Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đánh cá có trách nhiệm nguyễn long

.PDF
43
139
117

Mô tả:

ĐÁNH CÁ CÓ TRÁCH NHIỆM Nguyễn Long Giới thiệu : Hiện nay nghề cá của hầu hết các nước trên thế giới đang đứng trước nguy cơ khai thác quá mức và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu tình hình này không nhanh chóng được cải thiện, sẽ dẫn đến sự thiệt hại về kinh tế, xã hội không thể lường hết được. Đến lúc đó, việc khôi phục lại nguồn lợi thuỷ sản đã bị suy kiệt là vô cùng khó khăn, lâu dài, thậm chí có những loài bị biến mất vĩnh viễn. Trước tình hình đó, tổ chức FAO đã thông qua Bộ Qui tắc ứng xử về Nghề cá có Trách nhiệm nhằm phục vụ cho bảo tồn, quản lý và phát triển bền vững nghề cá và kêu gọi tất cả các quôc gia hãy nhanh chóng hành động vì lợi ích thiết thực của mỗi quốc gia hiện nay và cả cho thế hệ tương lai. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát triển nghề cá bền vững, thông qua lớp tập huấn này, sẽ cung cấp cho học viên những thông tin về nội dung của bộ Qui tắc ứng xử về Nghề cá có Trách nhiệm của FAO, đồng thời cũng cung cấp cho học viên nội dung bản hướng dẫn thực hiện nghề cá có trách nhiệm trong vùng Đông Nam á do các chuyên gia của các nước thành viên SEAFDEC soạn thảo. Trong quá trình học, các giảng viên sẽ trình bày một cách dễ hiểu và có liên hệ các điều trong bộ qui tắ ứng xử với tình hình thực tế của nghề cá Việt Nam. Lớp tập huấn do Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi, Bộ Nông nghiệp &PTNT , thông qua dự án SCAFI tổ chức. Hy vọng rằng thông qua lớp tập huấn, các học viên sẽ hiểu rõ hơn về nội dung Bộ Qui tắc ứng xử về Nghề cá có Trách nhiệm của FAO và sẽ có đóng góp tốt hơn cho nghề cá của mỗi địa phương nói riêng và Việt nam nói chung. GIỚI THIỆU VỀ BỘ QUI TẮC ỨNG XỬ VỀ NGHỀ CÁ CÓ TRÁCH NHIỆM 1. Mở đầu : Hiện nay nghề khai thác cá của các nước trên thế giới và của nước ta đang phát triển rất năng động, đã trở thành một lĩnh vực của công nghiệp thực phẩm hướng theo cơ chế thị trường. Nhu cầu về cá và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới ngày càng gia tăng, điều đó thúc đẩy các nước tăng cường năng lực khai thác như : Hiện đại hoá đội tàu đánh cá; Tăng số lượng tàu cá; … Ngoài ra, sự phát triển tự phát trong việc tăng cường lực khai thác của ngư dân đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nghề cá qui mô nhỏ ở các nước đang phát triển, đang là những vấn đề bức xúc cần được sớm giải quyết . 1 Hiển nhiên là nguồn lợi thuỷ sản không thể giữ được bền vững trước sự gia tăng nhanh chóng của khả năng khai thác và sự thiếu kiểm soát nghề cá . Tình trạng khai thác quá mức diễn ra phổ biến ở vùng nước ven bờ của hầu khắp các nước; Tình trạng cạnh tranh trong khai thác ngày càng gia tăng; Tình trạng thiếu kiểm soát đối với nghề cá biển khơi, nhất là việc khai thác các đàn cá di cư xa đang trở thành những vấn đề cấp thiết trên qui mô toàn cầu cần được sớm giải quyết. Chính vì vậy, sau nhiều cuộc họp của Uỷ ban Nghề cá của FAO (COFI), của các hội nghị quốc tế đã bàn đến việc chuẩn bị một bộ Qui tắc ứng xử quốc tế về Nghề cá có Trách nhiệm nhằm phục vụ cho bảo tồn, quản lý và phát triển bền vững toàn bộ nghề cá. Bộ Qui tắc ứng xử Nghề cá có trách nhiệm đã được nhất trí thông qua ngày 31 tháng 10 năm 1995 tại Hội nghị của FAO. “ Bộ Qui tắc này cung cấp những khuôn khổ cần thiết cho các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo việc khai thác bền vững các nguồn lợi thuỷ sinh một cách hoà hợp với môi trường” [1]. Dưới đây sẽ trình bày tóm lược các mục tiêu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc và các vấn đề có liên quan mật thiết đến nghề cá Việt Nam của Bộ Qui tắc ứng xử này; Nhấn mạnh đến những vấn đề tồn tại của nghề cá nước ta, đồng thời cũng đưa ra các số liệu minh hoạ nhằm giúp các học viên đễ dàng hiểu, tiếp thu và áp dụng trong công tác quản lý nghề cá của địa phương mình. 2. Nội dung và phạm vi của Bộ Qui tắc ứng xử. - Bộ Qui tắc ứng xử này là tự nguyện . Tuy nhiên có một số phần trong Bộ Qui tắc ứng xử này dựa vào những nguyên tắc phù hợp của luật quốc tế, gồm những điều luật nêu trong Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 hoặc các điều khoản của các công cụ pháp lý bắt buộc khác như Hiệp ước Thúc đẩy việc tuân thủ Các biện pháp bảo tồn và Quản lý quốc tế các tàu cá biển khơi năm 1993. - Phạm vi của Bộ Qui tắc ứng xử mang tính tính toàn cầu và trực tiếp đối với các quốc gia thành viên và không thành viên của FAO; tất cả các chủ thể đánh cá, nuôi cá, chế biến, buôn bán cá; tất cả những người liên quan đến sử dụng môi trường nước có liên quan đến thuỷ sản; tất cả các tổ chức hay cá nhân thuộc Chính phủ hay phi chính phủ liên quan đến bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản. 3. Mục tiêu của Bộ Qui tắc ứng xử . Mục tiêu của Bộ Qui tắc ứng xử là : 2 - Thiết lập các nguyên tắc, phù hợp với các qui tắc liên quan của Luật quốc tế về đánh cá có trách nhiệm và hoạt động nghề cá ; - Thực hiện các chính sách quốc gia về Bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, quản lý và phát triển nghề cá có trách nhiệm; - Đưa ra các hướng dẫn để giúp các quốc gia xây dựng hoặc củng cố khuôn khổ, thể chế và pháp lý trong thực hiện nghề cá có trách nhiệm; trong việc soạn thảo và thực hiện các hiệp định quốc tế ; - Khuyến khích hợp tác kỹ thuật, tài chính, nghiên cứu khoa học, thương mại thuỷ sản, trong việc bảo tồn nguồn lợi thuỷ sinh, môi trường, quản lý và phát triển nghề cá bền vững. - Đưa ra các chuẩn mực thực hiện nghề cá có trách nhiệm đối với tất cả mọi chủ thể có liên quan của ngành thuỷ sản. 4. Thực hiện, giám sát và cập nhật thông tin. Tất cả các chủ thể có liên quan đến việc bảo tồn, quản lý, khai thác, kinh doanh các sản phẩm thuỷ sản phải hợp tác để hoàn thành và thực hiện các mục tiêu và qui định của Bộ Qui tắc ứng xử này. - FAO cùng với hệ thống Liên Hợp quốc sẽ giám sat việc áp dụng và thực hiện Bộ Qui tắc ứng xử . Tất cả các quốc gia và chủ thể có liên quan phải tích cực hợp tác với FAO trong công việc này . - Các quốc gia phải tăng cường sự hiểu biết và chấp thuận Bộ Qui tắc ứng xử này cho những người liên quan đến nghề cá. 5. Yêu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển. - Cần phải xem xét một cách thích đáng đến khả năng thực hiện Bộ Qui tắc ứng xử này của các nước đang phát triển. Các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tài chính cần có sự hỗ trợ cho các nước đang phát triển về trợ giúp kỹ thuật và tài chính, chuyển giao công nghệ, đào tạo khoa học, nâng cao khả năng phát triển nghề cá và nghề cá biển khơi. 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGHỀ CÁ. Để có thể thấy được sự cần thiết phải áp dụng Bộ Qui tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, cần phải đánh giá hiện trạng nghề khai thác hải sản Việt Nam và các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý nghề cá nước ta. 1. Xu hướng biến động của số lượng tàu thuyền khai thác hải sản. + Xu hướng tăng nhanh của số lượng tàu cá . Những năm gần đây , số lượng tầu thuyền khai thác hải sản và tổng công suất máy tầu trong toàn quốc tăng lên không ngừng . Trong thời kỳ từ 19942004 , tổng công suất máy tầu đã tăng từ 1.443.950cv lên 4.723.264cv, tức là tăng gấp 3,27 lần , trong khi đó sản lượng khai thác chỉ tăng 878.474 tấn lên 1.724.200 tấn, chỉ tăng 1,96 lần.. Điều này có nghĩa là sản lượng khai thác của một mã lực máy tầu bị giảm liên tục từ 0,61 tấn /cv/năm (1994) xuống còn 0,36 tấn/cv/năm (2004) . Trong 10 năm qua , cùng với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng tầu cá và tổng công suất máy tầu , kích thước và trang bị động lực của các tàu cũng tăng lên đáng kể , từ 17,6 cv/tàu năm 1990 , đã tăng lên 54,2 cv/tàu năm 2004 . Số lượng lao động nghề cá cũng tăng bình quân mỗi năm 26.941 người trong thời kỳ 1990-2000 . Tuy vậy , nghề cá Việt Nam nói chung vẫn là nghề cá qui mô nhỏ , số lượng tàu thuyền công suất <90cv chiếm 84 % tổng số tàu thuyền . Vì vậy , các hoạt động khai thác tập trung chủ yếu ở vùng nước ven bờ , nên sức ép khai thác ở vùng nước này ngày càng gia tăng. Năng lực khai thác ven bờ như số lượng tầu thuyền , tổng sản lượng khai thác vùng ven bờ đều vượt quá giới hạn cho phép. Điều này dẫn đến nguồn lợi hải sản ven bờ đang bị khai thác quá mức và bị giảm sút nghiêm trọng . Đến nay vẫn chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để xác định sự phù hợp giữa số lượng tầu khai thác của từng loại nghề và nguồn lợi hải sản hiện có để đưa ra các chính sách quản lý nghề cá phù hợp . + Khả năng hoạt động của tàu cá Việt Nam. Theo thống kê , đến năm 2006 , cả nước đã có 84.000 tàu khai thác ven bờ , với sản lượng khai thác đạt 1.460.000 tấn/năm và có 11.000 tàu khai thác xa bờ 4 , với sản lượng khai thác đạt 1.150.000 tấn/năm. Nhưng trong thực tế , hiện nay các tàu xa bờ vẫn hoạt động nhiều ở vùng nước ven bờ , làm cho sức ép khai thác ở vùng nước ven bờ càng trở nên trầm trọng . Theo tính toán của Viện Nghiên cứu hải sản , khả năng cho phép khai thác ở vùng nước có độ sâu < 50m của Việt Nam là khoảng 582.212 tấn . Sản lượng thuỷ sản khai thác ở vùng nước ven bờ đã vượt quá mức khai thác cho phép từ năm 1991 .Tuy vậy , sức ép khai thác ở vùng ven bờ này vẫn ngày càng gia tăng vì số lượng tàu thuyền nhỏ vẫn tăng không ngừng . Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành và đòi hỏi cần có chính sách phù hợp để giảm sức ép khai thác ở các vùng nước ven bờ . Vùng nước ven bờ là vùng nước quan trọng đối với nghề cá Việt Nam . Đây là nơi mang lại 56% sản lượng khai thác hải sản , là nơi hoạt động của các tầu đánh cá cỡ nhỏ với số lượng chiếm 84% tổng số tàu lắp máy , là nơi làm việc và mang lại nguồn sống cho những ngư dân nghèo mà số lượng của họ chiếm tới 88% tổng số lao động đánh bắt hải sản . Tuy vậy , nguồn lợi vùng ven bờ đang bị khai thác quá mức ; đang xẩy ra sự mất cân đối giữa khả năng đánh bắt ( số lương tàu cá ) và tiềm năng nguồn lợi tại vùng nước ven bờ ; đang có những hoạt động khai thác bất hợp pháp , ảnh hưởng đến việc duy trì và tái tạo nguồn lợi . Vì vậy cần sớm có những biện pháp quản lý phù hợp , nhằm giảm áp lực khai thác ven bờ , phát triển khai thác xa bờ , điều tiết việc khai thác phù hợp với nguồn lợi hải sản hiện có nhằm duy trì và phát triển nghề cá bền vững . 2. Sản lượng khai thác hải sản. + Xu hướng sản lượng của nghề cá Việt Nam. Sự tăng trưởng của sản lượng khai thác cá từ năm 1981-2000 rất rõ rệt. Năm 1981 , sản lượng khai thác cá biển đạt 419.740 tấn , đến năm 2000 đã tăng lên 1.280.590 tấn và năm 2005 đạt 1,99 triệu tấn. Nếu xem xét xu hướng tăng sản lượng khai thác so với xu hướng tăng tổng công suất máy tàu, thấy rằng năm 1994 , sản lượng khai thác cá biển đạt 878.474 tấn , đến năm 2004 đã tăng lên 1.724.200 tấn , tương ứng thời gian trên , tổng công suất máy tàu tăng từ 1.443.950 cv lên 4.723.264 cv . Như vậy , trong thời kỳ từ năm 1994 - 2004 , mặc dù tổng công suất máy tàu tăng 3,27 lần nhưng tổng sản lượng chỉ tăng 1,96 lần . Điều này thể hiện rằng lợi tức thu được của các hoạt động khai thác thuỷ sản ngày càng giảm. Tuy nhiên , nếu so sánh giữa sự gia tăng sản lượng và tổng công suất máy tầu , thấy rằng tổng sản lượng tăng nhanh vào trước năm 1994 , sau năm này mức độ gia tăng không lớn. Nghĩa là tốc độ gia tăng của tổng sản lượng khai thác ngày càng chậm so với tốc độ gia tăng của tổng công suất máy tàu 5 Nếu xem xét về kích thước vỏ tầu và trang bị máy tàu , thấy rằng số lượng tàu lắp máy công suất <90 cv chiếm tới 84% tổng số tàu lắp máy năm 2000 . Điều này thể hiện rằng phần lớn sản lượng khai thác được là kết quả của các hoạt động khai thác ven bờ . Căn cứ vào kết quả điều tra cho thấy, trong giai đoạn 1997-2000 sản lượng khai thác vùng ven bờ chiếm 82,1% tổng sản lượng hải sản khai thác được. Đến nay, sản lượng khai thác vùng ven bờ chỉ còn chiếm 56% tổng sản lượng. Điều này cho thấy rằng sản lượng khai thác vùng ven bờ bị suy giảm và sản lượng khai thác xa bờ được tăng cường hơn. + Xu hướng suy giảm của năng suất đánh bắt. Hiện nay , số lượng tàu thuyền nhỏ ở vùng nước ven bờ đã quá cao và việc khai thác ở vùng nước này đã trở nên quá mức . Nguồn lợi hải sản ven bờ đang ngày càng bị giảm sút theo sự tăng lên của số lượng tàu và sản lượng khai thác. Theo đà tăng lên của số lượng tàu đánh cá, sản lượng khai thác của mỗi tàu ngày càng giảm sút. Sản lượng bình quân cho một mã lực máy tàu giảm liên tục từ 1,11 tấn/cv/năm (1985) xuống còn 0,36 tấn/cv/năm (2004) , thêm vào đó tỉ lệ cá chọn trong mẻ thấp dần , tỉ lệ cá tạp tăng , kích thước cá nhỏ , nên doanh thu mỗi chuyến biển ngày càng thấp . Kết quả là càng gia tăng cường lực khai thác, tức là chi phí ngày càng tăng mà lợi tức của 1 đơn vị cường lực ngày càng giảm dần. Để đảm bảo thu nhập, người ta lại càng tăng cường độ khai thác (tăng thời gian đánh bắt, tăng số mẻ lưới, giảm kích thước mắt lưới...) dẫn đến nguồn lợi ngày càng bị cạn kiệt và ngư dân lại càng tăng cường độ khai thác... Khi đã rơi vào vòng luẩn quẩn này, nghề cá sẽ bị suy kiệt nhanh chóng. + Xu hướng giá cá và giá trị của sản lượng : Như đã phân tích trên, tình trạng khai thác quá mức đang làm suy kiệt nguồn lợi hải sản ven bờ. Riêng đối với vùng biển xa bờ, nguồn lợi cá đáy cũng đã bị khai thác tới mức. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua kết quả khai thác của các tàu lưới kéo đáy ở cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Đông-Tây Nam Bộ. 100% các chủ tàu đều cho rằng sản lượng khai thác bị giảm sút 50% so với sản lượng khai thác 10 năm về trước. Các tàu chỉ có lãi khi khai thác chính vụ, còn trái vụ thì thường xuyên bị lỗ. Hậu quả của vấn đề này là : - Tỉ lệ cá chọn ( cá kinh tế) ngày càng thấp trong sản lượng đánh bắt . - Kích thước cá thể của các loài cá có giá trị cao giảm dần . 6 - Tỉ lệ sản lượng của các loài cá tạp ( giá trị kinh tế rất thấp ) có xu hướng tăng cao . Do ảnh hưởng của các vấn đề trên , xu hướng giá cá và giá trị sản lượng khai thác cũng bị biến động theo . + Xu hướng chi phí cho các hoạt động đánh bắt : Chi phí cho các hoạt động đánh bắt bao gồm các khoản sau :  Chi phí đầu tư ban đầu : Bao gồm tiền đóng hoặc mua tàu , máy tàu , ngư cụ , trang thiết bị hàng hải và khai thác , các khoản phí và lệ phí . Hiện nay nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm , giá gỗ tăng vọt , nên giá thành của vỏ tàu gỗ cũng tăng theo .  Chi phí hoạt động : Bao gồm tiền mua nhiên liệu , nước đá , thực phẩm , các vật liệu cần thiết , các khoản phí -lệ phí-thuế , khấu hao tàu-máy-ngư cụ … Chi phí hoạt động của tàu cũng ngày càng tăng vì những lý do sau : - Giá nhiên liệu chạy máy trong những năm gần đây tăng liên tục. Hàng loạt tàu cỡ lớn bị thua lỗ. Điều này gây ra sự thiệt hại về thu nhập cho các chủ tàu đánh cá . - Do nguồn lợi hải sản đang bị cạn kiệt, nên để đảm bảo thu nhập của chuyến biển , các tâu đánh cá phải tăng số thời gian hoạt động trong ngày , tăng số ngày hoạt động trong năm và phải hành trình đến những ngư trường xa hơn . 3. Hiện trạng nguồn lợi hải sản. + Trữ lượng và khả năng khai thác cho phép. Các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam từ năm 2000 đến 2005 đó bắt gặp 1255 loài nằm trong 528 giống thuộc 222 họ hải sản, trong đó có 966 loài đó xỏc định được và 289 loài/nhóm loài chưa xác định được. Vùng biển Đông Nam Bộ phong phú nhất về thành phần loài, đó bắt gặp 621 loài thuộc 366 giống, 168 họ, và 167 loài/nhúm loài khỏc chưa xác định được. Tiếp đó là vùng biển vịnh Bắc Bộ (429 loài, 278 giống, 135 họ và 124 loài/nhóm loài chưa xác định). Vùng giữa biển Đông bắt gặp số loài ít nhất với 270 loài (214 loài đó xỏc định và 56 loài/nhóm loài chưa xác định), 157 giống 93 họ. Kết quả ước tính trữ lượng và khả năng cho phép khai thác hải sản ở biển Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 đươc trình bày trong bảng 1. Bảng1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi hải sản biển Việt Nam, giai đoạn 2000-2005. Vùng biển Nhóm sinh thái Trữ lượng (tấn) (%) 7 Khả năng khai thác (tấn) (%) Nguồn số liệu Cá nổi nhỏ Cá đáy Cộng Trung bộ Cá nổi nhỏ Cá đáy Cộng Cá nổi nhỏ Đông Nam bộ Cá đáy Cộng Tây Nam Cá nổi nhỏ bộ Cá đáy Cộng Giữa BĐ Cá nổi lớn Cá nổi nhỏ Toàn vùng biển Cá nổi lớn Việt Nam Cá đáy Tổng cộng Vịnh Bắc Bộ 433.100 8,53 153.269 3,02 586.369 11,55 595.550 11,73 592.150 11,67 1.187.700 23,40 770.800 15,19 304.850 6,01 1.075.650 21,19 945.400 18,63 123.992 2,44 1.069.392 21,07 1.156.032 22,78 2.744.850 54,08 1.156.032 22,78 1.174.261 23,14 5.075.143 100,00 173.200 76.635 249.835 238.250 296.075 534.325 308.300 152.425 460.725 378.150 61.996 440.146 462.413 1.097.900 462.413 587.131 2.147.444 8,07 3,57 11,63 11,09 13,79 24,88 14,36 7,10 21,45 17,61 2,89 20,50 21,53 51,13 21,53 27,34 100,00 ĐT “Cá nổi nhỏ” Xa bờ/ALMRV ĐT “Cá nổi nhỏ” Xa bờ/ALMRV ĐT “Cá nổi nhỏ” Xa bờ/ALMRV ĐT “Cá nổi nhỏ” Xa bờ/ALMRV Xa bờ/ALMRV ĐT “Cá nổi nhỏ” Xa bờ/ALMRV Xa bờ/ALMRV Tổng trữ lượng hải sản ở biển Việt Nam ước tính qua các chuyến điều tra từ năm 2000 đến 2005 khoảng 5.075.143 tấn, trong đó trữ lượng cá nổi nhỏ khoảng 2.744.850 tấn (chiếm 54,08 % tổng trữ lượng); trữ lượng cá đáy khoảng 1.174.261 tấn (chiếm 23,14 % tổng trữ lượng) và trữ lượng cá nổi đại dương khoảng 1.156.000 tấn (chiếm 22,78 % tổng trữ lượng). Khả năng khai thỏc hải sản ở biển Việt Nam khoảng 2.147.444 tấn, trong đó cá đáy chiếm 27,34 %; cá nổi nhỏ chiếm 51,13 % và cá nổi đại dương chiếm 21,53 % tổng trữ lượng có thể khai thác. Nguồn lợi hải sản biển Việt Nam đang có chiều hướng suy giảm (cả về số lượng và chất lượng nguồn lợi) do áp lực khai thác gia tăng ở các vùng biển. Cần có các biện pháp giảm thiểu cường lực khai thác và sắp xếp lại cơ cấu các đội tàu khai thác để phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lợi. Nhu cầu cho sự phát triển bền vững đũi hỏi cần phải cú cỏc chiến lược, chương trỡnh phỏt triển, quy hoạch và cỏc giải phỏp quản lý hợp lý dựa trờn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có. Các số liệu đánh giá chưa mang tính hệ thống liờn tục mà bị ngắt quóng, mang tớnh tức thời, trước mắt mà chưa giải quyết được các vấn đề mang tính chiến lược lâu dài. Do vậy, cần có chương t nh điều tra thường niên đánh giá nguồn lợi và nghề cá phục vụ phát triển bền vững. Thực hiện đánh cá có trách nhiệm, cần phải sớm có kế hoạch qui hoạch cơ cấu tàu thuyền, giảm năng lực khai thác ven bờ ( giảm số lượng tàu đánh cá nhỏ ) đi đôi với việc phát triển khai thác xa bờ một cách hợp lý. 5. Các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý nghề cá. + Khai thác quá mức ở vùng nước ven bờ : 8 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nêu trên, thấy rằng tình trạng khai thác ở vùng nước ven bờ của Việt Nam là quá mức, tuy vậy sức ép khai thác ở vùng này vẫn ngày một gia tăng ( vì số lượng tàu nhỏ vẫn gia tăng hàng năm). Các biểu hiện của sự suy giảm nguồn lợi đã rất rõ ràng ; năng suất khai thác của các tàu giảm sút rõ rệt. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành và đòi hỏi cần phải có chính sách phù hợp nhằm giảm sức ép khai thác của các vùng nưóc ven bờ. + Vấn đề cạnh tranh trong khai thác hải sản: Theo các số liệu thống kê năm 2006 , tổng số tàu cá có công suất máy <90 cv khoảng 84.000 chiếc (Cục KT-BVNL). Các tàu thuyền này có kích thước nhỏ và thường xuyên hoạt động ở các vùng biển gần bờ . Hiện nay nguồn lợi hải sản vùng ven bờ đang bị khai thác quá mức và bị cạn kiệt . Doanh thu từ các hoạt động khai thác của các tàu trở nên ngày càng ít ỏi , khó bù đắp chi phí . Từ đây , vấn đề cạnh tranh trong khai thác hải sản là điều tất yếu phải xảy ra và đang trở nên ngày càng gay gắt . Việc cạnh tranh xảy ra dưới nhiều dạng như cạnh tranh giữa nghề cá qui mô lớn và qui mô nhỏ ; giữa các tàu sử dụng các loại ngư cụ khác nhau ; giữa tàu của vùng này và tàu từ nơi khác đến ; giữa các tàu của cùng một nghề … Cạnh tranh trong khai thác hải sản ở vùng nước ven bờ đã căng thẳng như vậy , nhưng sức ép khai thác ở vùng nước ven bờ vẫn không ngừng tăng lên do sự gia nhập hàng năm của rất nhiều tàu thuyền cỡ nhỏ vào khai thác nguồn lợi hải sản ven bờ . Ước tính trong khoảng thời gian từ 1990-2000 , mỗi năm trung bình có khoảng 2.300 tàu thuyền cỡ nhỏ ( < 45 cv ) tham gia thêm vào khai thác Vì vậy cần có những biện pháp quản lý phù hợp để giải quyết vấn đề tự do tham gia vào khai thác , nhằm hạn chế sự cạnh tranh và giảm sức ép khai thác vùng gần bờ . + Việc sử dụng ngư cụ và phương pháp đánh bắt có hại vẫn còn tiếp diễn. Sự cạnh tranh gay gắt trong khai thác hải sản ở vùng nước ven bờ sẽ dẫn đến việc ngư dân sử dụng mọi biện pháp để khai thác nhằm bù đắp cho các chi phí hoạt động và đảm bảo được cuộc sống trước mắt của gia đình họ . Hiện nay hầu hết các ngư cụ được sử dụng đều có kích thước mắt lưới nhỏ hơn qui định . Nhiều loại ngư cụ có hại vẫn còn được sử dụng tràn lan ở nhiều vùng , như là nghề te đẩy , lưới đăng , lưới đáy …Nhiều phương pháp đánh bắt có hại như sử dụng chất nổ , xung điện , chất độc , vẫn lén lút hoạt động ở nhiều vùng và gây tác hại không nhỏ tới nguồn lợi thuỷ sinh . Mặc dù Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục , kiểm tra kiểm soát nhưng do các lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn quá mỏng 9 và do nhiều nguyên nhân khác nữa nên cho đến nay vẫn tồn tại những vấn đề sau: - Hầu hết các ngư cụ được sử dụng trong thực tế đều vi phạm quy định về kích thước mắt lưới , như kích thước mắt lưới ở đụt lưới kéo, tùng lưới vây, rê ba lớp,…. Do kích thước mắt lưới quá nhỏ nên tỉ lệ cá tạp và cá nhỏ trong mẻ lưới cao . Ví dụ : Tỉ lệ cá tạp so với tỉ lệ sản lượng cá trong mẻ chiếm 60-80% trong lưới kéo tôm ; 40-80% trong lưới kéo cá ; 90% trong lưới đáy ; 90-93% trong te xiệp . - Các rạn san hô, bãi đá ngầm vẫn đang bị suy thoái và bị phá huỷ bởi những hoạt động bất hợp lý. - Các ngư cụ có hại vẫn hoạt động, huỷ diệt nhiều cá con, như các nghề đăng đáy cửa sông, te đẩy. … Qua phân tích thành phần sản lượng của nghề te ở Minh Hải , chúng tôi thấy 70-90% sản lượng tôm đánh bắt được là các loại tôm chì , tôm thẻ , tôm sắt chưa trưởng thành . Trọng lượng cá thể của tôm đánh bắt được chỉ đạt : Tôm thẻ 7-15 g/con , tôm chì 2,6-9,6 g/con . Rõ ràng sự hoạt động của các ngư cụ này mang lại tác hại không nhỏ cho nguồn lợi tôm , trong khi thu nhập của người dân khai thác nghề này cũng rất thấp ( do phần lớn là tôm , cá con ) - Các phương pháp đánh bắt có hại vẫn chưa ngăn chặn được, việc đánh mìn xảy ra ở nhiều vùng, sử dụng chất độc xianua để đánh bắt thuỷ sản đang là những nguy cơ chưa kiểm soát hết được. Rõ ràng rằng đây là vấn đề cần được giải quyết trong một chương trình tổng thể về đánh cá có trách nhiệm mà cốt lõi của vấn đề là sự suy giảm nguồn lợi và sự khai thác quá mức ở vùng biển ven bờ . + Chưa khống chế được số lượng tầu thuyền khai thác: Hiện nay số lượng tàu thuyền đánh cá hoạt động ở vùng nước ven bờ đã quá cao và sản lượng khai thác ở vùng này cũng đã vượt mức cho phép . Vấn đề cấp bách là cần có biện pháp quản lý hữu hiệu để giảm sức ép khai thác ven bờ , nghĩa là giảm và khống chế số lượng tàu thuyền ở mức độ hợp lý , cân đối với khả năng hiện có của nguồn lợi . Ngoài ra việc tự do tham gia đánh bắt của các tàu cỡ nhỏ cũng là nguyên nhân dẫn đến số lượng tàu cỡ nhỏ tăng bình quân mỗi năm tới 2300 chiếc . Tuy nhiên , mặc dù đã nhận biết được sự cần thiết của vấn đề này nhưng do đây là vấn đề kinh tế -xã hội phức tạp , liên quan đến đời sống của hàng triệu ngư dân , nên đến nay các cơ quan quản lý của ngành vẫn chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết . Trong điều kiện thực tế của nghề cá Việt Nam , Nhà nước chưa đủ khả năng về kinh tế để mua lại các tàu nhằm giảm số lượng tàu thuyền như một số nước đã làm . Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách thiết lập 10 chương trình giảm sức ép khai thác ven bờ , trong đó áp dụng biện pháp hạn chế không cho đóng mới và tự do tham gia vào các hoạt động khai thác của các tàu cá cỡ nhỏ . Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi giải quyết vấn đề việc làm , chuyển đổi nghề nghiệp của những người lao động và ngư dân ven biển . + Hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác đạt thấp : Như đã phân tích trên , do số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ tăng cao , sản lương hải sản phần lớn được khai thác từ các vùng nước ven bờ nên đã xẩy ra sự mất cân đối giữa năng lực khai thác và khả năng hiện có của nguồn lơị . Vì vậy nguồn lợi ven bờ bị giảm dần , hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác đạt ngày càng thấp . Sản lượng bình quân của 1 mã lực máy tàu trong 1 năm giảm dần từ 1,11 tấn/ cv (năm 1985), xuống còn 0,36 tấn/cv (năm 2004), bằng 32% của năm 1985. Do hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác bị thấp dần nên các tàu cá càng ráo riết tăng cường độ khai thác , vấn đề cạnh tranh trong khai thác hải sản ngày càng quyết liệt hơn . + Giám sát , kiểm tra và điều tra của nghề cá biển : Vấn đề giám sát, kiểm tra và điều tra đối với nghề cá biển là hết sức quan trọng. Nó thực hiện quyền quản lý của Nhà nước, ngăn chặn các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, thực hiện bộ qui tắc ứng xử của FAO về đánh cá có trách nhiệm. Đặc điểm lớn nhất của nghề cá Việt Nam là " nghề cá qui mô mhỏ " và hoạt động khai thác phát triển rộng khắp trên tất cả các vùng biển, nên còn có tên gọi là " nghề cá nhân dân ". Nghề cá qui mô nhỏ ở Việt Nam có những đặc điểm sau : - Qui mô nghề nghiệp và kích thước tàu thuyền khai thác rất nhỏ . - Ngư dân thường nghèo , khả năng tập trung vốn thấp . - Trình độ giáo dục của ngư dân và dân trí ở mức thấp . - Số lượng tàu thuyền nhỏ phát triển một cách tự phát , còn sử dung những ngư cụ và phương pháp đánh bắt có hại . - Sản lượng đánh bắt của những tàu cỡ nhỏ ít , việc bán cá rất tuỳ tiện nên rất khó thống kê và quản lý sản lượng khai thác . - Ngư trường hoạt động chủ yếu là các vùng nước ven bờ . Kỹ thuật khai thác còn lạc hậu . Do đặc điểm trên, việc quản lý, giám sát đối với nghề cá qui mô nhỏ là hết sức khó khăn. Công tác giám sát - kiểm tra tập trung vào việc ngăn chặn các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp như sử dụng mìn , xung điện , chất độc trong khai thác hải sản . Ngoài ra còn hạn chế việc sử dụng các ngư cụ có hại , cường 11 độ phát sáng quá mức … Tuy nhiên , do lực lượng và phương tiện kiểm soát còn ít , chưa thực hiện có hiệu quả việc quản lý cộng đồng, chưa được trang bị hệ thống giám sát tàu qua vệ tinh, nên kết quả của công tác kiểm tra , giám sát còn bị hạn chế . Công tác điều tra bao gồm điều tra nguồn lợi hải sản , điều tra tàu thuyền , ngư cụ và kỹ thuật khai thác , điều tra kinh tế xã hội nghề cá vẫn còn chưa được thường xuyên, liên tục và cần phải tiếp tục thúc đẩy nhiều nữa trong tương lai.. + Vấn đề quản lý cộng đồng Nếu so với số lượng ngư dân và tầu thuyền khai thác , thì số lượng các cán bộ trực tiếp quản lý nghề cá rất nhỏ. Rõ ràng là cần phải có cơ chế quản lý phù hợp mới có thể đạt được các mục tiêu của quản lý nghề cá. Trước đây, khi hệ thống hợp tác xã còn phát triển, mọi chủ trương, chính sách quản lý nghề cá được truyền tải xuống dân theo một chuỗi liên tục như sau. Bộ Thủy Sản Sở Thuỷ sản các tỉnh Phòng Thủy sản Huyện, xã Các hợp tác xã nghề cá Ngư dân Chính các hợp tác xã là chiếc cầu nối trực tiếp xuống các ngư dân. Đến nay, hầu hết các hợp tác xã kiểu cũ không còn nữa, một số hợp tác xã tồn tại hiện nay chỉ là hình thức . " Chuỗi quản lý nghề cá " hiện nay đang bị đứt đoạn, thiếu chiếc " cầu nối " xuống người dân. Vì vậy, để có thể quản lý nghề cá được tốt cần phải xem xét nghiêm túc và thấy được tầm quan trọng của vấn đề này để đưa ra mô hình quản lý phù hợp. Một mô hình hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đó là mô hình quản lý cộng đồng. Cơ chế hoạt động của mô hình này dựa trên sự tự nguyện của người dân tham gia vào các " Hội nghề cá " tại các làng cá ven biển . Nhiệm vụ của các hội này là khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngư dân trong quá trình hành nghề hoặc khi gặp sự cố hoặc tai nạn trên biển , giúp ngư dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm , liên lạc giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và ngư dân … Thiết lập được mô hình quản lý cộng đồng cũng chính là thiết lập lại " chiếc cầu nổi " giữa các cơ quan quản lý nhà nước và ngư dân , phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nghề cá . + Vấn đề giao quyền sử dụng mặt nước. Hiện nay nguồn lợi hải sản ven bờ đang bị giảm sút nghiêm trọng, không thể "thả nổi " việc tự do khai thác. Bởi vì, khi nguồn lơị đã bị suy giảm, điều tất yếu sảy ra là sự cạnh tranh trong khai thác. Sự cạnh tranh này bao gồm : 12 - Cạnh tranh giữa các tầu cỡ lớn và các tầu cỡ nhỏ. - Cạnh tranh giữa các loại nghề, ví dụ như nghề lưới kéo và nghề lưới rê, nghề lưới vây và nghề lưới rê .. . - Cạnh tranh giữa cùng một nghề: ví dụ như các tầu đánh cá bằng ánh sáng cạnh tranh lẫn nhau bằng cách ráo riết tăng công suất ánh sáng. - Cạnh tranh giữa các tầu vùng có ngư trường và các tầu từ nơi khác đến. - Cạnh tranh giữa các tầu đánh cá cỡ lớn của nước ngoài và tầu đánh cá Việt Nam. - Cạnh tranh trong việc sử dụng mọi biện pháp khai thác, kể cả có hại như chất nổ, chất độc để khai thác. Kết quả là để đảm bảo thu nhập và chi phí ngư dân ngày càng tìm mọi biện pháp để khai thác và nguồn lợi thủy sản sẽ bị hủy diệt nghiêm trọng. Một biện pháp có khả năng giải quyết được vấn đề trên, bảo tồn được nguồn lợi, đó là biện pháp giao quyền sử dụng các vùng nước ven bờ cho cộng đồng ngư dân ven bờ ấy quản lý. Để thực hiện vấn này còn cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ về cơ chế quản lý vùng nước được giao, phạm vi vùng nước ( cách bờ bao nhiêu hải lý thì phù hợp ) và các vấn đề kinh tế xã hội khác nữa. + Chưa kiểm soát có hiệu quả việc đánh bắt bất hợp pháp.. Theo báo cáo chưa đầy đủ, trong khoảng thời gian từ năm 2002-2006 số lượng tầu đánh cá cỡ lớn của nước ngoài xâm nhập vào vùng biển nước ta và bị bắt giữ là 442 chiếc; Các tàu đánh cá Việt Nam vi phạm vào vùng biển nước khác bị bắt là 1.176 chiếc. Mặc dù các lực lượng kiểm soát của ta đã rất cố gắng, song số lượng tầu kiểm soát, kinh phí và thiết bị không đủ nên vẫn chưa ngăn chặn có hiệu quả đánh bắt bất hợp pháp. Đây là vấn đề cần phải được xem xét giải quyết tốt trong thời gian tới. + Thiết lập hệ thống kê nghề cá trong toàn quốc : Để có cơ sở nghiên cứu, hoạch định , quản lý và chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ nguồn lợi và các kế hoạch phát triển kinh tế của ngành, cần thiết phải thiết lập hệ thống thống kê nghề cá trong phạm vi toàn quốc. Cho đến nay, công tác thống kê nghề cá của chúng ta còn yếu , vì vậy các số liệu hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu và thường thiếu chính xác . Nếu có được số liệu thống kê tốt , chúng ta sẽ có cơ sở khoa học để tính toán giới hạn số lượng tầu được phép khai thác , quản lý được lượng hải sản cho phép khai thác ở từng vùng biển và khu vực cấm có thời hạn , nắm được các vấn đề kinh tế xã hội nghề cá , từ đó có những chính sách quản lý phù hợp 13 + Áp dụng Bộ Qui tắc ứng xử về Đánh cá có trách nhiệm " , chống đánh bắt bất hợp pháp IUU - áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thả các rạn san hô nhân tạo, lập các khu bảo tồn, quy định các khu vực cấm đánh bắt. - Cấm và hạn chế tác dụng xấu của các ngư cụ có hại, các biện pháp khai thác hủy diệt. Thông qua mô hình quản lý cộng đồng để giáo dục và quản lý người dân chấp hành và tự nguyện chấp hành các qui định bảo vệ nguồn lợi . - Thiết lập các biện pháp cụ thể về quản lý và bảo vệ môi trường biển. III. HIỆN TRẠNG NGHỀ CÁ VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Nghề cá của các nước trên thế giới hiện nay có thể chia thành hai nhóm nước, đó là nhóm các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hai nhóm này có sự khác biệt khá xa về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ quản lý. Mặc dù có sự khác nhau xa như vậy, nhưng hầu hết các nước đều có chung một mục tiêu quản lý nghề cá. Các nước phát triển đang phải đối mặt với việc khai thác tới hạn hoặc quá mức nguồn lợi thuỷ sản, vì vậy mục tiêu quản lý của họ nhằm vào duy trì và phục hồi nguồn lợi, giảm khả năng khai thác của các tàu; như giảm số lượng tàu, giảm kích thước tàu , giải quyết các va chạm trên biển của ngư dân. Xây dựng các kế hoạch quản lý nguồn lợi nhằm phát triển nghề cá bền vững; Tiến hành đánh cá có trách nhiệm, tăng cường nhận thức của ngư dân, quản lý tổng hợp vùng ven bờ, đang được chú trọng nghiên cứu và thực hiện. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại có xu hướng tập trung vào phát triển nghề cá, khai thác nguồn lợi mới và nghiên cứu kỹ thuật mới. Mặc dù các nước này cũng nhận thấy rằng nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là vùng ven bờ đã bị khai thác quá mức, nhưng vẫn chú trọng nâng cao và đa dạng hoá việc khai thác cá hơn là hạn chế số lượng tàu thuyền, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến, giảm thất thoát sau thu hoạch, hạn chế các va chạm xã hội không những giữa các nhóm ngư dân khác nhau mà giữa ngành thuỷ sản với các ngành khác. Đặc điểm của nghề cá Việt nam cũng là nghề cá qui mô nhỏ, với 84% số lượng tàu có công suất máy <90CV, kích thước tàu nhỏ và hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ. Vì vậy, nghề cá nước ta có nhiều nét tương đồng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và ngay cả Nhật Bản của những năm trước đây. 14 Để có thể xây dựng chiến lược khai thác hải sản của nước ta được tốt, cần thiết phải phân tích, đánh giá các bài học kinh nghiệm của các nước trong quá trình phát triển nghề cá của họ. 1. Tình hình khai thác hải sản của một số nước trong khu vực Đông Nam á và Đông á. 1.1. Nghề cá Nhật Bản : 1.1.1. Tình hình nghề cá : Nghề cá biển Nhật Bản được phân loại như sau: + Nghề cá ven bờ : Bao gồm : - Khai thác cá bằng tàu không động cơ và có động cơ nhưng trọng tải < 10 GT. - Nghề nuôi cá ven bờ. Tổng số lượng tàu và các trại nuôi cá năm 1989 là 179,167. + Nghề cá xa bờ : Bao gồm các tàu có trọng tải từ 50-100GT chủ yếu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế. Năm 1989 có 9526 tàu có trọng tải từ 10-1000GT. + Nghề cá viễn dương : Hoạt động ngoài vùng đặc quyền kinh tế và trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Trọng tải các tàu > 200 GT. Năm 1989, các tàu có trọng tải > 1000GT có 200 chiếc. Như vậy có thể nói hơn 90% số tàu của nghề cá Nhật Bản là thuộc các hộ gia đình ngư dân, nghĩa là thuộc qui mô nhỏ và trung bình. Điều này có nghĩa là tính chất chung của nghề cá Nhật bản cũng tương tự như nước ta và các nước khác ở Đông Nam Á. 1.1.2. Chiến lược nghề cá Nhật Bản trong thế kỷ 21 : + Đưa ra chính sách phù hợp đối với nghề cá viễn dương : Sau khi có công ước luật biển 1982, phạm vi khai thác của nghề cá viễn dương Nhật bị thu hẹp do các nước đều xác định và bảo vệ nguồn lợi ở vùng đặc quyền kinh tế của mình. Vì vậy số tàu khai thác viễn dương của Nhật từ năm 1978 đến nay đã giảm 1900 tàu. Vì vậy, chiến lược phát triển cho nghề cá viễn dương là : - Tăng cường điều tra nguồn lợi vùng biển khơi trong sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế. - Tăng cường liên doanh nghề cá với nước ngoài bằng việc hợp tác kĩ thuật và hỗ trợ tài chính. 15 + Đưa ra chính sách phù hợp đối với nghề cá xa bờ : Cá trích là đối tượng khai thác chủ yếu của nghề cá xa bờ Nhật. Vì vậy cần nghiên cứu, dự báo chính xác biến động nguồn lợi cá trích để có xu hướng điều chỉnh số tàu khai thác cho phù hợp. + Chính sách đối với nghề cá ven bờ : Nghề cá ven bờ chắc chắn vẫn tồn tại, mặc dù có khó khăn là lớp trẻ không muốn làm nghề cá, số lượng tàu cá giảm sút. Tuy vậy qui mô đánh bắt vẫn không bị giảm vì số sản phẩm khai thác của từng tàu sẽ tăng lên. - Tăng cường và duy trì quản lý nghề cá dựa trên cộng đồng. - Tăng cường các chương trình phục hồi và tái tạo nguồn lợi. 1.1.3.Nền tảng quản lý nghề cá ở Nhật. + Luật nghề cá : Luật nghề cá ở Nhật Được hình thành rất sớm. Trong thời kỳ phong kiến, quyền đánh cá được hình thành trong thời kỳ 1601-1867. Tiếp theo luật nghề cá Meifi đưa ra vào năm 1901 và sửa lại năm 1910 : Luật này đảm bảo quyền đánh cá cho ngư dân ở vùng nước ven bờ. Luật nghề cá hiện tại được thực hiện từ năm 1949, đã cụ thể hoá bộ luật Meifi. Luật này đã chú trọng đến các lĩnh vực sau : a/ Nghề cá đối với quyền đánh cá : Nhà nước cấp phép về quyền đánh cá, giá trị giấy phép là 10 năm. b/ Nghề cá với các giấy phép đánh cá : Cấp cho cá nhân, giá trị 5 năm. Từ việc xác định các quyền đánh cá và giấy phép đánh cá và giấy phép đánh cá là 2 công cụ hữu hiệu để quản lý nghề cá. Điều này đang được nhiều nước học tập và đưa vào bộ luật nghề cá của nước mình. 1.2 Nghề cá Trung Quốc : 1.2.1.Tình hình phát triển của nghề cá : Trong những năm qua , Trung Quốc duy trì chính sách phát triển nghề cá : Thứ nhất là mở cửa thời kỳ đầu năm 1970, khuyến khích tăng năng lực khai thác và kỹ thuật. Thứ hai là đổi mới kinh tế được ban hành vào cuối năm 1970 nên năng lực khai thác và sản lượng đều tăng. Năm 1986 ban hành luật nghề cá và các văn bản khác để tăng cường quản lý nghề cá. Đội tàu cá được mở rộng và sản lượng cũng tăng đáng kể. Số lượng tàu lắp máy từ 14000 chiếc (1970) tăng lên 200.000 chiếc (1988). Sản lượng khai 16 thác từ 1000.000 tấn (1952), tăng lên 3,01 triệu (1974) 4,38 (1987) và 5,1 triệu tấn (1984). Tuy nhiên nghề cá Trung Quốc hiện nay cũng đang phải đối mặt với các vấn đề sau : - Năng suất bình quân giảm do đã đầu tư quá mức và khai thác quá mức. Năm 1950 đạt 1,76 tấn/cv; đến 1980 chỉ còn 0,66tấn/cv. - Một số nguồn lợi cá bị khai thác quá mức. Một vài loài sản lượng khai thác giảm rõ rệt. - Tỷ lệ cá nhỏ, cá tạp cao trong sản lượng khai thác, chiếm tới 70% tổng sản lượng khai thác năm 1990. Đây là kết quả của khai thcá quá mức. - Sự phát triển của công nghiệp gần bờ đã làm ô nhiễm môi trường nước biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. ước tính rằng hàng năm Trung quốc đã thải ra 6,4 tỉ tấn chất thải vào môi trường biển. 1.2.2. Các biện pháp quản lý nghề cá ở Trung Quốc. a/ Phân chia ngư trường : Trung Quốc thành lập chế độ quản lý nghề cá thông qua chương trình cấp giấy phép đánh cá theo vùng và ngư trường. Vùng biển Trung Quốc được chia thành 3 vùng lớn : Vùng cấm tàu lưới kéo; vùng xa bờ và vùng rất xa bờ. Vùng cấm tàu lưới kéo : Là vùng giới hạn từ bờ ra đến khoảng cách bờ 12 hải lí. Vùng này lại được chia ra thành các ngư trường của từng tỉnh. Trong vùng này có thể có những vùng đặc biệt, nhằm bảo vệ sự sinh đẻ, trứng cá và cá con. Trong vùng này tất cả các ngư cụ kéo đều bị cấm. Vùng xa bờ : Là vùng tiếp của vùng cấm tàu kéo. Vùng rất xa bờ : Nằm ngoài vùng xa bờ. Nghề cá vùng này đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Có các chính sách ưu đãi để phát triển nghề cá vùng này. b/ Chương trình giấy phép đánh cá : Đây là một phần của cơ chế quản lý để quản lý nghề cá và tăng cường hiệu lực quản lý. Có 3 loại giấy phép là giấy phép chung ; giấy phép đặc biệt và giấy phép có thời hạn. Với một giấy phép đánh cá, một tàu có thể khai thác chỉ ở một vùng nhất định, sử dụng một loại ngư cụ và đánh bắt các loài cá cho phép. Nhờ có giấy phép đánh cá, Nhà nước có thể khống chế được tổng mã lực của các tàu phải nằm trong một hạn mức cho phép. c/ Các qui định đánh bắt : 17 Để bảo vệ nguồn lợi cá biển và đạt được sự cân bằng giữa khai thác và nguồn lợi, Nhà nước đã ban hành các qui định sau : Hạn mức mã lực cho một vùng biển; cấm các ngư cụ và phương pháp có hại; mùa cấm; kích thước cá; kích thước mắt lưới và giới hạn tỉ lệ cá tạp. Những qui định này nhằm đạt các mục tiêu sau : + Bảo vệ nguồn lợi : Bao gồm Đưa ra trần của hạn mức mã lực cho một vùng biển. Những ngư cụ bị cấm. Những phương pháp đánh bắt bị cấm như dùng mìn, chất độc . . . + Các điều khoản về bảo vệ nguồn lợi ven bờ : Cấm sự hoạt động của lưới kéo ở vùng cấm nghề lưới kéo. Ngoài ra còn các điều khoản về bảo vệ cá non tuổi; bảo vệ các loài quí hiếm; bảo vệ môi trường . . . 1.3. Nghề cá Thái Lan : 1.3.1.Tình hình phát triển : Trước năm 1960; nghề cá Thái lan phát triển chậm. Năm 1960 nghề lưới kéo đơn và kéo đôi được du nhập vào Thái lan. Kết quả là số lượng tàu lưới kéo phát triển rất mạnh và sản lượng tăng nhanh. Tuy nhiên, sản lượng chủ yếu vẫn là cá đáy. Đến thập kỷ 80 mới bắt đầu phát triển nghề lưới vây đèn. Số lượng tàu lắp máy năm 1995 là 51712 chiếc. Sản lượng 1998 là 2,709 triệu tấn. Do sự phát triển nhanh của số lượng tàu, đặc biệt là các tàu lưới kéo đáy, nên nguồn lợi cá đáy ở Thái Lan bị giảm rất nhanh và bị kiệt quệ. Các tàu Thái có xu hướng hoạt động ở ngư trường các nước láng giềng nên đã gây va chạm. 1.3.2. Luật Nghề cá : Năm 1947, Thái Lan công bố luật nghề cá. Do có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tế nghề cá, nên năm 1953 Bộ nông nghiệp đã công bố một số qui định nhằm mục đích quản lý nghề cá như sau : Bảo vệ các bãi cá đẻ và cá con : Qui định các khu vực cấm đánh bắt, các khu vực cấm tàu kéo hoạt động; Qui định kích thước mắt lưới và qui định thời gian cấm đánh bắt ở một số vùng biển. Vùng cấm nghề lưới kéo : Để bảo vệ nguồn lợi cá ven bờ, đã công bố đạo luật ngày 20/7/1972 cấm nghề lưới kéo và te đẩy hoạt động ở vùng cách bờ 3000m. 18 Giới hạn kích thước mắt lưới : Qui định kích thước mắt lưới tối thiểu đối với từng loại ngư cụ . 1.3.3. Biện pháp quản lý nghề cá Thái Lan : + Thành lập khung pháp lý cho quản lý nghề cá : Việc qui hoạch và thực hiện chương trình quản lý nghề cá phải dựa trên luật nghề cá. Tuy vậy, luật nghề cá Thái lan đã quá cũ và không tạo ra được cơ sở pháp lý phù hợp, cần phải có sự điều chỉnh. + Thiết lập chương trình quản lý nghề cá : Để chương trình thành công cần dựa vào nguyên tắc sau : - Phải có sự tham gia của ngư dân : Bất cứ chương trình nào của Chính phủ đều có sự tác động trực tiếp đến ngư dân. Vì vậy cần thiết phải cho ngư dân tham gia vào từng bước của việc xây dựng các điều luật; Điều chỉnh luật có sự tham gia của ngư dân sẽ tạo ra sự thay đổi tốt cho phù hợp hơn do chính phủ tạo ra. - Các tổ chức của ngư dân : Là bộ phận quan trọng trong chương trình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. + Quản lý nghề cá qui mô nhỏ : Việc giám sát và bảo vệ nguồn lợi ven bờ sẽ có hiệu quả hơn nếu ngư dân được trao cho cơ hội tham gia vào quản lý nghề cá. Nói cách khác, quản lý nghề cá ven bờ chỉ có thể thành công khi có sự tham gia của cộng đồng ngư dân ven biển. + Quản lý nghề cá công nghiệp : Việc suy giảm nguồn lợi do số lượng tàu tăng quá nhanh là thách thức lớn đối với nghề cá Thái lan. Các chính sách giảm số lượng tàu, đặc biệt tàu lưới kéo và te đẩy, đang được tiến hành. Các biện pháp sau đã được sử dụng : Hệ thống cấp phép đánh cá giới hạn đầu vào :Hoạt động của hệ thống này nhằm giảm số lượng tàu và kích thước tàu cá đối với các loại nghề của ngành công nghiệp cá. Các loại giấy phép đánh cá : Có 3 loại giấy phép đánh cá, đó là giấy phép đánh cá ở vùng biển xa; Giấy phép đánh cá ở vùng biển Thái lan và giấy phép hoạt động ở vùng nước ven bờ. 1.4. Nghề cá Philippine : Là đất nước hòn đảo, không có nhiều thềm lục địa, nên nghề cá nổi quan trong hơn nghề cá đáy. Nghề lưới vây hiện đại có sử dụng chà phát triển mạnh vào những năm 1970. Sản lượng khai thác tăng nhanh trong thời kỳ 1970-1980. 19 Luật nghề cá Philippin được công bố năm 1975. Về nguyên tắc, bộ luật này giống với luật công bố 1910. Nghề cá được chia ra 2 lĩnh vực là nghề cá thương mại và nghề cá qui mô nhỏ. Nghề cá thương mại bao gồm các tàu có trọng tải >3GT; Nghề cá qui mô nhỏ bao gồm tàu < 3GT. Năm 2000 có 177.627 tàu lắp máy và 292.180 thuyền thủ công sản lượng khai thác năm 1992 là 1,89 triệu tấn; năm 1996 đạt 1,86 triệu số lao động nghề cá khoảng 1 triệu người. Nghề cá thương mại và nuôi cá đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản. Nghề cá qui mô nhỏ nằm dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Xu hướng quản lý của Philippin là cần thay đổi cách “ Quản lý Trung ương “ theo hướng giảm khái niệm “ Sở hữu chung “ về ngư trường, hướng tới khái niệm “ Quản lý theo địa phương “, làm như vậy sẽ có lợi hơn về mặt quản lý ven bờ. Điều này đòi hỏi cần phải xây dựng chính sách, khung pháp lý cho phù hợp. Mục tiêu chính của nghề cá là : - Giám sát, bảo vệ và quản lý bền vững nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản. - Xoá nghèo đói, nâng cao đời sống cho ngư dân. - Sử dụng tối ưu nguồn lợi hải sản xa bờ và biển sâu. - Nâng cao kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch. Các mục tiêu và biện pháp cụ thể của từng lĩnh vực như sau : + Về sinh học : - Bảo toàn nguồn lợi và sinh thái ven bờ - Bảo toàn nguồn lợi cá di cư - Giảm cường lực khai thácở vùng khai thác quá mức thông qua việc cấm theo mùa; Cota đánh bắt; Bảo tồn; Qui định đánh bắt. - Nâng cao hiểu biết người lao động thông qua nghiên cứu. + Về sinh thái- Môi trường : - Cấm tất cả các dạng đánh bắt cá bất hợp pháp và phương pháp khai thác huỷ diệt như dùng chất nổ, chất độc, mắt lưới nhỏ. - Cấm phá hoại rạn san hô và bắt các loài quí hiếm. - Củng cố việc kiểm tra, kiểm soát và hệ thống kiểm tra - Khôi phục và bảo vệ môi trường ven bờ - Khuyến khích khai thác vùng biển sâu. Giảm cường lực khai thác ở vùng ven bờ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan