Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại khu kinh tế nghi sơn, tỉnh thanh hóa”

.DOCX
87
514
100

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................iv DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v DANH MỤC HÌNH........................................................................................vi ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................4 1.1. Đặc điểm các Khu kinh tế ở Việt Nam.......................................................4 1.2.Tổng quan về tình hình phát triển của các Khu kinh tế ven biển................5 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu phát triển của các Khu kinh tế ven biển ...............................................................................................................5 1.2.2. Tình hình phát triển của các Khu kinh tế ven biển..................................7 1.2.3. Ảnh hưởng của việc phát triển các khu kinh tế ven biển đến môi trường .............................................................................................................12 1.3. Tổng quan về chất thải.............................................................................14 1.3.1. Khái niệm, phân loại chất thải..............................................................14 1.3.2. Tổng quan về chất thải rắn....................................................................15 1.4.Công tác quản lý chất thải rắn trên thế giới..............................................24 1.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam..........................................28 1.5.1. Thể chế, chính sách về quản lý chất thải rắn.........................................28 1.5.2.Cơ cấu tổ chức........................................................................................30 1.5.3. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn..........................................................31 1.5.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý................................................33 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................40 2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................40 2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................40 2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................40 1 2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................40 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................40 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.....................................................41 2.4.3. Phương pháp đối chiếu với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, Nghị định hiện hành.............................................................................................41 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................42 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................43 3.1. Đặc điểm của khu kinh tế Nghi Sơn.........................................................43 3.1.1. Đặc điểm, quy mô, tổ chức hoạt động của khu kinh tế Nghi Sơn.........43 3.1.2. Tình hình phát triển của khu kinh tế Nghi Sơn và tiềm năng phát triển trong tương lai.............................................................................46 3.2. Hiện trạng môi trường Khu kinh tế Nghi Sơn..........................................47 3.3. Hiện trạng chất thải rắn trong Khu kinh tế Nghi Sơn..............................55 3.3.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn.................................55 3.3.2. Lượng phát sinh chất thải rắn................................................................57 3.4. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại Khu kinh tế Nghi Sơn........60 3.4.1. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................60 3.4.2. Luật, chính sách quy định về quản lý chất thải rắn tại Khu kinh tế......62 3.4.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn............................63 3.3.4. Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân..........69 3.4.5. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại Khu kinh tế Nghi Sơn.......70 3.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn tại Khu kinh tế Nghi Sơn...........................................73 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................77 4.1. Kết luận....................................................................................................77 4.2. Kiến nghị..................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................80 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Từ viết tắt KKT KCN TNHH MT DDI FDI TNMT QLKT KHĐT CTR CTRNH Giải thích Khu kinh tế Khu công nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Môi trường Vốn đầu tư trong nước Vốn đầu tư nước ngoài Tài nguyên môi trường Quản lý kinh tế Khoa học đầu tư Chất thải rắn Chất thải rắn nguy hại 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các khu kinh tế ven biển đã được thành lập.....................................8 Bảng 1.2: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển khu kinh tế ven biển từ năm 2012 đến nay...............................................................................10 Bảng 1.3: Phân loại chất thải rắn nguồn phát sinh..........................................16 Bảng 1.4: Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại.................................17 Bảng 1.5: Ưu nhược điểm của phương pháp sản xuất phân hữu cơ................22 Bảng 1.6: Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp đốt..................................23 Bảng 1.7: Thể hiện lượng chất thải rắn được xử lý qua các năm....................34 Bảng 1.8: Thống kê về số cơ sở xử lý chất thải rắn và biện pháp xử lý.........36 Bảng 3.1: Lượng khí phát sinh từ một số lĩnh vực hoạt động trong KKT......49 Bảng 3.2: Nguồn phát thải, thành phần, lượng khí và biện pháp xử lý khí thải tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất tại khu kinh tế Nghi Sơn......49 Bảng 3.3: Bảng ước tính tổng lượng nước thải tại KKT Nghi Sơn.................53 Bảng 3.4: Bảng tổng lượng nước thải phát sinh tại các KCN, khu chức năng trong khu kinh tế Nghi Sơn.................................................................54 Bảng 3.5: Bảng thể hiện thành hần có trong rác thải của các hộ gia đình tại 12 Xã……………………………………………………………..56 Bảng 3.6: Tổng hợp dân số, lượng rác thải, số dân, cự li vận chuyển rác từ điểm tập kết rác đến Khu xử lý...........................................................58 Bảng 3.7: Lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở hoạt động trong..........59 Bảng 3.8: Lượng chất thải rắn được xử lý hằng năm phát sinh từ các KCN, Khu đô thị và khu du lịch/khu kinh doanh dịch vụ.............................64 Bảng 3.9: Tần suất thu gom và mức độ hài lòng của người dân.....................68 4 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng đất tại KKT........................................6 cho các mục đích khác nhau..............................................................................6 Hình 1.2: Biểu thị lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ đô thị...............33 Hình 3.1 : Sơ đồ hoạt động bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế Nghi Sơn......................................................................60 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sự hài lòng về công tác thu gom chất thải rắn......64 tại các cơ sở sản xuất.......................................................................................64 Hình 3.3: Bãi rác tại Thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia......................................65 Hình 3.4: Xe chở rác thải sinh hoạt tại KKT Nghi Sơn..................................66 Hình 3.5: Khu chôn lấp chất thải rắn tại Nhà máy xử lý chất thải Nghi Sơn ..........................................................................................................69 Hình 3.6: Tần suất các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường tại 12 xã phía Đông huyện Tĩnh Gia................................................................70 5 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu kinh tế Nghi Sơn là một khu kinh tế tổng hợp, song các ngànhkinh tếđược ưu tiên là công nghiệp nặng và công nghiệp hóa dầu và đây cũng là mục tiêu chính để xây dựng và phát triển khu kinh tế Nghi Sơn gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp đẩy mạnh xuất khẩu; mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Trong những năm qua, khu kinh tế Nghi Sơn đã dần hoàn thiện và mở rộng cả về quy mô lẫn cơ cấu các ngành công nghiệp.Vào cuối năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định điều chỉnh mở rộng Khu kinh tế Nghi Sơn từ hơn 18.600ha lên 106.000ha, trên 90% diện tích trong Khu kinh tế đã có quy hoạch chi tiết, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt trên 75%. Tính đến ngày 15/9/2015, Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút 152 dự án đầu tư, trong đó có 141 dự án đầu tư trong nước, 11 dự án FDI với các ngành nghề như:công nghiệp lọc-hóa dầu, công nghiệp cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu…Một số các dự án lớn mang tầm quốc gia đầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (dự kiến đi vào vận hành thương mại đầu năm 2017, với công suất dự kiến là 10 triệu tấn/năm, sẽtạo động lực to lớn cũng như cơ hội để KKT Nghi Sơn thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ như: sản xuất hóa chất, hạt nhựa và cơ khí chế tạo…), trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn 1 hiện đã đi vào vận hành (với công suất là 600 MW), trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn 2 dự kiến khởi công xây dựng vào tháng 9/2015 với công suất dự tính là 1200MW, nhà máy ximăng Nghi Sơn (công suất thiết kế 4,3 triệu tấn/năm), Nhà máy xi măng Công Thanh (công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm) … Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ các ngành công nghiệp, Khu kinh tế Nghi Sơn đã có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động. Bên cạnh những mặt lợi trông thấy từ việc phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn thì song song với nó tồn tại các vấn đề về môi trường, tại khu công nghiệp vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do bụi, khí thải độc hại (SO 2, CO2…), tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất do nước thải và chất thải rắn đang là một mối quan tâm lớn. Các cơ sở đang hoạt động trong khu kinh tế đầu tư chưa đồng bộ nên xử lý bụi và khí thải ở một số nhà máy chưa đáp ứng yêu cầu.Cũng chính vì đang trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng nên quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động xây dựng làm phát sinh lượng bụi lớn, tiếng ồn, chất thải xây dựng… gây tác động xấu đến môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động sinh hoạt của đội ngũ công nhân viên làm việc trong địa bàn Khu kinh tế cũng thải ra môi trường một lượng chất thải không nhỏ. Cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường bởi các chất khí độc hại, nước thải đang được chú trọng thì vấn đề ô nhiễm môi trường bởi chất thải rắn cũng đang là một mối quan tâm lớn bởi lẽ hầu hết các hoạt động sản xuất, sinh hoạt diễn ra trong Khu kinh tế đều phát sinh chất thải rắn trong đó có cả chất thải rắn nguy hại. Vấn đề này không chỉ gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan trong khu vực. Vậy để giảm thiểu tác động tiêu cực từ chất thải rắn đến môi trường, đến mỹ quan trong khu vực thì các cơ quan chức năng mà cụ thể ở đây là Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã có những kế hoạch, chương trình hành động gì và hiệu quả ra sao? Để tìm hiểu vấn đề trên, em đề xuất đề tài: “ Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại KKT Nghi Sơn. - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại KKT Nghi Sơn và đề xuất giải pháp phù hợp. Yêu cầu nghiên cứu: - Trình bày được hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại Khu kinh tế Nghi Sơn và đưa ra những hạn chế, những nhược điểm còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn tại đây. - Đề xuất được một số các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong quản lý chất thải rắn trong Khu kinh tế Nghi Sơn. - Tài liệu thu thập được phải có tính cập nhật, phản ánh đúng nội dung nghiên cứu. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm các Khu kinh tế ở Việt Nam Nhằm khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế và chính trị của đất nước, việc thành lập các Khu kinh tế và KCN để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho toàn bộ khu vực và cả nước, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong cả nước là nhiệm vụ thiết yếu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia, việc lựa chọn và phát triển các khu kinh tế tự do phải tính trên quan điểm tổng thể của cả vùng, khu vực, làm sao có thể tận dụng lợi thế so sánh để tham gia vào hệ thống kinh tế của cả khu vực và thế giới. Từ kinh nghiệm phát triển các khu kinh tế của các nước trên thế giới, Việt Nam đã vận dụng một cách có chọn lọc và từ đó thành lập nên các khu kinh tế. Theo Nghị Định số 29/2008/ND-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế: Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt đối với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại nghị định này. KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. KKT thường là KKT tổng hợp hay KKT chuyên ngành gắn với cảng biển hoặc một hải đảo có tiềm năng kinh tế lớn, có những đặc trưng như sau:  Là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương với các khu vực khác và hội tụ được những yếu tố phát triển cơ bản. Đó là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, được chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế.  Môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán trong KKT phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế ưu đãi hơn các vùng khác.  Giao lưu kinh tế giữa KKT với nước ngoài thông thoáng, không bị hạn chế, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.  Mục đích chung của việc xây dựng các KKT là tạo nên sự giao thương thông thoáng nên thu hút mạnh đầu tư và công nghệ tiên tiến của nước ngoài và thông qua đó thúc đẩy kinh tế nước mình phát triển nhanh. Một khu kinh tế phải có diện tích tối thiểu là 10 ngàn hecta (100 km²), có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Do điều kiện thành lập như vậy, tất cả các khu kinh tế hiện nay của Việt Nam chủ yếu ở ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020". Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 30 khu kinh tế cửa khẩu (Nghị định số 29/2008/ND-CP ngày 14/3/2008 của chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế). Các khu kinh tế ở Việt Nam đi vào hoạt động với đa dạng các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, xây dựng… nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Và việc thành lập các khu kinh tế ở Việt nam đã giúp nền kinh tế của đất nước ngày càng đi lên cũng như tăng cường hội nhập với các nền văn hóa với các nước trên thế giới. 1.2.Tổng quan về tình hình phát triển của các Khu kinh tế ven biển 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu phát triển của các Khu kinh tế ven biển a. Khái niệm Khu kinh tế ven biển: Là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và dịa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008 (Nghị định 164- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều trong nghị định 29/2008/ND-CP). b. Đặc điểm của Khu kinh tế ven biển Khu kinh tế ven biển nằm tại khu vực ven biển có vị trí địa lý thuận lợi để xây dựng các khu kinh tế hiện đại dựa trên các ưu thế cảng nước sâu, sân bay, giao thông đường bộ nối liền với các nước trong khu vực các nguồn lực tự nhiên và nhân văn phong phú đảm bảo cho việc phát triển các khu kinh tế với cơ cấu đa dạng, hiệu quả cao. Đến nay, Việt Nam có 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là hơn 662.768 ha, trong đó 10% diện tích đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại là các ngành tạo ra giá trị sản xuất cho KKT ven biển. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng đất tại các KKT(Khu kinh tế): 8 21 2 11 6 4 Sản xuấấ t, kinh doanh, dịch vụ Khu thuếấ quan Nông,lấm, ngư nghi ệp Khu dấn cư Công trình công c ộng Sông ngòi, đôồi núi Khác 48 Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng đất tại KKT cho các mục đích khác nhau Cụ thể khoảng 54.300ha (8% tổng diện tích khu kinh tế) cho mục đích sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ; 12.100ha (khoảng 2%) cho khu thuế quan; 71.100ha (11%) đất nông - lâm - ngư nghiệp; 36.800ha (6%) đất dân cư; 25.200ha đất (4%) công trình công cộng, khu hành chính và đất mặt nước; sông ngòi, đồi núi khoảng 318.800ha (48%). (Nguồn: Báo cáo của Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ kế hạch và Đầu tư, 2015) Mục tiêu của các Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam Mục tiêu chung: Nhằm tạo những cửa mở hướng ra biển, góp phần củng cố sức mạnh, tiềm lực bên trong và lan tỏa thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới. Mục tiêu phát triển Khu kinh tế ven biển giai đoạn 2011-2020:  Trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 sẽ thành lập KKT Năm Căn, tỉnh Cà Mau đồng thời quy hoạch mở rộng KKT Dung Quất; xem xét bổ sung vào quy hoạch phát triển KKT từ 2-3 KKT mới, nâng tổng số các KKT được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập lên khoảng 18 KKT với tổng diện tích cả mặt đất và mặt nước khoảng 740-760 nghìn ha.  Đến năm 2015, các KKT thu hút được khoảng 1.000 - 1.100 dự án, trong đó có 450-500 dự án đầu tư nước ngoài và 550-600 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 45-47 tỷ USD và 240-260 nghìn tỷ đồng. Các khu kinh tế ven biển đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 5% và tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 300 - 500 nghìn người.  Đến năm 2020, các KKT thu hút được khoảng 1.500- 2.000 dự án, trong đó khoảng 60% là dự án đầu tư nước ngoài và 40% là dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 70-80 tỷ USD và 320- 350 nghìn tỷ đồng. Các KKT ven biển đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 15 - 20% và tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 - 1,5 triệu người (Theo báo cáo Vụ QLKT-Bộ KHĐT, 2015) 1.2.2. Tình hình phát triển của các Khu kinh tế ven biển Đến nay, cả nước có 15 KKT ven biển được thành lập với tổng diện tích hơn 662.768 ha, cụ thể như sau: Bảng 1.1: Các khu kinh tế ven biển đã được thành lập Năm TT KKT ven biển Địa phương thành lập I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 KKT đã thành lập Vân Đồn Đình Vũ - Cát Hải Nghi Sơn Đông Nam Nghệ An Vũng áng Hòn La Chân Mây - Lăng Cô Chu Lai Dung Quất Nhơn Hội Nam Phú Yên Vân Phong Định An Đảo Phú Quốc Năm Căn Tổng diện tích đã thành lập Quảng Ninh Hải Phòng Thanh Hoá Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Thừa Thiên Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Trà Vinh Kiên Giang Cà Mau 2007 2008 2006 2007 2006 2008 2006 2003 2005 2005 2008 2006 2009 2006 2010 Diện tích (ha) 217.133 22.119 18.611 18.826 22.781 10.000 27.108 27.040 10.300 12.000 20.730 150.000 39.020 56.100 11.000 662.768 (Nguồn: Thùy Nhi, IPCS, 2015) Trong đó có 8 khu kinh tế trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 đó là: Khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam - Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng; Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên; Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phân bổ vốn đầu tư cho 8 nhóm Khu kinh tế ven biển trọng điểm nêu trên tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016 - 2020 cho các Khu kinh tế ven biển.  Trong phát triển Khu kinh tế ven biển giai đoạn 2016-2020, được chia ra làm 2 giai đoạn nhỏ: giai đoạn 2016-2017 và Giai đoạn 2018-2020  Giai đoạn 2016 - 2017 tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của Khu kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực, quy mô lớn đối với 05 nhóm Khu kinh tế ven biển trọng điểm đã được lựa chọn trong giai đoạn 2013 - 2015.  Giai đoạn 2018 - 2020, tập trung đầu tư cho các Khu kinh tế ven biển trọng điểm mới được bổ sung trong giai đoạn 2016 - 2020 gồm: Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh (Theo IPCS,2016). Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển đến năm 2020 sẽ mở thêm 3 khu kinh tế ven biển đó là: khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Quảng Trị; khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình và khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định. (Quyết định số1353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”) Hiện nay, ngoài 9 KKT là Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây - Lăng Cô, Vân Phong, Vân Đồn, Nam Phú Yên đã cơ bản hoàn thành các công tác quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng và đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, xây dựng các khu tái định cư, các KKT khác hiện đang trong giai đoạn xây dựng quy hoạch, chuẩn bị và hoàn thiện bộ máy và nhân sự, chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng các khu chức năng. Trải qua hơn mười năm phát triển kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên được thành lập năm 2003 (khu kinh tế ven biển Chu Lai), các khu kinh tế ven biển đã bước đầu phát huy vai trò, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và các vùng kinh tế. Bảng 1.2: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển khu kinh tế ven biển từ năm 2012 đến nay Năm 2012 2013 2014 2015 Số KKT Tổng diện tích 15 15 15 16 697.800 697.800 700.000 814.792 (đơn vị: ha) Kết cấu Có 9 KKT đã Có 9 KKT đã - 175 dự án đầu Có 9 KKT đã hạ tầng đi vào hoạt đi vào hoạt tư cho cơ sở hạ đi vào hoạt động và một động và một tầng - Có 9 KKT đã số đang hoàn số đang hoàn đi vào hoạt động thiên thiên Thu hút vốn 15 dự án đầu Cấp mới cho - Cấp mới 55 đầu tư động và một số đang hoàn thiên Lũy kế đến tư của FDI và 37 dự án và dự án và thu hồi cuối 9/2015, 116 của DDI thu hồi 7 dự 5 dự án đầu tư Các KKT thu án đầu tư của của FDI hút được 302 - Cấp mới cho FDI dự án FDI và 158 dự án và 863 dự án đầu thu hồi 32 dự án tư trong nước đầu tư (vốn đầu tư trong nước) (Nguồn:Thùy Nhi, IPCS,2015) Số lượng khu kinh tế chủ trương thành lập qua các năm (tính từ năm 2012) hầu như giữ ở mức ổn định, đến năm 2015 tăng thêm một khu kinh tế ở Quảng Trị, diện tích đất dành cho các khu kinh tế cũng ngày càng được mở rông,số lượng các dự án đầu tư trong và ngoài nước qua các năm đều tăng. Điều này cho thấy mối quan tâm lớn của Chính phủ cũng như tiềm năng phát triển các khu kinh tế. Theo báo cáo về tình hình phát triển KCN- KKT 9 tháng đầu năm 2015 của Bộ kế Hoạch và đầu tư, các KKT ven biển đã thu hút được 863 dự án với tổng mức đầu tư 547.815 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 176.210 tỷ đồng, bằng 31% tổng vốn đăng ký. (Nguồn: Vụ quản lý các KKT-Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2015) Các dự án đầu tư đăng ký mới trong 9 tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số dự án lớn đăng ký đầu tư trong 9 tháng đầu năm như: dự án của Công ty Samsung Display Việt Nam tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh (tổng vốn tăng thêm là 3 tỷ USD); dự án của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai tại KCN Nhơn Trạch 5, Đồng Nai (tổng vốn đầu tư 660 triệu USD); dự án của Công ty TNHH Worldon tại KCN Đông Nam, TP Hồ Chí Minh (tổng số vốn đầu tư 300 triệu USD); dự án liên hợp khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP tại KKT Đông Nam Nghệ An (tổng số vốn đầu tư 1700 tỷ đồng).  Tình hình sản xuất - kinh doanh tính đên tháng 9/2015:  Tổng doanh thu đạt hơn 110.000 triệu USD tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng 85% so với kế hoạch năm 2015.  Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt 47.624 triệu USD tăng 33% so với cùng kỳ năm 2014, bằng 69% so với kế hoạch năm 2015, đóng góp 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2014.  Kim ngạch nhập khẩu đạt 45.563 triệu USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 51% tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm (tăng 15% 3 so với cùng kỳ năm 2014) và bằng 59% so với kế hoạch năm 2015 (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014).  Đóng góp vào ngân sách Nhà nước: 56.313 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2014. Cùng với sự quan tâm của Chính phủ và sự nỗ lực của các nhà đầu tư, nhà sản xuất cũng như sự chủ động của các địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển khu kinh tế…, cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế ngày càng được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Các khu kinh tế đã đi vào hoạt động đã có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế-lao động theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, một số khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế: - Cơ chế, chính sách đối với KCN, KKT trong đó có phân cấp ủy quyền quản lý KCN, KKT vẫn còn những điểm vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện. - Vấn đề bảo vệ môi trường KCN đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn tồn tại một số KCN, doanh nghiệp KCN chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi trường.Việc phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường KCN, KKT của các cơ quan Nhà nước chưa thật chặt chẽ. - Cơ cấu đầu tư, lao động trong các KCN, KKT chưa thực sự hợp lý, hàm lượng công nghệ, lao động tri thức trong các KCN, KKT còn hạn chế. - Công tác xây dựng hạ tầng KKT còn chậm; huy động các nguồn vốn cho phát triển hạ tầng KKT còn gặp nhiều khó khăn (Nguồn: Báo cáo của Vụ quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2015) Phát huy những thế mạnh và khắc phục những khó khăn trong xây dựng và phát triển khu kinh tế ven biển là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các cấp, các ngành và địa phương để từ đó góp phần phát triển đất nước. 1.2.3. Ảnh hưởng của việc phát triển các khu kinh tế ven biển đến môi trường Trong quá trình các khu kinh tế được xây dựng và đi vào hoạt động không tránh khỏi việc tác động xấu đến môi trường bởi các chất thải rắn, lỏng, khí. Bên cạnh đó việc quy hoạch các vùng đất ven biển để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển khu kinh tế cũng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái nơi đây. Không chỉ môi trường tự nhiên bị tác động mà nó còn tác động đến môi trường xã hội.  Ảnh hưởng trực tiếp bởi chính các hoạt động, kinh doanh sản xuất trong khu kinh tế:  Thông qua việc tạo ra các khí nhà kính như CO 2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển, do hoạt động sản xuất xi măng… Những hoạt động gây ra chất khí đó góp phần làm biến đổi khí hậu gây nên các hiện tượng: tăng cường độ các trận bão; lũ lụt và hạn hán; mực nước biển dâng cao; sự phân tán nhanh hơn của các bệnh; mất đa dạng sinh học… Từ đó gây tác động tiêu cực đến môi trường: làm ngập và chiếm chỗ ngập nước và vùng đất thấp, xói mòn bờ biển, tăng độ mặn của vùng cửa sông và đe dọa tầng nước ngọt làm giảm chất lượng nước, thay đổi phạm vi thủy triều ở sông và vịnh, thay đổi kiểu lắng động bùn cát… Tất cả những hệ quả trên gây tác động xấu đến hệ sinh thái, xã hội vùng ven biển và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010).  Các khí độc hại, bụi, mùi, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải… từ các hoạt động sản xuất trọng khu kinh tế gây nên các tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, làm giảm mỹ quan nơi đây (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010).  Đối với môi trường xã hội: Có thể làm phát sinh các tệ nạn xã hội do một bộ phận người dân tha hóa về lối sống, lợi dụng sự phát triển kinh tế của địa phương để thỏa mãn nhu cầu của mình. Hay một số trường hợp cạnh tranh không lành mạnh về lợi ích kinh tế trong quá trình kinh doanh của các cở sản xuất, kinh doanh cũng làm cho xã hội trong điạ phương trở nên bất ổn. Tuy nhiên không thể phủ nhận những mặt tốt của việc phát triển các khu kinh tế ven biển. Tại những địa phương có khu kinh tế được thành lập, trình độ dân trí ở đây phần nào được nâng cao, tiếp cận thông tin một cách nhanh hơn,…  Ảnh hưởng từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế:  Có thể làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương do hoạt động đào đất, múc đất, xây dựng các hạng mục công trình trên đất nông nghiệp làm phá hủy hệ sinh thái nông nghiệp,…  Bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, tiếng ồn khi xây dựng các công trình, chất thải sinh hoạt của công nhân tại công trường… không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  Quá trình giải phóng mặt bằng cũng gặp những khó khăn do thương lượng với người dân chưa được thỏa đáng dẫn đến tình trạng đụng độ qua lại giữa 2 bên,làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. 1.3. Tổng quan về chất thải 1.3.1. Khái niệm, phân loại chất thải  Khái niệm: Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải là kim loại, hoá chất và từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004).  Phân loại chất thải: Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau ( Theo nghị định 38/NĐ-CP 2015 về quản lý chất thải và phế liệu) Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra một số cách phân loại sau đây:  Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: o Chất thải sinh hoạt: Là loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người. o Chất thải sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Tùy theo đặc thù của từng loại hình phát triển kinh tế sẽ có những loại chất thải đặc trưng  Phân loại theo tính chất vật lý: Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí Theo Nghị định 38-NĐ/CP 2015 về quản lý chất thải và phế liệu: o Chất thải rắn: chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi làbùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. o Chất thải lỏng: bao gồm nước thải và sản phẩm thải lỏng. Nước thải: nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Sản phẩm thải lỏng: là sản phẩm, dung dịch, vật liệu ở trạng thái lỏng đã hết hạn sử dụng hoặc được thải ra từ quá trình sử dụng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Trường hợp sản phẩm thải lỏng được thải cùng nước thải thì gọi chung là nước thải. o Khí thải là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt…  Phân loại theo tính chất hóa học: chất thải dạng vô cơ và chất thải dạng hữu cơ.  Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải nguy hại, chất thải thông thường. 1.3.2. Tổng quan về chất thải rắn a. Khái niệm và phân loại, thành phần chất thải rắn  Khái niệm: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại (Nguyễn Xuân Cường, 2012) Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.  Phân loại chất thải rắn: Việc phân loại chất thải rắn giúp xác định các loại khác nhau của chất thải rắn được sinh ra, từ đó giúp tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Theo báo cáo môi trường quốc gia về chất thải rắn năm 2011, chất thải rắn được phân loại như sau: Bảng 1.3: Phân loại chất thải rắn nguồn phát sinh Nguồn phát sinh Tính Thành phần chất Thông Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, thường kim loại, lá cây,..
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan