Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng với cuộc vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954 - 1965...

Tài liệu Đảng với cuộc vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954 - 1965

.PDF
150
883
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ KIM DUNG ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1965 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ KIM DUNG ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1965 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Văn Thịnh HÀ NỘI - 2012 2 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CCRĐ Cải cách ruộng đất CNXH Chủ nghĩa xã hội CNTB Chủ nghĩa tư bản HTX Hợp tác xã HTH Hợp tác hóa HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 MỤC LỤC Chương 1: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1960 .......... 14 1.1 Một số nét khái quát về công tác vận động nông dân của Đảng .......... 14 1.1.1 Vai trò của nông dân Việt Nam trong lịch sử ............................... 14 1.1.2 Công tác vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng ............................................................................................................. 15 1.2 Chủ trương vận động nông dân miền Bắc tiến hành cách mạng ruộng đất, thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế 1954-1957 18 1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội miền Bắc và chủ trương của Đảng....... 18 1.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện.......................................................... 32 1.3 Chủ trương vận động nông dân miền Bắc tham gia cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội (1958-1960) ........................................................... 47 1.3.1 Chủ trương cải tạo nông nghiệp theo CNXH của Đảng................ 47 1.3.2 Đảng vận động nông dân tham gia phong trào hợp tác hóa nông nghiệp................................................................................................... 53 Tiểu kết chương 1..................................................................................... 60 Chương 2: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1961-1965 .......... 62 2.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương vận động nông dân của Đảng .......... 62 2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ........................................................................ 62 2.1.2 Chủ trương của Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 19611965 ..................................................................................................... 64 2.2 Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng, phát triển kinh tế và làm tốt nghĩa vụ chi viện cho miền Nam ......................................................... 76 2.2.1 Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng và phát triển kinh tế ............................................................................................................. 76 4 2.2.2 Đảng lãnh đạo nông dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam (1961-1965) .................................................. 95 Tiểu kết chương 2:.................................................................................. 101 CHƯƠNG 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm .......................................... 104 3.1 Một số nhận xét ................................................................................ 104 3.1.1 Ưu điểm ..................................................................................... 104 3.1.2 Hạn chế...................................................................................... 112 3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử .............................................................. 116 Kết luận ..................................................................................................... 125 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 128 Phụ lục ...................................................................................................... 145 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giai cấp nông dân luôn luôn có vai trò đặc biệt, là lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân, đồng thời cũng là đội quân chủ lực của cách mạng. Vì vậy, trong mọi thời kỳ cách mạng, công tác vận động nông dân luôn được coi là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng. Khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp nông dân, Lênin viết: “Nhân tố thắng lợi không phải ở chỗ công nhân, tức vô sản, hoàn toàn chiếm ưu thế trong dân số toàn quốc và ở tính tổ chức cao hơn của họ mà là ở chỗ vô sản được sự ủng hộ của những người nông dân nghèo khổ…”[132, Tr. 424]. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam cũng chứng tỏ rằng, không có sự tham gia của giai cấp nông dân, thì đội tiền phong của cách mạng Việt Nam - giai cấp công nhân khó có thể giành được bá quyền lãnh đạo cách mạng, khó có thể tập hợp được lực lượng dân tộc đông đảo xung quanh mình để hình thành mặt trận dân tộc thống nhất, nguồn sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, ngay từ đầu, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã nhận thấy vai trò đặc biệt to lớn của giai cấp nông dân và vấn đề liên minh công nông đối với cách mạng Việt Nam. Không giống giai cấp nông dân các nước phương Tây, giai cấp nông dân Việt Nam mang những đặc điểm riêng của một nước nông nghiệp lạc hậu nhưng có truyền thống đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất vì nền độc lập của dân tộc. Thời thuộc Pháp, giai cấp nông dân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột nặng nề: ách áp bức của giai cấp địa chủ, tư sản và thực dân Pháp nên mối thù dân tộc và mối thù giai cấp hòa quyện làm một. 6 Chính vì vậy, trong tiến trình cách mạng Việt Nam, công tác vận động nông dân của Đảng có ý nghĩa chiến lược cách mạng sâu sắc. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã xác định vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng là vấn đề tập hợp nông dân. Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng đã chỉ rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến…” [105, tr. 3]. Vì vậy, trong đường lối lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi trọng vấn đề vận động nông dân và luôn đề ra những chủ trương chính sách vận động giai cấp nông dân trở thành lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng. Từ sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cùng nhân dân miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. Nhận thức rõ vai trò và vị trí của giai cấp nông dân trong cách mạng Việt Nam, Đảng với vai trò là người tiên phong dẫn đường đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện sứ mệnh cao cả vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đây cũng là giai đoạn lịch sử quan trọng khẳng định vai trò to lớn và thành công của Đảng trong việc đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn để vận động nông dân miền Bắc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, gần 70% dân số là nông dân, sống trên địa bàn nông thôn. Chính vì vậy, để tăng cường hiệu quả công tác vận động nông dân, khai thác tốt tiềm năng nông nghiệp phục vụ chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng coi việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một mục tiêu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7 đất nước. Rõ ràng, trong lịch sử cũng như hiện tại, vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn luôn giữ vị trí quan trọng cần phải được nhìn nhận một cách thật sự khoa học. Trong đó, việc tổng kết kinh nghiệm vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Đảng với cuộc vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Đến nay, đã có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965. Ở những mức độ khác nhau, các công trình đó có đề cập đến một số chủ trương chính sách của Đảng đối với nông dân miền Bắc trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế miền Bắc và làm nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam trong giai đoạn 1954-1960. Trước hết, là các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Nguyễn Duy Trinh, (1976), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Nxb Sự thật; Nguyễn Duy Trinh (chủ biên), (1966), Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1955-1965), Nxb Sự thật; Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp (1959), Vấn đề dân cày, Nxb Sự thật; Trường Chinh (1969), Kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đưa phong trào hợp tác hoá nông nghiệp vững bước tiến lên, Nxb Sự thật; Trường Chinh (1953), Về phóng tay phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ năm 1953. Bài nói chuyện tại Hội nghị nông vận Trung ương; Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, (1974), Tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật; Nguyễn Chí Thanh, (1963), Ra sức phấn đấu đưa nông dân miền Bắc nước ta tiến lên, Nxb Sự thật. Các tác phẩm cung cấp nhiều tài liệu quý giá có 8 giá trị để đề tài đi sâu nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong cuộc vận động nông dân miền Bắc từ 1954 đến năm 1965. Thứ hai, các công trình của các tác giả trong nước viết về phong trào nông dân và lịch sử phong trào nông dân ở các địa phương: Trịnh Nhu (chủ biên), (1998), Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Việt Nam (19301995), Nxb Chính trị quốc gia; Nguyễn Thành Công (chủ biên) (1998), Lịch sử phong trào nông dân tỉnh Hoà Bình (1930-1995). Nxb Chính trị quốc gia; Lê Huy Hoà (chủ biên), (2000). Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Hải Dương (1930-1996). Nxb Chính trị Quốc gia; Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Hà Nội (1930-2000): Sơ thảo, Nxb Hà Nội, 2000; Nguyễn Thị Má (chủ biên) (2000), Lịch sử Hội nông dân và phong trào Nông dân Hải Phòng (1930-2000), Nxb Hải Phòng; Lại Duy Mộc (chủ biên), (2010) Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Thái Bình (1930 - 2010) Nxb Chính trị Quốc gia; Trịnh Nhu (chủ biên), (1993), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Thanh Hoá 1930-1932, Nxb Chính trị quốc gia; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang Bắc Giang (2000), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân tỉnh Bắc Giang (1930-2000); Ban dân vận TW, (1999), Sơ thảo công tác dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam (1930-1996), Nxb chính trị Quốc gia. Các công trình trên đã trình bày một cách khái quát về phong trào nông dân cả nước và phong trào nông dân các tỉnh miền Bắc. Thứ ba, một số công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí: Vũ Quang Hiển (1994), Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết vấn đề nông dân của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ. Tạp chí khoa học-Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2-1994; Lý Việt Quang, (2005). Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực nông nghiệp ở miền Bắc những năm 1945-1957, Tạp chí Lịch sử Đảng Số 3; Nguyễn Trọng Phúc, (2005). Sự chi viện của 9 miền Bắc đối với miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lịch sử Đảng, Số 4 - 2005. Mạch Quang Thắng (1988), “Giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc vận động cách mạng của Đảng”. Tạp chí Lịch sử Đảng số 4; Trương Thị Tiến (1990), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề nông dân”. Tạp chí khoa học - Đại học Tổng hợp, số 5, 6 - 1990; Văn Tạo (1993), “Cải cách ruộng đất thành quả và sai lầm”. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3-1993; Ngoài ra, còn có nhiều luận án, luận văn đề cập tới vấn đề nông dân như: Luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Đức Ngọc, (2007). Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc từ 1954 đến 1960, luận án đã làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở miền Bắc ở miền Bắc giai đoạn 1954-1960; Luận án Tiến sĩ Lê Thị Quỳnh Nga (2010), Quá trình thực hiện chủ trương cách mạng ruộng đất của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá (1945-1957). Luận án đã tập trung làm rõ chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất của Đảng và quá trình thực hiện chủ trương này ở Thanh Hóa, trong đó luận án đã đúc kết chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm trong việc tiến hành cải cách ruộng đất của Đảng; Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Công Loan (1995), Sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Luận văn đã làm rõ vai trò hậu phương lớn của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và những đóng góp to lớn về sức người, vật chất của nhân dân miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam; Luận án Tiến sĩ sử học của Nguyễn Đình Lê (1996), Biến đổi cơ cấu xã hội miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975; Luận án Tiến sĩ sử học của Trần Tăng Khởi (2001), Quá trình nhận thức của Đảng về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc những năm 1954-1975; Luận án Tiến sĩ sử học của Lê Kim Việt, (2002), Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công 10 nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước; Luận án Tiến sĩ Triết học Nông Văn Kế (2008), Đặc điểm Hội nông dân Việt Nam và tác động của nó đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội hiện nay. Các luận văn, luận án nêu trên, đã nghiên cứu tổng thể công cuộc cải cách ruộng đất và công cuộc xây dựng và phát triển XHCN ở miền Bắc từ 1954-1975, đánh giá thành tựu, rút ra những kinh nghiệm, dưới nhiều góc độ khác nhau và làm rõ vai trò miền Bắc trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong các công trình đó cũng đã đề cập và trình bày một số vấn đề có liên quan đến chủ trương chính sách của Đảng vận động nông dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục, phát triển kinh tế nông nghiệp và chi viện cho miền Nam. Tuy nhiên, trong hầu hết các công trình đã công bố, vấn đề Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965 vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học và toàn diện. Chính vì vậy, những thành tựu mà các công trình trên đạt được là nguồn tài liệu, tư liệu quý để giúp tác tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là: các chủ trương, chính sách về nông dân và công tác vận động nông dân miền Bắc của Đảng giai đoạn 1954-1965, cũng như một số diễn biến chính của phong trào nông dân miền Bắc trong giai đoạn này. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: xung quanh vấn đề nông dân, Đảng có nhiều chủ trương, chính sách lớn, không chỉ trong vấn đề kinh tế, chính trị, mà cả trong vấn đề văn hóa, xã hội… Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ trương và giải pháp vận động nông dân miền Bắc của Đảng 11 trên một số lĩnh vực, như: trong cải cách ruộng đất và trong khôi phục, phát triển kinh tế; trong phong trào hợp tác hóa, thực hiện cải tạo nông nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội và trong việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Về thời gian: chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đến năm 1965. Tất nhiên, là một đề tài lịch sử, luận văn sẽ mở rộng nghiên cứu đến trước năm 1954 để làm rõ một vài vấn đề cần thiết. Về không gian: trên phạm vi toàn miền Bắc. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Từ thực tiễn vận động nông dân thời kỳ 1954-1965, luận văn góp phần làm rõ thêm vai trò và vị trí của giai cấp nông dân miền Bắc, đồng thời khái quát những ưu điểm, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu trong công tác vận động nông dân của Đảng. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hóa nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài nhất là tư liệu lưu trữ. - Làm rõ chủ trương vận động nông dân của Đảng trong CCRĐ, khôi phục kinh tế, cải tạo nông nghiệp và làm nhiệm vụ chi viện cho miền Nam. - Những diễn biến chính của phong trào nông dân, thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm chủ yếu trong công tác vận động nông dân thời kỳ này. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân là tài liệu định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. - Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị định của chính phủ, tài liệu lưu trữ ở Cục lưu trữ quốc gia là nguồn tài liệu gốc để nghiên cứu. 12 - Các công trình của các viện: Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Quân sự, Viện Sử học Việt Nam là những tài liệu tin cậy. - Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đăng tải trên báo chí là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp luận của đề tài. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… 6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài Luận văn trình bày một cách có hệ thống và tương đối toàn diện các chủ trương chính sách của Đảng và quá trình tổ chức vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965. Góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò nông dân miền Bắc trong thắng lợi sự nghiệp xây dựng bảo vệ miền Bắc XHCN và chi viện cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bước đầu khái quát ưu điểm và hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm từ công tác vận động nông dân của Đảng trong lịch sử góp phần thực hiện tốt chủ trương vận động nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương và phần kết luận. Chương 1: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1954 - 1960 Chương 2: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1961 - 1965 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 13 Chương 1: ĐẢNG VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1960 1.1 Một số nét khái quát về công tác vận động nông dân của Đảng 1.1.1 Vai trò của nông dân Việt Nam trong lịch sử Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với bao thế hệ, bằng sức lao động sáng tạo của mình, giai cấp nông dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Không chỉ là đội quân chủ lực trên mặt trận đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc mà họ chính là những chủ nhân đầu tiên khai phá, mở mang bờ cõi, xây đắp nên một nền văn hiến độc đáo, giàu bản sắc dân tộc với những giá trị văn hóa tinh thần phong phú và bền vững của dân tộc Việt Nam Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, giai cấp nông dân cũng vừa đóng vai trò là lực lượng chủ yếu cung cấp nguồn nhân lực, vật lực cho các cuộc kháng chiến, vừa là người tổ chức chiến đấu ngay tại quê hương mình, biến mỗi làng xã, thôn, ấp thành pháo đài kiên cố, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ độc lập dân tộc. Về vai trò của nông dân, C.Mác cho rằng: nếu giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân thì bài ca cách mạng của họ sẽ trở thành bài “ai điếu”. Và V.I.Lênin mở rộng, khẳng định thêm: nếu giai cấp công nhân không được giai cấp nông dân ủng hộ, chỉ một mình đơn độc chống kẻ thù thì chắc chắn sẽ thất bại. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta nhờ thấy rõ được vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân, dựa vào dân, yêu thương dân, đã biết phát huy truyền thống “cố kết cộng đồng” và “đoàn kết toàn dân” nhằm tạo nên sức mạnh của cả dân tộc và rút ra được những luận điểm quan trọng như: “khoan thư sức dân đó là kế sâu bền gốc rễ, đó là 14 thượng sách giữ nước” (Trần Hưng Đạo), hay “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” ( Nguyễn Trãi)… Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định nông dân là lực lượng đông đảo nhất của phong trào dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, lại chịu ách áp bức của thực dân Pháp và tay sai (phong kiến và địa chủ) nên sẵn sàng đứng lên cùng giai cấp công nhân tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ. Đánh giá vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong cách mạng, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng khẳng định: “Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về thực chất là cuộc cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo” [90, tr.13]. Xác định vai trò rất quan trọng của giai cấp nông dân trong tiến trình cách mạng nước ta, trong đường lối lãnh đạo của Đảng luôn luôn coi trọng vấn đề vận động nông dân là vấn đề chính và cấp thiết nhất. 1.1.2 Công tác vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng Công tác dân vận là một trong những hoạt động quan trọng của Đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo Hồ Chí Minh, “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc của Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” [104, tr. 698]. Như vậy, công tác dân vận là sự kết hợp giữa công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục với công tác tổ chức, xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng phong trào quần chúng. 15 Công tác dân vận bao gồm nhiều bộ phận, như: Công tác vận động công nhân, trí thức, thanh niên, phụ nữ… trong đó, công tác vận động nông dân là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác dân vận của Đảng. Từ đó, có thể hiểu: công tác vận động nông dân của Đảng là một hoạt động nhằm tuyền truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị cho nông dân; tập hợp thu hút nông dân và tổ chức các phong trào nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là quá trình xác lập mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Nhận định về tầm quan trọng của công tác dân vận, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vận động nông dân là phải vận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình, làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc” [104, tr. 711]. Như vậy, nội hàm của khái niệm vận động nông dân của Đảng bao gồm: - Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị cho nông dân. Giải thích cho nông dân hiểu được đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm, và quyền lợi của mình. - Tập hợp, thu hút lực lượng nông dân tham gia các tổ chức cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với giai cấp nông dân. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, khối liên minh công nhân nông dân - trí thức vững chắc. - Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nông dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nông vận là phải: - Tổ chức nông dân thật chặt chẽ. 16 - Đoàn kết nông dân thật khăng khít. - Huấn luyện nông dân thật giác ngộ. - Lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, của tổ quốc” [104, tr. 710]. Công tác vận động nông dân là trách nhiệm chủ yếu và trực tiếp của các cấp ủy và tổ chức đảng. Khi chưa có chính quyền, các tổ chức đảng tiến hành vận động nông dân thông qua cương lĩnh hoạt động, qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải tìm mọi cách tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, giải thích cho nông dân hiểu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, tự nguyện, tự giác đi theo Đảng. Còn khi có chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vì vậy, Đảng tiến hành vận động nông dân thông qua toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị, bao gồm các tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong tiến trình cách mạng nước ta, Đảng và Bác Hồ đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết đúng vấn đề nông dân và luôn coi trọng công tác vận động nông dân, do đó đã sớm xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tạo thành đội quân chủ lực của cách mạng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám (1945), thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và trong công cuộc đổi mới đất nước. Nhìn lại quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng có thể rút ra bài học về công tác vận động nông dân như sau: Thứ nhất, phải đánh giá đúng vai trò to lớn của giai cấp nông dân trong cách mạng. 17 Thứ hai, muốn phát huy vai trò của nông dân trong cách mạng phải tập hợp nông dân vào một tổ chức của nông dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thứ ba, phải luôn luôn chăm lo đến lợi ích thiết thân của giai cấp nông dân. Thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã cho thấy, trong các chủ trương đường lối của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu và lợi ích thiết tha của giai cấp nông dân nên họ một lòng tin theo Đảng, liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, là động lực thúc đẩy cách mạng giành thắng lợi. Ngược lại, nếu nguyện vọng của người nông dân không được giải quyết tốt thì tinh thần cách mạng của nông dân không những bị suy giảm mà phong trào cách mạng cũng gặp khó khăn. Vì vậy, những bài học cách mạng trên đây về công tác vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với cuộc vận động nông dân miền Bắc của Đảng giai đoạn 1954-1965 của Đảng nói riêng và trong thời kỳ đổi mới đất nước nói chung. 1.2 Chủ trương vận động nông dân miền Bắc tiến hành cách mạng ruộng đất, thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế 1954-1957 1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội miền Bắc và chủ trương của Đảng 1.2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội miền Bắc Chiến thắng đông xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc quá độ lên CNXH, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân trên cả nước còn chưa hoàn thành. Nhân dân ta vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh 18 cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. Bước vào giai đoạn lịch sử mới, nông dân miền Bắc đứng trước một bối cảnh lịch sử có những thuận lợi mới và những khó khăn mới. Thuận lợi mới rất cơ bản là trải qua chín năm chiến đấu dũng cảm kiên cường của nhân dân ta, miền Bắc đã có hòa bình và được hoàn toàn giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhân dân có quyền làm chủ đất nước nên rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để bắt tay ngay vào công việc kiến thiết đất nước và khôi phục kinh tế: chống đói, khai hoang phục hóa, khôi phục lại các xí nghiệp, khôi phục lại hệ thống giao thông vận tải, phát triển văn hóa giáo dục, y tế, củng cố chính quyền cách mạng vững mạnh đủ sức quản lý, điều hành công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trên thế giới, hệ thống XHCN ngày càng phát triển. Liên Xô, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và tiếp tục giúp đỡ nhân dân ta trong giai đoạn cách mạng mới. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới hết lòng ca ngợi và ủng hộ cách mạng Việt Nam. Những thuận lợi căn bản đó đã cổ vũ, động viên nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm và khôi phục và phát triển kinh tế, đưa miền Bắc đi lên CNXH. Tuy nhiên, miền Bắc bước vào giai đoạn lịch sử mới trong hoàn cảnh đất nước có những khó khăn rất gay gắt về nhiều mặt của một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, vừa trải qua cuộc kháng chiến kéo dài chín năm và đang chuyển sang giai đoạn cách mạng mới. Trước đó, cùng với các dân tộc trên thế giới, Việt Nam cũng phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai do chủ nghĩa phát xít gây ra. Vì thế, nền kinh 19 tế vốn đã lạc hậu hàng trăm năm so với các nước tư bản chủ nghĩa, nay lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Sau năm 1954, giai cấp nông dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH trước những thử thách nhất định của một nền kinh tế suy sụp, đổ nát do thực dân Pháp gây ra. Nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu, nguồn sống chính của nhân dân miền Bắc bị thiệt hại nghiêm trọng. 1.430.000 ha ruộng bị bỏ hoang chiếm 14,3% diện tích canh tác. Tám công trình đại thủy nông và nhiều công trình vừa và nhỏ bị phá hủy [99, tr. 54]. Phần lớn ruộng đất chỉ làm 1 vụ, năng suất rất thấp. Trâu bò sức kéo chủ yếu trong nông nghiệp thì hàng vạn con bị giết hại, trong khi đó (năm 1954) miền Bắc chưa có máy kéo. Kỹ thuật canh tác hết sức thô sơ, lạc hậu. Những đồng bào công giáo bị dụ dỗ ép di cư vào Nam để lại hàng chục nghìn ha ruộng đất bị bỏ hoang. Trong điều kiện đó nạn đói xảy ra nghiêm trọng. Tháng 10-1954, có tới gần nửa triệu người bị đói, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, hiệu quả khôi phục sản xuất và trật tự an toàn xã hội. Công nghiệp và thủ công nghiệp miền Bắc vốn nhỏ bé, lạc hậu lại bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại. Khi ta vào tiếp quản Hà Nội chỉ còn nhà máy điện, nhà máy nước tiếp tục hoạt động. Nền công nghiệp do Pháp để lại vừa ít ỏi, lại lạc hậu về kỹ thuật và thiếu hẳn các ngành then chốt của công nghiệp nặng. Giao thông vận tải, mạch máu chính của nền kinh tế quốc dân hầu như bị ngừng trệ. Chỉ có 102 km tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng hoạt động, còn 1153km đường sắt các tuyến khác bị phá hủy. Đường ôtô hầu hết bị phá hoại cùng 3500 cây cầu lớn, nhỏ trên các tuyến bị phá sập. Đường thủy cũng trong tình trạng bị ngừng trệ do lâu ngày không được nạo vét, nhất là các cảng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan