Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh ...

Tài liệu đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

.PDF
86
1
98

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN DUY KHÁNH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Như Hà NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bầy trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất cứ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Bắc Ninh, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Duy Khánh i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới cô giáo PGS. TS. Nguyễn Như Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu đặc biệt là tập thể cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lương Tài, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bắc Ninh đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành công việc. Trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ tôi thực hiện đề tài. Qua đây cũng cho tôi xin gửi lời cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện về mọi mặt giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Bắc Ninh, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Duy Khánh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ............................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract.................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở việt nam .............................. 3 2.1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1945-1981 .............. 3 2.1.2. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1981-1988 ............... 4 2.1.3. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau đổi mới ............................. 5 2.2. Manh mún ruộng đất và tác động của nó............................................................ 6 2.2.1. Khái niệm về manh mún ruộng đất .................................................................... 6 2.2.2. Tác động của tình trạng manh mún ruộng đất .................................................... 9 2.3. Tình hình dồn điền đổi thửa trong nước và ngoài nước ................................... 14 2.3.1. Khái niệm, cơ sở của việc dồn điền đổi thửa .................................................... 14 2.3.2. Tình hình dồn điền đổi thửa ở trong và ngoài nước ......................................... 16 2.4. Nhận xét, đánh giá về tổng quan tài liệu ......................................................... 21 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 23 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế, xã hội của huyện Lương Tài .............................. 23 3.2.2. Đánh giá hiện trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài ............. 23 3.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài ................ 23 iii 3.2.4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài ................................................................... 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24 3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .......................................................... 24 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 24 3.3.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu ............................................................ 25 3.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ................... 25 3.3.5. Phương pháp so sánh ........................................................................................ 25 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 26 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện lương Tài ................................ 26 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Lương Tài ......................................................... 26 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Lương Tài................................................. 30 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Lương Tài ........... 39 4.2. Đánh giá hiện trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài ............. 40 4.2.1. Chủ trương, kế hoạch dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài......................... 40 4.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài ...... 44 4.3. Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài ................ 46 4.3.1. Tác động của dồn điền đổi thửa tới điều kiện sản xuất nông nghiệp ............... 46 4.3.2. Tác động của dồn điền đổi thửa tới công tác quản lý đất đai ........................... 53 4.3.3. Tác động của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ ......... 60 4.3.4. Đánh giá chung về công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài ............... 65 4.4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài ............................................................................. 66 4.4.1. Giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác dồn điền đổi thửa ......... 66 4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa........................... 67 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 69 5.1. Kết luận............................................................................................................. 69 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 69 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 71 Phụ lục .......................................................................................................................... 73 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BCĐ Ban chỉ đạo CHN Cây hàng năm CLN Cây lâu năm CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CPTG Chi phí trung gian DĐĐT Dồn điền đổi thửa GCN QSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng GTSX Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn LUT Loại hình sử dụng đất TNHH Thu nhập hỗn hợp UBND Uỷ ban nhân dân VA Giá trị gia tăng v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước ........................... 11 Bảng 2.2. Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH............................................................. 11 Bảng 2.3. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH .......................... 12 Bảng 2.4. Đặc điểm manh mún ruộng đất của các kiểu hộ ........................................ 13 Bảng 2.5. Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phương ............................... 18 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Tài năm 2016 ................................. 31 Bảng 4.2. So sánh cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2010 - 2016 ................................. 32 Bảng 4.3. cơ cấu ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2010 - 2016........................... 34 Bảng 4.4. Dân số và tình hình phân bổ dân cư huyện Lương Tài năm 2016 ............. 37 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài năm 2010 - 2016 ........................................................................................ 45 Bảng 4.6. Số thửa và diện tích thửa trước và sau dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài đến tháng 12 năm 2016 ............................................................ 46 Bảng 4.7. Số hộ sử dụng đất nông nghiệp huyện Lương Tài trước và sau dồn điền đổi thửa năm 2010 - 2016 .................................................................. 47 Bảng 4.8. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau dồn điền đổi thửa năm 2010 - 2016 ................................................................................................ 47 Bảng 4.9. Tình trạng tưới, tiêu đất sản xuất nông nghiệp tại ba xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT năm 2010 - 2016 ........................................................ 49 Bảng 4.10. Diện tích đất công ích trước và sau khi dồn trên địa bàn ba xã nghiên cứu năm 2010 – 2016 ................................................................................. 50 Bảng 4.11. Giá thầu đất công ích trước và sau dồn điền đổi thửa năm 2010 2016............................................................................................................ 51 Bảng 4.12. Biến động số lượng hồ sơ địa chính trước và sau dồn điền đổi thửa năm 2010 – 2016 ........................................................................................ 53 Bảng 4.13. Số lượng GCNQSDĐ nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa năm 2010 - 2016 ........................................................................................ 55 Bảng 4.14. Tình hình đo đạc bản đồ địa chính trước và sau DĐĐT năm 2010 – 2016............................................................................................................ 56 vi Bảng 4.15. Ảnh hưởng của DĐĐT đến công tác QLNN về đất đai tại 3 xã nghiên cứu năm 2010 - 2016...................................................................... 57 Bảng 4.16. Ý kiến của nông hộ được phỏng vấn đối với việc DĐĐT ......................... 58 Bảng 4.17. Công lao động trong một năm của hộ gia đình .......................................... 60 Bảng 4.18. So sánh hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất 2 lúa trước và sau DĐĐT tại 3 xã nghiên cứu năm 2010 - 2016 ............................................. 62 Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình, kiểu sử dụng đất sau DĐĐT năm 2016 (tính trung bình/ha) ................................................................... 64 vii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ...................................................... 53 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Duy Khánh Tên luận văn: “Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiện trạng công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương tài, tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu; Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp; Phương pháp so sánh. Kết quả chính và kết luận 1. Huyện Lương Tài có diện tích 10.566,57 ha, dân số 100.049 người, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nguồn lao động dồi dào rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Lương Tài vẫn là huyện nông nghiệp với 64,13% diện tích đất tự nhiên là đất nông nghiệp và 90,64 %dân cư sống ở nông thôn 2. Công tác DĐĐT ở huyện Lương Tài được thực hiện tương đối tốt. Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện đã thực hiện 14/14 xã, thị trấn có 95/102 thôn tham gia dồn điền đạt 91,78%. Dồn điền đổi thửa đã giảm tình trạng manh mún đất đai, diện tích trung bình mỗi thửa từ 295,2 m2 tăng lên 499,65 m2; số thửa đất trên một hộ giảm từ 6,1 thửa/hộ xuống còn 3,6 thửa/hộ. 3. Dồn điền đổi thửa đã làm giảm số bờ thửa và tăng diện tích đất giao thông nội đồng, tạo điều kiện cho nông hộ thực hiện cơ giới hóa, tưới tiêu chủ động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh tăng vụ cây trồng, đồng thời tiết kiệm được công lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Kết quả dồn điền đổi thửa đã tác động tới hiệu quả kinh tế sản xuất của các nông hộ, đối với đất ix chuyên lúa lãi/ha/năm sau khi dồn điền đổi thửa đạt 14.068.000 đồng so với với trước khi dồn điền đổi thửa là 5.132.000 tăng 8.936.000 đồng/ha/năm, đối với loại hình sử dụng đất (LUT) là cá đạt 184.300.000 đồng/năm. 4. Giải pháp cho việc hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài gồm. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền ở cấp cơ sở, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cấp trên. Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài gồm: Giải pháp về chính sách, giải pháp về khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp về quản lý sử dụng đất nông nghiệp. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Duy Khanh Thesis title: “Evaluating of the land consolidation in Luong Tai district, Bac Ninh province”. Major: Land Management Code: 60.85.01.03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objectives To evaluate the status of the land consolidation in Luong Tai district, Bac Ninh province. To evaluate the effectiveness of the land consolidation in Luong Tai district. To propose some solutions to improve the land consolidation in Luong Tai district, Bac Ninh province. Materials and Methods Method of research location selection; Method of data collection; Method of research result processing; Methods of assessing the economic efficiency of agricultural land use; Methods of comparison. Main findings and conclusions Luong Tai district covers an area of 10,566.57 ha, the population is 100,049 people, the topography is relatively flat, Land is fertile, climate is temperate, labor source is abundant and very favourable for agricultural development. Luong Tai is still an agricultural district with 64.13% of natural area is agricultural land and 90.64% of the population living in the countryside. The land consolidation in Luong Tai district has been done relatively well. By the end of 2016, in the whole district the last one was implemented for 14/14 communes and town, there were 95/102 villages participated in land consolidation, reached 91.78%. The land consolidation has reduced land fragmentation. Average area of each plot was 295.2 m2, increased to 499.65 m2. The number of land plots per household decreased from 6.1 to 3.6 plots per household. The land consolidation has reduced the number of land borders, increased in-field traffic area, facilitated for the famers mechanizing, active irrigation, applied scientific xi and technical progress in intensive farming to increase the ratio of land use, at the same time saved labor to improve economic efficiency per acreage unit area. The results of land consolidation have affected on the economic efficiency of production households; With rice land, the profit per hectare per year after land consolidation reached 14.068.000 VND compared with before land consolidation it was 5.132.000 VND, increased 8.936.000 VND / ha / year; From the land use type of fish reached VND 184.300.000 per year. The solutions to complete the land consolidation in Luong Tai district: are implementing the democratic regulations well; enhancing the leadership of the Communist Party, government at the grassroots level; Frometing the works of advocacy, propaganda, persuasion and mobilizing the support from superiors. The solution to improve the land consolidation efficiency in Luong Tai district: are policy option; Agricultral extansion and application of technical progress; Agricultral land use management. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những đổi mới trong nông nghiệp Việt Nam khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây đã đem lại những thành tựu to lớn. Từ một nước nhập khẩu lương thực, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chúng ta đã vươn lên và trở thành nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thu nhập và đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đáng kể, đặc biệt ở vùng nông thôn. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp. Ở nước ta, Nhà nước là đại diện cho toàn bộ nhân dân thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ đất đai trên lãnh thổ. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và ban hành các quy định cụ thể để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dễ dàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Trong thời gian vừa qua những đổi mới trong nông nghiệp đã đem lại những thành tựu to lớn. Trong đó phải kể đến chính sách giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ. Tuy nhiên, việc chia ruộng đất theo Nghị định 64/CP cũng cho thấy một số hạn chế đó là tình trạng manh mún ruộng đất, dẫn đến khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tình trạng này dẫn đến hạn chế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các quy trình kỹ thuật đồng nhất của một hình thức canh tác nào đó dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Thấy được những hạn chế đó Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát động phong trào “dồn điền, đổi thửa” trong phạm vi cả nước. Hưởng ứng phong trào chung của cả nước, từ thực tế ruộng đất tại huyện Lương Tài, huyện chấp hành chủ trương chính sách của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, huyện Lương Tài đã triển khai công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn toàn huyện. Cho tới nay công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Lương Tài đã thu được những kết quả xác định , việc đánh giá những thành tích đã đạt được và những tồn tại hạn chế của công tác này để tiếp tục hoàn thiện việc DĐĐT của huyện là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế khách quan trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá hiện trạng công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương Tài. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Lương tài, tỉnh Bắc Ninh. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài, lấy mốc dồn điền đổi thửa giai đoạn 2010 – 2016. - Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Những đóng góp mới của đề tài: Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác dồn điền đổi thửa. Trên cơ sở phân tích những tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến tình hình tại địa phương, tìm ra nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi. Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận và trình tự về công tác dồn điền đổi thửa đối với vùng đồng bằng sông Hồng. Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo tốt để cấp xã, huyện, các cơ quan quản lý đất đai tham khảo để tổ chức dồn điền đổi thửa và quản lý đất đai ở địa phương mình. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1945-1981 Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về sử dụng đất đai. Những mâu thuẫn trong chính sách đất đai (vấn đề tiếp cận đất đai, sở hữu và sử dụng đất đai) đã diễn ra trong suốt thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp, trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và các chính sách của Chính phủ từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 (Nguyễn Sinh Cúc, 1995). Trước năm 1945, đất nông nghiệp được phân chia thành 2 loại chính: đất sở hữu cộng đồng và đất tư hữu. Khu vực nông thôn được phân chia làm 2 tầng lớp dựa trên tính chất sở hữu của đất đai: địa chủ và tá điền. Tầng lớp địa chủ chiếm khoảng 2% tổng dân số nhưng chiếm hữu trên 50% tổng diện tích đất, trong khi đó 59% hộ nông dân là tá điền không có đất và đi làm thuê cho tầng lớp địa chủ. Sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và giảm bớt thuế cho nông dân nghèo và tá điền. Sau khi kết thúc chiến tranh với thực dân Pháp (năm 1954), miền Bắc thực hiện chương trình cải cách ruộng đất cơ bản. Mục đích là để công hữu hoá ruộng đất của địa chủ người Việt và người Pháp, tiến hành phân chia lại cho hộ nông dân ít đất hoặc không có đất với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất đó là miền Bắc bước sang giai đoạn sở hữu tập thể đất nông nghiệp dưới hình thức hợp tác xã từng khâu (bậc thấp) và hợp tác xã toàn phần (bậc cao). Đến năm 1960, khoảng 86% hộ nông dân và 68% tổng diện tích đất nông nghiệp đã vào hợp tác xã bậc thấp. Trong hợp tác xã này người nông dân vẫn sở hữu đất đai và tư liệu sản xuất. ở hình thức hợp tác xã bậc cao, nông dân góp chung đất đai và các tư liệu sản xuất khác (trâu, bò, gia súc và các công cụ khác) vào hợp tác xã dưới sự quản lý chung. Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại và những hậu quả từ những chính sách trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung và thời kỳ kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Trong thời kỳ sở hữu tập thể trong nông nghiệp, sản xuất giảm do người nông dân thiếu động cơ làm việc, sản lượng nông 3 nghiệp tăng hàng năm ở mức rất thấp 2%. Cùng thời điểm này dân số tăng rất nhanh (2,2-2,35%/ năm) đã dẫn đến việc phải nhập khẩu bình quân hơn một triệu tấn lương thực mỗi năm trong suốt thời kỳ sau chiến tranh. Điều đó đã dẫn đến một bộ phận lớn dân số sống trong tình trạng nghèo và đói (Sally et al., 2007). 2.1.2. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1981-1988 Sự thay đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu bằng Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hay còn gọi là Khoán 100. Dưới chính sách Khoán 100, các HTX giao đất nông nghiệp đến nhóm và người lao động. Những người này có trách nhiệm trong ba khâu của quá trình sản xuất. Sản xuất vẫn dưới sự quản lý của HTX, cuối vụ hộ nông dân được trả thu nhập bằng thóc dựa trên sản lượng sản xuất ra và ngày công đóng góp trong 3 khâu của quá trình sản xuất. Đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước và dưới sự quản lý của HTX. Mặc dù còn đơn giản nhưng Khoán 100 đã trở thành bước đột phá trong quá trình hướng tới nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của Khoán 100 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với sản xuất lúa gạo, tăng 6,3%/năm trong suốt giai đoạn 1981-1985. Tuy nhiên, sau năm 1985, tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu giảm, cụ thể tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn 1986-1988 chỉ là 2,2%/ năm. Đầu năm 1988, sản xuất lương thực không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến sự thiếu ăn ở 21 tỉnh, thành trên miền Bắc. ở miền Nam một loạt các mâu thuẫn cũng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là mối quan hệ đất đai bởi sự “cào bằng” về phân chia và điều chỉnh đất đai. Điều này hiển nhiên đặt ra yêu cầu một cuộc cải cách mới trong chính sách đất đai. Để giải quyết các vấn đề trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị vào tháng 4 năm 1988. Với sự ra đời của Nghị quyết 10 thường được biết đến với tên Khoán 10, người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10-15 năm và lần đầu tiên hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Bắt đầu từ thời kỳ này, các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu, bò, gia súc và công cụ khác) được sở hữu dưới hình thức cá thể. Một khía cạnh khác của chính sách này đó là người nông dân ở miền Nam được giao lại đất họ đã sở hữu trước năm 1975 (Pingali, P. and V. T. Xuan, 1992). Tuy nhiên, cùng với Khoán 10 chưa có luật tương ứng dẫn đến một số quyền sử dụng đất như cho tặng hoặc thừa kế chưa được luật pháp hóa và thừa 4 nhận. Một loạt các vấn đề khác nảy sinh liên quan đến sản xuất chẳng hạn như: trạm điện, hệ thống giao thông nông thôn, thị trường,… mà trước đây thuộc trách nhiệm quản lý của các HTX nông nghiệp. Để giải quyết các vấn đề này Luật Đất đai năm 1993 đã ra đời. 2.1.3. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau đổi mới Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến sử dụng đất đai đã ra đời. Những chính sách quan trọng nhất đó là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2001; Luật Đất đai mới năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định việc giao đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có một loạt các chính sách liên quan trực tiếp hoặc hỗ trợ gián tiếp đến vấn đề về đất đai. Theo Luật Đất đai 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền: quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền cho thuê, quyền thừa kế và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao đất trong thời hạn 20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Việc giao đất sẽ được tiến hành lại tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người sử dụng đất vẫn có nhu cầu sử dụng. Luật Đất đai cũng quy định mức hạn điền đối với hộ nông dân, cụ thể đối với cây hàng năm là 2 ha ở miền Bắc và các tỉnh miền Trung, 3 ha đối với các tỉnh phía Nam, đối với cây lâu năm quy định tối đa là 10 ha đối với các xã vùng đồng bằng và 30 ha đối với vùng trung du và miền núi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). Cùng với việc giao đất cho các hộ nông dân thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được các cơ quan chức năng xem xét và cấp cho các nông hộ. Đến năm 1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông dân, cuối năm 2010 con số này là trên 90%. Đối với đất rừng ở khu vực trung du và miền núi nơi có rất nhiều phong tục tập quán thì việc giao đất phức tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra chậm hơn và quá trình này vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Vào năm 1998, người nông dân được giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh bằng đất đai (Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, 1998). Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát 5 triển khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai đoạn 1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2010-2003. An toàn lương thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng bước được đẩy lùi. 2.2. MANH MÚN RUỘNG ĐẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ 2.2.1. Khái niệm về manh mún ruộng đất 2.2.1.1.Khái niệm về manh mún ruộng đất Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng. Hai là sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác. 2.2.1.2.Tình trạng manh mún ruộng đất ở một số nước trên thế giới Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Để khắc phục tình trạng này, từ nhiều năm nay người ta đã tiến hành dồn điển đổi thửa, tích tụ đất đai,... để việc sử dụng đất được hiệu quả hơn. * Nhật Bản: Để chấn hưng nền nông nghiệp, năm 1961 Chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính sách nông nghiệp là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Để thực hiện mục tiêu này Bộ Nông nghiệp đề ra "sự nghiệp xây dựng ruộng đất với ba mục tiêu: rộng, chắc chắn, sâu". - Rộng: nâng kích thước thửa ruộng lên 0,3 ha. - Chắc chắn: cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn, hay lún trên cơ sở thiết kế xây dựng thoát nước cho từng thửa ruộng và từng khu vực để có thể sử dụng máy móc cho thuận lợi. - Sâu: cải tạo tầng canh tác ruộng đất đảm bảo độ dầy khoảng 1m. Để làm được các yêu cầu nêu trên cần phải làm được hai việc: + Về mặt hành chính: xử lý chuyển đổi từ các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. + Về mặt kỹ thuật: gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc xây dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng. Công tác dồn điền đổi thửa, xử lý ruộng đất như nêu trên là khó khăn phức tạp vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân và việc chuyển đổi phải tiến hành với một số 6 biện pháp như công tác quy hoạch sử dụng đất...mới phát huy hiệu quả trong sử dụng đất. Kết quả là khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước ở Nhật Bản đã được chuyển đổi. Trước chuyển đổi, bình quân có 3,4 thửa /hộ, sau chuyển đổi bình quân có khoảng 1,8 thửa /hộ. Việc chuyển đổi, xử lý đất nông nghiệp đã tăng sức sản xuất của đất đai, tăng năng suất lao động của người nông dân; việc áp dụng máy móc vào sản xuất được thuận tiện và hiệu quả,...tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trong nông nghiệp. Vì vậy cùng với các yếu tố khác, việc chuyển đổi và xử lý đất nông nghiệp đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3.000 kg gạo/ha/năm năm 1960 lên 6.000 kg gạo/ha/năm năm 1992 (Nguyễn Sinh Cúc, 1998). * Đài Loan: Sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra. Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, hòn đảo này đã có đến 679.000 trang trại với quy mô bình quân là 1,29 ha/trang trại. Đến năm 1991 số trang trại đã lên đến 823.256 với quy mô bình quân chỉ còn 1,08 ha/trang trại. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,… nhưng do người Đài Loan coi ruộng đất là tiêu chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp). Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan công bố Luật Phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, có nghĩa là nhà nước công nhận việc chuyển quyền sở hữu đất đai, ước tính đã có trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô, các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp, nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). * Indonesia: Đồng bằng Java của Indonesia, ruộng đất cũng bị manh mún. Năm 1963, số trang trại có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha chiếm trên 52% trong tổng số 7,9 triệu nông hộ; trang trại có từ 0,5 đến 1,0 ha chiếm 27%, chỉ có 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất