Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá ảnh hưởng của khối lượng giống nấm cấy trong một bịch nấm đến sinh trưở...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng của khối lượng giống nấm cấy trong một bịch nấm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng nấm sò trên nguyên liệu lõi ngô nghiền

.PDF
57
298
124

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân nhóm đề tài chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới thầy Đặng Văn Công đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành đề tài này. Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Nông học – Khoa Nông Lâm những người đã trực tiếp giảng dạy trang bị cho chúng tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Sơn La, ngày tháng năm 2016 Nhóm tác giả đề tài 1 MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích 1.2.2. Yêu cầu PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm sinh học và giá trị của nấm Sò 2.1.1.Hệ thống phân loại 2.1.2. Đăc điểm hình thái 2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh thái 2.1.3. Các giống nấm phổ biến 2.1.4. Giá trị dinh dưỡng của nấm Sò 2.2.Tình hình nghiên cứu và nuôi trồng nấm sò trên các phế thải nông nghiệp 2.2.1. Trên thế giới 2.2.2. Tại Việt Nam 2.2.3 Tại Sơn La 2.2.3.1. Sản xuất nấm ăn quy mô hộ gia đình 2.2.3.2. Sản xuất nấm ăn quy mô doanh nghiệp 2.2.3.3. Những khó khăn trong việc phát triển nghề nấm tại Tây Bắc 2.2.3.4. Một số dự án chuyển giao kỹ thuật trồng nấm ăn PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 3.1. Đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng và vật liệu 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 2 1.3. Thời gian nghiên cứu 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4. Kỹ thuật trồng nấm Sò a, Xử lý nguyên liệu b, Cấy giống c, Ươm bịch và rạch bịch d, Chăm sóc, thu hái và bảo quản 3.5. Các chỉ tiêu cần theo dõi 3.5.1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển 3.5.2. Theo dõi các đặc điểm hình thái của nấm thông qua thời gian sinh trưởng 3.5.3. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng 3.5.4. Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất 3.5.5. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh vật hại 3.6.Tính toán và xử lý số liệu PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của nấm 4.2. Đặc điểm màu sắc và thời gian bảo quản sản phẩm nấm Sò 4.3. Các chỉ tiêu sinh trƣởng 4.3.1. Động thái tăng chiều dài cụm nấm 4.3.2. Động thái tăng đƣờng kính cụm nấm 4.4. Các chỉ tiêu năng suất của nấm ở các công thức thí nghiệm 4.4.1. Số cây/cụm 4.4.2 Tổ ng số cụm của một bich ̣ 3 4.4.3. Khối lượng của một cụm nấm (kg) 4.4.4. Năng suất tổng thể của 1 bịch 4.4.5. Năng suất quy đổi 5. Sinh vật hại nấm Sò 6. Hạch toán kinh tế PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Đề nghị 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KL: Khối lƣợng TB : Trung bình CT: Công thức NS: Năng suất HQKT: Hiệu quả kinh tế 5 DANH MUC ̣ CÁC BẢNG Bảng 1: Ảnh hƣởng của các công thức thí nghiệm đến thời gian sinh trƣởng của nấm. Bảng 2: Động thái tăng chiều dài cụm nấm trên các công thức thí nghiệm. Bảng 3: Tốc độ tăng chiều dài cụm nấm qua các thời gian sinh trƣởng. Bảng 4: Động thái tăng đƣờng kính cụm nấm. Bảng 5: Tốc độ tăng đƣờng kính cụm nấm. Bảng 6: Bảng thể hiện trung bình chiều dài cuống nấm và đƣờng kính mũ nấm. Bảng 7: Bảng thể hiện các chỉ tiêu về năng suất của các công thức. Bảng 8: Hạch toán kinh tế. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Động thái tăng chiều dài cụm nấm của các công thức thí nghiệm Hình 2: Động thái tăng đƣờng kính mũ nấm Hình 3: Biểu đồ thể hiện năng suất quy đổi của các công thức thí nghiệm. Hình 4: Biểu đồ thể hiện hiệu quả kinh tế 7 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong nấm hàm lượng aminoaxit tương đối cao, đặc biệt có đầy đủ 8 loại aminoaxit không thay thé, chứa nhiều loại vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất cũng rất phong phú. Bởi vậy nấm được coi là 1 loại rau sạch cao cấp, 1 loại thực phẩm đặc biệt: người Trung Quốc gọi nấm là Sơn Trân, người La Mã gọi là: „Thức ăn của Thượng đế‟. Nấm là 1 loại „rau sạch‟ và „thịt sạch‟ được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có giá trị dược liệu, có khả năng phòng và chữa bệnh: chống béo phì, chữa bệnh đường ruột... Trên thế giới, nấm đã được trồng và sử dụng lâu đời. Chúng ngày càng được coi trọng bởi giá trị dinh dưỡng và dược liệu của nó. Nấm có thể trồng ở nhiều nơi, nhiều mùa vụ khác nhau và theo các công nghệ, quy mô khác nhau. Nguyên liệu trồng nấm cũng rất phong phú, chủ yếu là các sản phảm phụ của nông nghiệp, lâm nghiệp như: Rơm rạ, cỏ khô, thân ngô, lõi ngô, mùn cưa, bông phế thải.... Tại Sơn La, hàng năm có khoảng 200 nghìn tấn phế thải lõi ngô thải ra môi trường. Một phần được sử dụng để làm chất đốt, một phần đã được sử dụng để nuôi trồng một số loại nấm ăn như nấm Sò, nấm Mộc nhĩ…Kết quả nghiên cứu từ dự án JICA được thực hiện từ năm 2012 – 2014 tại Trường Đại học Tây Bắc đã chỉ ra rằng: nấm Sò sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất khi trồng trên nguyên liệu lõi ngô nghiền. Tuy nhiên, việc xác định lượng giống nấm cấy trong một bịch nấm thích hợp nhất để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất thì chưa được kết luận. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đề xuất đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của khối lượng giống nấm cấy trong một bịch nấm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng nấm Sò trên nguyên liệu lõi ngô nghiền”. 8 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Tận dụng phế thải nông nghiệp để nuôi trồng nấm -Xác định được lượng giống nấm thích hợp trong một bịch nguyên liệu lõi ngô nghiền. 1.2.2. Yêu cầu - Thu thập tài liệu liên quan. - Xây dựng đề cương. - Chuẩn bị vật liệu nghiên cứu, bố trí thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm. - Viết báo cáo tổng kết đề tài. 9 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm sinh học và giá trị của nấm Sò 2.1.1. Hệ thống phân loại Giới (regnum) : Nấm (Fungi) Ngành (divisio) : Nấm thật(Eumycota) Lớp (class) : Hymenomycetes Bộ (ordo) : Agaricales Họ (familia) : Pleuroteceae Chi (genus) : Pleurotus Tên khoa học : Pleurotus Sp 2.1.2. Đặc điểm hình thái Nấm Sò có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm Sò khi còn non có màu sẫm hơi tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn. Quá trình hình thành cây nấm hoàn chỉnh chia làm 2 giai đoạn: + Hình thái thể sợi nấm + Hình thái thể quả * Hình thái thể sợi nấm: Thể sợi nấm được cấu tạo bởi các sợi nấm dạng ống rất nhỏ khoảng 0,6m gồm nhiều tế bào. Trong sợi nấm có vách ngăn, giữa các vách ngăn có lỗ thông để trao đổi chất nguyên sinh và thông tin. Sự hình thành sợi nấm: Khi bào tử nảy mầm, hình thành ống mầm rồi phân nhánh thành sợi nấm, phát triển thành mạng sợi lan khắp nơi trên cơ chất để hút dinh dưỡng. * Hình thái quả thể: Bao gồm: Cuống nấm, mũ nấm và phiến nấm. 10 - Mũ nấm: Là phần trên của quả nấm, phía trên thường hơi lõm. Mũ nấm mọc trên cuống nấm, mặt dưới có nhiều phiến nấm có kích thước khác nhau. Hình dạng: Dạng mép phẳng, dạng mép lồi lõm, dạng hình tròn, dạng phễu, dạng chiếc ô… - Phiến nấm: Là mặt dưới của mũ nấm. Hình dạng khác nhau dạng mép răng cưa, dạng mép lượn sóng…có độ dài ngắn khác nhau. - Cuống nấm: Có nhiều hình dạng khác nhau: hình viên trụ, hình cong, hình sợi mảnh…Cuống nấm có thể nhẵn, có lông tơ hoặc vẩy, có thể rỗng hoặc là chắc. Ngoài ra trên cuống nấm có khi có vòng nấm, ở gốc cuống nấm có bao nấm. Nấm Sò mọc tập trung thành từng cụm, khi già phát tán thành bào tử, nấm Sò có nhiều nước nên dễ bị dập nát. Ngoài ra nấm còn có hình thái biến dị như: San hô, cuống dài… 2.1.3. Đặc điểm sinh lý sinh thái Nấm Sò bao gồm có nhiều giống, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của mỗi giống cũng khác nhau: Đối với nhóm nấm Sò chịu lạnh nhiệt độ thích hợp là từ 13 - 20 0 C, đối với nhóm nấm Sò chịu nhiệt thì nhiệt độ thích hợp là từ 24 - 280C. Độ ẩm rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển tơ và quả thể của nấm. Nhìn chung nấm Sò phát triển thuận lợi khi độ ẩm của giá thể trồng là 65 - 70%, độ ẩm không khí là 80%-85%. Trong giai đoạn phát triển của sợi nấm không cần ánh sáng. Ở giai đoạn hình thành quả thể nấm yêu cầu ánh sáng tán xạ. Nấm Sò có khả năng chịu đựng sự dao động pH tương đối tốt. Tuy nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm Sò là khoảng 5 – 7. Giai đoạn nuôi sợi nấm Sò cần độ thông thoáng, khi nấm lên quả thể chỉ cần thông thoáng vừa phải. Trong thực tế có thể gặp nhiều chủng nấm Sò, căn cứ vào khả năng thích ứng 11 với điều kiện môi trường người ta chia nấm Sò thành 6 loại: [6] - Loại ưa lạnh: Nhiệt độ thích hợp để hình thành quả thể biến động trong phạm vi khoảng 5 – 150C, nhiệt độ thích hợp nhất la 8 – 130C, những loại này có quả thể màu xám, ăn ngon hơn các loài nấm Sò khác. - Loại chịu rét: Quả thể có thể hình thành ở nhiệt độ 5 – 200C, tốt nhất là ở 10 – 180C. Chúng thuộc loài Pleurotus ostreatus, các chủng nấm này ăn ngon, chu kì sản xuất ngắn nhưng sản lượng không cao. - Loại ưa ấm: Quả thể có thể hình thành ở nhiệt độ 8 – 250C, tốt nhất là ở 12 – 220C phần lớn chúng thuộc loài Pleurotus ostreatus. Quả thể đa số màu tro hay mau trắng tro, mũ nấm đầy, sản lượng thuộc loại trung bình. - Loại thích nghi khá rộng: Quả thể hình thành ở nhiệt độ 8 – 280C, tốt nhất là ở nhiệt độ 12 – 240C phần lớn thuộc loài Pleurotus floridanus. Ở nhiệt độ thấp quả thể có màu nâu gụ, ở nhiệt độ tương đối cao quả thể có màu trắng sữa. - Loại thích nghi rộng: Quả thể hình thành ở nhiệt độ 7 – 330C, tốt nhất là ở 15 – 250C, phần lớn các chủng vẫn thuộc loài Pleurotus ostreatus, khi ở nhiệt độ cao mũ nấm có màu gần trắng, khi nhiệt độ thấp mũ nấm có màu tro hay màu nâu tro, nhiệt độ càng lạnh màu càng thẫm. - Loại ưa nhiệt: Quả thể hình thành ở nhiệt độ 20 – 300C, khi nhiệt độ lên cao đến 350C trong một thời gian ngắn cũng không ảnh hưởng gì. Các chủng trong nhóm này thuộc về hai loài: Pleurous sajor – caju và loài Pleurotus cystidiosus. 2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nấm Sò * Nguồn dinh dưỡng và môi trường sống Nấm Sò là loài dùng trực tiếp nguồn xenlulozo từ các loài thực vật khác do nấm Sò là loài không có khả năng quang hợp nên nó không thể tự tổng hợp các chất hữu cơ để nuôi cơ thể. Trong quá trình nuôi trồng có thể bổ sung các phụ gia giàu chất đạm, vitamin ở giai đoạn xử lí nguyên liệu để cho nấm sinh trưởng phát triển tốt hơn. [4] 12 * Chu kì sinh trưởng và phát triển của nấm Sò Trong điều kiện tự nhiên đến giai đoạn trưởng thành nấm sẽ phát tán bào tử nhờ gió, bào tử rải ra khắp nơi khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi chúng sẽ hình thành hệ sợi nấm sơ cấp với một nhân. Hệ sợi nấm sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên một mạng để rồi hình thành hệ sợi nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp giữa hệ sợi nấm thứ cấp tạo nên quả thể nấm hoàn chỉnh. [4] Chu kì sinh trưởng và phát triển của nấm Sò 2.1.5. Các giống nấm Sò phổ biến - Nấm Sò màu hồng đào (Pink Oyster Mushroom). - Nấm Sò hoàng bạch (Branched Oyter Fungus). - Nấm Sò kim đỉnh (Citrine Pleurotus). - Nấm Sò phượng vĩ, nấm Sò có vòng (Pleurotus sajor - caju Sing). - Nấm Sò tím (Oyster Mushroom). - Nấm Sò A ngụy (Ferule Mushroom). -Nấm Sò phiến hồng, nấm Sò đỏ pháo (Pleurotus rhodophyllus Bres). - Nấm Sò màu tro (Pleurotus spodoleucusFr). - Nấm Sò Đài Loan (Pleurotus cystidiosus). 13 2.1.6. Giá trị của nấm Sò * Giá trị dinh dưỡng Nấm Sò không chỉ ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong nấm Sò khô lượng chứa protein khoảng 20%, trong protein này có đầy đủ các axit amin với tất cả 8 axit amin không thay thế (cơ thể người và động vật không tự tổng hợp được).[ 6] Sau đây là bảng giá trị dinh dưỡng của nấm Sò so với một số loại nấm khác. + Tỷ lệ % so với chất khô: Chủng loại Độ ẩm (W) Protein Lipit Hydrad cacbon Tro Calo Nấm Sò 91 30 2 58 9 345 Nấm Mỡ 89 24 8 60 8 381 Nấm Hƣơng 92 13 5 78 7 392 Nấm Rơm 90 21 10 59 11 369 * Giá trị dược liệu Một ý nghĩa hết sức quan trọng của nấm Sò là làm thuốc chữa bệnh. Trong nấm Sò chứa chất Pleurotin (chất kháng sinh), Retin (kháng ung thư), chứa nhiều axit folic rất cần cho những người thiếu máu, hàm lượng chất béo, tinh bột thấp phù hợp với người bị tiểu đường và cao huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho biết nấm Sò cùng với một số nấm ăn khác có tác dụng chống ung thư, làm hạ huyết áp.[6] Theo nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc – Phó Liên Giang (1985) thì nếu ăn nấm Sò lượng 2,5g/ngày thì sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu đã giảm từ 253.13mg xuống chỉ còn 193.12mg. Nếu ăn nấm Sò với lượng gấp đôi (5g/ngày) thì sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu giảm xuống chỉ còn 128.57mg.[6] 14 Nhiều loại nấm Sò có tác dụng ức chế sự phát triển của không ít loài vi khuẩn như: Mycobacterium phlei, Photobacterium fischeri, Bacillus subtilis, Escherichia coli, …Vòng ức chế vi khuẩn ở nấm Sò non cao hơn ở nấm Sò trưởng thành.[6] * Giá trị kinh tế của nấm Sò Nghề trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với người nuôi trồng. Trong điều kiện từng gia đình với diện tích nhỏ hay lớn đều có thể trồng được nấm để cung cấp cho gia đình và thị trường, cụ thể như nếu trồng nấm trong nhà và sử dụng nguyên liệu là rơm rạ thì kê giàn thành 5 tầng và chỉ với 1 m2 diện tích thì có thể thu được 7 – 10 kg nấm tươi, nếu trồng ở ngoài trời thì 1 m2 đất sẽ cho thu hoạch ít nhất là 1 kg nấm tươi.[4] Nấm có chu kì nuôi trồng ngắn như: Nấm Rơm 20 – 25 ngày, nấm Hương, Mộc nhĩ 2 – 2.5 tháng, nhiều loại nấm có thể trồng được quanh năm. Vì vậy có thể trồng nấm vào bất cứ lúc nào. Mặt khác do nấm có chu kì nuôi trồng ngắn nên người trồng có thể dừng ngay việc sản xuất nấm lại nếu gặp điều kiện bất lợi, ví dụ: điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi hoặc giá cả thị trường không ổn định. Đây là điểm đặc biệt của nghề nuôi trồng nấm.[4] Nguyên liệu trồng nấm thường có giá thành rất rẻ, là các phế thải từ ngành nông, lâm nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, lõi ngô,… nên có nhiều ở khắp mọi miền đất nước. Nguyên liệu sau khi thu hoạch vụ nấm có thể mang đi ủ làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Vốn đầu tư cho nghề nuôi trồng nấm thấp, kĩ thuật trồng nấm lại đơn giản một người dân bình thường có thể tiếp thu được công nghệ trồng nấm trong một thời gian ngắn…[4] Người nông dân có một đặc điểm là chỉ làm việc theo mùa vụ, vì vậy vào những tháng nông nhàn, trồng nấm sẽ là giải pháp rất tốt để người dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống sinh hoạt hằng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống, 15 giải quyết việc làm cho người dân vào thời gian nông nhàn. Hiện nay nấm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Tại hội nghị “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy sản xuất nấm tại các tỉnh thành phía Bắc”, Thứ trưởng Bộ NN PTNT đề nghị các địa phương tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, xem sản phẩm nấm là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực cho tiêu dùng và xuất khẩu, cần đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất, tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống và sản xuất nấm thương phẩm để nâng cao chất lượng nấm cung cấp ra thị trường. 2.2.Tình hình nghiên cứu và nuôi trồng nấm Sò trên các phế thải nông nghiệp 2.2.1. Trên thế giới Nuôi trồng nấm được biết từ rất lâu. Vào 400 năm trước công nguyên đã có những miêu tả khoa học về sinh lý, sinh thái của không ít các loại nấm ăn. Thời ấy, cây nấm đã được xếp vào sách sử “Thần nông bản thảo binh” miêu tả tính năng, công dụng của các loài nấm dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc để bồi dưỡng sức khoẻ như thanh chi, xích chi, hoàng chi, phục linh…Từ năm 100 trước công nguyên bắt đầu có những ghi chép đầu tiên về kỹ thuật trồng nấm. Tới năm 200 - 300 sau công nguyên thì xuất hiện nhiều sách ghi chép các phương pháp nuôi trồng nấm như sách “ Thập châu ký” ghi chép phương pháp nuôi trồng nấm Linh chi; sách “Dược tính luận” năm 581-600 ghi chép phương pháp nuôi trồng Mộc nhĩ; sách “Chủng thụ thư” năm 1379 ghi chép về đặc điểm các loại nấm ăn có thể trồng; sách “ Quảng đông thông chí” năm 1562 ghi chép về phương pháp trồng nấm hương, năm 1822 cũng trong “ Quảng đông thông chí” đã có các ghi chép về phương pháp nuôi trồng nấm rơm,… Các kết quả nghiên cứu về nấm ăn và nuôi trồng nấm ăn trên thế giới được công bố trên nhiều tạp chí như Mushrooms (Nhật bản), Mushrooms Journal (Anh), Mushrooms news (Mỹ)... Trung Quốc là nước khai phá nghề nuôi trồng nấm đầu tiên, sau đó là ở các nước Đông Nam Á và Bắc phi. Trong những năm gần đây đã có bước phát triển nhảy vọt về nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn ở 16 nhiều nước (trong đó có việt Nam). Nấm ăn bao gồm nhiều chủng loại, cho đến nay các nhà khoa học đã biết khoảng 2000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo.[3] Hiện nay nghề trồng nấm đã phổ biến rất rộng rãi tại Trung Quốc và đạt tới sản lượng nấm trồng cao nhất thế giới. Hiện đã có rất nhiều cơ quan nghiên cứu và chỉ đạo việc triển khai nuôi trồng nấm ăn ở Trung Quốc.[1] - Viện Vi sinh vật học, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (phụ trách việc phân loại và bảo quản các loại nấm) - Viện nghiên cứu nấm ăn, Viện khoa học Nông nghiệp Thượng Hải. - Viện nghiên cứu nấm học Tam Minh ( Phúc Kiến) - Phòng nghiên cứu nấm ăn – Viện Vi sinh vật học Quảng Đông. - Phòng nấm học ứng dụng – Đại học Nông nghiệp Hoa Trung. - Viện nghiên cứu nấm ăn Côn Minh. - Viện nghiên cứu nấm ăn Hồ Nam. - Hiệp hội nấm ăn Trung Quốc (thành lập năm 1987). - Tổ nghiên cứu nấm ăn thuộc Phân nội nấm học, Hội Thực vật học Trung Quốc. - Tổ nghiên cứu Nấm ăn thuộc Hội Vi sinh vật học Trung Quốc. - Các Hiệp hội nghiên cứu nấm ăn cấp tỉnh(Phúc Kiến, Sơn Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Nam, Chiết Giang, Giang Tô…) Những năm 60 của thế kỷ 20, Viện nghiên cứu nấm Tam Minh (Trung Quốc) đi sâu nghiên cứu, phân lập, thuần chủng và xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trồng các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ trắng, nấm phục linh, nấm rơm...sau đó triển khai ra sản xuất và chế biến. Từ đó sản xuất nấm ăn trở thành sản xuất hàng hóa và là một nghề sản xuất quan trọng ở nông thôn.[5] Những năm 70 của thế kỷ 20, các cơ quan khoa học ở Phúc Kiến (Trung Quốc) tiếp tục nghiên cứu, điều tra nguyên chủng nấm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về nấm ăn và nấm làm thuốc, tiếp tục nâng cao quy trình kỹ thuật sản xuất, 17 nuôi trồng nấm ăn với năng suất cao cho các loại nấm: nấm Mỡ, nấm Hương, nấm Rơm, Mộc nhĩ trắng, Mộc nhĩ đen, nấm Phục linh. Bên cạnh đó nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng trên bình thành nuôi trồng trên túi. Tiếp đó thí nghiệm thành công phương pháp lai đơn bào nấm Hương, nấm Mỡ để chọn lọc ra chủng giống chất lượng cao.[5] Những năm 80, Trung Quốc (tỉnh Phúc Kiến) tiếp tục sáng tạo công nghệ nuôi cấy nấm hương với chủng tốt hơn và nghiên cứu sản xuất nấm hương trên túi đựng cơ chất (nguyên liệu) thay cho nguyên liệu gỗ khúc và hơn thế nữa vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất đã được áp dụng vào sản xuất làm cho quy mô sản xuất và sản lượng nấm tăng vọt. Nghiên cứu khoa học và sản xuất thời kỳ này tập trung vào 5 loại nấm: nấm Mỡ, nấm Rơm, Phượng vĩ, Kim vàng và 3 loại mộc nhĩ (Mộc nhĩ trắng, Mộc nhĩ đen, Mộc nhĩ lông) và nấm Phục linh, Trúc tôn. Với những kết quả nghiên cứu trên Phúc Kiến đã đưa sản lượng nấm ăn lên cao và Phúc Kiến đã trở thành vùng sản xuất nấm chủ yếu của Trung Quốc và thế giới.[5] Những năm 90 của thế kỷ 20, việc nghiên cứu sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu phát triển toàn diện và tập trung quy mô, các nghiên cứu cũng tập trung vào: [5] + Các vấn đề sinh vật học, di truyền học và kỹ thuật nuôi cấy cho năng suất cao. + Các biện pháp phòng trị sâu bệnh hại. + Chế dược phẩm từ nấm. + Sản xuất rừng nguyên liệu để nuôi trồng nấm. + Nghiên cứu, sản xuất cơ chất cho 20 loài nấm thông thường. + Chú trọng nghiên cứu, khai thác một số loài nấm ăn quý hiếm. Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ.[4] Nhiều nước phát triển như: Hà Lan, Pháp, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Đức...nghề 18 trồng nấm đã được cơ giới hóa cao từ tất cả các khâu: xử lý nguyên liệu đến thu hái, chế biến, bảo quản đều do máy móc thực hiện. Các nước ở khu vực châu Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Singapo, Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam...nghề trồng nấm cũng phát triển rất mạnh mẽ, một số loại nấm ăn được nuôi trồng khá phổ biến, như: nấm Mỡ, nấm Hương, nấm Rơm, nấm Sò, Mộc Nhĩ...[5] Phương thức sản xuất nấm ăn ở các khu vực trên thế giới cũng khác nhau: Khu vực Bắc Mỹ và châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp với những nhà máy sản xuất còn khu vực châu Á triển khai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ.[5] Các nước Bắc Mỹ và Tây Âu tiêu thụ nấm nhiều nhất. Nhiều nước như: Mỹ, Nhật Bản, Italia, Đài Loan, Hồng Kông... phải nhập khẩu nấm từ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.[5] Những năm 80 của thế kỷ 20, tổng lượng nấm giao dịch trên thị trường thế giới từ 300.000 - 350.000 tấn/năm. Bình quân mỗi người dân Âu Mỹ dùng 2 - 3 kg nấm ăn, người Nhật và Đức dùng 4 kg.[5] Những năm 90 của thế kỷ 20, với thị trường Mỹ, mỗi năm nhập từ Phúc Kiến (Trung Quốc) từ 23.000 - 26.000 tấn nấm Mỡ đóng hộp, thị trường Nhật Bản mỗi năm nhập 11.000 - 13.000 tấn nấm Mỡ đóng hộp... Hồng Kông là nơi tập trung và trung chuyển nấm Hương khô cho toàn cầu. Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất trên thế giới hiện nay là: Mỹ, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, các nước châu Âu. Hàng năm các nước này phải nhập khẩu nấm muối và nấm đóng hộp từ Trung Quốc và một số nước khác. Tại các nước này, do khó khăn về nguồn nguyên liệu sản xuất và giá công lao động rất đắt nên nghề nuôi trồng nấm được chuyển dịch dần sang các nước khác.[5] 2.2.2. Tại Việt Nam Nấm được trồng và phát triển vào những năm 1970, Từ năm 1984 đã có một 19 số trung tâm nghiên cứu, sản xuất, xí nghiệp, công ty sản xuất được thành lập như: Trung tâm Nghiên cứu nấm ăn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai - Hà Nội, Xí nghiệp nấm Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty nấm Thanh Bình. Việt Nam là một trong những nước có đủ điều kiện lý tưởng để phát triển mạnh nghề trồng nấm: - Nguồn nguyên liệu để trồng nấm rất nhiều và dễ thu mua như: rơm rạ, thân gỗ, mùn cưa, bã mía, vụn bong phế thải...và các loại phế liệu sau thu hoạch rất giàu chất xenlulô. - Lực lượng lao động dồi dào. Tính trung bình 1 lao động nông nghiệp mới chỉ dùng đến 30 - 40% quỹ thời gian. chưa kể đến việc mọi lao động phụ đều có thể tham gia trồng nấm được. - Điều kiện tự nhiên (về nhiệt độ, độ ẩm...) rất thích hợp cho nấm phát triển. Cả hai nhóm nấm (nhóm ưa nhiệt và nhóm ưa lạnh) đều trồng được ở Việt Nam. Các tỉnh phía Nam tập trung trồng nấm rơm, mộc nhĩ, còn các tỉnh phía Bắc trồng nấm Mỡ, nấm Hương, nấm Sò...nấm dược liệu (Linh Chi, Vân Chi, Đầu Khỉ...) đều trồng được ở nhiều nơi trong cả nước. - Vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm rất ít so với việc đầu tư cho các ngành sản xuất khác. Kỹ thuật trồng nấm không quá phức tạp. Một người dân bình thường có thể tiếp thu được công nghệ trồng nấm trong thời gian ngắn. - Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và trên thế giới tăng nhanh do sự phát triển chung của xã hội và dân số. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn bắt đầu từ những năm 1970.[4] - Năm 1984 thành lập trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc trường Đại học tổng hợp Hà Nội. - Năm 1985 tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO) tài trợ và 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng