Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng Miền Nam Việt Nam từ năm 196...

Tài liệu Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng Miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968

.PDF
159
725
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- GIÁP THỊ LAN ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG VÙNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- GIÁP THỊ LAN ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG VÙNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT. Ngô Đăng Tri Hà Nội – 2012 DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành CNXH : chủ nghĩa xã hội CT : Chỉ thị ĐH : Đại hội ĐHĐB : Đại hội đại biểu HLHPN : Hội liên hiệp phụ nữ HLHPNGPMN: Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam MNVN : Miền Nam Việt Nam PGS : Phó Giáo sư TW : Trung ương TS : Tiến sĩ UB : Ủy ban UBND : Ủy ban nhân dân VGP : Vùng giải phóng XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, là một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX. Đây là một cuộc chiến tranh yêu nước, cách mạng quý báu. Vấn đề lực lượng cũng như phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng là một vấn đề lớn rất được Đảng ta quan tâm, trong đó có vấn đề vận động, lãnh đạo phụ nữ đấu tranh. Vì vậy, việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng với phụ nữ cả nước nói riêng và phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một đề tài lớn, hấp dẫn đối với nhiều học giả trong nước và quốc tế. Ngay từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930), Đảng và Bác Hồ đã rất coi trọng công tác vận động phụ nữ. Lời dạy của Lênin “Phụ nữ tham gia nhiều hay ít vào một cuộc cách mạng quyết định sự thành công của cuộc cách mạng ấy” đã trở thành phương châm trong công tác vận động phụ nữ của Đảng. Trong lời kêu gọi nhân ngày Phụ nữ lao động quốc tế (8 - 3 1935) đã nêu rõ Đảng coi nhiệm vụ vận động phụ nữ tham gia cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và tự giải phóng là một nhiệm vụ của Đảng, đồng thời chỉ cho phụ nữ đường lối đấu tranh giải phóng cho giai cấp mình là con đường đánh đổ đế quốc, làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam, sau phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), quán triệt Nghị quyết TW lần thứ 15, Đảng bộ địa phương đã đứng lên lãnh đạo nhân dân tự giải phóng và vùng giải phóng được hình thành nhiều nơi ở miền Nam như Trà Vinh, Bến Tre, Bà Rịa, Vũng Tàu đến các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Đồng Tháp Mười... Trong suốt các thời kỳ kháng chiến vùng giải phóng trở thành nơi hậu phương trực tiếp vô cùng quan trọng của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cùng với đó, công tác vận động các tầng lớp phụ nữ miền Nam nói chung và phụ nữ trong vùng giải phóng được Đảng ta hết sức chú trọng. 1 Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thành công đã chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng, trong đó có thắng lợi của cuộc vận động phụ nữ tham gia vào đấu tranh cách mạng và khẳng định đây là yếu tố quan trọng của kháng chiến. Chính vì vậy, đây là một vấn đề lịch sử có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu về vấn đề Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968 có ý nghĩa lớn lao góp phần vào công tác nghiên cứu lịch sử đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam và toàn bộ lịch sử Việt Nam. Nó góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam đồng thời khẳng định sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của Đảng không chỉ đối với phong trào phụ nữ mà còn đối với cách mạng cả nước nói chung. Mặt khác, một lần nữa nó góp phần to lớn đối với việc nhìn nhận vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội. Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của đề tài và được sự hướng dẫn của PGS.TS.NGƯT Ngô Đăng Tri, chúng tôi chọn đề tài “Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968” làm Luận văn Thạc sĩ Lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong nhiều năm gần đây vấn đề Đảng với cuộc vận động phụ nữ nói riêng và vấn đề vai trò của phụ nữ với đấu tranh cách mạng đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tác giả quan tâm. Đầu tiên phải kể đến đó là những công trình tìm hiểu và giới thiệu về các phong trào đấu tranh chung của phụ nữ cả nước cũng như phụ nữ của từng vùng, từng địa phương như: Những nét sơ lược về phong trào phụ nữ từ ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Nxb phụ nữ, 1961; Nguyễn Thị Thập (Cb) (1980), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam (tập 1), Nxb Phụ nữ; Lê Hải Triều (Cb), Nguyễn Tiến Hải, Lê Thị Xuân (2007), Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc giải phóng đất nước, Nxb Văn hoá Thông tin… Những công trình này chủ yếu giới thiệu về hoạt động của Hội LHPN các tỉnh và các phong trào do hội phát động cũng như thành tích đã đạt được. 2 Các công trình nghiên cứu trực tiếp đến cuộc đấu tranh của phụ nữ miền Nam: Tác phẩm Truyền thống cách mạng của phụ nữ Nam Bộ thành đồng (Tổ sử phụ nữ Nam Bộ biên soạn), xuất bản năm 1989, Giáo sư Trần Văn Giàu hiệu đính, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ xuất bản. Tác phẩm đã trình bày một cách tương đối đầy đủ về tư tưởng cách mạng và phong trào đấu tranh cách mạng của phụ nữ Nam Bộ từ buổi đầu dựng nước đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các tác giả đã đưa nhiều tư liệu ghi lại các sự kiện lịch sử về đấu tranh chính trị của phụ nữ, từ đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, chống “tố cộng”, “diệt cộng”, chống gom dân, lập ấp chiến lược đến vị trí của “Đội quân tóc dài” trong phong trào Đồng khởi (1960). Năm 1999, Nxb Đà Nẵng cho ra mắt bạn đọc cuốn Phụ nữ Nam Trung Bộ trong sự nghiệp kháng chiến, cứu nước (1930 - 1975), do hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và tập thể cán bộ lãnh đạo phong trào phụ nữ khu, Tỉnh Hội phụ nữ Nam Trung Bộ sưu tầm và biên soạn. Công trình đã nêu những tấm gương, những sự kiện tiêu biểu phản ánh tương đối đầy đủ về các lĩnh vực hoạt động của phong trào phụ nữ Nam Trung Bộ từ khi thành lập Đảng (1930) đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1975). Vấn đề đấu tranh của phụ nữ miền Nam cũng được đề cập đến trong các bài viết, các báo cáo tổng kết, bảng tóm tắt thành tích của phụ nữ, trong các bài phát biểu... đánh giá về vai trò của phụ nữ. Gần đây nhất, khi tìm hiểu về phong trào phụ nữ ở miền Nam chúng ta không thể không kể đến công trình luận án tiến sĩ của Vũ Thị Thuý Hiền “Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 2004. Luận án đã tập trung đi sâu nghiên cứu và trình bày về phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam mà chủ yếu là trong các đô thị trong suốt thời kỳ 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ khi bắt đầu đến ngày toàn thắng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chỉ đơn thuần nghiên cứu về các vấn đề riêng lẻ, chung chung mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác vận động phụ 3 nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như chưa tổng hợp một cách hệ thống cuộc đấu tranh của phụ nữ trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1961 1968). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phụ vận của Đảng trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968 để khẳng định thắng lợi, nêu lên hạn chế và rút ra những kinh nghiệm nhằm góp phần phục vụ công tác vận động phụ nữ của Đảng trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Tập hợp hệ thống tư liệu các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác vận động phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và những tài liệu liên quan đến đề tài. Trình bày những chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác vận động phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và quá trình chỉ đạo thực hiện các quan điểm, chủ trương đó của Đảng trong thời kỳ 1961- 1968. Nêu lên những thành tựu, những hạn chế của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phụ vận ở vùng giải phóng miền Nam thời kỳ 1961- 1968 và nguyên nhân của các thành công, hạn chế đó. Rút ra những kinh nghiệm chủ yếu về công tác vận động phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam của Đảng thời kỳ 1961 - 1968 nhằm phục vụ lĩnh vực công tác này hiện nay của Đảng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vận động phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác vận động phụ nữ ở vùng giải phóng của Đảng trong các giai đoạn chống “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và chống “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965 - 1968). 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện công tác vận động phụ nữ của Đảng Về thời gian: Từ năm 1961 khi Hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đến năm 1968, khi đánh bại “cuộc chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Về không gian: Ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm vận động quần chúng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp lịch sử, phương pháp logic, sự kết hợp hai phương pháp ấy và một số phương pháp khác như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh,... Nguồn tư liệu chủ yếu để thực hiện luận văn là các văn kiện Đảng các cấp Trung ương, địa phương, nhất là văn kiện Đại hội, các Nghị quyết của BCH TW Đảng, của Trung ương cục miền Nam, các khu ủy; các Nghị quyết Đại hội Hội nghị BCH của Hội LHPN Việt Nam, Hội Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam, các bài viết và nói của Hồ Chí Minh, các bài viết và nói có liên quan khác của các vị lãnh đạo của Đảng. Luận văn cũng chú trọng sử dụng nguồn tài liệu gốc là các báo cáo về tình hình phụ nữ, phong trào phụ nữ miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước; các hồi ký của các cán bộ lão thành cách mạng của Hội LHPN Việt Nam, những người trực tiếp làm công tác phụ vận, từng tham gia cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975). Những sách, tạp chí, luận văn, đề tài nghiên cứu về lịch sử phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cũng là nguồn tài liệu quan trọng được khai thác, tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn. 6. Đóng góp của đề tài Nêu lên quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam thời kỳ 1961- 1968, 5 thể hiện qua các văn kiện Đảng, các bài viết và nói của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng. Trình bày phong trào phụ nữ ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam trên cơ sở thực hiện đường lối chủ trương của Đảng thời kỳ 1961 - 1968, qua đó làm nổi bật vai trò, sự đóng góp của phụ nữ vùng giải phóng đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đánh giá, nhận xét về thành công, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và đúc rút các kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào thực tế công tác phụ vận hiện tai. Góp thêm nguồn sử liệu phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và lịch sử phong trào phụ nữ nói riêng. 7. Bố cục cơ bản Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành ba chương chính như sau: Chương 1: Đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965) Chương 2: Công tác vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn chống “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965 - 1968) Chương 3: Đánh giá chung và các kinh nghiệm chủ yếu 6 NỘI DUNG Chương 1: ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ TRONG VÙNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CHỐNG “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965) 1.1. Vài nét về công tác vận động phụ nữ của Đảng trước năm 1961 và chủ trương vận động phụ nữ của Đảng ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1961 - 1965 1.1.1. Vài nét về công tác vận động phụ nữ của Đảng trước năm 1961 Do hoàn cảnh đất nước luôn có giặc ngoại xâm đe dọa, cùng với nam giới, phụ nữ Việt Nam là người trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Chị em đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, luôn biết đặt “nghĩa nước trên tình nhà”, gắn bó quyền lợi của mình với vận mệnh của dân tộc. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện truyền thống toàn dân đánh giặc, cả nước một lòng “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện và ghi danh biết bao tấm gương phụ nữ anh hùng như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân… - những người có khả năng tập hợp lực lượng và chiến đấu tài giỏi, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc, hình thành truyền thống anh dũng chống ngoại xâm của phụ nữ Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trên một quê hương giàu truyền thống cách mạng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người hiểu rõ hơn ai hết về truyền thống đấu tranh, anh dũng và đức hi sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Khi trở thành người cộng sản đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại, vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam, khẳng định con đường duy nhất đúng đắn để đánh đổ thực dân phong kiến là con đường cách mạng vô sản. Khi nói về vai trò của người phụ nữ với cách mạng, Người đã chỉ rõ: “Phụ nữ Việt Nam chiếm số đông trong nhân dân lao động không những bị áp bức về dân tộc, về giai cấp mà họ còn bị giáo lý phong kiến kìm hãm trói buộc nên họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ. Có phụ nữ tham gia thì cách mạng mới thành công, mặt khác, 7 chỉ khi nào cách mạng thành công, dân tộc được độc lập, giai cấp được giải phóng, thì phụ nữ mới được giải phóng” [102; tr 31]. Người còn chỉ ra và nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa sự nghiệp giải phóng phụ nữ với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp: “giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp” và “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cũng là con đường giải phóng phụ nữ”. Tin tưởng ở khả năng cách mạng của phụ nữ nên ngay từ những ngày còn hoạt động cách mạng ở nước ngoài, đồng chí đã viết nhiều sách báo để chuyển về nước, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo những cán bộ đầu tiên cho phong trào cách mạng Việt Nam, trong đó có cán bộ phụ nữ. Hai đại diện nữ được Người trực tiếp đào tạo là bà Lý Phương Thuận và bà Lý Phương Đức. Truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của phụ nữ Việt Nam được phát huy mạnh mẽ từ khi có Đảng lãnh đạo (năm 1930). Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Đảng đã đề ra phương châm, phương pháp vận động phụ nữ và coi đây là nhiệm vụ cần kíp của Đảng: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái lực lượng trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được. Bởi vậy công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một cái nhiệm vụ phụ thuộc của Đảng; công tác ấy là cái nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu” [28; tr 188]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được Đảng giáo dục, tổ chức và rèn luyện, phong trào phụ nữ ngày càng phát triển. Nhiều chị em phụ nữ đã thoát ly gia đình, tham gia hoạt động cách mạng, bất chấp sự truy lùng, đàn áp của đế quốc, phong kiến như các chị: Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Thị Ái, Nguyễn Thị Thập… Sống dưới chế độ thực dân và phong kiến, chị em phụ nữ nước ta bị nhiều tầng áp bức bóc lột. Điều đó làm cho chị em ngày càng hiểu rõ rằng sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn chặt với sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng các giai cấp lao động. Phụ nữ Việt Nam ngày càng nhận rõ rằng chỉ có tích cực tham gia đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai 8 cấp mới có thể giải phóng phụ nữ. Chính vì vậy, trong công cuộc giải phóng dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp, chị em phụ nữ luôn là lực lượng đi đầu trong các cuộc mít tinh, biểu tình đòi giảm sưu thuế, đòi tự do dân chủ trong phong trào 1930 - 1931 và phong trào 1936 - 1939. Thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945) chị em hăng hái gia nhập Mặt trận Việt Minh, tập hợp lực lượng giai cấp mình trong đoàn phụ nữ cứu quốc, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, qua đó phong trào phụ nữ ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, cùng toàn dân làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân. Trước những vận hội mới của đất nước, Đảng ta đã kịp thời đưa ra những chủ trương mới về công tác tổ chức với nhiều hình thức khác nhau để bênh vực quyền lợi chung cho các lớp dân chúng và riêng cho phụ nữ như: “Hội phụ nữ dân chủ”, “Hội phụ nữ giải phóng”, “Hội phụ nữ tân tiến”, “Hội phụ nữ hỗ trợ”… Ở những địa phương có nhiều tổ chức phụ nữ với các tên gọi khác nhau thì lập ra “Phụ nữ liên hiệp hội” để thống nhất lại. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chị em vừa là lực lượng chủ yếu trong lao động sản xuất để đảm bảo nhu cầu lương thực của nhân dân và của chiến trường vừa tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, chăm sóc thương bệnh binh… Những đóng góp của các tầng lớp chị em phụ nữ đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Sau kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc và sau Hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, âm mưu chia cắt và xâm lược miền Nam Việt Nam với nhiều hình thức và thủ đoạn. Ngay từ tháng 6 -1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về chuẩn bị thành lập chính quyền bù nhìn thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam và tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ ở miền Nam nhằm phá hoại hiệp định Giơnevơ, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mỹ. Sau khi đã gạt Pháp ra khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng chính quyền Ngô Đình Diệm tập trung mũi nhọn vào đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, ráo riết tiến hành những biện pháp đánh phá phong trào cách mạng miền Nam và khủng bố dã 9 man đối với nhân dân miền Nam. Từ sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ - Diệm tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố hết sức dã man phong trào cách mạng với trọng tâm là vùng tự do và căn cứ kháng chiến cũ. Từ năm 1955, Mỹ Diệm liên tiếp mở các chiến dịch “tố cộng”. “Chống cộng” trở thành quốc sách của chính quyền Diệm. Trong những năm 1955 - 1959, Mỹ - Diệm liên tục tiến hành những đợt đánh phá ác liệt vào những vùng có phong trào cách mạng của quần chúng phát triển mạnh, những vùng căn cứ kháng chiến cũ như: Trị Thiên, khu V, chiến khu Đ, Đồng Tháp Mười, Cà Mau… Đạo luật 10/59 được chính quyền Diệm thi hành - đặt máy chém ngay tại quận, huyện để chặt đầu bất cứ ai mà chúng nghi là “việt cộng”, thà “giết nhầm còn hơn bỏ sót” hết sức dã man. Cách mạng miền Nam đã trải qua những năm, tháng khó khăn nhất, trong đó phụ nữ miền Nam liên tiếp phải đương đầu với những thách thức nghiêm trọng. Phụ nữ miền Nam là đối tượng của chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” của Mỹ - Diệm. Trong các đợt “tố cộng”, “diệt cộng”, chị em phải chịu những tra tấn cùng cực cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng tổ chức những đợt ly khai, những “tuần lễ ly dị chồng, từ con”, cưỡng ép những chị em có chồng đi tập kết phải li dị chồng, những người có con đi tập kết phải từ con. Chúng liên tiếp tiến hành những cuộc khủng bố bắt giữ hàng vạn chị em, tra tấn chị em bằng những hình thức man rợ, thậm chí cưỡng hiếp, phá hoại danh tiết buộc chị em khai báo, đầu hàng, phản bội Tổ quốc. Dưới ách cai trị Mỹ - Diệm, chị em phụ nữ miền Nam thực sự trở thành nạn nhân của những chích sách khủng bố dã man và đê tiện. Chị em mang trên mình không chỉ những nỗi đau thể xác do tra tấn, tù đày mà còn mang trên mình những vết thương tinh thần do tang thương, chia lìa, xa cách khiến lòng căm phẫn với chế độ Sài Gòn ngày càng sâu đậm. Tiếp nối truyền thống đảm đang, anh dũng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ miền Nam nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tinh thần quyết tâm cao, luôn sẵn sàng cùng toàn dân đứng lên đấu tranh chống bè lũ cướp nước. Người phụ nữ miền Nam Việt Nam cũng giống 10 như chị em phụ nữ toàn quốc đang phải chịu chung nỗi đau mất nước. Họ đã nhanh chóng biết tập hợp nhau lại để đấu tranh. Giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, nhanh trí và sáng tạo, phụ nữ miền Nam đã vùng lên đấu tranh với khí thế tức nước vỡ bờ. Các tổ chức Đảng và quần chúng ở miền Nam đã từng bước chuyển từ đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ thành đấu tranh chính trị có vũ trang chống lại âm mưu thâm độc của kẻ thù. Trong tình hình chung của đất nước, thời gian từ sau năm 1954 đến trước năm 1961, tuy Đảng ta chưa có chủ trương cụ thể và riêng biệt nào cho cuộc đấu tranh của phụ nữ ở miền Nam giai đoạn này song tầng tầng, lớp lớp chị em phụ nữ miền Nam cùng các tầng lớp nhân dân khác vẫn luôn giơ cao ngọn cờ đấu tranh khi thời cơ đến. Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Bộ Chính trị Ban Chấp hành TW Đảng đã họp Hội nghị (5 - 9 - 1954) đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ của toàn Đảng và nhiệm vụ của Đảng bộ miền Nam. Về cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị chỉ rõ: “Lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản Hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm, giành quyền lợi hàng ngày, bảo vệ một số quyền lợi đã giành được trong kháng chiến, bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân, chống khủng bố, đòi tự do dân chủ, đòi đối phương phải thi hành Hiệp định đình chiến… đòi lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam và Bắc, thực hiện Hội nghị Hiệp thương để chuẩn bị thống nhất Việt Nam bằng Tổng tuyển cử tự do” [29; tr 777] Thực hiện chủ trương của Đảng và dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam thời kỳ này tập trung vào các mục tiêu chính trị. Phụ nữ miền Nam là lực lượng nòng cốt, xung kích, tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh. Nổi bật nhất trong đấu tranh của chị em phụ nữ miền Nam trong những năm từ 1954 đến 1961 là các phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi Hiệp thương Tổng tuyển cử. Thực hiện theo chủ trương của Đảng, các cấp hội phụ nữ đã phân công cán bộ đến từng gia đình để tuyên truyền, giải thích, vận động chị em. Cũng theo chủ 11 trương của Đảng, các đoàn thể phụ nữ cũng như các tổ chức quần chúng khác chuyển phương thức hoạt động dưới hình thức bán công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp như: Tổ nữ công gia chánh, Tổ vần công, đổi công, Tổ trợ sản, Nhóm chơi họ… Các hoạt động đấu tranh chính trị công khai cũng được đông đảo chị em phụ nữ miền Nam tham gia tiêu biểu như cuộc mít tinh của 50.000 đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn diễn ra vào ngày 1 - 8 - 1954, trong đó phần đông là chị em phụ nữ; phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn có đông đảo chị em phụ nữ giữ vai trò quan trọng; những cuộc mít tinh, bãi công, bãi thị đòi hiệp thương tổng tuyển cử cũng diễn ra liên tục tại các thành phố, thị xã như Cần Thơ, Mỹ Tho, Châu Đốc, Sa Đéc, Huế… trong đó chị em phụ nữ luôn giữ vai trò nòng cốt, thu hút nhiều tầng lớp khác tham gia. Bước vào năm 1959, trước sự phát triển của cách mạng miền Nam, Mỹ Diệm ngày càng tăng cường khủng bố, đàp áp điên cuồng nhân dân miền Nam bằng nhiều biện pháp man rợ. Tình thế cách mạng miền Nam buộc chị em phụ nữ và nhân dân toàn miền Nam vùng lên đấu tranh lật đổ ách thống trị Mỹ Diệm. Trong tình thế cách mạng miền Nam chuyển biến mạnh mẽ, Nghị quyết 15 TW Đảng ra đời đã đáp ứng được yêu cầu và khí thế cách mạng tức nước vỡ bờ, tinh thần nhất tề đứng lên của nhân dân miền Nam. Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ 15 đã nhấn mạnh và vạch rõ phương hướng phát triển của cách mạng miền Nam là: “… Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân” [30; tr 82]. Để thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị và huy động ngày càng đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia vào đấu tranh cách mạng, ngày 20 - 3 1959, Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị về tăng cường công tác vận động phụ nữ, trong đó nhấn mạnh: “Phải đặt công tác phụ vận là một trong những công tác vận động quần chúng quan trọng vào bậc nhất của Đảng” [138; tr 177]. 12 Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 TW Đảng, cuối năm 1959, đầu năm 1960, nhân dân miền Nam đã vùng lên khởi nghĩa đồng loạt, phá tan ách kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ ở nhiều thôn, xã trên toàn miền Nam, chính quyền tự quản của nhân dân được thành lập ở 1.383 xã trong tổng số 2.627 xã, vùng giải phóng được hình thành và ngày càng mở rộng, nối liền Tây Nguyên đến miền Tây Nam Bộ và đồng bằng Liên khu V. Tại Bến Tre, ngày 17 - 01 - 1960, cuộc đồng khởi của quần chúng nhân dân xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày đã rung tiếng chuông báo hiệu và lôi kéo sức mạnh trỗi dậy của nhân toàn tỉnh đứng lên phá thế kìm kẹp. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhân dân các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thanh Phú đã nổi dậy làm tê liệt chính quyền ngụy ở nông thôn, thành lập UBND tự quản. Chỉ sau một tuần lễ đồng khởi, nhân dân Bến Tre đã diệt 300 tề điệp ác ôn, diệt và bức rút hơn 47 đồn bốt, phá nhiều “khu trù mật”, giành quyền làm chủ ở hàng chục xã, phá thế kìm kẹp ở nhiều xã. Trong đồng khởi chị em phụ nữ vô cùng phấn khởi, nô nức tham gia hiến kế đánh địch bằng nhiều cách linh hoạt. Phụ nữ tham gia chặt cây, đào đường, bao vây, bức hàng địch. Lực lượng phụ nữ được tổ chức thành đội ngũ có tiền quân, có hậu bị, có liên lạc, tiếp tế, với khí thế tiến công của hàng nghìn các bà, các mẹ, các chị, không một thứ vũ khí, không một tấc sắt. Ngày 20 - 4, phần lớn binh lính địch rút khỏi ba xã thuộc huyện Mỏ Cày. Quân địch kinh hãi, gọi đội quân các má, các chị là “Đội quân búi tóc”. Và như vây, lần đầu tiên ở Bến Tre và trong toàn miền Nam, đội quân chính trị bao gồm toàn phụ nữ, được tổ chức, chuẩn bị chu đáo, được chỉ huy thống nhất như một đoàn quân xuất trận. Trong cuộc đồng khởi ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), vai trò của phụ nữ nổi lên cao nhất với “ba mũi giáp công”, đánh địch bằng quân sự, binh vận và chính trị. Trong hầu hết các cuộc đấu tranh, lực lượng đấu tranh chính trị của phụ nữ đều hình thành 3 bộ phận: lực lượng đấu tranh trực diện, lực lượng tiếp viện và lực lượng hậu cần. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) thực chất là cuộc nổi dậy khởi nghĩa của nông dân miền Nam chống ách thống trị của đế quốc, trong đó một bộ phận không nhỏ là phụ nữ nông dân vùng lên đấu tranh có vũ trang phối 13 hợp. Thắng lợi của cuộc đồng khởi Bến Tre với việc giải phóng được nhiều xã ấp, buộc địch phải lùi bước đã khẳng định sức mạnh của một đội quân mới rất hùng hậu mà Mỹ - Diệm gọi đó là “Đội quân búi tóc”. Phong trào đấu tranh chính trị của thời kỳ Đồng khởi là một phong trào cách mạng rộng lớn với khí thế mạnh mẽ chưa từng có. Khi cuộc “Đồng khởi” nổ ra và những năm sau này đã diễn ra hàng loạt các cuộc đấu tranh quy mô lớn của phụ nữ các vùng nông thôn kéo ra thị xã, thị trấn, trực diện tấn công các cơ quan nguỵ quân, nguỵ quyền làm địch vô cùng hoảng sợ. Với lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, chị em phụ nữ miền Nam Việt Nam không lùi bước trước họng súng của kẻ thù, liên tiếp tiến hành những cuộc biểu tình, tấn công trực diện vào cơ quan chỉ huy của kẻ thù. Tiêu biểu như: Những cuộc đấu tranh của hàng ngàn, hàng vạn quần chúng ở ngã ba Chim-chim (Mỹ Tho), Cao Lãnh (Kiến Phong), Trà Củ (Trà Vinh), Đầm Dơi (Cà Mau) và tại thị xã Cần Thơ, do các chị: Thái Thị Kiều, chị Bé, bà Bướm, chị Trương Thị Sinh đi đầu cầm cờ, biểu ngữ bị địch bắn chết trước giờ ngã xuống miệng vẫn không ngừng hô hào đoàn biểu tình dũng cảm tiến lên. Người phụ nữ Việt Nam đôn hậu, đảm đang, những khi đứng trước kẻ thù xâm lược, lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu của các bà, các mẹ, các chị đã bừng sáng, là tấm gương cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam sau này. Từ trong phong trào đấu tranh chính trị thời kỳ Đồng Khởi đã sản sinh ra hàng vạn chiến sĩ ưu tú, hàng ngàn cán bộ lãnh đạo xuất sắc. Bên cạnh những tấm gương sáng chói chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chị Kiều, chị Sinh, chị Bé, bà Bướm... đã dũng cảm hi sinh, chị Trần Thị Trâm và bà má Thạch Thị Thanh vừa là những chiến sĩ thi đua của phong trào chính trị, vừa là những cán bộ tài giỏi đã từng tham gia lãnh đạo hàng ngàn cuộc đấu tranh và đã bị địch bắt giam hàng trăm lượt nhưng vẫn kiên cường bất khuất trước mũi lê, họng súng của quân thù. Tại các vùng đã được giải phóng, phong trào đấu tranh lôi cuốn hàng triệu phụ nữ tham gia. Chị em hăng hái đấu tranh chống lấn chiếm, bảo vệ vùng giải phóng, xây dựng chính quyền cách mạng, phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú, xây dựng ấp chiến 14 đấu, chiến đấu bằng vũ khí thô sơ: bắn cung, tên ná... Lực lượng nữ dân quân tự vệ, nữ du kích phát triển mạnh mẽ, một số tỉnh có Trung đội nữ như tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Tây Ninh. Các xã giải phóng đều có tiểu đội nữ du kích chiến dũng cảm, lập nhiều thành tích, tiêu biểu như đơn vị của chị Út Tịch, chị Tô Thị Huỳnh... Trong khí thế sôi nổi của phong trào “Đồng khởi”, ngày 20 - 12 - 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cũng từ đó: “Đội quân tóc dài” - lực lượng đấu tranh 3 mũi kiên cường của phụ nữ miền Nam vững bước tiến lên. Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam đã “Đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt quan trọng, chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công, phát triển cao trào cách mạng ra khắp miền với sự kết hợp cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự” [18; tr 51]. Như vậy, trước năm 1961, cụ thể là trước khi Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, trên cơ sở nắm rõ tình hình diễn biến của chiến tranh ở miền Nam cũng như việc nhận thức sâu sắc tinh thần và khí thế đấu tranh của chị em phụ nữ, TW Đảng đã chú trọng đến công tác vận động quần chúng phụ nữ tham gia vào đấu tranh cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ miền Nam, nhất là phong trào đấu tranh chính trị đã góp phần tạo ra bước chuyển mới của cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ cứu nước, đưa cuộc chiến đấu từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công và hơn ai hết, trước vận mệnh của dân tộc và của giới mình, chị em phụ nữ miền Nam Việt Nam hiểu rằng, chỉ có cầm súng đứng lên mới giải phóng được giai cấp, giải phóng được dân tộc. Phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1954 đến trước năm 1961 trở thành bước chuẩn bị lực lượng và rèn luyện tinh thần cho phụ nữ miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu mới. Đánh giá về vai trò của phụ nữ miền Nam trong giai đoạn này, đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Một nét độc đáo của cách mạng miền Nam là đã sản sinh ra “Đội quân tóc dài”, một lực lượng cách mạng mạnh mẽ và hùng hậu chứng minh khả năng cách mạng vô cùng to lớn của phụ nữ nước ta”[20; tr 171]. 15 Trong giai đoạn này, lực lượng phụ nữ luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh, nổi bật là đấu tranh chính trị, nhất là trong các cuộc đấu tranh chống đàn áp, khủng bố, chống tố cộng, diệt cộng. Bất chấp sự đàn áp, khủng bố hết sức dã man của kẻ thù, chị em đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng. Vai trò và tinh thần đấu tranh của chị em phụ nữ miền Nam thời kỳ này được các cấp ủy miền Nam đánh giá bằng khẩu hiệu “Còn phụ nữ là còn Đảng”. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ trong giai đoạn này còn chưa thật đều khắp, có nơi, có chỗ còn chưa động viên, tập hợp được đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia. Một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế này đó là ở nhiều địa phương miền Nam, các cấp ủy Đảng chưa nhận rõ khả năng to lớn của phụ nữ trong đấu tranh nên thiếu chủ động tuyên truyền vận động, giáo dục chị em. 1.1.2. Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961 - 1965) Từ năm 1961, trước sức tấn công mạnh mẽ của quân và dân miền Nam, trực tiếp và mở đầu bằng cao trào “Đồng khởi” (1959 - 1960), trước nguy cơ sụp đổ của chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã bị động thay đổi chiến lược từ tiến hành “chiến tranh đơn phương” chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. “Chiến tranh đặc biệt” là một bộ phận quan trọng của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ mang tên chiến lược “phản ứng linh hoạt”. Chiến lược “phản ứng linh hoạt” do Tổng thống Mỹ Kenơđi đề ra bao gồm ba loại chiến tranh: “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh tổng lực”. Mục đích của “chiến tranh đặc biệt” là chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Đế quốc Mỹ tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam nước ta với âm mưu dùng miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, áp đặt ách cai trị thực dân kiểu mới của Mỹ ở Đông Nam Á và trên thế giới. Đặc điểm của “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ tiến hành ở miền Nam là sử dụng quân đội 16 ngụy làm công cụ tiến hành chiến tranh, với sự viện trợ về quân sự của Mỹ, do Mỹ tổ chức, trang bị vũ khí kỹ thuật, huấn luyện và chỉ huy. Nội dung cơ bản của “chiến tranh đặc biệt” là càn quét, dồn dân, lập “ấp chiến lược” trên quy mô lớn ở tất cả các vùng theo chiến thuật “tát nước”, bắt cá. Trước những cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang mạnh mẽ và dồn dập của nhân dân miền Nam, Mỹ - Diệm tiến hành âm mưu “bình định miền Nam” trong vòng 18 tháng với việc thực hiện dồn dân, lập “ấp chiến lược” - một hình thức tập trung dân cực kỳ tàn bạo và thâm độc nhằm tách nhân dân ra khỏi lực lượng cách mạng. Từ tháng 8 - 1961, chính quyền Diệm ra lệnh mở chiến dịch xây dựng nông thôn, gom dân lập ấp chiến lược trên toàn miền Nam, với dự định lập 17.000 ấp chiến lược. Để thực hiện được âm mưu này, Mỹ - Diệm đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau và tùy theo từng vùng. Mỹ - Diệm tiến hành càn quét, khủng bố hết sức dã man “đạp lên oán hờn, bắn giết không thương tiếc” để đánh phá các cơ sở cách mạng. Trong tình thế miền Nam sau phong trào “đồng khởi”, nhiều vùng đã được giải phóng, Mỹ - Diệm thực sự lo sợ nguy cơ lớn mạnh của cách mạng trong các vùng giải phóng. Chính vì vậy, trong năm 1962, chúng đã mở hàng loạt các cuộc hành quân càn quét và bình định lớn vào những vùng giải phóng như các cuộc hành quân đánh vào Bến Cát và một phần tỉnh Tây Ninh, các vùng thuộc tỉnh Bình Định và Phú Yên. Chúng ra sức tăng cường viện trợ, đẩy mạnh đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng của nhân dân ta. Chúng không từ một thủ đoạn nào để uy hiếp, khủng bố tinh thần đấu tranh của phụ nữ. Cùng với nhân dân, đời sống của phụ nữ miền Nam vô cùng cực khổ cả về vật chất và tinh thần. Với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” nhân dân và phụ nữ miền Nam lại đứng trước những khó khăn và thách thức lớn. Để đối phó với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã chủ trương chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam sang giai đoạn mới - giai đoạn tiến hành chiến tranh cách mạng. Trong những thời điểm cụ thể, trước những diễn biến của tình hình cách mạng miền Nam, Đảng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan