Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá đặc điểm, điều kiện môi trường sinh thái vùng bán ngập lòng hồ thủy điệ...

Tài liệu đánh giá đặc điểm, điều kiện môi trường sinh thái vùng bán ngập lòng hồ thủy điện sơn la

.PDF
93
149
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THU HƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÙNG BÁN NGẬP LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THU HƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÙNG BÁN NGẬP LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Xuân Vận Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đàm Xuân Vận. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017 Học viên HOÀNG THỊ THU HƯỜNG ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Đàm Xuân Vận đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Mường La - tỉnh Sơn La, Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường. Xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 12 tháng 04 năm 2017 Tác giả HOÀNG THỊ THU HƯỜNG iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ....................18 Bảng 2.2. Các thông số được phân tích mẫu đất .......................................................19 Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu nước vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ................21 Bảng 2.4. Các thông số được phân tích mẫu nước....................................................21 Bảng 3.1. Cơ cấu dân tộc ở khu vực dự án ...............................................................30 Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tây Bắc .........................................................33 Bảng 3.3. Tổn thất về cơ sở hạ tầng ..........................................................................34 Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La tại địa bàn các huyện có tái định cư ven hồ ...........................................................................................................38 Bảng 3.4. Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo địa bàn các xã có tái định cư ven hồ Sơn La .........................................................................39 Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu đất vùng bán ngập xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La ..........................................................................................................44 Bảng 3.6. Phân tích theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................48 Bảng 3.7. Kết quả phân tích nước theo độ sâu ở vùng bán ngập tại xã Mường Trai ...................................................................................................................................58 iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Thể hiện giá trị PH đất của 3 loại đất trên ................................................44 Hình 3.2. Hàm lượng Mùn trong đất bán ngập tại xã Mường Trai ...........................45 Hình 3.3. Hàm lượng Nitơ, P2O5, K2O, trong 3 loại đất bán ngập tại xã Mường Trai...........................................................................................................45 Hình 3.4. Nồng độ As so với QCVN 03 ...................................................................46 Hình 3.5. Nồng độ Pb so với QCVN 03 ...................................................................46 Bảng 3.6. Phân tích theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................48 Hình 3.6. Hàm lượng cát, limon và sét tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................49 Hình 3.7. Giá trị pH theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................50 Hình 3.8. Hàm lượng đạm theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, ........................51 xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng .........................................................51 Hình 3.9. Hàm lượng Mùn theo cao trình ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ...................................................................................51 Hình 3.10. Hàm lượng Ca2+, Mg2+, Al3+ tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................52 Hình 3.11. Hàm lượng K2O và P2O5 tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ........................................................................................54 Hình 3.12. Diễn biến, biến đổi theo độ sâu môi trường nước vùng bán ngập tại xã Mường Trai ...............................................................................................................58 v MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4 1.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4 1.1.2. Căn cứ pháp lý...................................................................................................9 1.2. Nghiên cứu về môi trường sinh thái đất ngập nước trên thế giới và Việt Nam ........11 1.2.1. Sinh thái đất ngập nước trên thế giới ..............................................................11 1.2.2. Sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam ...............................................................12 1.2.3. Đất ngập nước ở Sơn La .................................................................................16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...17 2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................17 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................17 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................17 2.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện ......................................................17 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17 2.3.1. Các phương pháp lấy mẫu, phân tích, đo đạc .................................................17 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp................................21 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................22 2.3.4. Phương pháp so sánh.......................................................................................22 2.3.5. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia ..............................................22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................23 3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ....................................23 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................30 vi 3.2. Đặc điểm, điều kiện môi trường đất bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La .........42 3.2.1. Đặc điểm phân chia môi trường sinh thái đất vùng đất bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ...............................................................................................................42 3.2.2. Nhận xét và đánh giá đặc điểm, tính chất đất bán ngập tại xã Mường Trai .........................................................................................................44 3.2.3. Đặc điểm, tính chất đất theo cao trình ngập ở vùng bán ngập tại thị trấn Ích Ong, xã Mường Trai, xã Mường Sại và xã Cà Nàng ................................................47 3.3. Đặc điểm, điều kiện môi trường nước vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ...............................................................................................................55 3.4. Đặc điểm, điều kiện môi trường hệ động - thực vật vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ...............................................................................................................60 3.4.1. Đặc trưng ban đầu của hệ thực vật vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La ...............................................................................................................60 3.4.2. Thực vật vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ........................................62 3.4.3. Động vật vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La........................................65 3.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La .......................................................................................................................67 3.5.1. Giải pháp đối với môi trường sinh thái đất ở vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La .......................................................................................................67 3.5.2. Giải pháp đối với môi trường nước vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ...............................................................................................................68 3.5.3. Giải pháp bảo vệ động thực vật ở vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La .69 3.5.4. Đề xuất giải pháp sinh kế cho người dân vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ......................................................................................................70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................73 I. Kết luận ..................................................................................................................73 II. Kiến nghị ..............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75 PHỤ LỤC ..................................................................................................................78 vii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT MTST : Môi trường sinh thái DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước PTBV : Phát triển bền vững BVMT : Bảo vệ môi trường MT : Môi trường TCCS/PTHH : Tiêu chuẩn cơ sở/ Phân tích hóa học QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TSS : Tổng chất rắn lơ lửng VN : Việt Nam OTC : Ô tiêu chuẩn Nxb : Nhà xuất bản BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường TĐSL : Thủy điện Sơn La TĐC : Tái định cư KHCN : Khoa học công nghệ ĐNN : Đất ngập nước RNM : Rừng ngập mặn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trái Đất là ngôi nhà chung của thế giới, là nơi sự sống con người được sinh sôi nảy nở. Sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của các cuộc Cách mạng công nghiệp, Cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với quá trình Công nghiệp hoá trong hơn 3 thế kỷ qua đã và đang làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc không chỉ bộ mặt của xã hội, loài người và cả tự nhiên. Những biến đổi đó một mặt đất thúc đẩy nền văn minh hiện đại tiến nhanh hơn bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào trước đây, song mặt khác cũng đang bộc lộ tất cả những mâu thuẫn gay gắt chưa thể điều hoà được giữa sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ với việc bảo vệ những điều kiện tự nhiên cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế cũng là sự suy thoái trầm trọng về môi trường sinh thái. Đó không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà giờ đây ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh thái đã trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn nhân loại vì sự sống còn của thế giới. Việt Nam tuy mới bước vào con đường phát triển kinh tế nhưng đã phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Từ thực tiễn nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sinh thái của thời đại và trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay đã nảy sinh nhu cầu cấp thiết cần phải có một cơ sở lí luận - phương pháp luận chung làm nền tảng cho việc xem xét mối quan hệ giữa tự nhiên - con người - xã hội, đặc biệt là vai trò ngày càng to lớn của con người trong việc làm biến đổi tự nhiên. Như chúng ta đã biết, các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình như: đường sá, đập, nhà máy, đường dây dẫn điện... Phần lòng hồ sẽ bị ngập nước cũng phải được khai quang, và dân cư trong vùng phải được dời đi chỗ khác. Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng lên môi trường thiên nhiên đã có sẵn trước đó và tác động lên hệ sinh thái của khu vực. Đời sống của dân cư trong vùng cũng như các giá trị văn hóa lịch sử của khu vực dự án cũng sẽ bị thay đổi hoặc biến mất hoàn toàn. Để có thể đánh giá đúng đắn lợi ích của một dự án thủy điện, tất cả các yếu tố nêu trên cần được phân tích đầy đủ, kể cả những thiệt hại hay lợi ích không thể hoặc rất khó định lượng theo các chỉ tiêu giá trị. 2 Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế và năng lượng do việc làm thủy điện mang lại, chúng ta cũng cần phải đánh giá những ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên như: khi thực hiện công việc tích nước lòng hồ sẽ khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị hủy hoại trực tiếp, các vùng dân cư lòng hồ thủy điện (phần lớn là người dân tộc) sau khi di dân đến địa phương mới sẽ tiếp tục có những hành động gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng đó là hủy hoại rừng một cách gián tiếp,các hệ sinh thái rừng trước đó sẽ được thay thế bằng hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái nước chảy sẽ được thay thế bằng hệ sinh thái nước lặng…. Từ những thay đổi đó sẽ gây nên những ảnh hưởng đến các vấn đề như: khí hậu, địa chất, tài nguyên thiên nhiên cũng như thay đổi về văn hóa, xã hội. Những biến đổi to lớn về điều kiện tự nhiên do việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La mang lại sẽ có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến điều kiện thời tiết và hệ sinh thái của vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. Xuất phát từ vấn đề trên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS. Đàm Xuân Vận, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá đặc điểm, điều kiện môi trường sinh thái vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La”. 2. Mục tiêu của đề tài a. Mục tiêu chung Đánh giá đặc điểm, điều kiện môi trường sinh thái vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, giải pháp sinh kế cho người dân ở vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. b. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá, phân tích đặc điểm, điều kiện môi trường đất tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. - Đánh giá, phân tích đặc điểm, điều kiện môi trường nước vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. - Đánh giá đặc điểm của hệ động, thực vật, vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. - Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo cho các vấn đề môi trường đất, nước, động thực vật tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. 3 - Đề xuất giải pháp sinh kế cho người dân vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. 3. Yêu cầu của đề tài a. Yêu cầu chung - Đánh giá trung thực, khách quan về môi trường sinh thái vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. b. Yêu cầu cụ thể - Kết quả phân tích thông số, phải đảm bảo khách quan, đúng quy định về QCVN, TCVN về lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu. - Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi với điều kiện của khu vực đó. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm môi trường sinh thái Môi trường sinh thái: là một trong những vấn đề được đề cập đến khá nhiều trong thời gian qua ở nước ta trên các bình diện khác nhau. Theo định nghĩa (Nguyễn Thế Thôn, 2000), Môi trường sinh thái là môi trường sống của con người hoặc hệ sinh vật của một hệ sinh thái nhất định, có không gian sống nhất định bao gồm hệ thống môi trường ấy cùng với con người và hệ sinh vật ấy. MTST được tổng hợp bởi tất cả các môi trường sống thành phần của hệ sinh thái theo lãnh thổ. Tác giả Nguyễn Minh Hằng trong bài viết “Môi trường sinh thái - vấn đề của mọi người”[16] khẳng định, MTST là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Trong quá trình sinh sống vì nhiều lý do khác nhau, con người đã làm suy thoái MTST, thể hiện rõ nhất ở sự suy thoái tầng ôzôn, gây “hiệu ứng nhà kính”, ô nhiễm nguồn nước sạch. Các giải pháp cơ bản mà tác giả nêu ra nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm MTST là: xây dựng ý thức sinh thái, kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong quá trình sản xuất. Tác giả Vũ Trọng Dung, trong cuốn sách “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái” [17] quan niệm “môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể, của con người” [17, tr.153]. Theo tác giả thì các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng ô nhiễm MTST là các vấn đề về công nghiệp hóa, kỹ thuật hóa, sự phát triển dân số… Không chỉ nhấn mạnh một phương diện quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm MTST đó là giáo dục đạo đức sinh thái, tức là giáo dục thái độ, ý thức, hành vi tôn trọng và yêu quý thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ MTST cho mọi chủ thể, tác giả còn khẳng định sự thống nhất giữa nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý trong việc giữ gìn và bảo vệ MTST là đòi hỏi cấp bách đối với mỗi người và đó cũng là giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề ô nhiễm MTST ở Việt Nam hiện nay. 5 Như vậy, dù hiểu theo khía cạnh nào thì MTST vẫn được quan niệm như một chỉnh thể trọn vẹn có quan hệ với sự ổn định và phát triển của xã hội. Đó là nơi cung cấp cho con người các sản phẩm vật chất với tính cách là yếu tố đầu vào và chứa đựng các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. MTST không chỉ bao gồm các hợp chất vô cơ mà còn có cả các hợp chất hữu cơ có sẵn từ tự nhiên hoặc được tạo ra từ con người. Nếu trong quá trình sản xuất, con người chỉ biết khai thác triệt để các nguồn lợi từ tự nhiên mà không biết tái tạo, phục hồi, không kiểm soát chặt chẽ đầu ra của quá trình sản xuất, các chất thải độc hại được xả thẳng ra MT, sẽ dẫn đến huỷ hoại MTST. Xuất phát từ những quan điểm trên, có thể nhận định: (1) Nói đến MTST là nói đến một bộ phận của giới tự nhiên có tồn tại sự sống; (2) MTST được cấu thành từ các yếu tố vô cơ (đất, nước, TNTN...) và hữu cơ (động - thực vật…); (3) MTST còn được gọi là môi trường sống nếu xét nó trong mối tương quan với sự sống, sự tồn tại của đối tượng vật chất sống nhất định; (4) MTST còn được gọi là “môi trường tự nhiên”, “môi trường sinh thái tự nhiên”. 1.1.1.2. Đất ngập nước Các định nghĩa về đất ngập nước Thuật ngữ “ĐNN” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo quan điểm, người ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa về ĐNN đang được sử dụng (theo Dugan, năm 1990). Các định nghĩa về ĐNN có thể chia thành hai nhóm chính. Một nhóm theo định nghĩa rộng, nhóm thứ hai theo định nghĩa hẹp. Các định nghĩa về ĐNN theo nghĩa rộng như định nghĩa của Công ước Ramsar, định nghĩa theo các chương trình điều tra ĐNN của Mỹ, Canada, New Zealand và Ôxtrâylia. Theo Công ước Ramsar (năm 1971), ĐNN được định nghĩa như sau : ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thuỷ triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m. 6 Theo các nhà khoa học Canada : “ĐNN là đất bão hoà nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thuỷ sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước (có thực vật thuỷ sinh) và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt. Theo các nhà khoa học New Zealand : “ĐNN là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loại thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt” [7]. a. Phân loại đất ngập nước trên thế giới • Phân loại hiện hành của Hoa Kỳ - Kiểm kê đất ngập nước quốc gia Phân loại được sử dụng trong kiểm kê các đất ngập nước và các nơi cư trú nước sâu của Hoa Kỳ tập trung vào mô tả các nhóm phân loại sinh thái học, sắp xếp chúng thành một hệ thống có ích đối với các nhà quản lý tài nguyên, trang bị cho các đơn vị thành lập bản đồ, và cung cấp sự đồng nhất về các khái niệm và các thuật ngữ. Phân loại này được dựa trên tiếp cận thứ bậc giống nhau về mặt phân loại học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật. Mức rộng nhất là hệ thống: “Sự phức tạp của các đất ngập nước và các nơi cư trú nước sâu mà chúng cùng có ảnh hưởng của các nhân tố thuỷ lực, địa mạo, hóa học hay sinh học”. Các hạng rộng này bao gồm như sau:(1)Biển, (2)Cửa sông, (3)Ven sông, (4)Hồ, (5)Đầm, (6)Các hệ thống phụ bao gồm: bán thuỷ triều, trên triều, gian triều,gián đoạn, thủy triều, nước ngọt, dưới triều,ven biển. Lớp đất ngập nước cụ thể hay nơi cư trú nước sâu mô tả sự xuất hiện nói chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực vật ưu thế và cả kiểu dạng chất nền. Khi độ che phủ của thảm thực vật vượt quá 30% thì lớp thảm thực vật được sử dụng (ví dụ, đất ngập nước cây bụi – bụi). Nếu như chất nền bị che phủ bởi thảm thực vật nhỏ hơn 30% thì khi đó lớp chất nền được sử dụng (ví dụ, nền đáy không được vững chắc) [9]. 7 • Phân loại ĐNN của công ước Ramsar Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ước Ramsar (1971) đã phân ĐNN thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp. Trong quá trình thực hiện Công ước và thực tiễn áp dụng vào các vùng và các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi. Vào năm 1994, phụ lục 2B của Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là: 1) ĐNN ven biển và biển (11 loại hình); 2) ĐNN nội địa (16 loại hình); và 3) ĐNN nhân tạo (8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng cộng 35 loại hình. Cũng theo Ramsar Convention Bureau (1997a,b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã được xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần đây, hệ thống phân loại ĐNN đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thành 42 kiểu [9]. a. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam • Công ước Ramsar và phân loại đất ngập nước của Việt Nam/ Cục Bảo vệ Môi trường Năm 2001, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đã công bố tài liệu “Các vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và môi trường của Việt Nam”. Trong tài liệu này, những người biên soạn đã đưa ra một bảng phân loại đất ngập nước tạm thời để tham khảo dựa trên cách phân loại đất ngập nước của Ramsar (Classification System for “Wetland Types”). Kèm theo là danh sách 68 khu đất ngập nước đã được kiểm kê theo tiêu chí có giá trị cao về đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của Việt Nam. Bảng phân loại đất ngập nước của Cục Môi trường gồm có 39 loại hình đất ngập nước (wetland type). Hệ thống phân loại này dựa vào Hệ thống phân loại các vùng ĐNN (Classification System for "Wetland Type") của Ramsar đã được chấp nhận trong Bản khuyến nghị 4.7 (Recommendation 4.7) và đã được sửa đổi trong Nghị quyết VI.5 của Hội nghị Cam kết giữa Các bên Tham gia. Nhưng hệ thống phân loại này đã được lược bỏ một số kiểu ĐNN không có ở Việt Nam[9]. 8 • Phân loại đất ngập nước của Vũ Trung Tạng (2004) Trong tạp chí khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ISSN 0866-8612) PGS.TS.Vũ Trung Tạng đã có bài viết về “Những quan điểm và sự phân loại đất ngập nước ở Việt Nam”. Về quan điểm, tác giả đồng tình với định nghĩa về đất ngập nước của Ramsar để sử dụng trong phân loại đất ngập nước của Việt Nam. Tác giả cũng nhìn nhận đất ngập nước là hệ sinh thái, trong đó quần xã sinh vật và các yếu tố môi trường có mối liên hệ tương tác với nhau. Quần xã sinh vật là sản phẩm được sinh ra trong một môi trường xác định của đất ngập nước, nhưng quần xã sinh vật lại làm biến đổi các yếu tố môi trường. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng đất ngập nước là kết quả tổ hợp của 3 yếu tố chính: Đất, nước và thảm thực vật tồn tại trong đó. Về phân loại đất ngập nước, tác giả thiết lập cấu trúc bảng phân loại gồm 4 bậc: Hệ (system); Phân hệ (sub-system); Lớp (class); và Dạng (type), ngoài ra có 2 Phân lớp riêng cho Lớp đất ngập nước châu thổ[9]. a. Một số đặc điểm sinh thái của đất ngập nước Môi trường ĐNN được đặc trưng bởi nhiều sức ép hoặc áp lực môi trường. Những sinh vật ở nước không thích ứng với biến cố khô hạn theo thời kỳ ở nhiều ĐNN. Những sinh vật trên cạn lại bị áp lực bởi thời gian ngập úng lâu dài. Vì nước nông, nhiệt độ cực trên trên bề mặt ĐNN lớn hơn là trong những môi trường nước. Thế nhưng, sức ép khắc nghiệt nhất là sự thiếu ôxy trong các đất của ĐNN, nó làm ảnh hưởng đến các sinh vật do thay đổi hô hấp và các con đường trao đổi chất thông thường. Khi thiếu ôxy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng đối với thực vật cũng biến đổi, nồng độ những nguyên tố nhất định và các hợp chất hữu cơ có thể đạt tới mức độc hại cao. Ở những đất ngập nước mặn ven biển, hàm lượng muối cũng là sức ép phụ mà đòi hỏi sinh vật phải có những phản ứng. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy các loài động thực vật trong ĐNN có những cơ chế và chức năng liên quan đến những áp lực này. Những thích ứng như vậy giúp cho các sinh vật chống chịu được áp lực của "các cú sốc" và thậm chí có thể điều chỉnh được cả áp lực. Những sinh vật chống chịu có thể phòng tránh áp lực một cách có hiệu quả và có thể tự biến đổi chúng để tối thiểu hoá 9 các tác động, các cơ chế đặc trưng của những sinh vật chống chịu có nhiều và thường biến đổi. Nhìn chung, những vi khuẩn thể hiện những thích ứng sinh hoá, mà những thích ứng này cũng đặc trưng cho hàng loạt những thích ứng ở mức tế bào được phát hiện trong những loài động thực vật đa bào phức tạp. Những thực vật có sợi thể hiện cả hai loại thích ứng sinh lý và cấu trúc. Động vật cũng phát triển những khả năng thích ứng rộng, không những chỉ qua cơ chế sinh hoá và cấu trúc mà còn bởi việc sử dụng tính ưu việt trong hoạt động sống phức tạp của chúng[7]. - Nạp nước ngầm : Nước được thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở vùng ĐNN khác cho con người sử dụng. - Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt : Bằng cách giữ và điều hoà lượng nước mưa như "bồn chứa" tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lưu. - Ổn định vi khí hậu : Do chu trình trao đổi chất và nước trong các HST, nhờ lớp phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định. - Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn : Nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt là RNM ven biển, thảm cỏ ... có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy bề mặt. - Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc... : Vùng ĐNN được coi như "bể lọc" tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và công nghiệp) [4]. 1.1.2. Căn cứ pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014. - Luật đa dạng sinh học, 20/2008/QH12. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT. 10 - Nghị định 112/2008/NĐ-CP Nghị định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi. - Quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCN ngày 5/6/2000 của BKHCN về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu chuẩn). - Quyết định số 34/2004/QĐ- BKHCN ngày 9/10/2004 về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam. - Nghị quyết số 41 NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. - Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn). - Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Một số TCVN, QCVN liên quan : • Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước: - QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. • Một số TCVN, QCVN liên quan tới môi trường đất : - QCVN 03 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. - TCVN 5297:1995 - Chất lượng đất - Lấy mẫu - yêu cầu chung. - TCVN 4046:1985 - Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu. - TCVN 6857:2001 - Chất lượng đất - Phương pháp đơn giản để mô tả đất. - TCVN 7538/2:2005 (ISO 10381-2:2002) - Chất lượng đất Lấy mẫu. Phần 2 hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 6495/2:2001 - Chất lượng đất - Từ vựng các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến lấy mẫu 11 - TCVN 5979 : 2007 - Chất lượng đất – Xác định pH. (Soil quality - Determination of pH). - TCVN 6498 : 1999 - chất lượng đất – xác định nitơ tổng – phương pháp Kendan (Kjeldahl) cải biên. (Soil quality - Determination of total nitrogen - Modified Kjeldahl method). - TCVN 4050-1985 - Đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ. (Soil - Method for the determination of total organic matter). - TCVN 8662-2011 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định Kali dễ tiêu. (Soil quality - Method for determination of bio-available potassium). - TCVN 5256-2009 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định hàm lượng Phospho dễ tiêu. (Soil quality - Method for determination of bio-available phosphorus). - TCVN 8569-2010 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định các Cation Bazơ trao đổi - Phương pháp dùng Amoni Axetat. (Soil quality− Method for determination of base cation exchange by ammonium acetate method). - TCVN 4403-2011 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định độ chua trao đổi và nhôm trao đổi. (Soil quality - Method for determination of exchangeable aluminium and acidity). - TCVN 8567-2010 - Chất lượng đất - Phương pháp xác định thành cấp hạt. (Soil quality − Method for determination of particle size distribution). 1.2. Nghiên cứu về môi trường sinh thái đất ngập nước trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Sinh thái đất ngập nước trên thế giới HST ĐNN trên thế giới được đánh giá có tính ĐDSH cao bởi sự cấu trúc thành phần các loài thực vật, động vật. Chính từng loại thảm thực vật có đặc tính thích ứng riêng với môi trường nước ngọt và nước mặn, để hình thành nên những dải rừng ven suối, ven sông, ven hồ và ven biển như rừng ngập mặn. Các vùng đất ngập nước lớn của thế giới có rất nhiều động thực vật hoang dã nhưng đang ngày càng bị phá vỡ bởi hoạt động của con người. Dưới đây là sinh thái một số vùng đất bán ngập trên thế giới:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng