Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng với phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn 1965 - 1975...

Tài liệu Đảng với phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn 1965 - 1975

.PDF
165
798
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------- -------- NGUYỄN THANH HÓA ĐẢNG VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1965-1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------- -------- NGUYỄN THANH HÓA ĐẢNG VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1965-1975 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS Hồ Khang HÀ NỘI - 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đi cùng chiều dài lịch sử dân tộc, các thế hệ trẻ Việt Nam luôn thể hiện đƣợc vai trò của mình trong mọi nhiệm vụ, nhất là chống ngoại xâm. Kể từ khi có Đảng, vai trò và nhiệt huyết trong thanh niên càng đƣợc khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn, chính họ là những ngƣời đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm nên truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. Hồ Chủ tịch đƣơng thời rất đề cao vai trò của thanh niên, Ngƣời đã ví họ nhƣ mùa xuân của dân tộc, là tƣơng lai của đất nƣớc. Trải qua mấy cuộc chiến tranh giải phóng giành độc lập dân tộc, chống Pháp và chống Mỹ, ngƣời thanh niên đã thể hiện đƣợc vai trò cách mạng của mình. Từ những năm 20 (thế kỷ XX), thanh niên chính là những ngƣời lãnh nhận nhiệm vụ của lịch sử, là ngƣời tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, là những hạt nhân đầu tiên để góp phần thành lập nên một chính Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Sau khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng, phong trào thanh niên chính là lực lƣợng đi đầu trong các cuộc đấu tranh cách mạng, giành chính quyền trong cuộc Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc kháng chiến trƣờng kỳ 9 năm chống thực dân Pháp, thanh niên chính là đội quân chiến đấu dũng cảm để bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng. Kháng chiến bùng nổ, thanh niên hăng hái đi theo tiếng gọi của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng vạn thanh niên đã lên đƣờng “Nam tiến” để chiến đấu, 1,3 triệu thanh niên đã tòng quân và trên 80 vạn thanh niên đã tham gia tự vệ, du kích, hàng chục vạn hăng hái gia nhập đội thanh niên xung phong công tác và hàng triệu lƣợt thanh niên đã xung phong đi dân công phục vụ tiền tuyến. 3 Năm 1954, sau khi hòa bình đƣợc lập lại, thanh niên chính là lực lƣợng xung kích trong công cuộc bảo vệ và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Nam - Bắc phân chia hai miền, mỗi miền có một nhiệm vụ cách mạng cụ thể, nhƣng tựu chung lại vẫn là thống nhất đất nƣớc về một mối. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam càng đƣợc chứng minh một cách rõ ràng hơn. Ở lĩnh vực nào của bất cứ trận tuyến nào, ngƣời thanh niên cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Nhìn nhận và đánh giá công lao của thế hệ trẻ Việt Nam là một việc làm hết sức ý nghĩa và khó khăn. Trong bối cảnh của cuộc chiến đấu ác liệt giữa hai trận tuyến, kẻ thù cách mạng đã coi thanh niên là một đối tƣợng cần lôi kéo và thu phục, nhằm mƣu toan cho những mục tiêu lâu dài. Do vậy, nhiệm vụ khó khăn hơn cả là phải giáo dục cho thanh niên nhìn nhận rõ bản chất của kẻ thù, không ngừng bồi dƣỡng truyền thống dân tộc, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Động viên thanh niên xung phong trên các trận tuyến cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó. Những công việc đó phải tiến hành một cách song song, đồng thời và liên tục. Đảng đã luôn giành cho thế hệ trẻ một sự quan tâm đặc biệt, xác định nhiệm vụ chính trị, mục tiêu của công tác vận động thanh niên cũng là nhiệm vụ của cách mạng. Hiện nay, đất nƣớc ta đang trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, thanh niên lại chính là những ngƣời đảm nhận vai trò tiên phong. Họ có sức trẻ, sự nhiệt huyết, đi đầu trong lĩnh vực tiếp nhận nền khoa học công nghệ mới, tiến mạnh trên con đƣờng kinh tế tri thức mới. Đất nƣớc tiến nhanh hay chậm cũng là nhờ một phần ở vai trò của thế hệ trẻ. 4 Nhìn nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ đó thấy đƣợc những bài học kinh nghiệm, thành tựu, hạn chế để có thể động viên hơn nữa sức mạnh của thế hệ trẻ hiện nay trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với mong muốn nhƣ vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Đảng với phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn 1965- 1975” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề - Nhóm sách chuyên đề, sách tham khảo về lịch sử phong trào thanh niên nói chung và phong trào thanh niên các tỉnh ở miền Nam. Nổi bật trong số này là các cuốn sách viết về lịch sử phong trào thanh niên qua các thời kỳ, từ năm 1925 đến năm 2005, cụ thể nhƣ: Sơ thảo lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên Việt Nam 1925- 1995 (1996), Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Văn Tùng (cb), Phƣơng Trang, Hồng Thanh, Nguyễn Bính (1990), 40 năm thanh niên xung phong 1950- 1990, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Văn Tùng (cb), Hoàng Phƣơng Trang, Nguyễn Bính (1999), Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam 19251998, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam (2006), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; ... Các tài liệu này đã trình bày đƣợc các sự kiện chính của Đoàn Thanh niên và phong trào thanh niên qua các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên hạn chế là còn quá chú trọng đi vào các sự kiện mà chƣa khái quát đƣợc các bài học, kinh nghiệm của phong trào thanh niên cũng nhƣ chƣa làm rõ đƣợc tầm ảnh hƣởng của Đảng trong việc lãnh đạo các thế hệ thanh niên. Nhóm các tài liệu về phong trào thanh niên ở các tỉnh, thành phố miền Nam nhƣ: Thành đoàn Huế (1989), Những sự kiện lịch sử trong phong trào 5 đấu tranh đô thị của thanh niên, sinh viên, học sinh Huế 1954-1975, Huế, 1989; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Thuận (1997), Tuổi trẻ Bình Thuận- 45 năm một chặng đường lịch sử vẻ vang 1930-1975, Bình Thuận 10/1997; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tiền Giang (1996), Lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Tiền Giang, Tiền Giang tháng 5/1996; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định (2001), Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Bình Định (1930-1975), Bình Định tháng 3/2001;… Các tài liệu này đã đóng góp một phần quan trọng về các cứ liệu lịch sử cụ thể ở từng địa phƣơng với những sự kiện khá chi tiết. Tuy nhiên điểm hạn chế là tài liệu còn mang tính cục bộ của địa phƣơng, chƣa đặt phong trào thanh niên trong sự phát triển chung của cách mạng miền Nam, cách mạng cả nƣớc, không có sự nổi bật đậm nét trong vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tầng lớp thanh niên. - Nhóm các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành Cụ thể nhƣ: Đoàn Thanh niên Lao động là đội quân xung kích của cách mạng (1969), Tạp chí Thanh niên, số 1; Đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên mới là nhiệm vụ cơ bản của công tác thanh vận (1969), Tạp chí Thanh niên, số 9; Vũ Quang, Mấy kinh nghiệm về công tác thanh vận của Đảng ta (1970), Tạp chí Thanh niên, số 10; Vũ Quang, Thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh quyết tâm rèn luyện phấn đấu để xứng đáng là đội quân xung kích cách mạng và đội hậu bị tin cậy của Đảng ta, Tạp chí Thanh niên, số 2;... Các tài liệu này đã khái quát một cách khá cơ bản về vai trò và tầm quan trọng của thanh niên, các kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên. Tuy nhiên những khái quát này chƣa gắn với các quá trình đấu tranh cụ thể của ngƣời thanh niên, hơn nữa, chỉ đề cập tới các kinh nghiệm lãnh đạo của 6 Đảng đối với công tác vận động thanh niên cả nƣớc chứ chƣa đi sâu vào các phong trào thanh niên ở miền Nam, đặc biệt là những năm chống Mỹ cứu nƣớc. - Nhóm các tài liệu luận văn, khóa luận tốt nghiệp như: Đảng lãnh đạo công tác thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ, Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Thắng, Khoa SửĐHKHXH& NV; Phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước 1964-1973, Khóa luận tốt nghiệp của Lê Văn Tuân, Khoa Sử- ĐHKHXH& NV; Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam 1961- 1975: Qua nguồn văn kiện đang lưu trữ tại kho lưu trữ Trung ương Đảng. V-L2-00713, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải Vân, Trƣờng ĐHKHXH& NV. Các tài liệu này đã cung cấp một phần sử liệu quan trọng về sự lãnh đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam giai đoạn 1961-1975, đã khai thác một cách khá chi tiết thông qua các nguồn văn kiện lƣu trữ của Trung ƣơng Đảng. Nói tóm lại, các nhóm tài liệu nói trên đều có những ƣu điểm nhƣ: trình bày về lịch sử phong trào thanh niên qua các giai đoạn lịch sử, khái quát một số các kinh nghiệm lãnh đạo đối với phong trào thanh niên của Đảng. Tuy nhiên các tài liệu đó hoặc quá chung chung, hoặc quá nặng về tính sự kiện ngày tháng, chƣa chú trọng kết hợp tới việc làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong các phong trào cụ thể, hoặc chƣa đƣa ra đƣợc những nhận xét một cách xác đáng về đặc điểm của phong trào thanh niên miền Nam. Những năm 1965-1975 là thời gian ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, làm rõ vai trò của thanh niên trong cuộc cách mạng này chính là góp một phần quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử, làm rõ đƣợc 7 vai trò lãnh đạo cũng nhƣ các kinh nghiệm vận động thanh niên của Đảng. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Đảng với phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn 1965- 1975” là có cơ sở khoa học và không sợ bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan quan điểm của Đảng về vai trò, nhiệm vụ của thanh niên miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1975. - Làm sáng tỏ những kinh nghiệm vận động thanh niên nói chung và kinh nghiệm lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam nói riêng của Đảng trong thời kỳ này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo đối với phong trào thanh niên và những diễn biến chính của phong trào thanh niên miền Nam những năm 19651975. - Rút ra các đặc điểm của phong trào thanh niên miền Nam những năm 1965-1975. - Rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo phong trào thanh niên miền Nam của Đảng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975. 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian là miền Nam: vùng tạm chiến, vùng tranh chấp và vùng tự do. - Thời gian: Từ năm 1965 đến năm 1975. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 5.1. Cơ sở lý luận: là các nguyên tắc và nhận thức luận Mác - xít, cụ thể là phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng về cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài đƣợc đề cập, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, mô tả, đối chiếu, so sánh. 5.3. Nguồn tư liệu - Văn kiện Đảng, Văn kiện Đoàn, chỉ thị, nghị quyết về phong trào thanh niên. - Những sƣu tập về văn kiện, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về công tác vận động thanh niên: Văn kiện Đảng về công tác thanh niên (1974), tập 1, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Văn kiện Đảng về công tác thanh niên (1974), tập 2, Nxb Thanh Niên; Đảng Lao động Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ƣơng (1968), Nghị quyết của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác vận động thanh niên (lưu hành nội bộ), Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Văn kiện Đoàn, tập 1 (từ năm 1961 đến năm 1968), Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn (1976), Văn kiện Đoàn, tập 2 (từ năm 1969 đến năm 1976), Nxb Thanh Niên, Hà Nội;... - Các tác phẩm Mac-Lenin, Hồ Chí Minh viết về vai trò của thanh niên: Lênin nói về nhiệm vụ của Đoàn thanh niên (trích diễn văn của Lenin tại Đại hội 9 lần thứ ba Đoàn thanh niên Cộng sản Nga ngày 2/10/1920) (1970), Tạp chí TN, số 4; Lênin (1987), Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, Nxb Sự Thật, Hà Nội; Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội thanh niên ta hăng hái tiến lên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Hồ Chí Minh (1973), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Hồ Chí Minh (1978), Về vai trò và nhiệm vụ của thanh niên, Nxb Sự Thật, Hà Nội;… 6. Về bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấp thành 3 chƣơng chính: Chƣơng 1: ĐẢNG VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN NHỮNG NĂM 1965-1968 Chƣơng 2: PHONG TRÀO THANH NIÊN MIỀN NAM DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1969-1975 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 10 Chƣơng 1: ĐẢNG VỚI PHONG TRÀO THANH NIÊN NHỮNG NĂM 1965-1968 1.1. Tình hình miền Nam và chủ trương đối với phong trào thanh niên của Đảng 1.1.1. Tình hình miền Nam và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với phong trào thanh niên miền Nam Từ cuối năm 1963, chính quyền Sài Gòn ở miền Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm cuối năm 1963 không làm cho tình hình chính trị miền Nam khá hơn; những bất đồng chính trị trong nội bộ chính quyền Sài Gòn ngày càng tăng. Từ đầu năm 1964 đến giữa tháng 6/1965, trong vòng 18 tháng đã diễn ra 12 lần đảo chính, 8 lần thay đổi chính phủ và 4 lần thay đổi hiến pháp. Điều đó cho thấy sự bối rối và bế tắc của Mỹ trong âm mƣu bình định miền Nam. Những thất bại trên mặt trận quân sự, chính trị ở khắp các vùng, miền thuộc miền Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Kế hoạch bình định miền Nam bằng Ngụy quân, vũ khí Mỹ và “ấp chiến lƣợc” - xƣơng sống của chiến tranh đã bị bẻ gãy hoàn toàn. Thất bại đó đã đẩy Mỹ đến trƣớc tình thế của sự trắng tay. Để cứu vãn tình thế, Hoa Kỳ đã ồ ạt đƣa quân đội, vũ khí và phƣơng tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam nhằm đẩy mạnh chiến tranh xâm lƣợc, chuyển sang chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” (local war) và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến tranh cục bộ, với cái tên của nó là một loại hình chiến tranh kiểu mới của đế quốc Mỹ, là một trong ba hình thức chiến tranh (đặc biệt, cục bộ và tổng lực), đƣợc đề ra phù hợp với chiến lƣợc quân sự toàn cầu phản ứng linh hoạt. Đây là loại hình chiến tranh trong đó sử dụng quân chủ lực là quân 11 viễn chinh Hoa Kỳ, quân đồng minh, Ngụy quân, và việc sử dụng vũ khí, phƣơng tiện chiến tranh nhằm thực hiện những mục tiêu chiến tranh và âm mƣu chính trị của Hoa Kỳ. Để thực hiện âm mƣu đó, Mỹ đã tăng số quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam. Số lƣợng lính Hoa Kỳ ở miền Nam cuối năm 1964 là 26.000, đến năm 1965 là 180.000 quân, chƣa kể 70.000 lính Đồng minh của Hoa Kỳ đang trực sẵn tại các căn cứ quân sự ở Đông Nam Á (Thái Lan, Philippin). Cùng với việc ồ ạt đƣa quân vào miền Nam, những khoản chi phí trực tiếp cho chiến tranh cũng tăng thêm hàng chục lần. Năm 1965, con số này lên đến 4,6 tỉ USD, năm 1966 là 25 tỉ, năm 1968 là 27 tỉ và năm 1969 là 29 tỉ USD. Tất nhiên Hoa Kỳ cũng tiến hành những biện pháp nhằm tăng số lƣợng Ngụy quân, từ hơn 500 ngàn quân năm 1965 lên 700 ngàn quân năm 1967, rồi 900 ngàn vào năm 1968 và số quân này là khoảng 1 triệu vào năm 1969 [60, tr.115]. Có thể thấy ở vùng đất chỉ có 17 triệu dân, trong đó chỉ khoảng một nửa vùng thuộc kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, vậy mà chúng đã huy động đƣợc một triệu quân, một số lƣợng không hề nhỏ chút nào. Ngày 8/3/1965, Hoa Kỳ cho hai tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 9 lính thủy đánh bộ từ Ôkinaoa (Nhật Bản) vào Đà Nẵng, mở đầu việc đƣa quân chiến đấu Hoa Kỳ vào miền Nam. Ngày 26/6/1965, tƣớng Oetmolen đƣợc tổng thống Hoa Kỳ cho phép đƣa quân Mỹ ra trận bất cứ “khi nào thấy cần thiết”. Ngày 17/7/1965, khi Johnson - Tổng thống Hoa Kỳ thông báo quyết định đƣa 44 tiểu đoàn Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lƣợc “tìm diệt” của Oetmolen, một quyết định đã “vƣợt qua ngƣỡng cửa bƣớc vào cuộc chiến tranh trên bộ ở Châu Á” thì cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam đã vào bƣớc vào giai đoạn “Chiến tranh cục bộ”. 12 Tiến hành chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mỹ nhằm thực hiện âm mƣu: Nhanh chóng tạo ra ƣu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo đƣợc chủ lực của quân đội ta bằng chiến lƣợc quân sự mới “tìm diệt”. Cố giành lại thế chủ động trên chiến trƣờng, đẩy lực lƣợng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán lực lƣợng đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần. Mở rộng và củng cố hậu phƣơng của chúng, lập quân đội “bình định” kết hợp hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bịp, tung tiền đổ của nhiều hơn nữa, cố thực hiện cho kỳ đƣợc “mặt trận thứ hai” nhằm “tranh thủ trái tim của nhân dân”, mà thực chất là giành lại dân (nông dân ở vùng giải phóng) bắt họ phải trở lại ách kìm kẹp. Mặc dù tăng số lƣợng về quân đội, tung tiền, đổ của vô số vào miền Nam trong những năm này, nhƣng Mỹ - Ngụy không thể che dấu đƣợc những bất đồng chính trị đang diễn ra ở miền Nam. Trong hồ sơ mật đƣợc công bố sau này, chính Johnson đã thú nhận: “Các tƣớng tá đánh trận thì ít, đánh nhau thì nhiều, tình hình hiện nay trong các lực lƣợng phi cộng sản cho thấy một dáng vẻ của nội chiến trong lòng của một cuộc nội chiến” [60, tr.117]. Tuy nhiên, dù có tăng cƣờng về sức mạnh quân sự Mỹ - Ngụy cũng không thể nào dập tắt đƣợc ý chí của nhân dân ta, không thể nào uy hiếp đƣợc phong trào đấu tranh của đồng bào ta. Macmanara thú nhận: “Vào những năm đó, toàn thể quân đội và cả tôi nữa đều còn xa mới đánh giá đúng đƣợc quyết tâm, lòng bền bỉ và khả năng của Hà Nội trong việc tăng cƣờng và mở rộng sức mạnh của Việt cộng ở miền Nam” [60, tr.117]. Trong nội bộ chính quyền Sài Gòn tiếp tục chống đối nhau kịch liệt, George Bubdy, cố vấn an ninh của tổng thống Johnson, nguyên Hiệu trƣởng trƣờng Harvad, một trong những bộ 13 máy xuất sắc của nƣớc Mỹ thời kỳ đó, đầu năm 1965 sau chuyến đi Sài Gòn, ông này đã viết: “Chính quyền miền Nam Việt Nam là một ngƣời đồng minh, không thể tin cậy đƣợc. Cần tạo cơ hội cho chính quyền đó đi bằng đôi chân họ và chịu trách nhiệm về những yếu kém của họ. Chúng ta không thể thay đổi đặc tính của một dân tộc, không thể xây dựng nên một giới lãnh đạo ở nơi không có những ngƣời để làm việc đó” [60, tr.117]. Nhƣ vậy là Mỹ đã trang bị một âm mƣu khá hoàn hảo trong việc tăng cƣờng sức mạnh cho miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện mục đích chính trị của họ. Nhƣng trái lại, nhƣ chúng ta thấy, những âm mƣu đó đã vốn chứa trong nó một mâu thuẫn không thể giải quyết ngay đƣợc. 1.1.2. Chủ trương đối với phong trào thanh niên miền Nam của Đảng Trong Chỉ thị của Ban Bí thƣ số 49 CT/TW, ngày 17/09/1957 về việc tăng cƣờng công tác thanh vận đã đề cao vai trò của thanh niên, vai trò của Đoàn thanh niên: “Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam là tổ chức quần chúng tiên tiến của thanh niên dƣới sự lãnh đạo của Đảng, là một tổ chức gần Đảng, là cánh tay và đội hậu bị của Đảng” [13, tr.610]. Cũng trong chỉ thị này Bộ Chính trị đã chỉ rõ sự cần thiết của việc giáo dục thanh niên, coi đó là nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Việc giáo dục thanh niên cần phải đạt đƣợc yêu cầu là nâng cao giác ngộ giai cấp, nâng cao trình độ chính trị, giáo dục tinh thần yêu nƣớc, trung thành với lý tƣởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đảng cũng hết sức quan tâm đến công tác mặt trận, đoàn kết tầng lớp thanh niên. Trong hoàn cảnh đất nƣớc chia cắt làm hai miền với đặc điểm khác nhau, nhiều thanh niên có những trình độ giác ngộ, nguyện vọng dân tộc, tôn giáo khác nhau. Bởi vậy “để tăng cƣờng đoàn kết và thống nhất hành động giữa các tầng lớp và tổ chức thanh niên ở miền Bắc cũng nhƣ ở miền 14 Nam, để phấn đấu cho sự nghiệp thống nhất nƣớc nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cần xây dựng một Mặt trận thanh niên rộng rãi lấy Đoàn Thanh niên Lao động làm trụ cột” [13, tr.613]. Đối tƣợng vận động qua đoàn kết của hội liên hiệp thanh niên của Việt Nam rất rộng rãi, bao gồm thanh niên các dân tộc, tôn giáo, trí thức, công nhân, nông dân, sinh viên, học sinh,… Cần tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh vận hơn nữa, cần phải quán triệt quan điểm thanh vận tới từng chi uỷ, cấp uỷ Đảng ở địa phƣơng, cần có những cái nhìn đúng đắn, tránh lệch lạc về thanh niên. Đảng cũng cần tăng cƣờng lãnh đạo trực tiếp Đoàn thanh niên, cần cử ngƣời tham dự các cuộc hội nghị của cấp bộ Đoàn, góp ý kiến lãnh đạo Đoàn, những vấn đề quan trọng cần bàn bạc và đƣa ra ý kiến báo cáo về cấp uỷ Đảng. Từ việc xác định âm mƣu của Mỹ - Ngụy đối với thanh niên miền Nam, thấy đƣợc nhiệm vụ của thanh niên trong thời kỳ này là cần thực hiện những nhiệm vụ cách mạng chung của Đảng đề ra đối với miền Nam. Cụ thể thanh niên cần phải là những ngƣời đi đầu, đóng vai trò tiên phong trong việc đấu tranh chính trị, nhận rõ bản chất của kẻ thù, đấu tranh đòi hiệp thƣơng tổng tuyển cử, tiến lên thống nhất đất nƣớc. Từ đó cần giáo dục lý tƣởng cách mạng, lôi kéo thanh niên về với cách mạng, hăng hái tiến lên tuyến đầu trong cuộc đấu tranh với kẻ thù trên tất cả các chiến trƣờng, đô thị cũng nhƣ các chiến trƣờng đồng bằng và nông thôn. Ngay sau khi tăng cƣờng về quân số và sức mạnh quân sự, Hoa Kỳ đã dựa vào ƣu thế đó mở những cuộc hành quân “tìm diệt” tấn công vào những đơn vị giải phóng ở Vạn Tƣờng (8/1965), tiếp đó là hai cuộc phản công chiến lƣợc mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 vào những những vùng “đất thánh của Việt cộng”. 15 Trƣớc âm mƣu mới của Mỹ - Ngụy, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 12 (27/12/1965) đã họp, phân tích tình hình và đề ra nhiệm vụ mới. Hội nghị xác định: “Đặc điểm chủ yếu của tình hình hiện nay là trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc của chúng, đế quốc Mỹ không chỉ dựa vào lực lƣợng Ngụy quân, Ngụy quyền làm công cụ chủ yếu, mà đã trực tiếp xâm lƣợc miền Nam nƣớc ta, đƣa vào miền Nam một lực lƣợng quân đội viễn chinh Mỹ, đồng thời tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miền Bắc nƣớc ta” và mục đích chính trị của chúng ở miền Nam vẫn là “Tiếp tục thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, tính chất cơ bản của cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam vẫn là chiến tranh xâm lƣợc thực dân kiểu mới” [21, tr.624]. Hội nghị đã phân tích những mâu thuẫn nội bộ bên trong của kẻ địch, so sánh lực lƣợng giữa quân ta và quân địch “Mặc dù đế quốc Mỹ đƣa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lƣợng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn”. Do đó, Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cách mạng: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lƣợc của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nƣớc,… kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trên chiến trƣờng chính là miền Nam” [21, tr.634- 635]. Ngày 29/7/1965 Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị số 105CT/TW Về việc tăng cƣờng công tác vận động thanh niên trong tình hình mới. Về công tác giáo dục và rèn luyện thanh niên: “Cần tăng cƣờng giáo dục cho thanh niên nhận rõ tình hình và nhiệm vụ mới, bản chất và âm mƣu thâm độc của đế quốc Mỹ và tay sai; tinh thần chiến đấu anh dũng và những thắng lợi to lớn của nhân dân ta ở hai miền Nam, Bắc; nhận rõ đƣờng lối sáng 16 suốt của Đảng và tin tƣởng sâu sắc sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn. Trên cơ sở đó mà nâng cao lòng tin tƣởng tuyệt đối của thanh niên đối với Đảng và nâng cao lòng tự hào dân tộc; bồi dƣỡng cho đoàn viên và thanh niên về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc, tinh thần phấn đấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp; quyết tâm cống hiến nhiều nhất cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc, và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiên quyết vƣợt mọi khó khăn giành chiến công lớn nhất trong chiến đấu và giành những năng suất lao động cao nhất trong sản xuất. Các cấp uỷ đảng cần giúp đỡ Đoàn Thanh niên lãnh đạo chặt chẽ công tác giáo dục đoàn viên, thƣờng xuyên lấy những điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu ở cả hai miền để giáo dục, cổ vũ thanh niên. Cần tăng cƣờng việc bồi dƣỡng toàn diện cho đoàn viên và thanh niên về văn hoá, khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quốc phòng, và các hoạt động văn học, nghệ thuật, nhằm làm cho đoàn viên và thanh niên có đủ khả năng dẫn đầu trên các mặt sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng nếp sống mới trong không khí luôn luôn sôi nổi, phấn khởi” [21, tr.219-220]. Để làm đƣợc yêu cầu đó, Đảng cần bồi dƣỡng cho đoàn viên thanh niên về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc, tinh thần phấn đấu hy sinh vì lợi ích của dân tộc, của giai cấp. Đảng cũng cần giúp đỡ đoàn thanh niên lãnh đạo chặt chẽ công tác giáo dục đoàn viên, thƣờng xuyên nêu những điển hình tốt trong sản xuất và trong chiến đấu ở trên cả nƣớc để cổ vũ cho thanh niên; tăng cƣờng việc bồi dƣỡng tất cả các mặt chính trị, đạo đức, tƣ tƣởng. Tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng với đoàn thanh niên, phong trào thanh niên; không ngừng giáo dục, nâng cao nhận thức cho thanh niên trƣớc âm mƣu lợi dụng và đầu độc 17 thanh niên của kẻ thù; phát huy tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nƣớc trong thanh niên; không ngừng vận động thanh niên tham gia đấu tranh trực tiếp với kẻ thù ở các mặt trận chính trị ở đô thị, trên chiến trƣờng, tham gia các phong trào xung phong chiến đấu, nhằm đƣa cách mạng miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam đến lúc thắng lợi. Cần phải củng cố hơn nữa Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, tăng cƣờng hơn nữa khối đoàn kết trong thanh niên. Cần tích cực phát triển tổ chức đoàn một cách rộng rãi trong thanh niên công nhân, thanh niên nông dân, thanh niên học sinh - sinh viên, thanh niên miền núi, nơi đồng bào các dân tộc thiểu số, cũng cần chú ý phát triển đoàn trong nữ thanh niên. Tăng cƣờng các cấp lãnh đạo Đoàn, gồm những đại biểu ƣu tú của thanh niên trong mọi mặt sản xuất, chiến đấu, công tác có tinh thần, có trách nhiệm. Tích cực đào tạo, đề bạt, bồi dƣỡng cán bộ đoàn, nhất là cán bộ nữ. Tăng cƣờng đoàn kết giáo dục thanh niên ngoài đoàn, nhất là thanh niên công giáo, lôi cuốn thanh niên công nhân, nông dân đi đầu trong mặt trận sản xuất. Chỉ thị 105 CT/TW của Bộ Chính trị cũng đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho công tác vận động thanh niên trong tình hình mới, trong đó có một số nhiệm vụ chủ chốt: Để phát huy truyền thống của các đội thanh niên xung phong, tổ chức các đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nƣớc, phục vụ chiến đấu và xây dựng. trong thời kháng chiến, và để đáp ứng với nhiệt tình của thanh niên đang sôi nổi thực hiện "ba sẵn sàng", cần tổ chức các đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nƣớc nhằm phục vụ cho chiến đấu và xây dựng. Mỗi đội thanh niên xung phong phải là một đơn vị sản xuất có năng suất lao động cao, một đơn vị sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết, và đồng thời là một trƣờng học văn hoá, kỹ thuật, nơi đào tạo và rèn luyện thanh niên về mọi mặt. Các 18 đội viên thanh niên xung phong sẽ hƣởng chế độ cung cấp trong thời gian phục vụ (thoát ly khỏi địa phƣơng). (Chính phủ sẽ ban hành những quy định và chế độ cần thiết cho các đội thanh niên xung phong). Ở các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp..., sau khi tiến hành thí điểm và tổng kết kinh nghiệm, sẽ dần dần mở rộng tổ chức đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nƣớc (không thoát ly) thành lực lƣợng đi đầu trong sản xuất và chiến đấu [21, tr.323]. Tăng cƣờng luyện tập quân sự và tham gia xây dựng lực lƣợng vũ trang - Cần tổ chức huấn luyện quân sự và đẩy mạnh phong trào thể dục quốc phòng trong thanh niên theo một chƣơng trình nhất định do các cấp quân sự và Uỷ ban thể thao kết hợp với Đoàn Thanh niên các cấp cùng tiến hành. Cần xây dựng một chế độ luyện tập, huấn luyện cho toàn thể đoàn viên và thanh niên thích hợp với nhiệm vụ sản xuất và học tập của anh chị em. - Động viên thanh niên xung phong gia nhập bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng, dân quân tự vệ. Cần kết hợp chặt chẽ giữa Đoàn Thanh niên trong và ngoài bộ đội, giữa Đoàn Thanh niên với các cấp quân sự trong việc củng cố dân quân tự vệ. Ở các tổ chức cơ sở, nên cử bí thƣ hoặc phó bí thƣ Đoàn Thanh niên là đảng viên làm chính trị viên phó dân quân tự vệ. - Động viên thanh niên tham gia mọi công tác phòng không nhân dân và phục vụ bộ đội nhƣ đào công sự, giao thông hào, tiếp tế đạn, tham gia các đội cứu thƣơng, cứu hoả, đảm bảo trật tự, trị an ở địa phƣơng [21, tr.323-324]. Chỉ thị cũng chỉ rõ cần tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên. Cần có những ủy viên có năng lực làm Bí thƣ Đoàn và ủy viên trong Ban Thƣờng vụ phụ trách công tác thanh niên. Cấp ủy Đảng cần giúp Đoàn Thanh niên nắm đƣợc những nhiệm vụ chủ yếu của Đảng ở địa phƣơng và chỉ cho đoàn những nhiệm vụ công tác cụ thể; giúp đỡ đoàn thanh niên thực hiện những nhiệm vụ cấp trên một cách tốt 19 nhất. Các cấp ủy Đảng cần thƣờng xuyên lắng nghe báo cáo của Đoàn Thanh niên, thƣờng xuyên kiểm tra công tác đoàn, giúp cho đoàn mọi điều kiện và phƣơng tiện để tiến hành thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn Thanh niên và phong trào thanh niên trong tình hình mới. Đƣơng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm tới thế hệ trẻ, động viên họ học tập, sản xuất, chiến đấu bởi theo Ngƣời thì thanh niên chính là tƣơng lai của đất nƣớc, là mùa xuân của dân tộc. Ngƣời đã động viên thanh niên miền Nam rằng: “Các cháu thanh niên miền Nam sinh ra và lớn lên trong hai cuộc đấu tranh yêu nƣớc, ngày nay dƣới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã đƣợc rèn luyện thanh một thế hệ thanh niên vô cùng gan dạ, thông minh, không sợ gian khổ hy sinh, quyết chiến, quyết thắng noi gƣơng oanh liệt của các anh Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Đảng và nhiều chiến sĩ khác”. Ngƣời dặn dò thanh niên: “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng trung với nƣớc hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Không sợ hy sinh gian khổ, hăng hái thi đua sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc” [49, tr.203- 204]. Nêu cao truyền thống anh hùng cách mạng, thấm nhuần lời dạy của Bác, thanh niên miền Nam đã luôn là lực lƣợng tiên phong trên các mặt trận chiến đấu, phục vụ chiến đấu, mặt trận sản xuất, góp phần mình đáng kể vào thành công của sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc. Họ luôn xứng đáng là: “Thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng, Bác mong các cháu đều xứng đáng là những anh hùng trong sự nghiệp cách mạng, tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội mới” [49, tr.205]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan