Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quả...

Tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​.

.PDF
66
10
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------- NGUYỄN VĂN BIÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019 i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------- NGUYỄN VĂN BIÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 – KHMT – N02 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên, năm 2019 ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên cuối khóa, nhằm nâng cao năng lực tri thức, tổng hợp các kiến thức đã học và có cơ hội mở rộng kỹ năng thực tiễn trong việc nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa môi trường và giảng viên hướng dẫn khoa học Th.S.Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”. Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S. Nguyễn Thị Huệ, người đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường thành phố Móng Cái, bạn bè và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên khuyến khích em trong thời gian học tập cũng như hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã có những cố gắng nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Biên iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc trưng lượng mưa tỉnh Quảng Ninh.......................................... 19 Bảng 2.2: Tổng hợp trữ lượng nước đến từ mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................................................... 19 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu, phương pháp xác định và tiêu chuẩn so sánh ............ 24 Bảng 4.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2016 ............................................................ 28 Bảng 4.2. Đặc trưng mực nước 02 sông chính tại tỉnh Quảng Ninh .............. 31 Bảng 4.3. Các khu dân cư thải nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông, suối trên địa bàn TP Móng Cái ...................................................................................... 34 Bảng 4.4. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn ..................... 36 TP Móng Cái ................................................................................................... 36 Bảng 4.5. Lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn TP Móng Cái ............. 39 năm 2016 ......................................................................................................... 39 Bảng 4.6. Thành phần CTR y tế trên địa bàn TP Móng Cái ........................... 40 Bảng 4.7. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016 ............. 41 Bảng 4.8. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2017 .............. 42 Bảng 4.9. Chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2018 .............. 43 Bảng 4.10. Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt qua các năm .............. 47 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh............................................... 27 Hình 4.2. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh trong những năm gần đây ................................................................................................................... 30 Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 ................................................................... 30 Hình 4.4. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 37 ......................................................................... Error! Bookmark not defined. Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng TSS trong nước mặt tại thành phố Móng Cái ......................................................................................................... 44 Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trong nước mặt tại thành phố Móng Cái ......................................................................................................... 45 Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng BOD5 trong nước mặt tại ................ 46 thành phố Móng Cái ........................................................................................ 46 Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Coliform trong nước mặt tại thành phố Móng Cái .................................................................................................. 47 v DANH MỤC VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Ý nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CTR Chất thải rắn 3 KCN Khu công nghiệp 4 KLN Kim loại nặng 5 KPHĐ Không phát hiện được 6 ONMT Ô nhiễm môi trường 7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 8 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 9 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 10 TP Thành phố vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 3 PHẦN 2 ......................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................ 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 10 2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 11 2.2.1. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam .................................................... 11 2.2.2. Tài nguyên nước thành phố Móng Cái ............................................................... 17 PHẦN 3 ....................................................................................................................... 21 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................................... 23 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 23 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 23 Thu thập số liệu tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu liên quan đến môi trường nước mặt của TP Móng Cái tại các phòng ban chức năng của TP Móng Cái ................................................ 23 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước được sử dụng trong đề tài ... 23 3.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.............................................................. 23 3.5. Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 25 3.5.1. Phương pháp kế thừa ....................................................................................... 25 vii 3.5.2. Phương pháp so sánh đánh giá ......................................................................... 25 3.5.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................................... 25 3.5.4. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu .................................................................. 26 PHẦN 4 ....................................................................................................................... 26 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 26 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 26 4.1.2. Điều kiện kính tế - xã hội ................................................................................... 28 4.1.3. Hiện trạng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................ 31 4.2. Đánh giá các nguồn tác động đến chất lượng môi trường nước mặt ..................... 33 4.2.1. Nguồn thải sinh hoạt ......................................................................................... 33 4.2.3. Nguồn thải nông nghiệp .................................................................................... 38 4.2.4. Nguồn thải từ y tế ............................................................................................ 38 4.3. Đánh Giá Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016-2018 ... 41 4.3.1. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2016 ................ 41 4.3.2. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2017 ................ 42 4.3.3. Chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái năm 2018 ................ 43 4.3.4. Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại thành phố Móng Cái qua các năm ............................................................................................................................ 44 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường nước mặt tại thành phố Móng Cái ............................................................................................................. 49 4.4.1. Giải pháp về công tác quản lý ............................................................................ 49 4.4.2. Giải pháp giáo dục tuyên truyền ........................................................................ 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 51 5.1. Kết luận................................................................................................................ 51 5.2. Kiến Nghị.............................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 53 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là nguồn tài nguyên vô giá đối với sự sống, sự phát triển của con người và cũng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ hay một vùng quốc gia, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia. Vạn vật không có nước không thể tồn tại, con người cũng không ngoại lệ. Trong cơ thể con người nước chiếm tới 70% trọng lượng. Hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 - 80 lít nước và tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho sinh hoạt; riêng cơ thể con người mỗi ngày cần tới 1,5 - 2 lít nước dùng cho ăn uống. Vậy nước là cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Vai trò của nước là muôn màu, muôn vẻ, nước quyết định sự sống trên Trái Đất. Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng Đông bắc - Tây nam. Tỉnh Quảng Ninh cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Đông Bắc. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía Tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106º26' đến 108º31' kinh độ đông và từ 20º40' đến 21º40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km. Phía Đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương Thành phố Móng Cái nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý từ 21002' đến 21038' vĩ độ bắc; từ 107009' đến 10807' kinh độ đông. 2 Phía đông và đông nam của Móng Cái giáp với huyện Cô Tô và vịnh Bắc Bộ, ở phía tây và tây bắc giáp huyện Hải Hà, phía đông bắc giáp thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Móng Cái có 62 cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có phát sinh nước thải công nghiệp thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Trong đó chủ yếu là các cơ sở chế biến nông, lâm sản (28 cơ sở), cơ sở khai thác chế biến khoáng sản (23 cơ sở)... Ngoài ra còn có 41 cơ sở sản xuất bột sắn mini và 67 cơ sở chăn nuôi lợn hộ gia đình có quy mô từ 100 đầu lợn trở lên. Đây cũng là nguồn phát sinh nước thải đáng kể ra môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh. Phần lớn các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các công trình, biện pháp để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý của các công trình này chưa thật sự cao, vẫn có hiện tượng xả nước thải chưa được xử lý đảm bảo theo quy chuẩn cho phép ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa có Khu/Cụm công nghiệp nào đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Xuất phát từ tình hình thực tế trên và được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” nhằm điều tra đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Móng Cái và từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nước mặt của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Móng Cái. 3 - Đánh giá các nguồn tác động đến chất lượng môi trường nước mặt tại TP Móng Cái. - Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại TP Móng Cái. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt tại TP Móng Cái. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Quan trắc đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nước mặt ở những vùng bị tác động trực tiếp bởi các nguồn thải dẫn đến sự biến động của chất lượng môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung... - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của TP. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi người. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Một số khái niệm về môi trường,các dạng ô nhiễm môi trường nước mặt và tiêu chuẩn môi trường ô nhiễm môi trường nước. - Khái niệm môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, mục I, Luật bảo vệ môi trường, 2014) [6] - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Điều 3, mục 8, Luật Bảo vệ môi trường, 2014) [6]. - Khái niệm về tài nguyên nước: Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống ăn, uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch. Tài nguyên nước được phân thành 03 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc điểm hình thành, khai thác và sử dụng đó là: + Nước mặt: Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông, suối hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là :  Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy. 5  Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong ao hồ, đầm lầy chứa chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo).  Có hàm lượng chất hữu cơ cao.  Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.  Chứa nhiều vi sinh vật. + Nước ngầm: Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong khe nứt, hang cacxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. + Nước máy: Nước máy là nước qua xử lý, tuy nhiên cũng có thể bị ô nhiễm bẩn trên đường dẫn nước, dụng cụ chứa nước không sạch hoặc do sự cố xử lý (Dư Ngọc Thành, 2015) [8]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: ÔNMT nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu các tính chất vật lý -hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước vẫn là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. (Hoàng Văn Hùng, 2009) [5] Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn tới con người và các sinh vật khác. - Các dạng ô nhiễm môi trường nước mặt chủ yếu: Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau: + Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. + Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…) 6 + Thay đổi thành phần hóa học (PH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại…) + Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. + Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp: + Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ oxy trong nước. Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là DO, BOD, COD + Ô nhiễm các chất vô cơ là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết. + Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tặng hàm lượng Nito, Photpho trong nước nhập vào các thủy vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực vật bậc thấp (rong, tảo…) nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm. + Ô nhiễm do kim loại nặng và các hóa chất khác: thường gặp trong các thủy vực gần khu công nghiệp, khu khai khoáng, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân hủy và sẽ tích lũy theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người. + Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thủy vực nhận nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh, sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật. 7 + Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm… Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn. - Tiêu chuẩn môi trường TCMT là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. (Khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2014) [6]. BVMT hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, không chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô nhiễm là vertor lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Chất lượng cuộc sống của con người bị đe dọa khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng. Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về hai phương diện: Phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng môi trường và phương diện kinh tế xã hội, đó chính là hình thức thông báo về các động từ các tác động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khỏe con người, kinh tế và phúc lợi xã hội. Bản đánh giá hiện trạng môi trường có vai trò như một bản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người, thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá trình ra quyết định bảo vệ phát triển bền vững. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cung cấp thông tin nhằm nậng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường; khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng, triển khai và nhân 8 rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu vào những năm cuối thập kỷ 70. Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm nhằm đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, công tác đánh giá hiện trạng môi trường được bắt đầu từ năm 1994, cho đến nay hầu hết các địa phương đều phải thực hiện công tác này. Trong đó, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng nước và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ lượng nước Quốc Gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước. 2.1.1.2. Đánh giá chất lượng nước Theo Escap (1994) [9], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu và chỉ số đó là: - Các thông số vật lí: + Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan. + PH: là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, PH được sử dụng để thể hiện độ axit hay bazơ của nước. Sự thay đổi PH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước, các quá trình sinh học trong nước. - Các thông số hóa học: 9 + DO: DO không tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước. + BOD: là số lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. + COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước + NO3: là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ trong nước thải. + Các yếu tố KLN: các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, cacdimi, sắt, Crom… ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ chở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. 3− 2− + Các nhóm anion NO− 3 , PO4 , SO4 Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ thấp thì chất dinh dưỡng cho tảo và các sinh vật dưới nước. Tuy nhiên, khi nồng độ các chất này cao gây ra sự phù dưỡng nước là nguyên nhân gây nên các biến đổi sinh hóa trong cơ thể người và sinh vật mà sử dụng nguồn nước này. - Các thông số sinh học: + Coliform: là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. + Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI): là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó, được biểu diễn qua một thang điểm. 10 2.1.2. Cơ sở pháp lý Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây ra những tai họa cho con người và môi trường. Do vậy, việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước. Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước nằm ở hai Bộ là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Các văn bản mang tính pháp lý tài nguyên nước đang có hiệu lực: - Luật Bảo vệ môi trường 2014. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông. - Quyết định số 1788/QĐ-TT ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - QCVN 08:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667 – 4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo. 11 - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) – Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng. Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m3/người đối với các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2980 m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai. Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó. 12 Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình toàn năm. - Tình hình ô nhiễm nước ở nước ta + Ở thành thị và các khu sản xuất: Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các nghành đã có sự cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, ở các thành phố lớn, hàng năm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ONMT nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp và rất nặng. Ví dụ như: Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ở các TP này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (Sông, Hồ, Kênh, Mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải,một lượng rác thải rắn lớn trong TP không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong kênh, các sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở TP Hà Nội, tổng lượng nước thải của TP lên tới 300000 - 400000 𝑚3 /ngày, hiện mới chỉ có 5/32 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện, 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải, lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1200𝑚3 /ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành, chỉ số BOD, Oxy hoa tan, các chất 𝑁𝐻4 , 𝑁𝑂2 , 𝑁𝑂3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt qua quy định cho phép ở TP Hồ Chí Minh thì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng