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................27 3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................27 3.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .................................................................27 3.4.3. Phƣơng pháp điều tra đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất chè tới môi trƣờng đất......................................................................................................27 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu ...............................................................................28 v 3.4.5. Phƣơng pháp phân tích phòng thí nghiệm ................................................28 3.4.6. Phƣơng pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu ....................................29 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................30 4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................30 4.1.1.1 Vị trí địa lí ................................................................................................30 4.1.1.2 Địa hình ...................................................................................................30 4.1.1.3 Khí hậu, sông ngòi...................................................................................31 4.1.1.4 Đất đai .....................................................................................................32 4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội .............................................................................33 4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế .....................................................................33 4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng...........................................................................................34 4.1.2.3 Dân số và lao động..................................................................................34 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đất trồng chè của xã Tân Cƣơng. ............45 4.4. Đề xuất định hƣớng giải pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trƣờng đất ..............................................................................................................................49 4.4.1. Khuyến cáo ngƣời dân về mức độ ảnh hƣởng của quá trình canh tác chè tới môi trƣờng ......................................................................................................49 4.4.2. Một số biện pháp phát triển ngành chè, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng ..............................................................................................................................52 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................54 5.1. Kết luận .........................................................................................................54 5.2. Kiến nghị.......................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................56 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Diện tích và sản lƣợng chè Việt Nam từ năm 2009 - 2012 ...............17 Bảng 3.1. Kí hiệu mẫu đất nghiên cứu................................................................28 Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động của xã Tân Cƣơng năm 2014 .............35 Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng chè tại xã Tân Cƣơng giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................................................37 Bảng 4.3 .Tuổi của vƣờn chè trên địa bàn ..........................................................38 Bảng 4.4. Tình hình xử dụng HCBVTV của ngƣời dân ....................................39 Bảng 4.5. Cách xử lí bao bì HCBVTV sau khi sử dụng ....................................40 Bảng 4.6. Kết quả điều tra tình hình sử dụng các loại phân bón cho chè trong một năm ..............................................................................................42 Bảng 4.7. Đánh giá nồng độ pH đất tại xã Tân Cƣơng theo TCVN 7377: 2004 ...........................................................................................................45 Bảng 4.8. Đánh giá hàm lƣợng Nts trong đất tại xã Tân Cƣơng theo ................46 TCVN 7373: 2004 ..............................................................................46 Bảng 4.9. Đánh giá hàm lƣợng Pts trong đất xã Tân Cƣơng theo ......................47 TCVN 7374:2004 ...............................................................................47 Bảng 4.10. Kết quả phân tích lƣợng mùn trong đất trồng chè xã Tân Cƣơng...48 Bảng 4.11. Đánh giá tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật trong đất .............................49 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tuổi của vƣờn chè trên địa bàn ................................38 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng HCBVTV của ngƣời dân...........39 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện cách xử lí bao bì HCBVTV sau khi sử dụng..........41 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con ngƣời, vì nó là nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Con ngƣời sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lƣơng thực thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu cuộc sống. Đất đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn chế về diện tích, có nguy cơ bị suy thoái dƣới tác động của thiên nhiên và quá trình hoạnh động canh tác, sản xuất của con ngƣời. Trong quá trình canh tác đất, những biện pháp canh tác thâm canh và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học đƣợc tiến hành chỉ với mục đích chính là thúc đẩy quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây để đạt năng suất cao, điều đó đã tạo nên áp lực ngày càng lớn lên môi trƣờng đất, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ bị giảm mạnh diện tích trong khi khả năng khai hoang để mở rộng diện tích lại hạn chế. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc thuận lợi cho canh tác các loại cây công nghệp và cây nông nghiệp, trong đó cây Chè là cây phát triển rất tốt. Là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, hiện nay ở Việt Nam sản xuất chè đã trở thành nghành kinh tế kĩ thuật với diện tích khoảng 131 nghìn ha. Hàng vạn hộ nông dân tham gia vào việc canh tác và chế biến Chè, các trung tâm nghiên cứu chè và chuyển giao công nghệ sản xuất chè đƣợc thành lập tai khắp các vung chè lớn của đất nƣớc. Hiện nay nƣớc ta có khoảng 34 tỉnh trồng chè với diện tích khoảng 131 nghìn ha, trong đó tập trung vào 14 tỉnh [6]. Cây chè Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị trí của mình không chỉ là bằng việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc mà còn mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm chè. Cùng với nhiều 2 địa phƣơng trong cả nƣớc, nhân dân Thái Nguyên có nhiều kinh nghiệm về việc trồng, chăm sóc và chế biến chè. Đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu tạo lên hƣơng vị chè Thái Nguyên đặc trƣng không thể lẫn với các loại chè khác. Thị trƣờng trong nƣớc và nhiều nƣớc trên thế giới đã biết đến thƣơng hiệu chè Thái Nguyên. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nƣớc (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Tân Cƣơng đƣợc đánh giá là một trong những vùng chè ngon nhất trong cả nƣớc. Cây chè xuất hiện tại Tân Cƣơng từ lâu đời. Cây chè là loại cây trồng hàng hóa giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của xã, là loại cây góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng của ngƣời dân. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lí tới cây trồng nói chung và cây chè nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết để cây chè sinh trƣởng và phát triển tốt. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất chè ngƣời dân do nhận thức còn kém, tập quán canh tác còn lạc hậu, còn thực hiện bón phân vô cơ tràn lan mà không nhận thức rõ ràng về mặt trái của nó. Việc sử dụng thái quá các loại hóa chất BVTV và các chất kích thích với mục đích nâng cao năng xuất, sản lƣợng chè là nguyên nhân làm chua hóa đất, làm thoái hóa đất trồng, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng chè và có thể để lại một lƣợng tồn dƣ các chất trong đất, cây trồng, gây ô nhiễm sinh thái. Xuất phát từ những vấn đề trên của thực tiễn sản xuất chè, em tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng Chè tại xã Tân Cương – Tp Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đất trồng Chè tại xã Tân Cƣơng – TP Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu và cải tạo môi trƣờng đất. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thành phần các chất hữu cơ trong đất trồng chè nhƣ: Nito tổng số, Phốt pho tổng số, pH, Mùn. - Đánh giá hàm lƣợng chất bảo vệ thực vật có trong đất trồng Chè. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và cải tạo môi trƣờng đất. 1.3. Những yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải đảm bảo tính chính xác và khách quan. - Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng đất trồng Chè tại xã Tân Cƣơng. - Các giải pháp đƣa ra phải có tính thực tiễn cao và phù hợp với điều kiện của xã. - Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trƣờng. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng, phát huy đƣợc các kiến thức đã học tập và nghiên cứu áp dụng vào thực tế. - Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá đƣợc chất lƣợng môi trƣờng đất trồng Chè tại xã Tân Cƣơng – Tp Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên - Có những biện pháp đề xuất hiệu quả, khả thi trong việc giảm thiểu và cải tạo môi trƣờng đất - Góp phần chung vào công tác bảo vệ môi trƣờng của đất nƣớc. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lí thuyết 2.1.1.1. Một số khái niệm  Khái niệm về môi trường Hiện nay, môi trƣờng là một lĩnh vực khoa học đã và đang đƣợc nhiều nhà bác học quan tâm, nghiên cứu, từ đó đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau về môi trƣờng. Tuy có nhiều quan điểm và mục đích nghiên cứu về môi trƣờng khác nhau nhƣng cũng có có thể nêu lên một số định nghĩa tổng quát: Môi trƣờng là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có khả năng tác động đến sự tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật [2]. Môi trƣờng là tổng các điều kiện bên ngoài, chỉ ảnh hƣởng đến sự phát triển hay tồn tại của một sinh vật hay một cộng đồng. Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật (Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam, 2015).  Khái niệm về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lƣợng với khối lƣợng lớn trong môi trƣờng mà môi trƣờng khó chấp nhận. Ô nhiễm môi trƣờng là hiện tƣợng môi trƣờng tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trƣờng bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con ngƣời và sinh vật khác [7]. Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi các thành phần môi trƣờng không phù hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng cấu đến con ngƣời, sinh vật (Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam, 2015). 5 Ô nhiễm môi trƣờng bao gồm các dạng ô nhiễm chính: Môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, tiếng ồn... Ô nhiễm đất là sự biến đổi các thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động canh tác sản xuất nông nghiệp với những phƣơng thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và chất lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng các chất gây ô nhiếm không khí lắng đọng xuống đất (theo mùa mƣa)....  Khái niệm chất gây ô nhiễm Chất gây ô nhiễm là những chất không có trong tự nhiên hoặc vốn có trong tự nhiên nhƣng nay có hàm lƣợng lớn hơn và gây tác động có hại cho môi trƣờng tự nhiên, cho con ngƣời cũng nhƣ sinh vật sống. Chất gây ô nhiễm có thể là do các hiện tƣợng tự nhiên sinh ra gây ô nhiễm trong phạm vi nào đó của môi trƣờng (ví dụ: Núi lửa, cháy rừng, bão lụt...) hoặc do các hoạt động của con ngƣời gây lên (ví dụ: Hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị) [2]. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Trong hàng thập kỉ qua, diện tích trồng và sản lƣợng chè của Việt Nam luôn tăng liên tục qua các năm cho đến năm 2008 với con số 131.478 ha, sau đó giảm dần cho đến nay. Điểm đáng chú ‎ là tuy diện tích trồng chè giảm nhƣng sản lƣợng chè Việt Nam lại tăng lên đáng kể nhờ chủ yếu là việc tăng năng suất, trái ngƣợc với diễn biến chung của thế giới. Tỷ trọng tiêu dùng chè nội địa so với tổng sản lƣợng chè của Viêt Nam liên tục suy giảm trong giai đoạn 2006 – 2010, từ mức khoảng 29% xuống đến mức 21,4% do sản lƣợng chè liên tục tăng lên nhƣng nhu cầu tiêu dùng nội địa lại không ổn định. Nhƣ vậy Việt Nam đang dần bị phụ thuộc vào thị trƣờng chè xuất khẩu để duy trì sự phát triển của ngành chè. 6 Mặc dù lâu nay Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ là một quốc gia xuất khẩu chè lớn trên thế giới nhƣng chè Việt Nam chƣa có đƣợc thƣơng hiệu cũng nhƣ chỉ dẫn địa lí toàn cầu. Chất lƣợng chế biến chè chƣa đƣợc đánh giá cao, sản phẩm ít có giá trị gia tăng là những điểm bất lợi cho Việt Nam khi đi ra thị trƣờng thế giới. Ngoài ra trong khi bán trên thị trƣờng nội địa bắt đầu vƣợt cao hơn giá trung bình trên các sàn đấu giá chè quốc tế, giá xuất khẩu chè vẫn còn ở mức thấp hơn trung bình sẽ bất lợi về mặt kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong ngành chè. Một thực tế là hiện nay giá trị xuất khẩu chè Việt Nam đạt thấp hơn so với một số quốc gia xuất khẩu chè khác nên nông dân trồng chè cũng nhƣ doanh nghiệp chế biến và các tác nhân khác có liên quan đến với ngành chè không mặn mà với việc cải tiến kỹ thuật, cải thiện chè nguyên liệu vì lợi nhuận thu đƣợc thấp. Vì nguyên liệu chiếm đến 80% chất lƣợng chè khô nên việc cải thiện vùng trồng chè rất quan trọng để công nghiệp chè phát triển bền vững. Cây chè là cây trồng mà sản phẩm của nó có giá trị hàng hóa và giá trị xuất khẩu cao, thị trƣờng tiêu thụ ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.Trong những năm gần đây việc giao đất và khoán vƣờn chè cho ngƣời dân đã làm cho chất lƣợng sản phẩm và đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. 2.1.3 .Cơ sở pháp lý - Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng 2015 đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 tại kì họp thứ 7 khóa XIII và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015. - Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính Phủ thay thế nghị định số 68/2005/NĐ-CP về an toàn hóa chất. - Quyết định số 22/2006/QĐ/BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng. 7 - Quyết định số 33/2004/QĐ – BKHCN ngày 29/10/2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam. - Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng. - TCVN 7538-2:2005 về chất lƣợng đất và hƣớng dẫn lấy mẫu. - TCVN 6647:2000 (ISO 11464:1994) Chất lƣợng đất – Xử lí sơ bộ đất để phân tích lí hóa. - TCVN 7377:2004 Chất lƣợng đất – Xác định pH - TCVN 7374:2004 Chất lƣợng đất - phƣơng pháp xác định tổng số photpho. - TCVN 7373:2004 Chất lƣợng đất – Phƣơng pháp xác định tổng số Nitơ. - QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dƣ lƣợng Hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. - QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dƣ lƣợng kim loại nặng trong đất. 2.2. Ô nhiễm đất và một số nguyên nhân ô nhiễm đất 2.2.1. Ô nhiễm đất Đất và môi trƣờng là nơi các sinh vật trên cạn sống, nơi tồn tại và phát triển của loài ngƣời, là nơi làm ra các sản phẩm chủ yếu nuôi sống con ngƣời và các động – thực vật khác nhau. Môi trƣờng đất chƣa đựng các nguồn tài nguyên khoáng sản, đƣợc khai thác để xây dựng và phát triển xã hội loài ngƣời ngày càng văn minh hiện đại. Trên thế giới có gần 14,5.109 ha đất, trong đó có trên 3.106 ha đất trồng trọt. Diện tích đất và nguồn tài nguyên trong lòng đất là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Hiện nay do sự tăng trƣởng của dân số 8 mà dẫn đến việc phát triển nhanh đô thị và khu định cƣ mới nên diện tích đất phục vụ sản xuất trồng trọt đang giảm dần. Con ngƣời đã tác động tiêu cực đến môi trƣờng đất tự nhiên qua việc xây dựng các khu dân cƣ, khu công nghiệp qua việc khai thác các khu rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn dẫn đến việc sa mạc hóa, tăng mạnh những thiên tai, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Ô nhiễm môi trƣờng là hậu quả của các hoạt động của con ngƣời, làm thay đổi các nhân tố sinh thái, vƣợt qua các giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. * Hậu quả của ô nhiễm đất là rất lớn thể hiện: - Việc sử dụng các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật sẽ để lại dƣ lƣợng thừa trong đất, vừa gây ô nhiễm đất vừa để lại dƣ lƣợng trong các sản phẩm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của con ngƣời. - Các kim loại nặng trong đất sẽ ngấm vào nƣớc ngầm làm ô nhiễm nguồn nƣớc. - Ô nhiễm đất làm giảm hoặc làm mất các khả năng sản xuất nông nghiệp dẫn đến thu hẹp diện tích đất canh tác. - Với các vùng bị ô nhiễm phóng xạ không thể sinh sống và sản xuất đƣợc, chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể con ngƣởi làm thay đổi cấu trúc tế bào gây lên các căn bệnh di truyền, bệnh ung thƣ, bệnh về máu... - Đất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh dễ dàng lây sang ngƣời nhƣ tả, lị, thƣơng hàn, giun sán... 2.2.2. Một số nguyên nhân gây lên ô nhiễm môi trƣờng đất 2.2.2.1. Ô nhiễm đất do tích lũy kim loại nặng từ công nghiệp Đất là yếu tố môi trƣờng đầu tiên ảnh hƣởng đến việc chứa các chất có hại trong nông nghiệp. Trong đất nếu có chứa nhiều kim loại nặng có thể làm cho kim loại nặng tích tụ với nồng độ cao trong các sản phẩm nông nghiệp làm hại đến con ngƣời. Hàm lƣợng các chất kim loại nặng nhƣ: Cacdimin 9 (Cd), Chì (Pb), Asen (As),...có thể từ trong đất nhất là từ các vùng sản xuất công nghiệp tập trung, đƣợc cây trồng hấp thụ, tích lũy trong nông sản. Mức độ ngƣỡng cho phép hàm lƣợng các chất này trong nông sản ở các nƣớc quy định khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của từng nƣớc. Chì (Pb) có ở trong tụ nhiên dƣới dạng các khoáng cacbonat cerssite và Sunfat anglesite. Sự tích tụ chì do đốt nhiên liệu trên toàn cầu. Vấn đề ô nhiễm chì chỉ thực sự diễn ra khi cách mạng công nghiệp nổ do việc gia tăng sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, phát triển công nghiệp luyện kim và tăng cƣờng sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, bùn cặn có chứa chì trong nông nghiệp. Ở Châu Âu ngƣời ta ƣớc tính có tới 76% lƣợng chì thoát ra môi trƣờng do sử dụng xăng pha chì làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Càng gần đƣờng giao thông thì hàm lƣợng chì trong đất càng cao, đại bộ phận chì nằm lại trong đất ở tầng đất mặt, cách mặt đƣờng dƣới 50m. Hàm lƣợng chì trong đất trung bình dao động trong phạm vi từ 10 – 80 ppm. Chì tồn tại trong đất chủ yếu dƣới dạng anion (CO32-, SO32-, PO43-). Hàm lƣợng chì thƣờng thấy trung bình và cao ở đất thịt, ở các loại đất lúa đất giàu hữu cơ thì hàm lƣợng chì thƣờng cao hơn. Đất có hàm lƣợng chì vƣợt quá 100ppm thì đƣợc coi là đất ô nhiễm. Cacdimin (Cd) là kim loại nặng nằm sâu trong lòng đất, là kim loại màu trắng dịu ít khi đƣợc tìm thấy ở dạng nguyên chất, thƣờng tần tại ở dạng Cd2+. Nguồn gây ô nhiễm Cd chủ yếu là do các chất thải công nghiệp mỏ, mạ điện, ống dẫn plasstic, thuốc sơn, phân bón... Nghiên cứu về Cd của L.M Cadelaria và A.C Chang đã cho thấy 73% - 98% lƣợng Cd trong bùn thải, chỉ có một lƣợng nhỏ chuyển từ cặn thải hòa tan và đi vào pha rắn của đất. Mặt khác nguồn nguyên liệu chính của sản xuất phân bón photphat cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm Cd trong đất. Theo ƣớc tính của các nƣớc EEC lƣợng Cd đi vào đất hàng năm qua phân bón là 50g/ha. Nên nếu chúng ta sử dụng lâu dài phân bón photphat thì nó sẽ là yếu tố chủ yếu quyết định hàm lƣợng Cd trong đất. 10 Sự tích lũy kim loại nặng trong đất rất cần đƣợc xem xét. Nhƣng tính linh động của chúng càng phải đƣợc quan tâm hơn. Độ linh động của các ion kim loại nặng tăng khi pH thấp và giảm khi pH cao. Vì vậy pH (9 – 12) các kim loại nặng sẽ bị kết tủa và hấp thụ dƣới dạng hydroxit hoặc cacbona. Tuy nhiên trong đất tính linh động của các kim loại nặng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ oxy hóa khử, hàm lƣợng các chất tạo phức có khả năng hòa tan các kim loại nặng, (Phạm Quang Hà, 2005) [3]. 2.2.2.2 Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học và chất kích thích sinh trưởng Khi bón phân lân trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là supe lân có lẫn tạp chất khác nhƣ chì, đồng, cacdimn, asen, thủy ngân. Chúng tích tụ ở tầng mặt của đất nơi có rễ cây và quan trọng hơn là tồn dƣ Cd trong đất (1 tấn supe lân có chứa đến 50-70g Cd). Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy, các loại phân bón hóa học khi vào đất không đƣợc cây trồng sử dụng hoàn toàn. Thông thƣờng hệ số sử dụng phân đạm là gần 60%, 15- 20% bị mất khỏi đất dƣới dạng bay hơi, khoảng 10-15% chuyển sang dạng hữu cơ trong đất và 1525% bị mất do rửa trôi ở dạng NO3-. Tuy nhiên các giá trị này có biên độ thay đổi rộng phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu, đất đai, phƣơng pháp bón. Đối với đất lúa, hệ số sử dụng N trung bình là 20- 30%, lƣợng N bị mất khoảng 40- 60%. Nếu tăng nhiều liều lƣợng bón, hệ số sử dụng sẽ giảm đi, lƣợng N bị mất sẽ tăng lên và là nguồn gốc của việc ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc. Dạng N phổ biến là NO3-, NH4+, NO2-, N hữu cơ hòa tan, N ở các dạng lơ lửng. Các dạng này làm thay đổi thành phần, tính chất đất đai, làm chai cứng đất, chua hóa đất và làm thay đổi cân bằng dinh dƣỡng cây trồng. Tình trạng chua hóa đất rất phổ biến ở những vùng canh tác sử dụng nhiều phân khoáng [14]. 11 2.2.2.3 Ô nhiễm đất do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật Thuốc BVTV là những hóa chất độc hại có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp từ hóa học, đƣợc dùng để phòng và trừ sâu hại cây trồng hoặc nông sản. Các thuốc hoá học này tập trung vào 3 nhóm: Nhóm Clo hữu cơ (Chlorinated hidrocarbons) bao gồm những hợp chất hóa học rất bền vững trong môi trƣờng tự nhiên và có thời gian bán phân hủy dài. Ví dụ: DDT có thời gian bán phân hủy trong môi trƣờng tự nhiên tới 20 năm. Nhóm Lân hữu cơ (Organic phophates) bao gồm hai hợp chất Parthion và Malathion. Nhóm thuốc này có thời gian bán phân hủy nhanh hơn so với nhóm clo hữu cơ, song thƣờng có độ độc cao đối với con ngƣời và động vật, đang đƣợc sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nhóm Cacbamat gồm các chất hóa học ít bền vững hơn trong môi trƣờng tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với con ngƣời và động vật. Các chất hóa học khác nhau hiện nay đang đƣợc sử dụng rộng rãi để phòng trừ sâu hại bệnh trong nông nghiệp. Trong những năm qua, việc dùng các chất hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng ngày càng phát triển mạnh mẽ và cho đến cuối thế kỉ 20 thì hầu hết các nƣớc trên thế giới đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hóa chất bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng vào cuối thập kỉ 80 là 10.000 tấn/năm và đến cuối thập kỉ 90 là 21.400 tấn/năm. Ngày nay trong điều kiện chƣa có một biện pháp nào thay thế hữu hiệu thuốc bảo vệ thực vật trong việc diệt trừ sâu bệnh hại thì dùng thuốc BVTV là điều kiện tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, trong một khoảng thời gian dài các hóa chất BVTV đƣợc coi là cứu tinh của ngƣời nông dân trong công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ năng suất cây trồng. Tuy nhiên đến những năm gần đây do nhiều nơi sử dụng hóa chất BVTV không đúng quy trình kỹ thuật nên đã gây ra hậu quả to lớn cho sức 12 khỏe con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên. Ảnh hƣởng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời thể hiện ở nhiều mặt nhƣng đáng lo ngại nhất là khả năng tích đọng và tồn dƣ lâu dài trong môi trƣờng đất và nƣớc theo kiểu thấm sâu, bào mòn của chất hóa học gây ảnh hƣởng lâu dài đến sức khỏe con ngƣời và tiêu diệt các loài thiên địch. Trong nông nghiệp ngƣời ta tính rằng khi phun thuốc trừ sâu có khoảng 50% đƣợc bám trên lá, còn 50% rơi vào đất và nƣớc. Đa số các thuốc hóa chất trừ sâu bệnh và cỏ dại đều có thời gian bán phân hủy dài trong môi trƣờng tự nhiên, đặc biệt nhóm clo hữu cơ tới 20 năm và tạo ra dƣ lƣợng đáng kể trong đất. Trung bình có khoảng 50% lƣợng thuốc trừ sâu đƣợc phun rơi xuống đất, tồn tại trong đất và cuốn vào chu trình dinh dƣỡng đất – nƣớc – cây trồng – động vật – con ngƣời. Do đó đã phát hiện dƣ lƣợng lớn của chúng trong đất, trong trầm tích nƣớc ngọt , trong cá và trong bò sữa. Khi tồn tại trong đất hóa chất bảo vệ thực vật lại tham gia vào 2 quá trình quan trọng là di động vào trong đất và thấm sâu trong đất (Lê Văn Khoa và CS, 1996) [13]. Cho tới những năm gần đấy sự ô nhiễm môi trƣờng đất do thuốc trừ sâu ở những vùng nhiệt đới mới trở lên rõ ràng. Cá và các động vật khác có thể bị nhiễm độc trực tiếp tại nơi phun thuốc hoặc do thức ăn của chúng bị ô nhiễm từ nƣớc. Trong đất thuốc bảo vệ thực vật thƣờng gây hại cho những loại có ích và không phải đối tƣợng phòng trừ. Các vi sinh vật đất phân hủy chất thải, chuyển các nguyên tố cơ bản tới những thực vật cũng hại và tồn dƣ của thuốc trừ sâu. Điều này dẫn tới giảm quá trình phân hủy xác hữu cơ và giảm độ phì nhiêu của đất (Lê Văn Khoa, 1996) [13]. Một số vấn đề khác nữa về mặt môi trƣờng là các loài thiên địch của sâu bệnh hại sẽ bị chết khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Kết quả là ngƣời dân lại phải đƣơng đầu với những nạn dịch mới, nhƣng sâu bệnh hại mới mà trƣớc đây chúng không phải là đối tƣợng đáng quan tâm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng