Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá điều kiện tự nhiên vịnh bái tử long quảng ninh phục vụ phát triển du ...

Tài liệu đánh giá điều kiện tự nhiên vịnh bái tử long quảng ninh phục vụ phát triển du lịch

.PDF
123
4
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------o0o----- BÙI THÙY VÂN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VỊNH BÁI TỬ LONG – QUẢNG NINH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI, 2009 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BÙI THÙY VÂN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VỊNH BÁI TỬ LONG – QUẢNG NINH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Nguời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh HÀ NỘI, 2009 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................4 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................12 1.1.Khái niệm .......................................................................................................12 1.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch ..................................................12 1.1.2.Đánh giá điều kiện tự nhiên ......................................................................14 1.1.3.Ý nghĩa đánh giá điều kiện tự nhiên .........................................................18 1.2.Phƣơng pháp đánh giá điều kiện tự nhiên ..................................................20 1.2.1. Các phương pháp phổ biến trong đánh giá điều kiện tự nhiên ...............24 1.2.2. Xác định thang đánh giá ..........................................................................25 1.2.2.1. Các yếu tố đánh giá ...........................................................................24 1.2.2.2. Điểm của bậc và hệ số của các yếu tố ...............................................32 Chƣơng 2: MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VỊNH BÁI TỬ LONG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ..................................................36 2.1. Tổng quan về Vịnh Bái Tử Long ................................................................ 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................36 2.1.2. Các khu vực du lịch .................................................................................40 2.2. Kết quả đánh giá từng yếu tố ......................................................................41 2.2.1. Độ hấp dẫn............................................................................................... 41 2.2.2. Độ bền vững của môi trường tự nhiên ....................................................56 2.2.3. Vị trí và khả năng tiếp cận .......................................................................62 2.2.4.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch ......................................65 2.3. Kết quả đánh giá tổng hợp ..........................................................................70 2.3.1. Khu vực trung tâm – thị trấn Cái Bầu .....................................................70 2.3.2.Khu vực Quan Lạn – Minh Châu ..............................................................70 3 2.3.3. Khu vực Bản Sen ......................................................................................71 2.3.4. Khu vực Ngọc Vừng – Thắng Lợi ............................................................71 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH DU LỊCH ......................................................................................................74 3.1. Thực trạng phát triển du lịch ở khu vực Vịnh Bái Tử Long....................74 3.2. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch ........................................76 3.2.1.Thuận lợi ...................................................................................................76 3.2.2.Khó khăn ...................................................................................................80 3.3. Đề xuất quy hoạch du lịch ..........................................................................81 3.3.1.Khu vực trung tâm – Thị trấn Cái Rồng ...................................................81 3.3.2.Khu vực Quan Lạn – Minh Châu ..............................................................83 3.3.3.Khu vực Ngọc Vừng – Thắng Lợi .............................................................84 3.3.4.Khu vực Bản Sen .......................................................................................85 KẾT LUẬN ..............................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 90 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTL Bái Tử Long DLST Du lịch sinh thái ĐKTN Điều kiện tự nhiên HST Hệ sinh thái KT – XH Kinh tế - Xã hội KS Khách sạn SSD Chiến lược phát triển bên vững TNDL Tài nguyên du lịch TNTN Tài nguyên thiên nhiên TX Thị xã VQG Vườn Quốc gia 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Stt Hình 1 2 1.1 1.2 3 1.3 4 5 6 7 1.4 2.1 2.2 2.3 Tên hình Trang Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm Những điều kiện tốt cho một bãi tắm Các chỉ tiêu đánh giá độ tương phản của tổng thể tự nhiên Mức độ đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ tại huyện Vân Đồn 25 25 Chất lượng nước biển ven đảo 57 27 34 57 Kết quả đánh giá tổng hợp Khu vực trung tâm – Thị trấn Cái Bầu 70 8 2.4 Kết quả đánh giá tổng hợp khu vực Quan Lạn – Minh Châu 70 9 2.5 Kết quả đánh giá tổng hợp khu vực Bản Sen 71 10 2.6 Kết quả đánh giá tổng hợp khu vực Ngọc Vừng – Thắng Lợi 71 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bái Tử Long là một vịnh của Việt Nam, nằm trong vịnh Bắc Bộ, ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Vịnh Bái Tử Long bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp đất liền với thị xã Cẩm Phả và phía đông bắc giáp huyện đảo Cô Tô . Vịnh Bái Tử Long bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và trong đó có nhiều đảo lớn và có dân sinh sống. Cư dân tập trung ở các đảo lớn Cái Bầu, Trà Bản, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Và hiện nay du lịch là một hoạt động kinh tế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, góp phần thay đổi diện mạo cuộc sống cư dân nơi đây. Các đảo ở Bái Tử Long có dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, là hình ảnh cổ xưa của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất khoảng 300 triệu năm. Quá trình Carstơ bào mòn, phong hoá tạo ra một một hình thái đặc biệt như một bức tranh thủy mạc được tạo ra từ biển và đảo. Nằm cạnh Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Bái Tử Long với những hòn đảo xinh đẹp và những bãi cát dài trắng xóa ngày càng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, có tiềm năng vô cùng lớn để phát triển thành một điểm đến du lịch biển có chất lượng cao. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở đây vẫn mang tính bột phát. Để có có sở xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, cần phải nắm vững các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên. Mặc dù vậy cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về nguồn lực này. Kiểm kê, đánh giá toàn bộ tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên góp phần xây dựng quy hoạch, nhằm phát triển du lịch bền vững vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do vậy nghiên cứu đánh giá 7 các điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích phát triển du lịch là một việc làm cần thiết vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Khái quát đặc điểm chung Vịnh Bái Tử Long và những nét chính về hoạt động du lịch tại đây. Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đánh giá. Lựa chọn các yếu tố đánh giá: Độ hấp dẫn, độ bền vững của các thành phần tự nhiên, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng thang điểm, hệ số của từng yếu tố: phân tích chi tiết phương pháp nghiên cứu, tính toán để có hệ số cho từng yếu tố. Xác định thang điểm chung cho tổng thể các yếu tố. Từ đó, đánh giá điều kiện tự nhiên của những điểm du lịch chính thuận lợi ở mức độ nào cho phát triển du lịch. Xác định giá trị điều kiện tự nhiên của các điểm du lịch chủ yếu. Xác định những loại hình du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên của toàn bộ khu vực vịnh nói chung và từng khu vực du lịch chính. Đề xuất một số ý kiến để quy hoạch các điểm du lịch trong khu vực vịnh để đảm bảo sự phát triển bền vững, đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề *Thế giới Theo Projinik [23] từ những năm 30 của thế kỷ XX đã có các công trình nghiên cứu các dòng khách và tài nguyên du lịch. Đến thập niên 60 và 70 có các công trình đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích nông nghiệp, xây dựng, giao thôngv.v…Ngành địa lý đánh giá phổ biến nhất là đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện địa lý hoặc tài nguyên cho một hoạt động kinh tế nào đó. Thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Liên Xô… Phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi được sử dụng để đánh giá các tổng thể tự nhiên cho một mục đích kinh tế nào đó. Nhưng sao này nó được rất nhiều nhà nghiên cứu du lịch áp dụng trong đánh giá lãnh thổ, đánh giá các loại tài nguyên du lịch, đánh giá cho việc phát tiển du lịch bền vững, đánh giá cho việc xác lập các điểm, tuyến du lịch…. 8 Đáng kể có công trình của L.I.Mukhina “Những nguyên tắc và phương pháp đánh giá kỹ thuật các tổng thể tự nhiên”[8]. Giá trị của công trình này là đã đóng góp phương pháp luận khoa học cho các công trình đánh giá tổng thể tự nhiên. Tác giả đã chỉ ra được những bước cơ bản để tiến hành một công trình đánh giá và được áp dụng vào rất nhiều các công trình đánh giá trong lĩnh vực du lịch. Theo tác giả một công trình đánh giá bao gồm mười bước: Cụ thể hóa nhiệm vụ nghiên cứu, phát hiện mối liên quan giữa khách thể và chủ thể đánh giá, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu cần thiết, xây dựng thang đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp, xây dựng các chỉ dẫn cho việc đánh giá…Trong phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi các bước tiến hành đánh giá cũng tương tự. Trong các nghiên cứu của các nhà địa lý và du lịch thuộc các nước phương Tây đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên trong các quy hoạch tổng thể cho phát triển của một khu vực. Bôniface&Cooper [37], Gunn Clare [38], Edward Inskeep [39] đều khẳng định nghiên cứu đánh giá tài nguyên là bước cơ bản đầu tiên khi quy hoạch du lịch. M.Klaus đã đánh giá các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thực vật) cho quy hoạch các trung tâm nghỉ dưỡng. Các nhà nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới đã xây dựng được rất nhiều các chỉ tiêu để dựa vào đó tiến hành đánh giá các tài nguyên du lịch theo chuẩn: Các chỉ tiêu về sinh khí hậu, xác định ngưỡng nhiệt độ thuận lợi với cơ thể con người, đối với các nước có khí hậu nhiệt đới thì nhiệt độ thích hợp là 18-26 độ, còn với những người sinh sống ở vùng ôn đới thì lại là 15-23 độ [29] . Chỉ tiêu về diện tích bãi tắm tính theo đầu người ở một số quốc gia như Mỹ, châu Âu. Chỉ tiêu về sức chứa khách du lịch để đảm bảo hiệu quả khai thác phục vụ du lịch và độ bền vững của môi trường tự nhiên [ 9 ]. Phương pháp tính giá trị tài nguyên bằng các phương pháp kinh tế cũng được tiến hành nghiên cứu từ những năm 60. Những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu xác định giá trị du lịch của các khu vực cảnh quan thiên nhiên theo thị trường là Clawson và Knetsch. Những kĩ thuật tính toán hiện đã được công nhận và sử dụng rộng rãi trong đánh giá du lịch là: phân tích chi phí – lợi ích, đánh giá tác động môi trường, thị trường thay thế (giá trị tài sản, chi phí du hành, đánh giá ngẫu nhiên) và 9 kiểm kê môi trường. Kết quả các sau khi tiến hành đánh giá kinh tế là chính là tiền. Ví dụ như ở phương pháp chi phí du hành (TCM – Travel cost method) định gái trị cho cảnh quan thông qua chi phí tham quan. Để có cơ sở cho việc tính toán giá thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp khách tham quan. *Việt Nam Từ những năm 60 của thế kỉ XX ngành địa lý tự nhiên đã có những thành tựu trong việc phân vùng địa lý và kiểm kê tài nguyên trên toàn quốc tạo tiền đề quan trọng cho việc quy hoạch lãnh thổ cho các mục đích kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Những năm 80 xuất hiện rất nhiều công trình quy hoạch, tổ chức lãnh thổ và phân vùng du lịch trong đó đều ít nhiều đánh giá tài nguyên du lịch dù chỉ dừng ở mức khái quát, miêu tả định tính: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam” (1986), “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam” (1986), “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam” (1991), “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” (Vũ Tuấn Cảnh&nnk, 1995), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam” (Tổng cục du lịch, 1995), “Địa lý du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1997). “Địa lý du lịch” của Nguyễn Minh Tuệ và nhóm tác giả đã đưa khái niệm về tài nguyên du lịch, phân loại tài nguyên du lịch, chỉ tiêu để đánh giá các loại tài nguyên có các tiêu chuẩn thế nào thì sẽ phù hợp với một loại hình du lịch cụ thể, các dạng cảnh quan như thế nào sẽ có sức hấp dẫn thu hút du lịch. Tác giả cũng đã đưa ra được cơ sở lý luận và phương pháp khoa học để phân vùng du lịch, xác định tuyến điểm du lịch. Các công trình nghiên cứu tiến hành đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch: “Dự án quy hoạch tổng thể chỉ đạo phát triển du lịch hồ Đại Lải huyện Mê Linh, Hà Nội” (Vũ Tuấn Cảnh&nnk,1990), “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì- Hà Tây phục vụ mục đích du lịch” (Đặng Duy Lợi, 1993), “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An” (Nguyễn Thế Chinh, 1995), “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ” (Hồ Công 10 Dũng, 1996). Ba công trình trên đều dùng phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi. Các tác giả đã đánh giá các điều kiện tự nhiên trong khu vực cho mục đích nói chung, chưa chỉ ra các loại hình du lịch cụ thể nào. Các yếu tố được sử dụng để đánh giá: Vị trí của điểm du lịch, độ hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững. Trong công trình của tác giả Nguyễn Thế Chinh và Hồ Công Dũng có thêm yếu tố hiệu quả kinh tế. Một trong các công trình tổng quan lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch là cuốn “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” của Phạm Trung Lương. Tác giả đã thống kê các kiểu đánh giá, các phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch và đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên. 4. Đối tƣợng và phạm vi đề tài Đối tượng nghiên cứu: Trong giới hạn của đề tài sẽ chọn thành tố của điều kiện tự nhiên như địa hình, cảnh quan, bãi biển và các điều kiện cần thiết để khai thác tài nguyên độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận, và cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch. Giới hạn lãnh thổ: Vịnh Bái Tử Long rất rộng lớn bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp đất liền với thị xã Cẩm Phả và phía đông bắc giáp huyện đảo Cô Tô. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tại những khu vực có đang có hoạt động du lịch nhộn nhịp: Khu vực trung tâm – thị trấn Cái Bầu, khu vực Quan Lạn – Minh Châu, khu vực Bản Sen, khu vực Ngọc Vừng – Thắng Lợi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Nội dung chủ yếu của luận văn là phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên trong tương quan tác động nhiều chiều, và có sự tương tác qua lại giữa các điều kiện cần thiết để khai thác như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Vì vậy phương pháp luận trong nghiên cứu bao gồm: -Quan điểm hệ thống: phát triển du lịch ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào đều phải đặt 11 trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống kinh tế, thể hiện tính thống nhất theo lãnh thổ từ cấp tỉnh, địa phương, và điểm du lịch. Tính hệ thống về tự nhiên thể hiện thông qua các quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên như địa chât, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật v.v…Những yếu tố này có quan hệ mật thiết với các điều kiện cơ sở vất chất kỹ thuật, lao động phục vụ trong ngành du lịch, người dân địa phương v.v….là những chủ thể khai thác chúng phục vụ cho những mục đích cụ thể. -Quan điểm lịch sử thể hiện khi nghiên cứu phải có những kế thừa phát triển những nền tảng nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là cách thức cụ thể hay công cụ được sử dụng để nghiên cứu một vấn đề khoa học, nhằm mục đích đi đến kết quả một cách chính xác. Để thực hiện nội dung nghiên cứu, cần vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau, những phương pháp chính được sử dụng trong đề tài: -Phương pháp thu thập, hệ thống, tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp. Để có nền tảng cho nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên được in thành sách, tạp chí, trên internet, liên quan đến các vấn đề đánh giá điều kiện tự nhiên và du lịch. Sau đó tiến hành hệ thống, tổng hợp, phân loại dữ liệu, đưa ra những kết luận có căn cứ. -Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp khảo sát thực địa là một trong những phương pháp quan trọng giúp kết quả nghiên cứu có tính xác thực. Hai đợt khảo sát thực địa tiến hành vào trung tuần tháng 4 năm 2009, và tuần đầu tiên tháng 7 năm 2009. Tiến hành điền dã một số điểm du lịch quan trọng của Vịnh Bái Tử Long tác giả đã trực tiếp xác định các giá trị điều kiện tự nhiên, bổ sung thêm thông tin, quan sát thực tế để đưa ra những giải pháp hợp lý và có tính xác thực. -Phương pháp chuyên gia Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và những tác giả có các công trình nghiên cứu về Vịnh Bái Tử Long. 12 6. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên vịnh Bái Tử Long đối với hoạt động du lịch Chương 3: Định hướng khai thác điều kiện tự nhiên cho mục đích du lịch 13 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Khái niệm 1.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch Du lịch là một hoạt động đặc biệt của con người. Hoạt động du lịch của con người có nhiều mục đích khác nhau. Con người đi du lịch để nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, mở mang hiểu biết, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Dưới góc độ kinh tế du lịch mang lại nhiều lợi nhuận, thậm chí ở một số quốc gia thu nhập quốc dân còn dựa hoàn toàn vào kinh doanh du lịch. Dưới góc độ phát triển bền vững du lịch góp phần bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên đang bị đe dọa bởi các hoạt động kinh tế khác. Con người từ từ thủa sơ khai đã hoàn toàn dựa vào thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Sau đó cùng với quá trình tiến hóa loài người sẽ cải tạo tự nhiên để phục vụ theo mục đích mà mình mong muốn. Quá trình cải tạo và khai thác thiên nhiên theo một mục đích nhất định có nghĩa là con người biến các điều kiện tự nhiên xung quanh mình thành tài nguyên. Nước, không khí, địa hình, khí hậu, sinh vật là các điều kiện tự nhiên, khi con người khai thác nó phục vụ một mục đích nhất định trọng quá trình sinh sống của mình thì nó sẽ biến thành tài nguyên. Các điều kiện tự nhiên luôn luôn tồn tại xung quanh như chúng vốn có. Con người khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu du dịch thì sẽ biến điều kiện tự nhiên thành tài nguyên du lịch. Như vậy điều kiện tự nhiên cùng với các giá trị nhân văn chính là đầu vào quan trọng hình thành nên cung du lịch. Trước đây những người quản lý, nghiên cứu và tổ chức kinh doanh du lịch cho rằng điểm, vùng, hay quốc gia nào có điều kiện tự nhiên đa dạng, đặc sắc thì sẽ được đánh giá là có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Nhận định đó chỉ đúng một phần. Nhưng đối với du lịch hiện đại để hoạt động du lịch có đạt được những hiệu quả kinh tế, thẩm mỹ, bảo tồn thì yếu tố quan trọng hàng đầu lại là công tác quy hoạch tổng thể hợp lý, quản lý chặt chẽ. Khi hoạt động du lịch còn sơ khai và nhu cầu con người còn đơn giản thì việc khai thác tài nguyên du lịch cũng hết sức đơn giản. Nơi nào có cảnh quan thiên nhiên đẹp, các bãi biển, những nơi có khí hậu ôn hòa mát mẻ sẽ kéo nhiều du khách 14 đến. Nhưng nhu cầu du lịch ngày càng phong phú đã đa dạng và phức tạp, và tổng lượng cầu cũng tăng lên theo cấp số nhân trên toàn thế giới, đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch phong phú. Đầu vào quan trọng cho việc hình thành các sản phẩm và dịch vụ chính là điều kiện tự nhiên. Để khai thác có hiệu quả và sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên thì phải bước trước tiên phải hiểu rõ về các điều kiện tự nhiên thông qua việc nghiên cứu. Sau đó tiến hành đánh giá tức là xem xét các giá trị của điều kiện tự nhiên phù hợp với hình thức du lịch nào của con người và khả năng khai thác của chúng đến đâu có sức hấp dẫn, và mang lại nhiều giá trị cho khách du lịch hay không. Khi đưa vào khai thác thì điều kiện tự nhiên sẽ biến thành tài nguyên du lịch. Có rất nhiều các khái niệm về tài nguyên du lịch. Luật du lịch Việt Nam năm 2006: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu di lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.”[17, tr.2] Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.”[29, tr.33] Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa-lịch sử và những thành phân của chúng, tạo điều kiện cho việc phục và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra dịch vụ du lịch.” [23,tr.57] Có thể có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về tài nguyên du lịch nhưng các định nghĩa đều thống nhất tài nguyên du lịch bao gồm hai thành tố cơ bản cấu tạo thành đó là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội, các loại hình nghệ thuật, các công trình kiến trúc, điêu khắc, các thành tựu kinh tế v.v… 15 Điều kiện tự nhiên hay các giá trị nhân văn chỉ trở thành tài nguyên du lịch khi nó được nghiên cứu, đánh giá và khai thác cho hoạt động du lịch. Để tạo nên sản phẩm du lịch thì tài nguyên chính là đầu vào quan trọng. Ở những điểm du lịch có tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc thì rất có lợi thế để phát triển du lịch và quyết định quy mô tổ chức. Du lịch là một hoạt động của con người có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường. Khi khai thác tài nguyên du lịch muốn có hiệu quả thì việc quan trọng đầu tiên cần làm tốt đó là nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch.“Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch.”[29,tr106]. Các đối tượng du lịch là khách du lịch, tài nguyên du lich, người tổ chức kinh doanh, phục vụ du lịch và những người quản lý du lịch. Còn các cơ sở phục vụ có liên quan đó là cơ sở vật chất hạ tầng, và cơ sở vật chất kĩ thuật của riêng ngành. Hệ thống lãnh thổ du lịch được tổ chức và vận hành dựa trên các phân hệ chính sau : khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, người tổ chức, quản lí vận hành và phục vụ du lịch. Các thành phần của phân hệ có tác động tương hỗ chặt chẽ. Tổ chức lãnh thổ du lịch được thực hiện từ các cơ quan quản lý cấp cao nhất về du lịch của nhà nước. Các cơ quan này tiến hành quy hoạch phân vùng du lịch để định hướng phát triển du lịch cho quốc gia. Ở các cấp thấp hơn có quy hoạch riêng cho tiểu vùng, á vùng, diểm du lịch. Và công việc đầu tiên khi thực hiện quy hoạch đó chính là kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch rất quan trọng trong hình thành các tuyến điểm du lịch. Các điểm du lịch hiện nay thường được hình thành ở những nơi có tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn hoặc tự nhiên phong phú đa dạng và đặc sắc. Có tài nguyên du lịch đặc sắc nhưng công việc quy hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động du lịch không có hiệu quả thì không những không đạt mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn gây lãng phí tài nguyên nghiêm trọng, thậm chí có thể hủy hoại hoàn toàn tài nguyên. 1.1.2.Đánh giá điều kiện tự nhiên Định nghĩa động từ đánh giá theo từ điển tiếng Việt bao gồm hai nghĩa: 1. Ước định giá tiền, 2. Nhận định giá trị. Theo nghĩa “ ước định giá tiền” có nghĩa là quy 16 ra chủ thể được đánh giá là bao nhiêu tiền. Theo nghĩa “Nhận định giá trị” có nghĩa xác định năng lực, phẩm chất, chất lượng…của chủ thể được đánh giá. Đánh giá có thể chia thành đánh giá định lượng và đánh giá định tính. Đánh giá định lượng là các kết quả phải quy về được các đơn vị đo lường cụ thể: số lượng, khối lượng, kích thước. Trong đánh giá tài nguyên rừng cho hoạt động du lịch kết quả định lượng sẽ là bao nhiêu loài động thực vật, bao nhiêu loài đặc hữu, bao nhiêu cảnh quan hấp dẫn v.v…Chiều rộng, chiều dài bãi tắm là các giá trị định lượng. Đánh giá định tính là nhận định về mặt tính chất, bản chất của sự việc hiện tượng. Ví dụ như nhận xét về chất lượng phục vụ trong khách sạn, thái độ của người dân địa phương đối với khách du lịch nước ngoài v.v… Áp dụng vào đánh giá điều kiện tự nhiên là nhận định giá trị của loại điều kiện đối với hoạt động kinh tế và ích lợi đối với con người. Đánh giá điều kiện tự nhiên được thực hiện ở nhiều ngành khác nhau. Ở ngành nông nghiệp có đánh giá đất đai và điều kiện khí hậu có phù hợp với một loại cây trồng. Trong y tế có đánh giá các điều kiện sinh khí hậu có tác động thế nào đến cơ thể con người. Trong một số ngành kinh tế khác, khai khoáng sẽ có hoạt động thăm dò đánh giá trữ lượng các mỏ khoáng để có kế hoạch khai thác bao nhiêu và khai thác như thế nào. Khi đánh giá cho trong ngành du lịch thường dùng các kiểu đánh giá: đánh giá thẩm mỹ, đánh giá sinh học, đánh giá kỹ thuật, đánh giá kinh tế. Các kiểu đánh giá này thể hiện mối quan hệ tương tác giữa khách thể và chủ thể tiến hành đánh giá. Chủ thể có thể là những nhà khoa học, nhà quản lý, người kinh doanh du lịch, khách du lịch, hay các công trình, hệ thống kỹ thuật phục vụ du lịch. Khách thể thường là tài nguyên. Đánh giá thẩm mỹ xác định mức độ cảm xác và phản ứng tâm lý của khách du lịch đối với các tài nguyên du lịch. Ví dụ như xác định tình cảm, cảm xúc của du khách đối với cảnh quan ở một điểm du lịch, yêu thích, ngạc nhiên rất muốn khám phá sự hoang sơ của cảnh quan hay thất vọng vì cảnh quan không được lộng lẫy như họ mong muốn. Nhận định của khách du lịch đối với nền văn hóa bản địa, phong phú đặc sắc hay cũng giống với nhiều nơi khác. Đánh giá sinh học (hay y học) nhằm xác định các điều kiện môi trường (nước, khí hậu v.v…) thích hợp như thế nào đối với sức khỏe con người hay một kiểu hoạt 17 động du lịch nào đó. Ví dụ như các loại nước khoáng có tác dụng như thế nào với sức khỏe con người. Nước khoáng cácbonic chữa bệnh cao huyết áp, bệnh hệ thần kinh ngoại biên. Nước khoáng silic có tác dụng chữa các bệnh thần kinh, đường tiêu hóa, thấp khớp. Đánh giá kỹ thuật là dùng các chỉ tiêu kỹ thuật xác định sự thích hợp của điều kiện tự nhiên đối với các loại hình du lịch, điểm du lịch, khu du lịch. Hay đánh giá sự phù hợp của các hệ thống kỹ thuật, công trình kỹ thuật đối với các hợp phần hay tổng thể tự nhiên. Ví dụ như với một cảnh quan thiên nhiên ven biển cụ thể xây dựng loại hình lưu trú nào thì phù hợp, khách sạn cao cấp, khu resort, hay là không cho phép xây dựng bất cứ một công trình nào. Đánh giá kinh tế là kiểu đánh giá mà kết quả của nó sẽ là tiền tệ cụ thể. Ví dụ như khoản tiền mà khách du lịch sẵn sàng bỏ ra để mua sản phẩm, dịch vụ du lịch của một điểm du lịch sẽ cho biết được giá trị của tài nguyên ở khu vực đó đáng giá bao nhiêu. Trong du lịch đánh giá tài nguyên luôn được quan tâm thực hiện đầu tiên trước khi tiến hành hoạt động khai thác. Mỗi loại tài nguyên sẽ phù hợp với một số loại hình du lịch nhất định. Trên quan điểm của những người kinh doanh du lịch thì việc đánh giá tài nguyên còn phụ thuộc và thị trường khách mục tiêu mà họ hướng tới. Việc đánh giá tài nguyên còn phụ thuộc vào mục đích chính của hoạt động du lịch tại nơi có tài nguyên, nếu là bảo tồn và giải quyết vấn đề việc làm cho dân cư địa phương thì thường hướng đến các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng. Khi đánh giá tài nguyên phải có tiêu chí tức là tức là cần có các tiêu chuẩn, tính chất, dấu hiệu.. làm căn cứ để nhận biết, tiến hành quá trình đánh giá. Định nghĩa đánh giá tài nguyên du lịch của tác giả Mukhina: Đánh giá tài nguyên là phân loại các các tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho cá hoạt động du lịch-nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới tất cả các loại hình du lịch, đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch cụ thể. Theo Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình: “Đánh giá tài nguyên du lịch là trên cơ sở tư liệu điều tra tiến hành mổ xẻ phân tích sâu đối với tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan. Hiện nay có hai phương pháp là đánh giá định tính và đánh giá định lượng. Đánh giá định tính là sau khi điều tra, người đánh giá căn cứ vào ấn 18 tượng cảm quan và quan niệm giá trị tiến hành miêu tả định tính đối với chất lương tài nguyên du lịch. Đánh giá định lượng là sự đánh giá sau khi đã tiến hành điều tra phân tích tỉ mỉ sâu sắc và vận dụng phương pháp toán học để đo đặc tính toán định lượng đối với tài nguyên du lịch.” [20,tr144-145] Theo Boniface&Cooper: “Đánh giá tài nguyên du lịch là xác định mức độ thuận phù hợp của các tài nguyên cho các loại hình du lịch khác nhau.” [37] Theo Phạm Trung Lương: “Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với toàn bộ hoạt động du lịch nói chung hay đối với từng loại hình du lịch, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ du lịch nói riêng.” [18,tr48-49] Định nghĩa của Mukhina và Boniface&Cooper, và Phạm Trung Lương khá tương đồng. Các giả đều cho rằng đánh giá điều kiện tự nhiên là xác định mức độ thuận lợi phân tích điều kiện tự nhiên phù hợp như thế nào ở mức độ nào với các hoạt động du lịch. Cụ thể ở đây các tác giả dùng từ “mức độ phù hợp cho các loại hình du lịch” chỉ đến mục đích cuối cùng của quá trình đánh giá tài nguyên là phải xác định được tài nguyên du lịch đó sẽ được khai thác cho loại hình du lịch nào để đạt kết quả đã đề ra một cách tốt nhât. Trong định nghĩa của Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình các tác giả chỉ đề cập đến đánh giá tài nguyên là quá trình “tiến hành mổ xẻ phân tích sâu đối với tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan”. Chưa kết luận là sau khi đánh giá phải xác định được loại tài nguyên đó phù hợp với loại hình du lịch nào. Vậy đánh giá tài nguyên du lịch có nhiều ý nghĩa và mục đích. Tiến hành đánh giá có nghĩa là phân tích đặc điểm, tính chất của tài nguyên. Theo mục đích và tiêu chí ban đầu trước đề ra xác định những tài nguyên phù hợp, và các loại hình du lich để khai thác và đầu tư phát triển. Khai thác tài nguyên luôn luôn phải đảm bảo hai mục đích cơ bản là hiệu quả về mặt kinh tế và đảm bảo tính bền vững của tài nguyên và quá trình phát triển du lịch nói chung. Đánh giá tài nguyên là bước đầu tiên của quá trình quy hoạch du lịch. Đánh giá tài nguyên còn có thể được tiến hành theo từng phần hoặc là tổng hợp. Mỗi loại tài nguyên đều có các tiêu chuẩn nhất định để xác định. Tài nguyên thủy 19 văn có các tiêu chuẩn chất lượng nước dùng trong sinh hoạt cho các hoạt động thể thao dưới nước. Khu vực bãi biển ven bờ có các chỉ tiêu về thủy văn là sóng, thủy triều. Với tài nguyên địa hình có các chỉ tiêu như đặc điểm sinh thái, trắc lượng hình thái, mức độ tương phản. Đối với tài nguyên nhân văn thì các tiêu chí cơ bản là số lượng, mật độ, ý nghĩa lịch sử, có ý nghĩa ở tầng phân cấp nào vùng miền, đất nước, hay thế giới. Quá trình đánh giá tài nguyên luôn phải gắn với một lãnh thổ nhất định. Mà một lãnh thổ là tổng hợp của rất nhiều loại tài nguyên, điều kiện tự nhiên khác nhau nêu phải tiến hành đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên. Nếu tiến hành đánh giá riêng biệt mỗi loại tài nguyên mà không đặt chúng vào một hệ thống lãnh thổ và mỗi quan hệ tương tác lẫn nhau thì kết quả đánh giá sẽ sai lệch, khó áp dụng vào thực tế phát triển du lịch có hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững. Khi đánh giá tài nguyên nhân văn ở một địa phương các yếu tố được xác định để đánh giá là số lượng, giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo của các công trình lịch sử văn hóa và đưa ra kết luận nhưng không tính đến yếu tố tâm linh và phong tục tập quán ở địa phương đó là không cho người lạ tiếp cận các công trình riêng của họ thì việc đánh giá để phát triển du lịch đại trà thì kết luận đưa ra sẽ bị sai lệch. 1.1.3.Ý nghĩa đánh giá điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là điều kiện tiên quyết cho rất nhiều hoạt động kinh tế của con người. Chính vì thế đánh giá điều kiện tự nhiên có ở rất nhiều các công trình của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong ngành xây dựng có đánh giá điều kiện tự nhiên cho các hệ thống kĩ thuật, trong nông nghiệp có đánh giá khí hậu có phù hợp với các loại cây trồng, trong y tế có đánh giá các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏa con người như thế nào. Đánh giá tổng thể tự nhiên cho hoạt động du lịch không chỉ là hướng nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch mà còn có sự tham gia của nhiều ngành khác. Khi xác định điều kiện sinh khí hậu ảnh hưởng thế nào đến khách du lịch các công trình đánh gía du lịch phải sử dụng các thông số của y tế. Đánh giá các cơ sở vật chất ảnh hưởng thế nào đến độ bền vững của các hệ sinh thái đang được khai thác phục vụ du lịch cũng phải sử dụng các nghiên cứu của ngành xây dựng. Những đánh giá của những người nghiên cứu về du lịch sẽ sử dụng, tham khảo các công trình của các ngành khác và dựa theo những phương pháp đánh giá 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan