Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biế...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biến đá marble tới chất lượng nước sinh hoạt tại xã tân lĩnh huyện lục yên tỉnh yên bái

.PDF
79
381
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- VŨ LINH PHƢƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRẮNG CỦA NHÀ MÁY KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ MARBLE TỚI CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TẠI XÃ TÂN LĨNH, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 – 2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- VŨ LINH PHƢƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRẮNG CỦA NHÀ MÁY KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ MARBLE TỚI CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TẠI XÃ TÂN LĨNH, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Cảnh Thái Nguyên - 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước lúc ra trường. Giai đoạn này giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như vận dụng được những kiến thức đó vào thực tiễn. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn khoa học Th.S Nguyễn Minh Cảnh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble tới chất lượng nước sinh hoạt tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”. Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Minh Cảnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong và ngoài Khoa Môi trường, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Yên, cùng toàn thể ban lãnh đạo và các công nhân viên trong nhà máy khai thác và chế biến đá Marble, các bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Yên Bái, ngày 01 tháng 01 năm 2015 Sinh viên Vũ Linh Phƣơng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt tại hộ gia đình (%) ............. 16 Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm 2012 tại xã Tân Lĩnh .............................................................................................. 23 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Lĩnh năm 2012 ...................... 24 Bảng 4.3: Lao động và phân bố lao động trong địa bàn xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên............................................................................. 28 Bảng 4.4: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước mặt tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 .................. 36 Bảng 4.5: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước mặt tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 .................. 37 Bảng 4.6: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước ngầm tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 .................. 38 Bảng 4.7: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước ngầm tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 ............. 39 Bảng 4.8: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước thải tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 .................. 40 Bảng 4.9: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong mẫu nước thải tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble năm 2014 ...... 41 Bảng 4.10: Kết quả phân tích môi trường nước mặt của các năm 2011, 2012, 2013, 2014 ......................................................................... 43 Bảng 4.11: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước mặt tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 ................................................................................... 44 Bảng 4.12: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm của các năm 2011, 2012, 2013, 2014 ......................................................................... 45 iii Bảng 4.13: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước ngầm tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 .................................................................................... 46 Bảng 4.14: Kết quả phân tích môi trường nước thải của các năm 2011, 2012, 2013, 2014 ......................................................................... 47 Bảng 4.15: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước thải tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 ................................................................................... 48 Bảng 4.16: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân .................... 49 Bảng 4.17: Các mức độ ô nhiễm của nước ngầm .......................................... 50 Bảng 4.18: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước.............................................. 50 iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2012 ............................................... 24 Hình 4.2: Hàm lượng Fe trong các mẫu nước mặt ..................................... 37 Hình 4.3: Hàm lượng TSS trong các mẫu nước mặt .................................. 37 Hình 4.4 : Hàm lượng Mn trong các mẫu nước ngầm................................. 39 Hình 4.5: Hàm lượng Fe trong các mẫu nước ngầm .................................. 39 Hình 4.6: Hàm lượng TSS trong các mẫu nước thải .................................. 41 Hình 4.7: Giá trị COD trong các mẫu nước thải......................................... 42 Hình 4.8: Giá trị BOD5 trong các mẫu nước thải ....................................... 42 Hình 4.9: Hàm lượng COD trong mẫu nước mặt giữa các năm................. 44 Hình 4.10: Hàm lượng BOD5 trong mẫu nước mặt giữa các năm ............... 44 Hình 4.11: Hàm lượng Mn trong mẫu nước ngầm giữa các năm................. 46 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa COD : Nhu cầu oxy hóa học BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường DO : lượng oxy hòa tan trong nước KPHĐ : Không phát hiện được QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QLMT : Quản lý môi trường TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh TNMT : Tài nguyên môi trường TSS : Tổng chất rắn lơ lửng UBND : Ủy ban nhân dân UNICEP : Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc VLXD : Vật liệu xây dựng VSMT : Vệ sinh môi trường vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích, yêu cầu ...................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2 1.2.3. Yêu cầu .................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học....................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học về đề tài ............................................................................ 4 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................... 5 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ............................................. 6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam ...................................... 8 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10 2.3.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam ................................................................ 10 2.3.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái ...................................... 12 2.3.3. Chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam ............................... 14 2.3.4. Các giải pháp xử lý nước sinh hoạt ....................................................... 15 vii PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 18 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 3.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .... 18 3.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái . 18 3.2.3. Đôi nét về nhà máy khai thác và chế biến đá Marble ........................... 18 3.2.4. Hiện trạng môi trường nước của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble ............................................................................................................. 18 3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường và đời sống người dân tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. .................... 19 3.2.6. Đề xuất giải pháp xử lý nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. ............................................................................... 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ..................... 19 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước .... 19 3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 20 3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được .. 20 3.3.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ................ 20 3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 21 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 22 4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ....... 22 4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 22 4.1.2. Địa hình ................................................................................................. 22 4.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn ................................................................ 22 viii 4.1.4. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 23 4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.. 25 4.2.1. Thực trạng phát triển các ngành ............................................................ 26 4.2.2 Dân số, lao động và việc làm ................................................................. 28 4.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 29 4.2.4. Văn hóa- xã hội ..................................................................................... 30 4.3. Đôi nét về nhà máy khai thác và chế biến đá Marble .............................. 33 4.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 33 4.3.2. Địa hình ................................................................................................. 33 4.3.3. Phương pháp khai thác .......................................................................... 33 4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu............. 36 4.4.1. Chất lượng môi trường nước mặt tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble ............................................................................................................. 36 4.4.2. Chất lượng môi trường nước ngầm tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble ............................................................................................................. 38 4.4.3. Chất lượng môi trường nước thải của nhà máy chế biến và khai thác đá Marble ............................................................................................................. 40 4.5. Đánh giá chất lượng môi trường nước qua các năm của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble ..................................................................................... 42 4.5.1. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble từ năm 2011-2014 ........................................................... 43 4.5.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble từ năm 2011-2014 ........................................................... 45 4.5.3. Diễn biến chất lượng môi trường nước thải của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble từ năm 2011-2014 ........................................................... 47 4.5.4. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh nhà máy khai thác và chế biến đá Marble.............................................................................. 48 ix 4.6. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường sống của người dân tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .............................. 50 4.7. Đề xuất giải pháp...................................................................................... 51 4.7.1. Giải pháp về thể chế, chính sách ........................................................... 51 4.7.2. Giải pháp quản lý .................................................................................. 52 4.7.3. Giải pháp công nghệ kỹ thuật................................................................ 52 4.7.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục ........................................................... 53 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 54 5.1. Kết luận .................................................................................................... 54 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 57 II. Tài liệu trên mạng ....................................................................................... 57 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Yên Bái là một trong số ít tỉnh được đánh giá là có tiềm năng to lớn về đá hoa làm ốp lát và làm bột carbonat calci (Nguyễn Linh Ngọc, 2012)[6]. Để quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, tỉnh Yên Bái đã chú trọng việc phát triển công nghiệp khai khoáng, trong đó là các mỏ đá hoa trắng là loại hình khoáng sản đang được khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác, sử dụng nhằm phát huy thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, 2010)[14]. Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hoạt động khai thác đá hoa ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Mỏ đá hoa của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble là một trong những khu vực khai thác của tỉnh Yên Bái nằm trên khu vực xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Nhà máy khai thác và chế biến đá Marble đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên nói riêng (Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Lục Yên, 2010)[7]. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích về kinh tế xã hội, mang lại cho người dân trên địa bàn huyện có được công ăn việc làm và thu nhập ổn định thì hoạt động khai thác của công ty đã và đang gây ra những vấn đề lo ngại về môi trường, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Đó chính là nguồn nước tại khu vực đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác đá của nhà máy chế biến và khai thác đã Marble. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, từ nhu cầu thực tế và nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên – Th.S Nguyễn Minh Cảnh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng 2 hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble tới chất lượng nước sinh hoạt tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble. - Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá trắng của nhà máy khai thác và chế biến đá Marble tới chất lượng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động này tới môi trường tại khu vực nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng khai thác đã trắng tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục yên, tỉnh Yên bái. - Xác định một số yếu tố của hoạt động khai thác đá trắng ảnh hưởng tới môi trường khu vực xung quanh (đặc biệt là môi trường nước). - Đề xuất giải pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác và địa phương nhằm giảm thiểu các tác động của hoạt động khai thác đá trắng tới môi trường và con người. 1.2.3. Yêu cầu - Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng khai thác đá trắng tại nhà máy khai thác và chế biến đá Marble và ảnh hưởng tới khu vực phát tán ô nhiễm. - Các mẫu nước phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt động khai thác đá trắng tại địa bàn nghiên cứu. - Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế của cơ sở. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế. 3 - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa được các tác động của hoạt động khai thác đá tới môi trường nước, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và con người. - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch cho xây dựng chính sách về bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền vào giáo dục về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai khoáng. - Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn xã Tân Lĩnh. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học về đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Không có nước, cuộc sống trên Trái Đất không thể tồn tại được. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo. Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. Nước sinh hoạt là nước có thể dung cho ăn, uống, vệ sinh của con người. Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: + Nước không có màu. + Không có mùi vị lạ, không có tạp chất. + Không chứa chất tan có hại. + Không có mầm mống gây bệnh[9]. 2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm…bị tác động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống của các sinh vật trong tự nhiên. Như vậy, ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nguồn gây ô nhiễm có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm 5 nhân tạo chủ yếu do các quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông và môi trường nước [9]. 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XI kỳ họp thứ 8 ngày 01/07/2006; - Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 21/06/2012; - Luật khoáng sản số 06/2011/QH được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010; - Nghị định 21/2008/ NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định 08/2006/NĐ CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT; - Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị và BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; - Quyết định số 7869/2009/QĐ - BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2009 của Bộ tài nguyên và môi trường về công tác kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản; - Quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCN ngày 5/6/2000 của Bộ Khoa học công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu chuẩn); - Quyết định số 34/2004/QĐ - BKHCN ngày 09/10/2004 của Bộ Khoa học công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam; - Quyết định số 22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn); - Quyết định số 16/2008/QĐ - BTNMT ngày 31/12/2006 của BTNMT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường; Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước; 6 - TCVN 5992:1995 (ISO 5667 - 2:1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu; - TCVN 5993:1995 (ISO 667 - 3:1985)- Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; - TCVN 5994:1995 (ISO 5667 - 4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo; - TCVN 5996:1995 (ISO 5667 - 6:1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông suối; - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp; 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Hoạt động khai thác đá trên thế giới Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác đá nói riêng đã và đang phát triển nhất thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu cầu sử dụng đá hoa cương ở các nước ngày càng tăng. Đá hoa được ứng dụng trong trang trí nội thất mà không có một loại vật liệu nào có thể thay thế. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng đá hoa xây dựng nên những lâu đài, điện ngọc để lại những giá trị vĩnh hằng về vật liệu kiến trúc. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ khai thác cùng với bàn tay, khối óc con người đã tìm và khai thác được những mỏ đá hoa trắng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Phần lớn đá thiên nhiên được khai thác ở Iran, Italia, 7 Tây ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Canada, Pháp và Brazil… Hiện nay trên thế giới nổi tiếng nhất là đá hoa trắng của vùng Carrace Italia, đây là một loại đá trang trí, nó nổi tiếng không phải chỉ vì sự sáng bóng mà còn vì hình vân và màu sắc của nó. Có các loại đá trắng, đen, ghi, đỏ, xanh lá cây, vàng và xanh da trời. Hầu hết người ta khai thác đá hoa này ở những mỏ đá lộ thiên, phương pháp tiến hành rất đơn giản. Người ta lấy những khối đá ra rồi cưa chúng bằng dây xoắn, đây là dây thép dài ít nhất 1500m, nó quay quanh một cái ròng rọc mà người ta đã đưa vào trong giếng mỏ có đường kính một vài đêximét và chiều sâu của giếng tương ứng với độ dày của khối đá lấy được. Tốc độ cưa thay đổi từ 5-30cm/h. Nó phụ thuộc vào độ cứng của đá và chất mài được phụt ra trong rãnh. Dây xoắn cưa ngang hay thẳng đứng, tiếp đó những khối đá được cắt ra theo kích thước và hình dạng đã định trước. Hàng năm Italia sản xuất ra hàng trăm triệu m3 đá hoa các loại phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước khác trên toàn thế giới. Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại lợi ích kinh tế khác cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi lớn và gây nên những chấn động mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm ngành khai thác đá trắng đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác trái phép và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác cướp đi sinh mạng của hàng trăm người [15]. 8 2.2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá trên thế giới Khai thác đá hiện nay là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, chế biến đá và tình trạng khai thác trái phép tại nhiều nước có trữ lượng đá lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn gấp nhiều lần sao với quy chuẩn cho phép , thậm chí có những nơi nồng độ bụi cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn tạo ra một lượng lớn khí độc hại như CO2, SO2… đây là những chất rất độc hại đối với môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất đá. Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác. Như vậy hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác ngày càng tăng, thì ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói nhất là vẫn đề ô nhiễm môi trường. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam 2.2.2.1. Hoạt động khai thác đá ở Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đá hoa trắng là khoáng sản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả điều tra thăm dò cho thấy, đá hoa trắng phân bố khá rộng rãi trên lãnh thổ 9 Việt Nam song tập trung trữ lượng lớn ở một số địa phương như Yên Bái, Nghệ An, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang… Theo thống kê, hiện nay trên phạm vi cả nước có 97 giấy phép khai thác đá đang hoạt động. Trong đó có 47 giấy phép thăm dò với trữ lượng dự bảo 17,7 triệu m3 đá ốp lát, 624 triệu tấn đá bột và 50 gấy phép khai thác với trữ lượng đã cấp phép là 161 triệu m3 đá làm ốp lát, 428 triệu tấn đá làm bột carbonat canxi. Công suất khai thác hàng năm đối với đá ốp lát là 5,8 triệu m3 và 16 triệu tấn đá bột. Hoạt động khai thác, chế biến đá hoa tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương. Hoạt động đầu tư của nhiều doanh nghiệp đã tạo được uy tín và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai thác đá hoa trắng còn gặp phải không ít khó khăn khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc hành nghề thăm dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực và kinh nghiệm vẫn được thuê thăm dò. Do đó, nhiều mỏ đi vào khai thác không như kết quả đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả. Với số lượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm 2012 có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập trung chủ yếu ở 3-4 vùng mỏ, như vậy có thể có hiện tượng khai thác tràn lan, lãng phí tài nguyên, tranh dành diện tích, mất an ninh trật tự và đặc biệt ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng. Số lượng cơ sở khai thác đá hoa khá lớn. Tuy nhiên lại có quy mô nhỏ, phân tán, thiết bị công nghệ còn lạc hậu nên chưa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Tại các mỏ khai thác đá ốp lát, thực tế chỉ thu hồi 20-30% khối lượng đá thành phẩm còn lại 70-80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để lại tại mỏ cho thấy sự lãng phí và là nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn trong khai thác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng