Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Danh gia gia tri dia chat dia mao dai ven bien binh dinh phu yen khanh hoa phuc ...

Tài liệu Danh gia gia tri dia chat dia mao dai ven bien binh dinh phu yen khanh hoa phuc vu phat trien du lich bien

.DOCX
49
219
148

Mô tả:

Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa, ba tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích hơn 16.000km2, đất đai kém màu mỡ nhưng có đường bờ biển dài (gần 700km), với nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Làng Mai; Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan; Hòn Chồng, vịnh Nha Trang… cùng các giá trị địa chất, địa mạo nổi bật khác. Các yếu tố này chính là tiềm năng quý giá để Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa khai thác để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du lịch.
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng là một ngành kinh tế ra đời muộn trong quá trình phát triển kinh tế của xã hội loài người. Nhu cầu của con người ngày càng tăng lên do sự phát triển của nền kinh tế, do đó việc tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến du lịch đặc biệt là các TNDL để phục vụ cho việc phát triển luôn được nhà nước quan tâm. Ở nước ngoài đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở những quy mô khác nhau. Một số tác giả như: Likhainôp (Nga), Đavit (Mỹ), H.Roobinsơn (Anh), Chưbưvachôp (Bungari), Ce – Capar (Pháp)… đã có những công trình nghiên cứu về du lịch và TNDL cho sự khai thác lãnh thổ rất có giá trị. Ở Việt Nam cùng với sự phát triển ngành du lịch thì các vấn đề nghiên cứu TNDL cho phát triển du lịch ngày càng nhiều, trong đó có các công trình nghiên cứu về địa chất – địa mạo tiêu biểu phải kể đến như: “Giá trị nổi bật về địa chất Vịnh Hạ Long” (GS Tony Waltham và TS. Trần Đức Thạnh), “Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long” (Trần Đức Thạnh, 1999)… hay bài báo liên quan đến giá trị địa chất – địa mạo như “Karst đá vôi Vịnh Hạ Long” trong báo cáo nghiên cứu về địa mạo Di sản thế giới Vịnh Hạ Long (GS. Waltham), “Giá trị địa chất – địa mạo của Vịnh Hạ Long” (báo Tuổi Trẻ, 30/1/2008), “Núi đôi Quản Bạ - giá trị di sản địa chất độc đáo” (ban quản lí Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, 4/2012), báo cáo “Vùng Mũi Lạy – Hổ Xá: Kì quan địa chất ven biển miền Trung cần được bảo tồn và phát huy giá trị” của Viện Địa lý – Viện KH và CNVN… Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu để phục vụ phát triển du lịch như: “Đánh giá TNDL – tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” (Vũ Tuấn Cảnh, 1992), “Tài nguyên và du lịch Việt Nam” (Phạm Trung Lương, 2000)… và một số giáo trình nghiên cứu về TNDL một cách cơ bản và có hệ thống: “Tổ chức lãnh thổ du lịch”, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 dành cho giáo viên phổ thông trung học (Lê Thông, 1998); “Địa lí du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1996)… Trên phạm vi từng địa phương với những công trình nghiên cứu phải kể đến là: “Đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì phục vụ mục đích du lịch” (Đặng Duy Lợi), “Bước đầu đánh giá TNDL tự nhiên huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) phục vụ phát triển một số LHDL thích hợp”, (Nguyễn Hữu Xuân, 1999) và gần đây đã có công trình nghiên cứu “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận phục vụ phát triển một số LHDL”, (Nguyễn Hữu Xuân, 2009)… Trong phạm vi nghiên cứu ba địa phương Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa, các công trình nghiên có quy mô lớn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên cả nước “Địa chí Bình Định”, “Địa chí Phú Yên” và “Địa chí Khánh Hòa” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) các tài liệu này đã đề cập đến đặc điểm địa chất - địa mạo tiêu biểu của địa phương. Ngoài ra, còn có một số tài liệu đề cập đến phát triển du lịch địa phương như: “Non nước Bình Định” (Quách Tấn), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Định thời kì 1996 – 2010” do Sở Thương mại – Du lịch Bình Định và Viện nghiên cứu phát triển du lịch chủ trì, “Phú Yên: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” (Báo Phú Yên, 12/2011), “Quy hoạch tổng thể du lịch Khánh Hoà đến 2020” (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hoà, 9/2009)… 2 Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến việc nghiên cứu TNDL cho phát triển các ngành du lịch trên một phạm vi rộng và cũng đã đề cập đến một số tiềm năng và định hướng một số biện pháp cho phát triển du lịch nói chung. Bên cạnh đó, còn có một số đề tài nghiên cứu các thành phần tự nhiên cho phát triển ngành du lịch nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về giá trị địa chất – địa mạo cho phát triển du lịch biển của địa phương như đề tài này. 2. Lí do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội, và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, sau thập niên 80 của thế kỉ XX hoạt động du lịch đã phát triển vượt bậc và ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” phấn đấu “từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”. Với chủ trương này, hiện nay việc nghiên cứu đánh giá các TNDL trên phạm vi cả nước và từng địa phương được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch của nước nhà [14, tr 1]. Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa, ba tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích hơn 16.000km2, đất đai kém màu mỡ nhưng có đường bờ biển dài (gần 700km), với nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Làng Mai; Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan; Hòn Chồng, vịnh Nha Trang… cùng các giá trị địa chất, địa mạo nổi bật khác. Các yếu tố này chính là tiềm năng quý giá để Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa khai thác để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du lịch. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển ngành du lịch biển của Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa thì vẫn chưa khai thác hết tiềm năng mà các cảnh quan ven biển mang lại. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá các giá trị địa chất – địa mạo của dải ven biển sẽ góp phần quan trọng trong việc khai thác và phát triển ngành du lịch biển cho ba địa phương. Hơn nữa “thế kỉ XXI là thế kỉ hướng ra biển và đại dương” thì vấn đề này càng trở nên cần thiết. Là sinh viên chuyên ngành sư phạm Địa lí, việc vận dụng lí thuyết vào thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đảm bảo được vấn đề “học đi đôi với hành”, “lí thuyết gắn liền với thực tiễn”. Đồng thời, với những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về TNDL và hoạt động du lịch biển của địa phương nói riêng. Chúng tôi có thể vận dụng những kiến thức, hiểu biết chuyên môn của mình vào việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng thế mạnh du lịch biển của Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa. Qua đó có nhìn nhận đúng đắn, khách quan về việc phát triển hoạt động du lịch biển của địa phương theo hướng bền vững. Do đó, việc thực hiện đề tài “ Đánh giá giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa phục vụ phát triển du lịch biển” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được những đặc điểm về địa chất, địa hình, quá trình hình thành các dạng địa hình ven biển ba tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa, qua đó xác định được các giá trị tài nguyên của địa phương cho phát triển ngành du lịch biển. Đề xuất một số giải pháp khoa học để phát triển ngành du lịch biển trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về địa chất – địa mạo dải ven biển Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài phải: Tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa phục vụ phát triển du lịch biển. Tiến hành đánh giá giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển Bình Định - Phú Yên Khánh Hòa phục vụ phát triển du lịch biển. Định hướng và đề xuất giải pháp để khai thác giá trị địa chất – địa mạo theo hướng phát triển bền vững. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm địa chất của các điểm lộ, di sản địa chất; đặc điểm địa hình của các dạng địa hình ven biển như: Vịnh biển, gành đá, bãi biển, cồn cát, đầm phá… và các quá trình hình thành địa hình của dải ven biển Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển phục vụ phát triển du lịch biển. - Địa điểm: Dải ven biển Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa. - Thời gian: Thời gian nghiên cứu hiện trạng và số liệu sử dụng trong đề tài từ năm 2000 đến 2012. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận 6.1.1.Quan điểm hệ thống Cơ sở khoa học của quan điểm là quan niệm về sự thống nhất và hoàn chỉnh về mặt động lực bên trong của các đối tượng nghiên cứu. Cho phép ta hiểu phân tích, đánh giá khách quan một cách toàn diện và hợp lí của những đối tượng nghiên cứu phục vụ khai thác toàn diện lâu bền lãnh thổ. Yếu tố địa chất – địa mạo dải ven biển chỉ là một thành phần nhỏ trong hệ thống tự nhiên của Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa và yếu tố tự nhiên này cũng chịu tác động không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, khi nghiên cứu nhằm tìm ra giá trị của yếu tố địa chất – địa mạo này, cần phải xem xét trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của vùng. 6.1.2. Quan điểm lãnh thổ 4 Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều gắn liền với một phạm vi lãnh thổ nhất định, đồng thời có mối quan hệ với các lãnh thổ khác tạo nên nét khác biệt mang tính bản chất của vùng lãnh thổ nghiên cứu. Duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều giá trị địa chất – địa mạo nổi bật và có nhiều nét tương đồng nhau. Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu đánh giá tại ba địa phương Bình Định Phú Yên - Khánh Hòa, phải xem xét trong toàn bộ lãnh thổ của vùng. 6.1.3. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu bảo vệ môi trường đối với Địa lí học. Đó là sự vận dụng quan điểm sinh thái vào việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nhân tố, điều kiện tự nhiên, môi trường. Nó cho phép xác định các yếu tố cơ bản để đánh giá, phát hiện và đề xuất các vấn đề về môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, phát triển bền vững. Khi nghiên cứu đánh giá giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển nhằm phục vụ phát triển du lịch biển theo hướng bền vững cần phải đặt vấn đề cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên lên vị trí hàng đầu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu Trên cơ sở nội dung của đề tài, nhóm chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách, báo, internet, Liên Đoàn địa chất Nam Trung Bộ, Thầy giáo hướng dẫn… Từ đó sắp xếp theo hệ thống và phân tích, đánh giá chung nhất về giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển mang lại cho phát triển du lịch biển. 6.2.2.Phương pháp bản đồ và phân tích không gian Đây được xem là phương pháp đặc trưng của địa lí. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập và nghiên cứu một số bản đồ như: Bản đồ tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ; bản đồ địa chất ba tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa (tỉ lê 1:200.000); bản đồ hành chính ba tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa…. Ứng dụng công nghệ GIS để đánh giá mức độ phân hóa không gian và biểu thị không gian lãnh thổ du lịch trên cơ sở sử dụng phần mềm MapInfo 10.5 để nghiên cứu. Sau đó tiến hành thành lập 2 bản đồ chuyên đề: Đánh giá giá trị địa chất – địa mạo dải ven biển Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa và bản đồ định hướng tuyến du lịch dải ven biển của lãnh thổ nghiên cứu 6.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát, thực địa Thông qua các lần đi khảo sát thực địa: Quan sát, chụp hình, lấy mẫu vật ở một số địa điểm… nhóm tác giả đã thu thấp thêm một số tài liệu nhằm bổ sung tính khoa học của kết quả nghiên cứu trên lí thuyết, tạo tính thực tiễn và phong phú về nội dung trong đề tài. Dưới đây là một số công việc mà nhóm tác giả đã thực hiện khi tiến hành khảo sát, thực địa tại các điểm của lãnh thổ nghiên cứu: 5 Bảng 1: Một số điểm nghiên cứuvà nhiệm vụ trong chuyến khảo sát, thực địa Tỉnh Điểm nghiên cứu Bình Định Vịnh Quy Nhơn Phú Yên Gành Đá Đĩa Khánh Hòa Vịnh NhaTrang Nhiệm vụ Thời gian - Bãi biển Quy Nhơn: Nghiên cứu một số đặc trưng hình 31/3 và thái (hình dạng, kích thước, độ dốc…); đặc điểm cấp hạt, 1/4/ 2012 màu sắc, thành phần cấu tạo. Cảnh quan xung quan bãi biển. 9/3/2012 - Bãi biển Quy Hòa: Giống bãi biển Quy Nhơn - Ghềnh Ráng: Nghiên cứu hình dạng, màu sắc, cấu tạo 13/3/201 của đá; các quá trình ngoại sinh tác động vào các khối đá 2 trong bãi trứng. - Nghiên cứu một số đặc trưng về cấu tạo, thế nằm, màu sắc của các khối đá bazan. 10/4/2011 - Tiến hành lập ô khảo sát với diện tích 19m2. - Nghiên cứu các nhân tố ngoại sinh và cảnh quan xung quanh Gành Đá Đĩa - Bãi biển Nha Trang: Nghiên cứu một số đặc trưng hình thái (hình dạng, kích thước, độ dốc…); đặc điểm cấp hạt, màu sắc, thành phần cấu tạo. Cảnh quan xung quan bãi 11/4 và biển. - Hòn Chồng: Cấu tạo, màu sắc, thế nằm; các đặc điểm 12/4/201 2 liên quan đến các quá trình địa chất thể hiện trên khối đá (dấu chân người khổng lồ, mạnh thạch anh xen trong khối đá granit…); tác động của nhân tố ngoại sinh đến khối đá; cảnh quan xung quanh điểm nghiên cứu. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Dải ven biển Dải ven biển (hay còn gọi là vùng ven biển, đới bờ, dải ven bờ, hoặc dải bờ biển…) là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh cấp hành tinh, có đặc trưng riêng về nguồn gốc phát sinh, về hình thái, cấu trúc, về cơ cấu tài nguyên và quá trình phát triển, tiến hóa… [19]. Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu nhưng cho tới nay, khái niệm và phạm vi ranh giới của dải ven biển vẫn chưa thống nhất, điều này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và khoa học kinh tế. Theo các tài liệu nước ngoài, tương đương với thuật ngữ “dải ven biển” của Việt Nam, có các thuật ngữ sau: - Nga: Vùng duyên hải (прибрежная зона) - Pháp: Vùng ven biển (Littoral hoặc Côte) - Anh: Vùng ven biển (Coastal zone) Như vậy, quan niệm về việc phân định và tiêu chí để xác định ranh giới dải ven biển của mỗi nước cũng khác nhau. Ngoài ra, trong từng lĩnh vực khoa học cũng có những khái niệm về dải ven biển và cách tiếp cận riêng để xác định phạm vi ranh giới của dải ven biển. Trong Từ điển bách khoa các thuật ngữ Địa lý tự nhiên (bốn thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức) - NXB Tiến bộ, Macxcơva, 1980, vùng ven biển được định nghĩa như sau: “Vùng ven biển là dải ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại. Ở dạng đầy đủ hơn, bao gồm khái niệm miền duyên hải – là dải lục địa có các thềm biển cổ, dải bờ - nơi có các dạng bờ hiện đại, và ven bờ biển hoặc là nơi có các dạng bờ cổ bị ngập” [21, tr 26]. Định nghĩa này trình bày khái niệm theo quan điểm địa mạo, địa lí tự nhiên. Cũng theo quan điểm này, một số tác giả thường sử dụng đường đẳng cao 25m làm ranh giới phía trong của vùng ven biển. Song trong thực tiễn nghiên cứu cho thấy, ở phạm vi rộng hơn thì cách xác định ranh giới vùng ven biển như trên là chưa bao quát được hết những đối tượng nghiên mà các nhà khoa học và quản lý quan tâm, nhất là trong lĩnh vực khoa học Địa lí kinh tế - xã hội, kinh tế học và nhân khẩu học… Trong Bách khoa toàn thư về Hải dương học, các nhà khoa học Xô viết trước đây cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về ranh giới vùng ven biển. Song phần lớn các cách xác định đó chỉ phù hợp với việc nghiên cứu các quy luật và đặc điểm của tự nhiên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tại Hội thảo Khoa học quốc gia “Nghiên cứu và quản lí vùng ven biển Việt Nam” tháng 12 năm 1992, Giáo sư Joe Baker của Viện Khoa học biển Autralia đã dẫn ra một số định nghĩa về dải ven biển như sau: Thứ nhất, “ Dải ven biển là độ dài đường bờ biển của đất nước”- “The lineal length of the country’s coastline”. Ông cho rằng định nghĩa này chưa thích đáng, vì nó không thể hiện được sự tương tác giữa biển và lục địa cũng như những biến đổi diễn ra do mối tương tác đó. Tiếp đến ông lại đưa ra định nghĩa khác: “Vùng ven biển là dải đất rộng khoảng 3km dọc đường bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh giới ảnh hưởng của thủy triều vào trong đất liền”. Tuy định nghĩa này cũng đã đề cập đến tương tác biển - lục địa, thông qua các tác động của thủy triều, song vẫn có những hạn chế, nhất là khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sử dụng đất đai và các vấn đề kinh tế - xã hội… của dải ven biển. 7 Sau cùng ông đưa ra định nghĩa: “Vùng ven biển là vùng đất – biển kéo dài từ giới hạn phía trên của lưu vực các con sông, suối… chảy vào biển, tới giới hạn ảnh hưởng của lục địa”. Với định nghĩa này thì vùng ven biển nước ta có phạm vi rất rộng lớn và hầu như bao trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Do đó việc xác định nội dung nghiên cứu, trọng điểm nghiên cứu và qui hoạch phát triển vùng ven biển gặp nhiều khó khăn và không sát với thực tế [21, tr 7]. Ở nước ta, khái niệm về dải ven biển cũng đã được đề cập từ lâu dưới nhiều góc độ khác nhau và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt từ giữa những năm 70 của thể kỉ trước đến nay, trong những công trình khoa học liên quan đến biển và ven biển của nước ta, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về dải ven biển. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu. Trong báo cáo khoa học của Ủy ban Quốc gia về biển của Việt Nam (IOC), GS.TSKH Đặng Ngọc Thanh, chủ nhiệm các Chương trình điều tra nghiên cứu biển của Việt Nam từ năm 1997 – 2000 đã đưa ra khái niệm vùng ven biển như sau: “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200km bờ biển của đất nước, bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm 25% dân số cả nước…” Trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lí tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, góp phần đảm bảo an toàn môi trường và phát triển bền vững” thuộc Chương trình Điều tra nghiên cứu biển giai đoạn 1996 – 2000 do Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng thực hiện (1996 – 2000), các tác giả đã đưa ra một số khái niệm tổng quát về đới bờ biển (hay dải ven biển) như sau: “ Đới bờ biển là một khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, một đới động và nhạy cảm, và là một hệ thống tự nhiên đặc trưng bởi các quá trình tương tác; một khu vực có tiềm năng tài nguyên phục vụ phát triển đa ngành và là nơi chịu tác động mạnh của các hoạt động con người”. Trong đề tài “Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số lĩnh vực trọng điểm”, mã số: KC.09.11, năm 2004, do Viện chiến lược phát triển thực hiện. Các tác giả đã đưa ra quan điểm dải ven biển như sau: “Dải ven biển (hay còn gọi là đới bờ biển) là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, được đặc trưng bởi các quá trình tương tác giữa lục địa và biển, giữa nước ngọt và nước mặn và giữa các hệ sinh thái khác nhau trong dải”[21, tr 11]. Như vậy dải ven biển là một hệ thống tự nhiên phức tạp và có giá trị tự nhiên đặc thù khác hẳn với các vùng lục địa và các vùng biển lân cận. Dải ven biển có các thuộc tính cơ bản sau: - Là một hệ tự nhiên hoàn chỉnh, độc lập nhưng không cô lập. - Có cấu trúc mang tính chuyển tiếp rõ rệt giữa lục địa và biển. - Có cấu trúc phân dị phức tạp, gồm nhiều hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn như các hệ cửa sông, đầm phá, các hệ sinh thái… - Có mối tương tác và quan hệ hữu cơ giữa các hợp phần bên trong hệ (hay các quá trình nội tại của hệ). - Có hệ sinh thái rất đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú, tạo điều kiện để phát triển đa ngành, nhưng cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa các ngành trong việc khai thác sử dụng tài nguyên. - Là khu vực tập trung dân cư đông đúc và có các hoạt động kinh tế - xã hội rất sôi động. - Có chức năng to lớn về môi trường và sinh thái nhưng rất nhạy cảm, dễ bị tác động và tổn thương. 8 Như vậy, ứng với định nghĩa trên thì phạm vi ranh giới của dải ven biển Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa được xác định bao gồm cả khoảng không gian trên biển và không gian trên đất liền: - Phạm vi không gian trên biển được xác định là vùng biển và thềm lục địa kéo dài từ bờ lục địa ra hết vùng lãnh hải. Như vậy các đảo ven bờ thuộc địa điểm nghiên cứu như: Cù Lao Xanh, Hòn Mun, Hòn Tre… đều thuộc trong dải ven biển. - Phạm vi không gian trên đất liền: Xét về các yếu tố tự nhiên thì bao gồm khác khu vực chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của biển, tuy nhiên dọc dải ven biển Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa thì các khoảng không gian chịu sự tác động của biển khác nhau nên rất khó để xác định một ranh giới cụ thể. Như vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã xem xét và phân tích lấy đường đẳng cao 100m làm giới hạn bên trong của dải ven biển. Với cách xác định này thì các yếu tố và di tích tự nhiên có giá trị địa chất – địa mạo của địa phương đều nằm trong dải ven biển. 1.1.2. Giá trị địa chất – địa mạo 1.1.1.1. Giá trị địa chất Tài nguyên địa chất hiện nay là kết quả của quá trình phát triển địa chất lâu dài với sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó nổi bật nên một số giai đoạn hình thành đặc điểm địa chất của di tích tự nhiên tiêu biểu. Tài nguyên địa chất là những bảo tàng địa chất quý giá của tự nhiên, trải qua những giai đoạn hình thành lâu dài. Được coi là những “trang sử” ghi lại những biến cố vĩ đại của quá trình địa chất của khu vực, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hóa thạch được bảo tồn cho đến ngày nay. Như vậy có thể hiểu giá trị địa chất lànhững tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế,đó là các cảnh quan địa mạo, các di chỉ cổ sinh, hoá thạch, các miệng núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động, các hang động, hẻm vực sông, hồ tự nhiên, thác nước, các diện lộ tự nhiên hay nhân tạo của đá và quặng … những dấu ấn phản ánh một cách trực quan và sinh động nhất lịch sử tiến hóa. Các tài nguyên địa chất này có thể được con người khai thác để phục vụ cho hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội, hoặc ở dạng tiềm năng. Cách hiểu này đã được áp dụng trong nghiên cứu giá trị địa chất – địa mạo Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Như vậy, trong giới hạn của dải ven biển Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa thì giá trị địa chất đó là gành đá, các dạng địa hình xâm thực, các điểm lộ của đá macma xâm nhập... 1.1.1.2. Giá trị địa mạo Các dạng địa hình ngày nay có lịch sử tiến hóa địa mạo khác nhau, có những dạng địa hình được hình thành khá lâu và cũng có những dạng địa hình mới được hình thành với những đặc điểmkiến tạo, thạch học… đã tạo nên sự phong phú và đa dạng cảnh quan tự nhiên. Những dạng cảnh quan đa dạng như hang động, địa hình Karst, bãi biển, vịnh biển, đầm phá, đảo ven bờ… Giá trị địa mạo được hiểu là những dạng địa hình có giá trị nổi bật về kinh tế, thẩm mĩ, khoa học, giáo dục được con người đã, đang khai thác hoặc có thể còn ở dạng tiềm năng. Như vậy, gắn liền dải ven biển của lãnh thổ nghiên cứu thì giá trị địa mạo đó là hệ thống bãi biển, vũng vịnh, đầm phá ven biển và các đảo ven bờ… 9 Nhìn chung, giá trị địa chất – địa mạo của một tài nguyên đã được con người khai thác và phục cho hoạt động du lịch rất nhiều, tạo thành LHDL gắn liền với tài nguyên địa chất địa mạo. LHDL này ngày càng được phổ biến rộng và phù hợp với những địa bàn có tài nguyên địa mạo phong phú, hấp dẫn. Qua LHDL này, du khách có thể thấy được mức độ kỳ vĩ về quy mô và thời gian mà thiên nhiên đã tạo dựng nên, biết thêm về các đặc điểm hình thái, quá trình thành tạo của địa hình; các nhân tố tác động đến các dạng địa hình hiện nay, quan trọng hơn cả là chứng minh được những kiến thức lí thuyết mô tả về đặc điểm bên ngoài của địa hình. 1.1.2. Du lịch biển và LHDL biển 1.1.2.1. Du lịch biển Trong nhiều thập kỷ vừa qua, có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch biển và đến nay vẫn chưa đi đến thống nhất: Tại Hội thảo quốc gia về phát triển của ngành du lịch biển ở Đông Nam Á ở Langkawi (25 – 28/9/1997) đã đưa ra quan niệm du lịch biển là “một đoạn ngắn hạn tạm thời di chuyển của người dân đến các điểm đến bên ngoài môi trường bình thường của họ và các hoạt động trong một khung cảnh biển”. Du lịch biển cũng bao gồm các hoạt động như đại dương và khách sạn, nhà hàng, hải đảo và bãi biển khu du lịch, thể thao biển và vui chơi giải trí. Còn theo Phạm Trung Lương “ Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lí đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển” [15, tr 12]. Như vậy có thể hiểu: “Du lịch biển là những hoạt động du lịch được phát triển dựa trên nền tảng sự kết hợp những tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn độc đáo chỉ có tại dải ven biển và hải đảo, cùng với sự đảm bảo về cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch”. Du lịch biển được hiểu dưới hai góc độ: Du lịch biển thể hiện không gian của hoạt động du lịch và du lịch biển thể hiện đặc trưng của LHDL. Vì theo cách phân loại LHDL theo đặc điểm địa lí của điểm du lịch du lịch miền biển là một trong bốn LHDL. Còn khái niệm du lịch biển trong đề tài được hiểu là không gian hoạt động du lịch không phải là LHDL. 1.1.2.1. LHDL biển Theo Phạm Trung Lương (2004) “LHDL là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch”. Có thể hiểu LHDL biển là hoạt động du lịch diễn ra với các mục đích, hình thức và đặc trưng riêng, cho phép phân biệt với các hoạt động du lịch khác. Các hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển. Hoạt động du lịch có thể được phân chia thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra. Các tiêu chí đưa ra lại phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan điểm chủ quan của tác giả. Do đó đến nay chưa có bảng phân loại nào được coi là hoàn hảo. Hiện nay, một số nhà du lịch Việt Nam phân chia các LHDL theo các tiêu chí cơ bản: Phân loại theo môi trường tài nguyên, theo mục đích chuyến đi, theo lãnh thổ hoạt động, theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch, theo phương tiện giao thông, theo loại hình lưu trú. Ngoài ra còn có các 10 cách phân loại LHDL dựa vào lứa tuổi du khách, độ dài chuyến đi, hình thức tổ chức, phương thức hợp đồng… CÁC LHDL BIỂN DU LỊCH THEO SỞ THÍCH, Ý MUỐỐN Du lịch theo sở thích chung Nghỉ dưỡng biển Tham quan biển DU LỊCH THEO NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM Du lịch theo sở thích đặc biệt Du lịch chữa bệnh Thể thao biển Thương mại, cốngvụ Mạo hiểm biển Hội nghị, hội thảo,hội chợ Sinh thái biển Du lịch tàu biển Tìm hiểu lốối sốống cộng đốồng Lễễ hội biển Văn hóa, nghệ thuật Hình 1: Phân loại các LHDL biển (theo Phạm Trung Lương [15, tr 12] Cho đến ngày nay kiểu phân loại LHDL hoàn chỉnh nhất là của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Cách phân loại này theo các mục đích cơ bản của thị trường khách du lịch: Nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, nghỉ mát; thăm người thân, bạn bè; thương mại, công vụ; chữa bệnh; tín ngưỡng và các mục đích khác. Tất cả những mục đích này đều là đi du lịch vì ý thích (nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, nghỉ mát) hoặc là đi du lịch vì nghĩa vụ (thương mại, công vụ, chữa bệnh). 1.1.3. Cơ sở đánh giá giá trị địa chất – địa mạo phục vụ phát triển du lịch biển 1.1.3.1. Phương pháp đánh giá Đánh giá TNDL là đánh giá kỹ thuật mà nhiệm vụ là phân loại TNDL theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch của con người, liên quan tới tất cả LHDL, đồng thời cũng có thể chỉ cho một LHDL. Hiện nay phổ biến có hai phương pháp đánh giá điều 11 kiện để phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là đánh giá theo từng dạng tài nguyên và đánh giá tổng hợp tài nguyên. - Phương pháp đánh giá theo từng dạng TNDL Phương pháp này dựa vào các tiêu chuẩn đã được xác định để lấy đó làm chuẩn hoặc cơ sở để nhà nghiên cứu đánh giá. Đối với TNDL tự nhiên, các dạng tài nguyên như: Địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật đều được xác định dựa trên một số tiêu chuẩn nhất định. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu và đánh giá các đặc điểm, giá trị của TNDL về mặt địa chất và địa mạo. Đặc điểm địa chất là một dạng TNDL được đánh giá bằng di tích địa chất như các hang động, thác nước, gành đá… thường là các đối tượng du lịch đặc sắc. Các đặc điểm về địa mạo được khai thác phục vụ du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng được đánh giá bằng các quá trình hình thành địa hình, sự thống kê mô tả về đặc điểm hình thái và trắc lượng hình thái của các dạng địa hình và các kiểu địa hình đặc biệt hoặc đánh giá mức độ tương phản của các kiểu địa hình. Đánh giá giá trị địa mạo trong phạm vi đề tài này ở các điểm như: đầm phá, bãi biển, vịnh biển, một số đảo ven bờ… Phương pháp đánh giá theo từng dạng TNDL biển được coi là cơ sở để thực hiện đánh giá tổng hợp. - Phương pháp đánh giá tổng hợp Căn cứ vào mục đích, nội dung và các yêu cầu đánh giá thì phương pháp đánh giá tổng hợp có điều kiện và khả năng đáp ứng được tốt và đầy đủ hơn cả. Tuy vậy việc đánh giá tổng hợp cũng rất phức tạp. Phương pháp đánh giá tổng hợp đã được sử dụng để đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Các thể tổng hợp tự nhiên luôn là khách thể, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan còn các mục đích đánh giá là những chủ thể có những yêu cầu cụ thể rất khác nhau. Mục đích của việc đánh giá các TNDL phục vụ phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch biển nói riêng, là nhằm xác định mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với toàn bộ hoạt động du lịch nói chung hay đối với từng LHDL, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ du lịch nói riêng. Đề tài tiến hành đánh giá tổng hợp TNDL phục vụ cho phát triển du lịch biển trên địa bàn. Việc đánh giá TNDL theo từng dạng riêng biệt là cần thiết. Tuy nhiên do tính chất tổng hợp của tài nguyên đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp TNDL. Phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo tính khách quan, có thể nhìn nhận một cách toàn diện tiềm năng TNDL của mỗi điểm du lịch, khu du lịch bằng những giá trị đã được lượng hóa. Phương pháp này không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tài nguyên mà còn đánh giá cả điều kiện để khai thác các dạng TNDL đó. Vì vậy đề tài lựa chọn phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên cho các TNDL thuộc dải ven biển Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa. Như vậy, ứng với nội dung nghiên cứu của đề tài thì việc đánh giá tổng hợp TNDL ở đây là tài nguyên có giá trị địa chất – địa mạo nổi bật đó là gành đá, vịnh biển, đầm phá và các đảo ven bờ… cùng với các điều kiện để khai thác có hiệu quả loại tài nguyên du lịch này dựa trên các tiêu chí đã được xây dựng. 1.1.3.2. Quy trình đánh giá Xây dựng thang đánh giá là bước quan trọng và quyết định đến kết quả đánh giá. Quy trình này bao gồm các nội dung quan trọng: Xác định các tiêu chí dánh giá, xác định các cấp 12 của của từng tiêu chí, xác định chỉ tiêu của mỗi cấp, xác định hệ số tính điểm (trọng số) cho các tiêu chí đã lựa chọn. - Xác định các tiêu chí đánh giá Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng như độ hấp dẫn, tính độc đáo, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, hiệu quả khai thác, độ bền vững, độ liên kết, độ an toàn,... Với phạm vi nghiên cứu của đề tài nhóm chúng tôi đã chọn các tiêu chí đánh giá: Độ hấp dẫn, thời gian khai thác, tính liên kết và KNTC, sức chứa khách du lịch. Với đề này việc xác định các tiêu chí nhóm tác giả đã dựa trên cơ sở tham vấn một số tài liệu tổng quan về du lịch kết hợp cùng quá trình nghiên cứu, khảo sát ngoài thực địa tại một số điểm để chọn lọc và xác định các tiêu chí phù hợp với địa điểm nghiên cứu của dải ven biển. Trên cơ sở đó đề tài đã xác định các cấp độ, chỉ tiêu và điểm phù hợp cho từng cấp để phục vụ. Cụ thể cho từng tiêu chí như sau: + Độ hấp dẫn: Là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá TNDL vì nó quyết định sức thu hút, hấp dẫn khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, nét đặc sắc và độc đáo của TNDL tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều LHDL. Trong trường hợp đối với du lịch biển, độ hấp dẫn của TNDL được xác định bằng các giá trị cảnh quan, di tích tự nhiên, đa dạng sinh học, nét đặc sắc của địa hình ven biển. Độ hấp dẫn được chia thành 4 cấp: • Rất hấp dẫn: Có từ 5 yếu tố tự nhiên đẹp được thừa nhận hoặc có ít nhất 5 di tích tự nhiên đặc sắc và những TNDL khác để có thể phát triển được trên 3 LHDL dựa vào tự nhiên. • Khá hấp dẫn: Có 3 – 5 yếu tố tự nhiên đẹp được thừa nhận hoặc có ít nhất 2 di tích tự nhiên đặc sắc và những TNDL khác có thể phát triển được 2 LHDL dựa vào tự nhiên. • Hấp dẫn (độ hấp dẫn ở mức trung bình): Có ít nhất từ 1 đến 2 yếu tố tự nhiên đẹp hoặc có ít nhất 1 di tích tự nhiên đặc sắc và những TNDL khác để có thể phát triển được 1 – 2 LHDL dựa vào tự nhiên. • Kém hấp dẫn: Có cảnh quan tự nhiên đơn điệu và chỉ có thể phát triển được 1 LHDL dựa vào tự nhiên. Như vậy có thể thấy rằng, độ hấp dẫn của một điểm du lịch biển ngoài yếu tố về cảnh quan còn dựa trên tính đặc sắc và độc đáo của các di tích tự nhiên. Đây chính là các yếu tố địa chất – địa mạo của dải ven biển và chính yếu tố này tạo nên các giá trị, tiềm năng thế mạnh cho phát triển du lịch biển của địa phương. + Thời gian khai thác: Đây là tiêu chí biểu hiện tính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch biển nói riêng, từ đó có liên quan trực tiếp tới phương thức khai thác đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch. Thời gian hoạt động du lịch lệ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt, lễ hội của cộng đồng địa phương nơi tổ chức phát triển du lịch biển. Thời gian hoạt động của điểm du lịch biển thường được xác định bởi khoảng thời gian thích hợp về các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe và đảm bảo an toàn cho 13 khách du lịch cũng như thời gian thuận lợi để đưa khách đi du lịch theo chương trình du lịch biển. Để tiện lợi trong việc xem xét chỉ tiêu này trong tổng thể các chỉ tiêu liên quan đến phát triển các điểm, tuyến du lịch biển, việc đánh giá thời gian hoạt động của các điểm du lịch biển cũng có thể chia làm 4 cấp: • Rất dài: Có trên 150 – 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. • Khá dài: Có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. • Trung bình: Có từ 100 - 50 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. • Ngắn: Có dưới 50 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có dưới 40 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người. + Tính liên kết và KNTC: Đây cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá TNDL. Du khách khi chọn điểm đến họ luôn chú ý đến tiềm năng, sản phẩm du lịch, khoảng cách, thời gian đi và các loại phương tiện có thể sử dụng để đi, bảo đảm cho chuyến tham quan đạt được mục đích, nhu cầu của họ. Hiện nay các thông tin về điểm du lịch như về cơ sở hạ tầng du lịch, sức hấp dẫn, giá trị điểm du lịch đối với địa phương hay với quốc gia cũng rất được nhiều khách du lịch quan tâm, làm tăng thêm KNTC của điểm du lịch. Việc đánh giá tính liên kết và KNTC có thể chia làm 4 cấp: • Rất thuận lợi: Có trên 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết. Khoảng cách 10 – 100km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ và có thể sử dụng từ 2 – 3 phương tiện vận chuyển thông dụng. • Khá thuận lợi: Có 3 - 5 điểm du lịch. Khoảng cách 100 – 200km, thời gian đi đường ít hơn 5giờ và có thể sử dụng từ 2 – 3 phương tiện vận chuyển thông dụng. • Thuận lợi: Có 2 - 3 điểm du lịch. Khoảng cách 200 – 500km, thời gian đi đường ít hơn 12giờ và có thể sử dụng từ 1 – 2 phương tiện vận chuyển thông dụng. • Kém thuận lợi: Có một hoặc không có điểm du lịch nào xung quanh để liên kết được. Khoảng cách trên 500km, thời gian đi đường hơn 24giờ và có thể sử dụng từ 1 – 2 phương tiện vận chuyển thông dụng. + Sức chứa (sức tải) du lịch: Sức chứa – khả năng tải (carrying-capacity) là một yếu tố cơ bản của một lãnh thổ du lịch, là khái niệm quan trọng hàng đầu trong quản lí du lịch. “ Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên”. Khái niệm “sức chứa” bao gồm 4 khía cạnh: vật lí, sinh học, tâm lí và xã hội. Ngoài ra còn bao hàm cả mức độ quản lí du lịch. Có thể hiểu sức chứa du lịch là số lượng người cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng bản địa và du khách và không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của địa phương. 14 Sức chứa du lịch đối với một khu vực đánh giá là tổng sức chứa của từng điểm du lịch. Nó phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của du khách (thường xuyên thay đổi theo mùa vụ) và có quan hệ chặt chẽ với số dân bản địa. Đánh giá sức chứa du lịch không thể theo xu thế càng nhiều du khách càng tốt mà là càng phù hợp với các điều kiện của địa phương càng tốt. Sức chứa du khách nói lên tiềm năng và qui mô đón nhận du khách với những điều kiện phù hợp nhất… Sức chứa du khách phản ánh khả năng và qui mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch và được xác định bằng các chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát thiết kế, thực nghiệm và kinh nghiệm thực tế… • Rất lớn: Có sức chứa 800 - 1000 người/ngày • Khá lớn: Có sức chứa 500 - 800 người/ngày • Trung bình: Có sức chứa 100 - 500 người/ngày • Kém: Có sức chứa dưới 100 người/ngày. Trên đây là sức chứa chung cho các LHDL. Đối với du lịch biển, khả năng tải của điểm du lịch còn thể hiện ở mức độ bền vững trong khai thác tài nguyên. Có thể xét tính bền vững của vòng đời một điểm du lịch để thấy rõ điều đó: Hình 2: Vòng đời của một điểm du lịch thương mại (theo Wong P.P, 1993) Biểu hiện logic của khái niệm sức chứa trở thành sự phát triển của một số cơ cấu quy hoạch và quản lý đã được thực thi, tạo ra với mục đích kết nối sở thích của du khách với hoàn cảnh cụ thể của các cảnh quan và di tích tự nhiên. Mục tiêu ban đầu của các nghiên cứu đó là bảo vệ cơ sở tài nguyên, nhưng cũng nhằm đảm bảo rằng con người có thể hưởng thụ những trải nghiệm nghỉ dưỡng trong điều kiện có quản lý hoạt động của du khách - Xây dựng thang đánh giá tổng hợp và trọng số đánh giá Trong thực tế, các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá TNDL có các tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều nhau. Vì thế để đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá điều cần thiết phải xác định hệ số cho các tiêu chí. Để làm được việc này người đánh giá thường căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, điều tra hoặc bằng trực giác trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm để xác định chính xác các hệ số này. Các hệ số này có thể là 1, 2 hoặc 3 đối với mỗi tiêu chí và sẽ được nhân với số điểm của tiêu chí đó để tính điểm chung. 15 Bảng 2: Xây dựng bảng đánh giá tổng hợp cho TNDL địa chất – địa mạo Trọng số (Wj) K1 Tiêu chí 1 (độ hấp dẫn) R1 K 1 R1 K 2 R1 K 3 R1 K 4 R1 Tiêu chí 2 (thời gian khai thác) R2 K 1 R2 K 2 R2 K 3 R2 K 4 R2 Tiêu chí 3 (tính liên kết và KNTC) R3 K 1 R3 K 2 R3 K 3 R3 K 4 R3 Tiêu chí 4 (sức chứa) R4 K 1 R4 X1 K 2 R4 X2 K 3 R4 X3 K 4 R4 X4 Trung bình Không thuận lợi Tiêu chí đánh giá Tổng điểm đánh giá Phân cấp đánh giá Cấp đánh giá K2 K3 Rất thuận Khá thuận lợi lợi K4 K1: Rất thuận lợi điểm số = 4 K3: Trung bình: điểm số = 2 K2: Thuận lợi điểm số = 3 K4: Không thuận lợi: điểm số = 1 R1: trọng số 1, điểm số = 3;R2: trọng số 2, điểm số = 1; R3: trọng số 1, điểm số = 2 Trong đánh giá tổng hợp cho du lịch, việc sử dụng tích điểm sẽ tạo ra sự chênh lệch điểm rất lớn giữa các mức độ đánh giá. E.L. Raikh (1971) quan niệm trọng số của các yếu tố phần lớn được xác định một cách trực giác, do đó việc đánh giá lũy tích các điều kiện sẽ không rõ ràng và khách quan. - Tiến hành đánh giá Tiến hành đánh giá nhằm xác định được điểm đánh giá cho từng địa điểm du lịch. Điểm đánh giá bao gồm điểm riêng của từng tiêu chí và số điểm đánh giá tổng hợp cho từng tiêu chí.Như vậy điểm đánh giá riêng cao nhất của một tiêu chí đối với cấp cao nhất (4) và có hệ số cao nhất (3) sẽ là: 43 =12 điểm và điểm đánh giá riêng thấp nhất ở cấp thấp nhất của tiêu chí đó và có hệ số thấp nhất sẽ là: 11=1 điểm. Điểm đánh giá tổng hợp cao nhất là 32, thấp nhất là 8. Căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể của từng đối tượng để xác định tỉ lệ phần trăm so với số điểm tối đa. Bảng 3: Điểm đánh giá tổng hợp TNDL địa chất – địa mạo Cấp đánh giá Rất thuận lợi Số điểm 26 - 32 Tỉ lệ % so với điểm tối đa 81 - 100 Khá thuận lợi 20 - 26 61 - 80 Trung bình 13 - 20 41 - 60 Không thuân lợi 8 - 13 25 - 40 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lí Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa, ba tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực bắc: 14º42’10’’ vĩ độ bắc. Phía nam giáp tỉnh Ninh 16 Thuận, điểm cực nam: 11º42’50’’ vĩ độ bắc. Phía tây giáp ba tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, điểm cực tây 108º37’30’’ kinh độ đông. Phía đông giáp biển Đông, điểm cực đông: 109º27’55’’ kinh độ đông. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, ba tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ. Bảng 4: Diện tích và chiều dài đường bờ biển lãnh thổ nghiên cứu Tỉnh Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Tổng Diện tích (km²) 6.022,43 5.045 5.197 16.264,45 Đường bờ biển 134 189 385 708 Tiêu chí 1.2.1.2. Địa chất, địa hình Theo tài liệu nghiên cứu lãnh thổ ba tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa nằm trên đới cấu tạo Kom Tum, với số liệu phân tích cho thấy nguồn gốc đá gồm hai loại chính sau: - Đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch. Đất hình thành trên đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch có kết cấu rời rạc giữ nước kém. - Khối macma điển hình là đá granit, thành phần chủ yếu là thạch anh, ngoài ra còn có mica. Đất hình thành trên đá granit thường có thành phần cơ giới nhẹ. Ngoài ra còn có đá ryolit, đaxit có nguồn gốc mac ma phun trào. Do quá trình phong hóa vật lí, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Dọc theo dải ven biển có các vũng, vịnh đầm phá ven biển rất điển hình, cụ thể: - Vũng vịnh ven biển có vịnh Quy Nhơn, vịnh Làng Mai (Bình Định); vịnh Xuân Đài (Phú Yên); vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Các vũng vịnh vơi sđặc trung hình thái, quá trình hình thánh khác nhau. - Về đầm phá ven biển ở Bình Định – Phú Yên – Khánh Hoà được xác gồm hệ thống 6 đầm phá ven biển tiêu biểu: Đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Cù Mông, đầm Ô Loan (Phú Yên), đầm Thuỷ Triều (Khánh Hoà).. Nhìn chung, hệ thống đầm phá ven biển của địa phương nghiên cứu được hình thành trong vùng biển có sóng mạnh, thuỷ triều thường không lớn và giàu bồi tích cát, nối với biển qua một cửa, tùy thuộc vào mức độ đóng kín của các cồn cát bao quanh và đặc điểm khí hậu – thủy văn đã tạo nên sự khác nhau về độ mặn của các đầm từ nhóm lợ đến mặn – lợ đến nhóm mặn và các đầm phá luôn bị biến đổi trạng thái đóng mở cửa và độ mặn của khối nước. - Về bãi biển, dọc theo dải ven biển miền Trung nói chung và Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa nói riêng tập trung rất nhiều bãi biển, tuy mỗi bãi biển có những đặc điểm hình thái, cấu tạo riêng do chịu tác động của các nhân tố khác nhau của địa phương, nhưng ở chúng vẫn có nét tương đồng về lịch sử, thời gian hình thành.Hệ thống bãi biển của địa bàn nghiên cứu được hình thành trong vùng có kiểu bờ biển vũng vịnh tích tụ - mài mòn và kiểu bờ biển tích tụ - mài mòn bằng phẳng. Kiểu bờ biển vũng vịnh tích tụ - mài mòn: Ở nước ta kiểu bờ biển này xuất hiện ở hai nơi đó là từ Quy Nhơn đến Vũng Tàu dài 850km và từ Hòn Đất đến Mũi Nai cùng toàn bộ vùng bờ của đảo Phú Quốc với tổng chiều dài khoảng 250km. Về tiến hóa, kiểu bờ biển này là giai đoạn kế tiếp của bờ biển vũng vịnh mài mòn (đang bị san bằng), nằm trong vùng có kiểu bờ biển này nên bờ biển của địa bàn nghiên cứu có đặc điểm dốc, khúc khuỷu, nhiều 17 đảo (nhiều nhất là Khánh Hòa), nhiều mũi đá gốc nhô ra biển tạo điều kiện để hình hệ thống vũng vịnh kéo dài từ Bình Định – Khánh Hòa. Do tác động của sóng và các quá trình động lực đã mài mòn và tạo thánh các bãi biển có cấu tạo bằng cát có độ mài tròn và chọn lọc tốt như Quy Nhơn, Cù Mông, Nha Trang. Kiểu bờ biển tích tụ - mài mòn bằng phẳng: Kiểu bờ biển này ở nước ta kéo dài từ mũi Ròn tới Quy Nhơn dài 750km. Địa bàn nghiên cứu chỉ có bộ phận dải ven biển từ Quy Nhơn đến Tam Quan (Bình Định) nằm trong vùng có kiểu bờ biển này, với hệ thống sông có lưu lượng nước lớn do mưa nhiều như: Sông Lại, sông Nước Lương, sông An Lão, sông Bến Lội… nên tổng lượng dòng chảy rắn tương đối khá. Quá trình tích tụ - mài mòn, mà ưu thế là quá trình tích tụ xảy ra với tốc độ nhanh làm đường bờ mau chóng trở nên bằng phẳng.. 1.2.1.3. Khí hậu Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm trên 25ºC, tổng nhiệt hoạt động trên 9.500ºC, ánh sáng dồi dào, do có những vùng núi cao trên 1.000m nên có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trên dưới 2.000mm/năm, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 – 80% lượng mưa cả năm, còn mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Ngoài ra, vào một số năm vào tháng 5 – 6, do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới theo chiều kinh tuyến nên đã gây ra mưa Tiểu Mãn trong địa bàn. 1.2.1.4. Thủy, hải văn Chịu sự chi phối của đặc điểm địa hình và khí hậu như trên, mạng lưới sông ngòi trên địa bàn ba tỉnh khá dày đặc với nhiều hệ thống sông. Các sông chính trên địa bàn 3 tỉnh như sông Lại Giang, sông Kôn, sông Hà Thanh, sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ, sông Dinh, sông Cái… Những con sông này đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ba tỉnh. Sông ngòi với hình thái ngắn, dốc nên sau khi mưa khoảng một đến hai ngày thì nước sông lên rất nhanh và đây là mùa lũ chính của sông. Bên cạnh mùa lũ chính thì sông ngòi ở đây còn có mùa lũ phụ Tiểu Mãn. Về các quá trình hải văn khu vực biển sát bờ rất phức tạp. Nó phụ thuộc vào các quá trình khí quyển và hải dương với đặc tính biến đổi theo không gian và thời gian khá lớn. - Nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa. Nhiệt độ tầng mặt trong mùa nắng là 260C, mùa mưa là 290C. Nhiệt độ tầng đáy ở mùa nắng 20,4 0C, mùa mưa 29,60C. - Độ mặn của nước ven bờ phụ thuộc vào mùa mưa và mùa khô khá rõ rệt. Vào mùa mưa, độ mặn trung bình khoảng 2,3‰ và tương đối ổn định, chỉ biến động trong khoảng nhỏ (23 - 24‰ ). - Về thủy triều: Khu vực ven bờ chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều, hàng tháng số ngày nhật triều chiếm từ 18 - 22 ngày. Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường vào đầu tháng và giữa tháng âm lịch. Vào thời kỳ này biên độ thủy triều đạt từ 1 - 2 m. Trong thời kỳ nước kém biên độ thủy triều khá nhỏ khoảng 0,3 - 0,5 m. 1.2.1.5. Sinh vật Hệ sinh thái dưới đáy biển đa dạng và phong phú với nhiều loại động vật, thực vật biển. Chính yếu tố này đã thu hút khách du lịch biển ngày càng đông đảo. Hệ sinh vật của 18 dải ven biển gồm có các loài: Tôm sú, sò huyết, ngao, cá ngừ, cá thu, cá nục, cá hồng, cá mú… Ngoài ra Bình Định có trên 467 loài cá, 23 loài mực, 220 loài tảo… Phú Yên có trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quý. Vịnh Nha Trang có 350 loài san hô, 230 loài cá biển, 122 loài giáp xác, 27 loài da gai, 112 loài nhuyễn thể, 69 loài rong biển, tảo, thủy tức, giun, hải quỳ… Sinh vật biển đa dạng phục vụ cho phát triển các LHDL. Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và cũng là nguồn tài nguyên có khả năng thu hút khách du lịch. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của Bình Định phân bố dọc theo đầm Thì Nại, đầm Đề Gi, vùng cửa sông giáp biển… Đặc biệt ở đầm Thì Nại có rừng ngập mặn Cồn Chim có hệ động thực vật phong phú và giàu tiềm năng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của Khánh Hòa chủ yếu tập trung ở đầm Thủy Triều, Cam Ranh, đầm Nha Phu… Phổ biến ở rừng ngập mặn là các loài Đước đôi (Rhizophora apiculata), Bần trắng (Sonneratia alba), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Xu ổi (Xylocarpus granatum), Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Mắm (Avicennia)…. Động vật trong rừng ngập mặn cũng rất phong phú với các loài động vật thủy sinh và có cả các loài động vật như trăn, rắn… Các loài côn trùng, sâu bọ, các loài chim như công trĩ, sáo, họa mi, khướu… Ngoài ra dọc dải ven biển có các rừng phi lao tạo ra những cảnh quan ven biển đẹp và hấp dẫn. Tại Bình Định còn có rừng văn hóa cảnh quan Ghềnh Ráng được ví như ‘lá phổi xanh” của thành phố Quy Nhơn gắn với khu du lịch Ghềnh Ráng, là một điểm du lịch khá nổi tiếng ở đây. 1.2.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.2.1. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, ba tỉnh Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa có dân cư khá đông, là địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, dân cư phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở dải đồng bằng thuộc các huyện ven biển của tỉnh. Bảng 5 : Đặc điểm dân cư của địa bàn nghiên cứu Tỉnh Huyện, thành phố ven biển Số dân toàn tỉnh (nghìn người) Đặc điểm dân cư Tên Số dân Tỉ lệ % so với số dân toàn tỉnh Bình Định 1485,9 Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Quy Nhơn 1140,6 76,7 Phú Yên 861,9 Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Đông Hòa 511,2 59,3 Khánh Hòa 1156,9 Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh 976,3 82,8 (Nguồn: Tổng cục thống kê 2010) Nhìn chung, các huyện ven biển với số dân trập trung khá cao, chiếm tỉ lệ cao so với dân số toàn tỉnh, nguồn lao động dồi dào, lao động tham gia hoạt động kinh tế trên 15 tuổi chiếm trên 55%. Ngoài ra, số lao động hoạt động trong ngành du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là Khánh Hòa. 1.2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế 19 Với ưu thế về vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế của địa phương. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa có nhiều chuyển biến sâu sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của cả nước. Cụ thể: Bảng 6: Cơ cấu kinh tế Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa năm 2010 Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực (%) Khu vực I Khu vực II Khu vực II Bình Định 34 30,5 35,5 Phú Yên 29,2 34,4 36,4 Khánh Hòa 15 41,7 43,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê) So với Bình Định, Phú Yên thì Khánh Hòa có nền kinh tế phát triển hơn, khu vực III chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch và được xem là trung tâm du lịch của cả nước. Mục tiêu phát triển kinh tế đặc ra cho các địa phương trong giai đoạn tới đó là chú trọ đầu tư phát triển các ngành được xem là thế mạnh như phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đặc biệt là du lịch trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch của các huyện vùng biển. 1.2.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật Tỉnh Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch của ba địa phương luôn được đầu tư để đảm bảo nhu cầu cho khách du lịch khi đến đây, đặc biệt là hệ thống các cơ sở lưu trú. Khánh Hòa địa phương có cơ sở lưu trú nhiều và hiện đại nhất, đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sức hút du khách. Tiêu chuẩn Tỉnh Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Tổng 5 sao 3 – 4 sao Dưới 3 sao 64 * Tổng số phòng 110 0 5 2647 100 1 3 2500 409 (có 200 2 8 * 13000 khách sạn) Bảng 7: Cơ sở lưu trú tại Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa * Chưa có số liệu (Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch) Bên cạnh cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch thì mạng lưới giao thông ở các địa phương ven biển của ba tỉnh nhìn chung khá đồng bộ và ngày càng hiện đại hơn. Ngoài hệ thống giao thông trong nội bộ từng tỉnh như cảng hàng không (Phù Cát, Đông Tác, Nha Trang, Cam Ranh...), đường bộ…còn có sự liên kết để tạo thành các tuyến đường liên tỉnh, điển hình là quốc lộ 1D chạy dọc ven biển nối Quy Nhơn – Sông Cầu. Như vậy với hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch của địa phương khá đồng bộ và hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và triển khai hoạt động du lịch đặc biệt là các huyện ven biển 1.2.2.4. TNDL nhân văn 20 Với lịch sử thành lập lâu đời của địa phương, cùng với quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân và gắn liền với vùng biển đã tạo nên một nét đặc sắc về văn hóa trong đời sống của mọi người dân. Là cư dân của vùng biển Nam Trung bộ, với truyền thống lâu đời cùng với phong tục, tập quán sinh sống, ở đây người dân còn lưu giữ rất nhiều những nghệ thuật truyền thống: Hát Bài chòi, chèo Bả trạo, nghệ thuật tuồng…. Ngoài ra, các lễ hội truyền thống ở đây cũng rất phong phú: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội văn hóa các dân tộc vùng biển, lễ hội đua thuyền vào dịp đầu xuân… cũng đã tạo nên nét đẹp trong đời sống của người dân nơi này. Bên cạnh các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống của cư dân vùng biển thì ở đây còn có một số di tích văn hóa có giá trị như: Thành Đồ Bàn, các ngôi tháp Chăm, đền thờ các vị anh hùng, nhà thờ, chùa chiền, Vũng Rô với di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển… Như vậy, với nền văn hóa đặc sắc, đậm đà và mang nhiều vẻ đẹp riêng cùng với người dân ven biển giàu lòng nhân hậu, mến khách đã tạo nên ấn tượng mạnh cho du khách thập phương mỗi khi đến đây.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan