Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại dự án cải tạo nâng cấp đường...

Tài liệu Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ dốc lời đến ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện gia lâm

.PDF
85
1
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC ANH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP ĐƯỜNG TỈNH LỘ 179 ĐOẠN TỪ DỐC LỜI TỚI NGÃ TƯ ĐƯỜNG 181 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2021 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC ANH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP ĐƯỜNG TỈNH LỘ 179 ĐOẠN TỪ DỐC LỜI TỚI NGÃ TƯ ĐƯỜNG 181 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Quý Thái Nguyên – 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin can đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả sử dụng để nghiên cứu viết luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào, mọi trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Anh ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các Thầy, cô Khoa Quản lý tài nguyên và Phòng đào tạo, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi có nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của cô giáo TS. Vũ Thị Quý, là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm và các anh, chị em, bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Anh năm 2021 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1 ..................................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 3 Chương 2 ................................................................................................................... 31 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 31 CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 34 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 68 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1 iv DANH MỤC VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BĐĐC Bản đồ địa chính BCĐ Ban chỉ đạo CT Chỉ thị CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất HTTĐC Hỗ trợ tái định cư HĐND Hội đồng nhân dân HĐBT Hội đồng bồi thường KT-XH Kinh tế-xã hội KH Kế hoạch NĐ-CP Nghị định- Chính phủ QĐ Quyết định QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất QLNN Quản lý nhà nước QH-KT Quy hoạch- kiến trúc QLĐT Quản lý đô thị TT Thông tư TU Trung ương TN&MT Tài nguyên và môi trường TTCN Tiểu thủ công nghiệp TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên THPT Trung học phổ thong TTr Tờ trình UBND Ủy ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng ký v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội xã Dương Xá ............ 38 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của xã Đặng Xá .................................. 41 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Dương Xá năm 2020 ...................................... 42 Bảng 3.4: Dân số theo độ tuổi trong khu vực HTTĐC ............................................. 45 Bảng 3.5: Tình hình lao động trong khu vực HTTĐC .............................................. 45 Bảng 3.6: Kết quả về đối tượng bồi thường và điều kiện được bồi thường.............. 46 Bảng 3.7: Kết quả về đối tượng bồi thường và điều kiện được bồi thường.............. 47 Bảng 3.8: Kết quả về đất đai đã thực hiện bồi thường HTTĐC ............................... 48 Bảng 3.9: Kết quả bồi thường về đất đai................................................................... 49 Bảng 3.10: Kết quả bồi thường về tài sản trên đất .................................................... 54 Bảng 3.11: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ HTTĐC ......................................................... 50 Bảng 3.12: Kết quả lấy ý kiến người dân trong khu vực HTTĐC qua phiếu điều tra52 Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả ý kiến của cán bộ chuyên môn về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư của dự án ................................................. 54 Bảng 3.14: Tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ dân .................................... 55 Bảng 3.15: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân ................ 56 Bảng 3.16: Trình độ văn hóa, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động ..... 57 Bảng 3.17: Tình hình lao động, việc làm của các hộ thuộc khu vực bồi thường HTTĐC ................................................................................................... 59 Bảng 3.18: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất ................................. 60 Bảng 3.19: Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau khi thu hồi đất ...... 60 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí xã Đặng Xá .............................................................................34 Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế theo ngành của xã Đặng Xá năm 2015 và năm 2019 .......36 Hình 3.3. Sơ đồ vị trí xã Dương Xá ..........................................................................37 Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của xã Đặng Xá ........................................41 Hình 3.5. Cơ cấu sử dụng đất của xã Dương Xá.......................................................44 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân; là tư liệu sản xuất đặc biệt; là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững của đất nước. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta, cơ chế kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ và một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều phải trở thành hàng hoá, trong đó đất đai cũng không phải là ngoại lệ. Sự phát triển chung của hệ thống KT - XH cũng như của đất nước trước hết đặt ra phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống lưới điện quốc gia... đây chính là điều kiện rất cơ bản để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế... Nhà nước phải thu hồi đất của người sử dụng đất và phải bồi thường cho người bị thu hồi. Việc thực hiện bồi thường giữ vị trí hết sức quan trọng, là yếu tố có tính quyết định trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Trong những năm vừa qua công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư (BT & HTTĐC) gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện (Giá đất biến động, ý thức của người dân chưa cao,...). Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án được triển khai chậm là do công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Các chính sách đền bù thiệt hại hỗ trợ tái định cư, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước còn chưa chưa đồng bộ, hay thay đổi do đó gây nhiều khó khăn cho việc xác định và phân loại mức bồi thường, giá bồi thường. Việc tuyên truyền phổ biến các chính sách có liên quan đến công việc này chưa thực hiện tốt. Chưa có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho người dân vùng di dời một cách cụ thể. Do đó đòi hỏi phải có các phương án bồi thường thật hợp lý, công bằng đảm bảo mọi người dân đều thấy thỏa đáng và phấn khởi thực hiện. 2 Sau nhiều năm thực hiện theo các quy định của Chính phủ, việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng mắc trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết. Với ý nghĩa thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện Gia Lâm”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện Gia Lâm. - Đánh giá ảnh hưởng của công tác hỗ trợ tái định cư đến người dân trong khu vực thu hồi đất của dự án trên địa bàn xã Đặng Xá và xã Dương Xá huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học trên lớp; học hỏi, tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện Gia Lâm để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở địa phương. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Đất đai 1.1.1.1. Khái niệm đất đai Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” (Trần Phương Anh, 2020). Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết. - Lý luận địa tô của Các Mác trong việc định giá bồi thường thiệt hại đất và tài sản gắn liền với đất: Dưới bất kỳ chế độ sở hữu đất đai nào, người sử dụng đất cũng được trả một khoản tiền bồi thường khi bị thu hồi đất. Trong điều kiện sở hữu đất đai là hình thức sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thì việc người sử dụng đất được Nhà nước trả tiền bồi thường khi bị thu hồi đất là điều hiển nhiên, với điều kiện người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Để phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lợi ích an sinh xã hội tất yếu dẫn đến việc Nhà nước phải thu hồi đất. Vì vậy việc bồi thường thiệt hại cho người bị thu hồi đất và các tài sản gắn liền với đất cũng là vấn đề tất yếu. Việc giải quyết mối quan hệ này chính là giải quyết mối quan hệ giữa người được giao quyền sử dụng đất mới và người sử dụng đất bị thu hồi. 4 Trong điều kiện Nhà nước thu hồi đất cho mục đích công cộng, lợi ích quốc gia thì trường hợp này giống như là hình thức chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất nhưng là hành vi chuyển quyền sử dụng đất đặc biệt, và đây cũng không phải là sự tự nguyện mà là một sự bắt buộc phải thực hiện hành vi đó. Bởi vậy, việc giải quyết thoả đáng lợi ích của người bị thu hồi đất là hết sức cần thiết và quan trọng, thể hiện ở việc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất bị thu hồi. Đây là vấn đề chủ yếu cần được xem xét nhằm giải quyết thoả đáng lợi ích cho người bị thu hồi đất. Lý luận địa tô Các Mác vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề trên, cụ thể là: - Tiền bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất cho người có đất bị thu hồi được lấy từ người sử dụng đất mới. Khoản tiền mà người sử dụng đất mới phải trả ít nhất là bằng với số tiền bồi thường cho người bị thu hồi cả về đất và tài sản gắn liền với đất. - Cơ sở và mức tính bồi thường: Theo lý luận địa tô của Các Mác thì độ phì nhiêu và vị trí của đất đai là cơ sở cho việc tính toán mức phải trả cho người sử dụng đất. Độ phì nhiêu và vị trí đất đai ở đây bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, tức là các chi phí đầu tư của con người làm thay đổi độ phì nhiêu và vị trí của mảnh đất được sử dụng cũng được tính đến. Bởi vậy, để tính mức đền bù cho người sử dụng đất bị thu hồi, nên căn cứ vào các yếu tố sau đây: - Loại đất bị thu hồi: Dựa vào việc phân loại đất theo quy định của pháp luật hiện hành như đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Cần lưu ý tới yếu tố nhân tạo, tức là vai trò của con người tác động vào đất đai. Ví dụ đối với đất nông nghiệp thì ngoài yếu tố độ phì tự nhiên, cần chú ý đến độ phì nhân tạo, tức là địa tô chênh lệch II. Với những yếu tố nhân tạo cần xem xét đến vai trò đầu tư của Nhà nước cũng như của người sử dụng đất. - Căn cứ vào loại công trình: Mức đền bù được tính toán phù hợp với giá trị công trình gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất được pháp luật quy định. Việc căn cứ vào loại công trình để tính toán mức bồi thường thiệt hại phải trả cho người bị thu hồi đất sẽ làm cho các chủ dự án tính toán kỹ lưỡng nhằm tiết kiệm chi phí. 5 Uỷ ban nhân dân các cấp và chủ dự án là những người trực tiếp xem xét các yếu tố, điều kiện liên quan tới việc quy định mức giá bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất. 1.1.1.2. Đặc điểm của đất đai Đất đai có vị trí cố định không thể di chuyển được, với một số lượng lớn có hạn trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực. Tính cố định không di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô và không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành, sinh thái với những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hoặc do tác động của con người. Ngoài tính hai mặt trên, đất đai còn có những đặc điểm như là: Sự chiếm hữu, sở hữu đất đai và tính đa dạng phong phú của đất đai. Về sự chiếm hữu và sở hữu của đất đai ở nước ta đã được quy định rõ trong Luật Đất đai. Còn tính đa dạng và phong phú của đất đai thể hiện ở chỗ: Trước hết, do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bổ cố định từng vùng lãnh thổ nhất định, gắn liền với điều kiện hình thành của của đất đai quyết định. Mặt khác, tính đa dạng, phong phú còn do yêu cầu, đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai phải biết khai thác triệt để lợi thế của mỗi loại đất một cách hiệu quả và tiết kiệm trên một vùng lãnh thổ. Để làm được điều này, phải xây dựng một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng vùng khu vực (Báo cáo tình hình quản lí và sử dụng đất năm 2019 xã Đặng Xá và Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) 1.1.2. Thu hồi đất 1.1.2.1. Khái niệm về thu hồi đất Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Trần Phương Anh, 2020). 1.1.2.2. Các trường hợp thu hồi đất Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013 quy định: 6 - Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây: 1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; 2. Xây dựng căn cứ quân sự; 3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; 4. Xây dựng ga, cảng quân sự; 5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; 6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; 7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; 8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; 9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; 10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý. - Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; 2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứaxăng dầu, khí đốt; khodự trữ quốc gia; công trình thugom, xử lý chất thải; 7 3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm: a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; d) Dự án xâydựng khuđô thị mới, khudân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản. (Trần Phương Anh, 2020) 1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến bồi thường và hỗ trợ hỗ trợ tái định cư 1.1.3.1. Bồi thường Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác mang lại. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Trần Phương Anh, 2020). 1.1.3.2. Hỗ trợ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Trần Phương Anh, 2020). 8 1.1.3.3. Tái định cư + Theo từ điển Tiếng Việt: “Tái định cư” nghĩa là lần thứ hai, lại một lần nữa. + Định cư: là ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn. Tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở nào khác trong phạm vi cấp xã nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển chỗ ở. Hình thức tái định cư bao gồm: bằng đất ở nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền. Thu hồi đất, Bồi thường hỗ trợ tái định cư là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm chủ động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện bồi thường HTTĐC phải đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và đặc biệt là lợi ích của người dân (tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, 2006). 1.1.3.4. Một số khái niệm liên quan khác - Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. - Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. - Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. - Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. - Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định (Trần Phương Anh, 2020). 1.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và hỗ trợ hỗ trợ tái định cư Bồi thường hỗ trợ tái định cư là khâu đầu tiên trong quá trình thực hiện dự án và cũng là khâu quan trọng quyết định tiến độ của mỗi dự án. Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác bồi thường và hỗ trợ HTTĐC liên quan đến lợi ích của 9 nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác nhau thì công tác bồi thường và hỗ trợ HTTĐC cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, công tác bồi thường và hỗ trợ HTTĐC mang tính đa dạng và phức tạp: - Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện TN - KT - XH và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành... mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng đó. Do đó, công tác bồi thường và hỗ trợ HTTĐC cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt. - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống KT - XH đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này là phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc tồn tại cũ. + Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn. + Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu. + Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận của những người dân (Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, 2006). 10 1.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường và hỗ trợ hỗ trợ tái định cư Quá trình thực hiện chính sách diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả thực hiện chính sách sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cụ thể: * Yếu tố chính sách, pháp luật đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên của quốc gia, là đối tượng quản lý phức tạp và luôn có sự biến động từng ngày. Để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt đòi hỏi các văn bản pháp lý về đất đai phải có sự thống nhất, ổn định và phù hợp với từng điều kiện thực tế. Vì công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư là công tác thực thi những chính sách, pháp luật đưa ra. Tuy nhiên, tính ổn định và sự thống nhất của chính sách, pháp luật đất đai qua các thời kỳ có sự thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến công tác bồi thường, HTTĐC. * Yếu tố tài chính Yếu tố tài chính có vai trò quyết định đến tiến độ cũng như sự thành công của các dự án, vì nguồn quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ít, tỷ lệ dự án phải bồi thường, HTTĐC chiếm tỷ lệ hầu hết các dự án. Vì vậy, cần có nguồn vốn để bồi thường về đất, tài sản trên đất, hỗ trợ là yếu tố then chốt. Phương án bồi thường, HTTĐC chỉ được thực hiện khi có đủ nguồn vốn, ngược lại dự án sẽ bị chậm tiến độ, bị treo. Ngoài ra, nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về đất đai ngày càng lớn chính vì vậy mà giá đất luôn thay đổi và tăng cao, điều đó chứng tỏ yếu tố nguồn vốn là một yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến thực thi chính sách bồi thường, HTTĐC. * Yếu tố người sử dụng đất Để thực thi chính sách bồi thường, HTTĐC được thuận lợi và đúng tiến độ thì yếu tố người sử dụng đất đóng vai trò quan trọng. Nếu người sử dụng đất am hiểu về luật đất đai, hiểu được lợi ích của dự án đem lại đối với cộng đồng thì việc bồi thường, HTTĐC sẽ được giải quyết đúng tiến độ. Nhiều dự án người dân không đồng tình với chính sách bồi thường dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. 11 * Yếu tố về tổ chức thực hiện Bồi thường hỗ trợ tái định cư là một quá trình phức tạp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, kinh tế người bị thu hồi đất. Nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền về luật đất đai và công tác bồi thường thỏa đáng đối với người bị thu hồi đất thì quá trình thực hiện bồi thường sẽ diễn ra nhanh. Còn công tác bồi thường, HTTĐC thực hiện không tốt sẽ dẫn đến các ý kiến phản đối của người dân, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Do vậy, để thực hiện tốt công tác bồi thường, HTTĐC cần phải tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân trong khu vực thu hồi đất để họ hiểu về luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo…ngoài ra cần có những điều tra ý kiến của người dân trước khi thực hiện dự án, giá đất trong khu vực thu hồi để có những kế hoạch bồi thường được thỏa đáng (Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, 2006). 1.1.6. Các bước thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Nhằm minh bạch hoá công tác bồi thường, HTTĐC, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác HTTĐC trên cơ sở quy định hiện hành tỉnh Yên Bái đã xây dựng quy trình thực hiện công tác bồi thường HTTĐC gồm 10 bước cụ thể như sau: Bước 1. Công tác chuẩn bị Cơ quan tài nguyên và môi trường xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, tổ chức công bố, công khai dự án đến toàn thể nhân dân bị ảnh hưởng, điều tra, khảo sát, đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính, kiểm đếm. Bước 2. Thông báo thu hồi đất: Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. 12 Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói trên, nếu người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có thẩm quyền có thể ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không cần chờ hết thời hạn thông báo. Bước 3. Thu hồi đất: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thì UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất. Bước 4. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất: Sau khi có Thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất