Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng với cuộc vận động nông dân trong cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945...

Tài liệu Đảng với cuộc vận động nông dân trong cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945

.PDF
125
667
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------  ------- NGUYỄN THỊ HẰNG NGA ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN TRONG CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 - 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------  ------- NGUYỄN THỊ HẰNG NGA ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN TRONG CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 - 1945 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn: PGS.TS VŨ QUANG HIỂN HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC Tr MỞ ĐẦU …...………………………………………………………………… 3 Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ 9 VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 1939 – 1945………. Những cơ sở của cuộc vận động nông dân ………………….. 9 1.1.1. Tình hình giai cấp nông dân Việt Nam thời thuộc địa và những 9 1.1. quan điểm về vị trí, vai trò của nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc ………………………………………………………... 1.1.2. Cuộc vận động nông dân từ năm 1930 đến năm 1939.......... 20 Chủ trương của Đảng trong những năm 1939 – 1945............ 34 1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương “thay đổi chiến lược” của 34 1.2. Đảng ........................................................................................ 1.2.2. Chủ trương vận động nông dân của Đảng ................................ 41 Tiểu kết chương 1 ……………………………………………....................... 48 Chương 2: 49 ĐẢNG CHỈ ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN TRONG CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 – 1945 …………………………………………………… 2.1. Chỉ đạo xây dựng các tổ chức trong nông dân và căn cứ địa 49 cách mạng ở nông thôn ………………………………………. 2.1.1. Xây dựng các tổ chức trong nông dân ………………………. 49 2.1.2. Xây dựng căn cứ địa cách mạng ở nông thôn ………………… 57 Chỉ đạo phong trào nông dân trong cao trào giải phóng dân 66 2.2. tộc 1939 – 1945 ……………………………………………….. 2.2.1. Phong trào nông dân từ tháng 11- 1939 đến tháng 3 – 1945 …. 66 2.2.2. Phong trào nông dân trong cao trào kháng Nhật cứu nước và 80 Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 …………………………….. Tiểu kết Chương 2 ……………………………………………………………. 1 93 Tr MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 95 3.1. Một số nhận xét ......................................................................... 95 3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ...................................................... 104 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 111 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 115 Chương 3: 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, giai cấp nông dân với địa bàn cư trú nông thôn là lực lượng đông đảo, chính vì vậy vấn đề nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Lịch sử đã chứng minh, các cuộc cách mạng dù do giai cấp phong kiến, tư sản hay vô sản lãnh đạo nếu không có đông đảo lực lượng nông dân tham gia và ủng hộ đều thất bại. Công xã Pari năm 1871 thất bại vì nông dân đã đi theo tư sản chống lại vô sản; ngược lại cách mạng tháng Mười Nga thành công nhờ giai cấp vô sản đã lôi kéo được lực lượng hùng hậu giai cấp nông dân đi theo. Cách mạng Việt Nam cũng sẽ không thể thành công nếu thiếu lực lượng đông đảo và mạnh mẽ là giai cấp nông dân, “tranh thủ được nông dân là vấn đề căn bản quyết định vị trí của giai cấp tư sản hay giai cấp vô sản, nông dân về ai thì kẻ đó có vị trí, nông dân không đi theo ai thì kẻ đó không có vị trí” [25, tr. 68 – 69]. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nông dân là nạn nhân chủ yếu của các chính sách khác thác, bóc lột thuộc địa. Đế quốc Pháp không chỉ bóc lột nông dân về kinh tế mà còn nô dịch họ cả về chính trị, chính vì vậy, mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc phát triển gay gắt. Trước tình thế quyền lợi dân tộc bị xâm phạm, quyền lợi giai cấp không được đảm bảo, tinh thần yêu nước của nông dân càng lên cao, nông dân trở thành lực lượng to lớn của cách mạng. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng to lớn của giai cấp nông dân, từ khi Đảng ra đời đã rất quan tâm tới việc vận động, tổ chức, lãnh đạo nông dân tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, căn cứ vào tình hình quốc tế và trong nước, Đảng xác định nhiệm vụ cụ thể và đề ra những chủ trương vận động, tổ chức, lãnh đạo nông dân đấu tranh phù hợp. Trong bối cảnh xã hội thuộc địa, yêu cầu cấp bách nhất là vấn đề độc lập dân tộc. Vì thế, 3 trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” nhưng vẫn huy động được nông dân đi theo cách mạng, vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám thành công nhờ một phần không nhỏ sự góp sức của lực lượng nông dân cũng như địa bàn nông thôn, khẳng định vị thế của giai cấp nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày nay, vấn đề nông dân, nông nghiệp nông thôn đang được đặt ra như một vấn đề cấp bách, cần phải được nhìn nhận một cách thực sự khoa học. Việc tổng kết kinh nghiệm vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam là vấn đề không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có tính thực tiễn và khoa học sâu sắc. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đảng với cuộc vận động nông dân trong cao trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là mảng đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Đã có nhiều tác phẩm từ trước thời kỳ đổi mới viết về đề tài này như: Trường Chinh – Võ Nguyên Giáp với “Vấn đề dân cày”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1959; Lê Duẩn với “Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1965; Nguyễn Kiến Giang với “Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1959; Ban Công tác nông thôn Trung ương với tác phẩm “Nông dân Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám”, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội, 1960;… Bước sang thời kỳ đổi mới, nông dân vẫn là đề tài tiếp tục được khai thác, tiêu biểu có tác phẩm của Trịnh Nhu “Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930 – 1995)”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Đây là công trình tổng kết quá trình hình thành, phát triển của phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam từ khi Đảng ra đời. Tác phẩm đã phân tích và đánh giá đúng đắn vai trò, vị trí của giai cấp nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước, từ đó rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo phong trào nông dân và tổ chức Hội Nông dân Việt Nam. Ban Dân vận Trung ương cũng có 4 công trình nghiên cứu về thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân và công tác vận động nông dân được xuất bản thành sách với tiêu đề “Một số vấn đề công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000). Bên cạnh đó, còn một số tác phẩm liên quan đến nông dân như: Viện sử học với “Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời cận đại” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990) “Nông dân Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979); Lâm Quang Huyên với “Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008); Nguyễn Văn Khánh với “Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa” (Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2000). Gần đây, một số luận văn, luận án nghiên cứu về đề tài nông dân như luận án tiến sĩ của Đoàn Thế Hanh: “Một số vấn đề nông dân qua báo chí tiếng Việt trong những năm 1936 – 1939” (năm 1996); Bùi Thị Thanh Hương với “Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay” (năm 2000); Kiều Vinh Trọng với “Đảng lãnh đạo phong trào nông dân trong thời kỳ 1930 – 1945” (năm 2009). Nhiều công trình viết về lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân các địa phương cũng được xuất bản trong thời gian gần đây như: Thanh Hóa (1993), Hòa Bình (1998), Hà Nội (2000), Bắc Giang (2002), Huế (2008),… Ngoài ra, còn có nhiều bài viết về đề tài nông dân trên các tạp chí như: Phan Huy Ngạn với “Nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 174, năm 1977); Vũ Quang Hiển với: “Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết vấn đề nông dân của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ” (Tạp chí Khoa học, số 2 năm 1994 của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội); Ngô Đăng Tri với “Quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc” (Tạp chí Khoa học, số 3 & 4 năm 1994 của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội). 5 Qua khảo sát bước đầu, vấn đề nông dân, nông thôn được đề cập trong một số công trình cũng như sách, báo, tạp chí ở các góc độ lịch sử, kinh tế. Các công trình, bài viết này trực tiếp hoặc gián tiếp đã đề cập đến vai trò của nông dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phản ánh đời sống của giai cấp nông dân, sự đóng góp của phong trào nông dân đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước; đồng thời cũng đề cập đến nhận thức và sự lãnh đạo của Đảng trong việc vận động, tổ chức nông dân. Tuy vậy, chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về cuộc vận động nông dân của Đảng góp phần làm nên thắng lợi trong cao trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình vận động, tổ chức nông dân, xây dựng căn cứ cách mạng ở nông thôn trong cao trào cách mạng 1939 – 1945. - Làm rõ vai trò to lớn của phong trào nông dân và địa bàn nông thôn đối với cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc. - Bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm lịch sử rút ra từ cuộc vận động nông dân của Đảng trong cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hóa những tài liệu có liên quan đến đề tài. - Trình bày nhận thức của Đảng về vấn đề nông dân cũng như những chủ trương, biện pháp vận động nông dân tham gia cách mạng. - Phân tích bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng đến cuộc vận động nông dân của Đảng trong cao trào 1939 - 1945. - Trình bày diễn biến của phong trào nông dân trong cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Đánh giá giá ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác vận động nông dân của Đảng trong cao trào 1939 - 1945. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 6 - Chủ trương, chính sách của Đảng có liên quan đến việc giải quyết vấn đề nông dân giai đoạn 1939 - 1945. - Thực tế diễn biến phong trào nông dân giai đoạn 1939 – 1945. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Điều kiện lịch sử: hoàn cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến cuộc vận động nông dân giai đoạn 1939 – 1945. - Các tổ chức và phong trào của nông dân trong giai đoạn cách mạng 1930 1945. - Sự đóng góp của giai cấp nông dân và vai trò của nông thôn đối với tiến trình vận động giải phóng dân tộc giai đoạn 1939 - 1945 nói riêng, thời kỳ 1930 1945 nói chung. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu - Văn kiện của Đảng có liên quan đến vấn đề nông dân Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945. - Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có liên quan đến vấn đề này. - Các sách, tạp chí có đề cập đến vấn đề nông dân và nông thôn Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp Lịch sử nhằm mô tả khách quan khoa học những chủ trương, chính sách của Đảng về vận động nông dân cũng như hiệu quả thực hiện chủ trương, chính sách đó. - Phương pháp Lôgic nhằm làm rõ mối quan hệ giữa điều kiện lịch sử, chủ trương của Đảng đối với sự phát triển phong trào nông dân qua các giai đoạn cách mạng, từ đó đánh giá chung những ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như so sánh, phân tích, tổng hợp. 7 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Những cơ sở và chủ trương của Đảng về vận động nông dân giai đoạn 1939 - 1945 Chương 2: Đảng chỉ đạo cuộc vận động nông dân trong cao trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm. 8 Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 1939 -1945 1.1. Những cơ sở của cuộc vận động nông dân 1.1.1. Tình hình giai cấp nông dân Việt Nam thời thuộc địa và những quan điểm về vị trí, vai trò của nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc Lịch sử Việt Nam ngay từ khi hình thành nhà nước là lịch sử của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, và trong các cuộc đấu tranh ấy nông dân luôn là đội quân chủ lực. Nông dân Việt Nam từ rất sớm đã tham gia vào các phong trào chống phong kiến ngoại tộc như: phong trào chống quân Nam Hán thời Ngô Quyền, chống quân Nguyên thời Trần, chống quân Minh thời Lê Lợi, Nguyễn Trãi, chống Mãn Thanh thời Nguyễn Huệ,… Đến nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã lôi cuốn đông đảo nông dân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Lực lượng đông đảo đi theo những người lãnh đạo phong trào như Trương Định, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng chính là nông dân. Khi thực dân Pháp vào xâm lược Việt Nam thì một trong những chính sách căn bản của thực dân Pháp là chiếm đoạt ruộng đất. Sự chiếm đoạt ruộng đất của thực dân Pháp là một chế độ được hợp pháp hóa, chính vì vậy mà tốc độ chiếm đoạt tăng lên một cách nhanh chóng. Trước năm 1890, khi chính quyền thực dân vừa mới thiết lập, số ruộng đất thực dân Pháp chiếm đoạt mới chỉ có 11.390 ha [38, tr. 75]. Đến thời kỳ 1890 – 1900, sự chiếm đoạt ấy ngày càng phát triển mạnh. Đây là thời kỳ diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, số diện tích bị chiếm đoạt trong thời kỳ lên đến 322.044 ha (gấp gần 29 lần diện tích chiếm đoạt thời kỳ trước) [38, tr. 76]. Thời kỳ từ 1900 đến 1920, thực dân Pháp chuyển mạnh sang việc khai khẩn đất trồng cao su và cà phê.“Ở Bắc Bộ, chúng chiếm đoạt ruộng đất nhiều ở các tỉnh trù phú nhất: Nam Định, Phủ Lý, Vĩnh Yên, Bắc Ninh (182.000 9 ha trong số 500.000 ha ruộng đất bị chiếm đoạt toàn xứ. Cũng trong thời kỳ này, năm 1913, chúng cũng chiếm đoạt rất nhiều đất đai ở các tỉnh thượng du hoặc trung du như Thái Nguyên (39.749 ha), Bắc Giang (34.955 ha), Sơn Tây (16.682 ha)…” [38, tr. 77]. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam chẳng đem thêm chút gì vào sự giàu có mà chỉ làm tăng thêm sự nghèo khổ của nhân dân ta, đặc biệt là nông dân. Chính sách tước đoạt ruộng đất của thực dân Pháp đã đẩy hàng vạn nông dân Việt Nam rơi vào tình trạng không có ruộng cày cấy. Tính đến trước thời điểm của cuộc vận động dân chủ thì tình trạng thiếu hoặc không có ruộng là phổ biến đối với nông dân. Đến năm 1940, có 25% ruộng đất nằm trong tay tư bản ngoại quốc [37, tr. 66]. Tình cảnh khốn cùng của nông dân được khắc họa rõ nét trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc: “Nói chung, người An Nam đều phải è ra mà chịu công ơn bảo hộ của nước Pháp. Riêng người nông dân An Nam lại càng phải è ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách nhục nhã hơn: là người An Nam, họ bị áp bức, là người nông dân, họ bị tước đoạt. Chính họ là những người lao khổ, làm để nuôi lũ người ăn bám, bọn đi khai hóa và những bọn khác. Chính họ phải sống cùng khổ, trong khi bọn đao phủ của họ lại sống phè phỡn; hễ mất mùa là họ chết đói. Họ bị cướp giật từ mọi phía, bằng mọi cách, bởi nhà nước, bởi bọn phong kiến tân thời, bởi giáo hội thiên chúa…” [66, tr. 82]. Theo số liệu thống kê của Viện Sử học thì:“… trước Cách mạng tháng Tám, nông dân chiếm tới 97% tổng số nông hộ, nhưng chỉ chiếm 36% diện tích ruộng đất của cả nước. Ngoài ra, khoảng trên dưới 40% số hộ nông dân có chút ít ruộng tư, còn gần một nửa (ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ) và 2/3 số hộ (Nam Kỳ) không có lấy “một mảnh đất cắm dùi”. Ruộng đất bình quân của một hộ tiểu nông ở nước ta thấp nhất thế giới” [102, tr. 18]. Như vậy: “Ở nước ta, trước Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp, giai cấp địa chủ phong kiến và Nhà chung là bọn ngồi không ăn bám. Chúng không quá 4% 10 dân số, nhưng lại chiếm hơn 50% ruộng đất toàn quốc. Trong khi đó nông dân lao động là người khai phá ruộng đất, trực tiếp sản xuất, chiếm quá 90% dân số mà chỉ có ¼ ruộng đất, kể cả ruộng đất công. Số gia đình nông dân không có ruộng đất chiếm tới 62%...” [72, tr. 27] Không chỉ chịu hậu quả từ nạn cướp đoạt ruộng đất, đời sống của người nông dân Việt Nam còn vô cùng cực khổ bởi những chính sách khai thác thuộc địa khác của thực dân Pháp, đó là chính sách thuế, cho vay nặng lãi, độc quyền thương mại, chính sách mộ phu,… Những chính sách ấy đã đẩy nông dân Việt Nam vào con đường bần cùng hóa. Trước tiên là chính sách thuế, ngay sau khi chiếm được các tỉnh Nam Bộ, thực dân Pháp đã dùng chế độ thuế hà khắc để tước đoạt nông dân và các tầng lớp nhân dân khác. Thực dân Pháp đề ra những thứ thuế vô cùng vô lý như thuế thân, đánh vào chính sự tồn tại của người dân, nặng nề nhất là những người nông dân bần nông và trung nông. Những nông dân chỉ có vài thước đất, không có lợi tức gì cũng phải đóng thuế như người có đến 4, 5 mẫu với lợi tức hàng năm lên đến 200 – 300 đô la,… Và trong tình trạng đó nông dân thiếu thuế là điều dễ hiểu. Không còn con đường nào khác, họ phải bán vợ, đợ con, gán ruộng cho nhà giàu để lấy tiền nộp thuế. “Vì vậy, thuế là một món nợ máu của nông dân phải trả cho bọn thống trị. Nông dân càng phá sản, ruộng đất càng tập trung vào địa chủ, thực dân”. [38, tr. 97]. Bên cạnh thuế thân là một trong những loại thuế trực thu còn có thuế điền – một chính sách thuế hà khắc không kém thuế thân. Thực dân Pháp đã tìm cách tăng thuế điền cho ngân sách, có tỉnh thuế điền phải đóng tăng thêm 1/3 hay 2/5 hay một nửa [38, tr. 97]. Thuế trực thu đã làm cho nông dân khốn quẫn, thì các loại thuế gián thu như: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,… là những thứ thuế gây nhiều tại họa cho nông dân. Thực dân Pháp đã dùng thủ đoạn nắm độc quyền việc bán muối, bán rượu và thuốc phiện với giá cao trong khi mua vào với giá rất hời chỉ bằng 1/5 giá bán. Những chính sách thuế này đem lại nguồn thu khổng lồ cho thực dân Pháp, làm cho 11 đời sống nông dân ngày càng cực khổ, nhưng quan trọng hơn là đã đầu độc nhân dân ta về cả sức khỏe lẫn tinh thần. “Tóm lại, chính sách thuế má của thực dân Pháp ở Việt Nam là những chiếc cùm đóng chặt nông dân vào sự phá sản, bần cùng, là những khối tạ đánh vào sụn lưng họ. Nó là một trong những tai họa khủng khiếp nhất đối với dân quê. Gia đình ly tán: vì thuế, tù tội: cũng vì thuế, đi đồn điền cao su, đi Tân thế giới xa xôi: lại cũng vì thuế…”. Chính vì vậy:“khẩu hiệu chống thuế mang một nội dung cách mạng to lớn, tập hợp được đông đảo quần chúng nông dân đấu tranh cách mạng” [38, tr. 102] . Không chỉ bóc lột thuế tàn tệ, thực dân Pháp còn độc quyền thương mại, đặc biệt chính sách giá cả độc ác của thực dân Pháp trong việc mua thóc gạo xuất cảng đã đẩy nông dân vào con đường phá sản. Đây là chính sách đầu cơ, lũng đoạn khiến nông dân phải bán thóc gạo với giá rẻ. Giá gạo bán cho thực dân Pháp năm 1933 chỉ bằng 1/3 giá bán năm 1930. Giá gạo quá rẻ khiến hàng vạn nông dân phá sản, ruộng đất bỏ hoang nhiều. Trong vụ mùa 1933 – 1934 ở Nam Bộ ruộng đất bỏ hoang lên tới 400.000 ha (1/5 tổng diện tích ruộng đất) [38, tr. 103]. Những chính sách trên của thực dân Pháp đẩy nông dân Việt Nam vào con đường bần cùng hóa, nhiều người phải chạy về thành phố và các trung tâm công nghiệp kiếm việc làm với đồng lương rẻ mạt. Một chính sách bóc lột dã man nữa của thực dân Pháp đối với nông dân là chính sách mộ phu. Tình trạng thừa nhân khẩu ở nông thôn trở thành nguồn dự trữ nhân công cho tư bản Pháp. Chính sách mộ phu của Pháp nhằm lấy nhân công cho những nơi khai phá phục vụ cho việc kinh doanh nông nghiệp của chúng ở những nơi xa xôi, hiểm độc như những đồn điền cao su Dầu Tiếng, Biên Hòa, Tây Ninh, những đồn điền cà phê ở Tây Nguyên… Những người đi phu không ai khác chính là những nông dân xa cơ lỡ vận, hết phương sinh sống trong làng mạc, trước sự lừa gạt và ép buộc của bọn thống trị đã phải bỏ quê hương ra đi. Họ bị bóc lột một cách trắng trợn: “đau ốm không thuốc men, không được trả lương, bị đánh đập tàn nhẫn, và nói chung, là bị đối xử như những con vật rẻ tiền nhất, để rồi hết hạn giao kèo, 12 họ lại buộc phải ở thêm hạn khác, cho đến khi chết gục ở đấy bên những gốc cao su, nếu không tìm cách chạy trốn. Việc mộ phu là một sự mua bán nô lệ không hơn không kém” [38, tr. 113]. Chừng ấy những chính sách bóc lột của thực dân Pháp đổ lên đầu nhân dân Việt Nam, nặng nề nhất là người nông dân, đủ thấy đời sống nông dân khổ cực thế nào dưới thời Pháp thuộc. Và thân phận tủi nhục của người nông dân dưới ách đế quốc đã làm thổi bùng lên ngọn lửa căm phẫn của họ đối với đế quốc. Mâu thuẫn ấy không thể điều hòa mà ngày càng gay gắt khi thực dân Pháp không ngừng tiến hành những chính sách bóc lột mới, càng ngày càng đẩy nông dân vào vòng khổ cực. Đó chính là động lực để người nông dân đứng dậy đấu tranh chống đế quốc, vừa là để giành độc lập cho dân tộc, vừa là để đòi lại quyền lợi chính đáng cho giai cấp mình. Nhận xét về mối quan hệ giữa nông dân Việt Nam với đế quốc, đồng chí Lê Duẩn viết: “Trước hết phải nhận rằng nước ta là một nước thuộc địa, nghĩa là một nước bị tư bản thực dân áp bức bóc lột. Đại bộ phận nhân dân lao động ở thuộc địa là nông dân (90%), tư bản thực dân tất nhiên bóc lột sức lao động của quần chúng nông dân nhiều hơn hết. Không hiểu hết quá trình phải triển của tư bản thực dân trong nước thuộc địa với tất cả sự bóc lột dựa vào bộ máy cai trị của nó, với tất cả các tầng lớp trong nước phụ thuộc nó, đã đè lên trên nông dân như thế nào, chúng ta không thể hiếu hết năng lực các mạng của nông dân và nhiệm vụ lịch sử của họ trong cuộc cách mạng chống tư bản thực dân, chống đế quốc…[25, tr. 155]. Chính vì vậy, mâu thuẫn lớn nhất, bao trùm nhất trong xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam, mà chủ yếu là nông dân với đế quốc thực dân Pháp. Chính sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho nông dân nhận rõ bộ mặt kẻ thù dân tộc và đứng lên đấu tranh khi được Đảng lãnh đạo. Sự bóc lột của thực dân Pháp cũng như mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân Việt Nam và đế quốc phản ánh tính chất thuộc địa là tính chất chủ yếu của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, khi xâm lược và thống trị Việt 13 Nam, thực dân Pháp không xóa bỏ mà còn tiếp tục dung túng cho phương thức sản xuất phong kiến, kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu nhiều lợi nhuận. Vì vậy, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn những tàn tích phong kiến khá nặng nề. Nông dân không chỉ chịu sự bóc lột và mâu thuẫn với đế quốc mà còn chịu sự bóc lột của địa chủ phong kiến. “Sở dĩ có mối quan hệ giữa nông dân và giai cấp địa chủ về ruộng đất, địa tô, là vì có sự câu kết của nền kinh tế phong kiến. Quan hệ bóc lột ấy vẫn còn, nếu nền kinh tế phong kiến vẫn còn. Nhưng trong một nước thuộc địa, dưới sự áp bức của tư bản thực dân, dưới sự áp bức dân tộc, mối quan hệ giữa nông dân và giai cấp địa chủ cũng tùy theo chính sách của chủ nghĩa đế quốc mà biến chuyển” [25, tr. 55]. Như trình bày ở trên, ruộng đất ở Việt Nam phân phối không hợp lý, phần lớn tập trung trong tay thực dân Pháp và địa chủ. Người nông dân bị mất ruộng đất, không có ruộng hoặc thiếu ruộng đã phải đi lĩnh canh, đi vay nặng lãi và đi làm thuê làm mướn sống qua ngày. Nói đến sự bóc lột của địa chủ phong kiến với nông dân không thể không kể đến chế độ bóc lột địa tô. Có hai hình thức bóc lột địa tô phổ biến là tô đong (trả bằng tiền hoặc hiện vật được quy định trước bất chấp mùa màng thu hoạch thế nào) và tô rẽ (quy định mức tô theo tỷ lệ nhất định thường là từ 50 đến 75% hoa lợi). Nhìn chung, dù là hình thức tô nào thì kết quả người nông dân thu hoạch được sau khi đã nộp tô cũng không còn được đáng bao nhiêu. Ngoài địa tô chính, người nông dân còn phải chịu những địa tô phụ như: làm không công, biếu xén… Chế độ bóc lột địa tô có tính chất phong kiến ấy dưới sự thống trị của thực dân Pháp ngày càng nặng nề thêm làm cho đời sống nông dân ngày càng khổ cực. Chế độ bóc lột địa tô tất yếu dẫn đến chế độ bóc lột nợ lãi. Tình trạng vay nợ hết sức phổ biến trong nông dân: “toàn bộ nhân dân đều bị thắt lại trong một cái lưới vay nợ… không có một người tá điền nào có thể tiếp tục làm ruộng được mà khỏi phải đi vay nợ” [38, tr. 125]. Hình thức cho vay nặng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con đã đẩy nông dân vào con đường phá sản, mất ruộng, thậm chí phải bán cả đứa con thân yêu nhất để trả nợ. Không có 14 ruộng để cày cấy, họ buộc phải đi làm thuê kiếm mướn và lại trở thành nạn nhân của chế độ bóc lột nhân công. Người nông dân làm thuê thường phải làm việc 12 giờ mỗi ngày, họ bị đối xử rất tàn tệ, ăn đói mặc rách và thường bị cúp bớt tiền thuê. Như vậy, nông dân Việt Nam dưới chế độ thuộc địa có mâu thuẫn gay gắt với đế quốc và phong kiến. Chính vì vậy, nông dân vừa có yêu cầu chống đế quốc để giành độc lập dân tộc, vừa có yêu cầu chống phong kiến để đòi ruộng đất. Song, trong hoàn cảnh bấy giờ, yêu cầu chống đế quốc giành độc lập dân tộc là yêu cầu cấp bách hơn. “Nông dân trong các nước thuộc địa không phải chỉ nằm trong cơ cấu kinh tế của phong kiến mà còn nằm trong cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa đế quốc đã trùm lên cơ cấu kinh tế của phong kiến thì mâu thuẫn giữa nông dân với chủ nghĩa đế quốc cũng đã trở thành mâu thuẫn gay gắt hơn mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Nhưng nông dân mất nước còn mất cả gia tài thiêng liêng của dân tộc. Cơ đồ của ông cha để lại, non sông gấm vóc qua ngàn năm xây dựng nên nay bị bọn tư bản ngoại quốc nhơ nhuốc trà đạp lên. Lòng uất hận với cảnh huống hiện tại, chí khí hùng cường của ông cha ta ngày trước, nỗi lo âu cho đàn con cháu ngày mai đã nung đúc cho nông dân mới căm hờn vô hạn đối với bọn đế quốc cướp nước” [25, tr. 106] Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, nông dân lại chĩa mũi nhọn đấu tranh vào phong kiến xâm lược. Bởi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì: “…nguyện vọng ấy là nguyện vọng độc lập của đất nước. Lúc bấy giờ, nông dân đoàn kết với nhau dưới khẩu hiệu chính trị là diệt xâm lược, còn khẩu hiệu kinh tế, khẩu hiệu chống phong kiến địa phương hay chống phong kiến trung ương cũng chỉ là thứ yếu” [89, tr. 18]. Ý thức dân tộc của nông dân đã rất mạnh ngay trong thời kỳ phong kiến hàng nghìn năm trước đây do tình trạng bị mất nước tạo nên. Ở thuộc địa, nông dân là một bộ phận đông đảo nhất, lại bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên “tinh thần dân tộc của nông dân rất cao, không ai tha thiết với mảnh đất Tổ quốc bằng nông dân, cho nên ngoài giai cấp vô sản ra cũng không ai 15 tha thiết với việc giải phóng dân tộc bằng nông dân” [25, tr. 37]. Nông dân sẽ chẳng mất gì mà chỉ được lợi trong cuộc cách mạng phản đế và phản phong kiến. Nếu được giai cấp vô sản lãnh đạo, sức mạnh của nông dân sẽ trở lên lớn lao vô địch. Nông dân là đồng minh chính và gần gũi nhất của giai cấp vô sản [25, tr. 62]. Đế quốc Pháp cướp nước Việt Nam căn bản là bóc lột nông dân, đại bộ phận dân số nước ta. Nông dân bị bóc lột nhiều nhất, tàn tệ nhất; do đó nông dân là hạng người sống khổ cực nhất trong xã hội Việt Nam. Chính vì vậy, nông dân có ý thức cách mạng rất mạnh mẽ. Ý thức cách mạng của nông dân trước tiên là ý thức dân tộc. Nói đến dân tộc về mặt lực lượng thì chủ yếu là nông dân. Nói phong trào dân tộc Việt Nam tức là nói phong trào nông dân Việt Nam [25, tr. 69]. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, vấn đề nông dân luôn luôn là một vấn đề chủ yếu cần được quan tâm. Tuy vậy, chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, vấn đề nông dân, vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc mới được nhìn nhận một cách đúng đắn và toàn diện. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước dưới sự phát động của các tiền bối tiến bộ, mặc dù huy động được lực lượng đông đảo nông dân tham gia, nhưng vai trò của giai cấp nông dân vẫn chưa được coi trọng. Các bậc tiền bối yêu nước vẫn chưa nhận thức và giải quyết được đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề nông dân với vấn đề dân tộc. Những lãnh tụ Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám đã phát động nông dân chống Pháp nhưng lại “cần vương” và chưa bao giờ coi nông dân là lực lượng chính. Vấn đề nông dân chưa được đặt ra đúng với trị trí, vai trò của nó. Đến Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh – hai lãnh tụ tiêu biểu cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, vấn đề nông dân cũng chưa được đặt ra một cách đúng đắn. Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp. Ông cũng kêu gọi đồng bào đoàn kết, chung sức đánh giặc nhưng lại chủ trương dựa vào mười giới: “phú hào, quý tộc, sĩ phu, lính tập, tín đồ thiên chúa, du đồ hội đảng, nhi nữ anh si, thông ngôn, ký lục, bồi bếp” mà không có công, nông. Còn Phan Châu Trinh coi Pháp là chỗ dựa để thực hiện cải cách dân chủ, đánh đổ nền quân chủ chuyên chế, 16 gây dân quyền tự do rồi mới tính đến chuyện giải phóng dân tộc. Chính vì những hạn chế về tư tưởng và thời đại này mà phong trào yêu nước do các lãnh tụ đầu thế kỷ XX phát động đều không thành công. Các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản sau này như Việt Nam quốc dân Đảng cũng chưa thấy hết được vai trò to lớn của giai cấp nông dân đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chính vì vậy Việt Nam quốc dân Đảng chưa có biện pháp, chủ trương để lôi kéo, tập hợp đông đảo giai cấp nông dân đứng về phía mình, cùng tham gia đấu tranh. Đó là lý do vì sao Việt Nam quốc dân Đảng hoạt động đơn độc, không có sự nhiệt tình ủng hộ và tham gia của quần chúng. Nhìn chung, phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX với các xu hướng chính trị khác nhau đã diễn ra sôi nổi nhưng đều không đi tới thành công. Các phong trào này đều chưa xác định đúng đắn kẻ thù cũng như lực lượng chính của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chưa nhận thức được vai trò to lớn của giai cấp nông dân. Mặt khác những người lãnh đạo các phong trào này xuất thân từ tầng lớp văn thân sĩ phu hoặc tư sản, không có mối quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân nên chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề nông dân. Bởi vậy, dù có tinh thần yêu nước, họ cũng không đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn của cách mạng đề ra. Những phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX dù là dưới ngọn cờ phong kiến hay dân chủ tư sản đều thất bại vì thiếu đường lối giải phóng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam và thiếu một tổ chức tiên phong lãnh đạo. Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc – lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta xuất hiện, cách mạng Việt Nam mới tìm thấy đường đi. Ngay từ khi còn là cậu học trò trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã hăng hái tham gia vào phong trào chống thuế của nông dân ở Trung Kỳ (năm 1908). Và trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, được qua nhiều nơi, chứng kiến nhiều cuộc sống khổ cực của người dân lao động các nước, Người có thêm nhiều hiểu biết và đồng cảm với cảnh ngộ của nông dân các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sỹ phu và các nhà yêu nước theo khuynh hướng tư sản đương thời để đến với 17 chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận và thấm nhuần lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin thông qua “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Người đã tiếp nhận và nhận thức rõ vai trò của giai cấp nông dân cũng như sự cần thiết của việc liên minh công nông trong cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 10 - 1923, Tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Ban chấp hành với tư cách là người đại biểu nông dân các nước thuộc địa. Tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc đối với tình cảnh khổ nhục của những người dân mất nước, đặc biệt là nông dân. Bên cạnh đó, Người cũng rất sáng suốt khi đưa ra lời cảnh báo đối với khuynh hướng cường điệu vai trò của nông dân, phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nông dân trong đấu tranh cách mạng. Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đánh giá đúng khả năng cách mạng của nông dân, về vị trí và vai trò của nông dân trong cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927, Người dành hẳn chương “Tổ chức dân cày” để viết về công tác vận động nông dân. Người thấy rõ đời sống khổ cực của nông dân nước ta do đế quốc và phong kiến gây ra, từ đó nhận thấy vai trò to lớn của nông dân trong cách mạng Việt Nam, bởi chính sự khổ cực, bị bóc lột tàn tệ là động lực thôi thúc nông dân Việt Nam đứng lên đấu tranh. Người rất đề cao vai trò to lớn của nông dân cũng như liên minh công – nông trong sự nghiệp cách mạng, trong bài viết “Công tác quân sự của Đảng trong nông dân”, Người viết: “Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng – cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản… Cách mạng chỉ có thể thắng lợi nếu như những làn sóng cách mạng lay động được quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Do vậy mà việc tuyên truyền của Đảng trong nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt” [32, tr. 417]. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan