Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề campuchia trong giai đoạn 1975 – 1995...

Tài liệu Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề campuchia trong giai đoạn 1975 – 1995

.DOCX
25
1
103

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................2 2.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3 5. Kết cấu của bải tiểu luận .....................................................................................3 6. Một số thuật ngữ .................................................................................................3 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1975 – 1985 .....................5 1. Giai đoạn 1975 – 1978 ........................................................................................5 2. Giai đoạn 1979 - 1985.........................................................................................7 CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ CAMPUCHIA TRONG GIAI ĐOẠN 1975- 1995.............................11 1. Trong giai đoạn 1975 - 1985.............................................................................11 1.1. Giai đoạn 1975 - 1978................................................................................11 1.2. Giai đoạn 1979 – 1985...............................................................................12 2. Trong giai đoạn 1985 - 1995............................................................................15 2.1. Giai đoạn 1985 – 1989 ...........................................................................15 2.2. Giai đoạn 1989 – 1995 ..............................................................................16 2.2.1. Giai đoạn 1989 – 1991........................................................................19 2.2.2. Giai đoạn 1991 – 1995 .......................................................................21 KẾT LUẬN..........................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................23 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khơ-me đỏ gây ra đối với nhân dân Campuchia. Chẳng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Ban lãnh đạo Khơ-me đỏ đã phạm phải những tội ác gần như có một không hai trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ. Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khơme đỏ lặp lại “có sáng tạo”, phát minh thêm nhiều cái mới. Hitler, Gơ-rinh, Gơ-ben và những tên Đức quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được cho là tột cùng của “cái ác” trong thời đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khơ-me đỏ do bọn Pol Pot, Iêng Xa-ry và Khiêu Xăm-phon cầm đầu. Với tình đoàn kết tương trợ được hình thành lâu đời, cùng với yêu cầu giúp đỡ của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã đưa quân đội của mình sang Campuchia giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng và ổn định tình hình trong nước. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, “vấn đề Campuchia” đã bị quốc tế hóa do có sự nhúng tay của nhiều nước trên thế giới. Họ vin vào việc Việt Nam giữ lại quân đội của mình từ 1979 đến 1989 trên đất Campuchia để buộc tội xâm lược cho Việt Nam và thực hiện chính sách cấm vận cùng các hành động chống phá khác. Không phải ngoại lệ, các nước ASEAN cũng nhìn Việt Nam dưới con mắt đầy nghi kỵ. Mười năm làm nghĩa vụ quốc tế với Campuchia khiến quan hệ Việt Nam – ASEAN ít có tiến triển. Các nước ASEAN yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia như điều kiện tiên quyết cho một giải pháp chính trị về Campuchia và cải thiện quan hệ, bình thường hóa với Việt Nam. Như vậy, “vấn đề Campuchia” chính là rào cản cơ bản trong quan hệ giữa Việt Nam va ASEAN trong giai đoạn này. Đứng trước những thay đổi và yêu cầu khách quan có tính bước ngoặt, giai đoạn 1986 - 1991 có thể coi là giai đoạn khó khăn của Việt Nam, đặt Việt Nam trước yêu cầu cấp thiết cần đổi mới để tồn tại, phát triển kinh tế và thoát khỏi thế bao vây cấm vận. Xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng khu vực, chuyển từ đối đầu sang đối thoại với các nước ASEAN như nội dung Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị được coi là chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giải quyết được vấn đề 1 Campuchia chính là điểm mấu chốt giúp ta thực hiện được chính sách đã đặt ra đồng thời đẩy nhanh quá trình hợp tác, đưa chính sách đối ngoại với ASEAN trở thành hiện thực. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm trả lời câu hỏi: Đảng đã có đường lối, chính sách nào để giải quyết vấn đề Campuchia từ năm 1975 đến năm 1995? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ bối cảnh thế giới, bối cảnh nước ta trong giai đoạn 1975 – 1995. - Phân tích những chủ trương, đường lối của Đảng trong vấn đề Campuchia trong giai đoạn 1975 – 1995. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề Campuchia trong giai đoạn 1975 – 1995. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài đề cập đến bối cảnh chung của toàn thế giới nhưng đi sâu vào những sự kiện xoay quanh các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Về thời gian, đề tài nghiên cứu từ năm 1975 đến năm 1995. 2 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp liệt kê là những phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong bài nghiên cứu để trình bày, lý giải những sự kiện, hiện tượng của vấn đề trong bài nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích cũng được sử dụng để làm rõ nội dung đề tài. 5. Kết cấu của bài tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính bài tiểu luận bao gồm 2 chương: Chương I: Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 1975 – 1985 1. Giai đoạn 1975 – 1978 2. Giai đoạn 1979 – 1985 Chương II: Những đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề Campuchia trong giai đoạn 1975 - 1995. 1. Trong giai đoạn 1975 – 1985 2. Trong giai đoạn 1985 – 1995 6. Một số thuật ngữ ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do, thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor chưa kết nạp, hiện giữ vai trò quan sát viên).[10] 3 INF: Hiệp ước INF (Lực lượng Hạt nhân Tầm trung) là hiệp ước được kí kết năm 1987, yêu cầu Mỹ và Liên Xô loại bỏ và cấm vĩnh viễn tất cả các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất với phạm vi từ 500 đến 5.500 km, theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí của Mỹ.[1] NATO: là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) là một liên minh quân sự thành lập năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ, và tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài.[9] 4 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 1975 – 1985 1. Giai đoạn 1975 - 1978: Sau thất bại ở chiến tranh Đông Dương, Mỹ buộc phải rút lui khỏi Đông Nam Á cả về thực lực lẫn cam kết, ảnh hưởng của Liên Xô còn hạn chế chỉ bó hẹp một phần Đông Dương, yếu tố Trung Quốc chưa đủ mạnh để chi phối quan hệ quốc tế ở đây. Nhìn chung, sự chuyển biến quá nhanh của tình hình 1975 - 1976 đã khiến các nước lớn chưa kịp điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của mình. Vào thời gian này, sự hòa hoãn Xô - Mỹ từ thời Nixon vẫn còn tiếp tục, quan hệ Trung - Mỹ tuy đã cải thiện từ sau Thông cáo Thượng Hải (02-1972) nhưng vẫn còn nhiều sự khác nhau trong chính sách Đông Nam Á, sự phối hợp của Trung – Mỹ ở khu vực này còn chưa được định hình. Quan hệ Xô –Trung tuy vẫn phức tạp song sự đua tranh ở Đông Nam Á chưa thực sự ráo riết. Nhìn chung mối quan hệ giữa ba cường quốc Xô Mỹ - Trung vẫn còn mang tính tam giác rõ rệt. Sự chằng chéo tương đối phức tạp giữa chúng khi đó làm hạn chế phần nào khả năng phân liệt quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, xu hướng này dã nhanh chóng chấm dứt, tình trạng đối đầu đã trở lại. Sau một thời gian ngắn, tác động của các nhân tố bên ngoài đã trở nên rõ ràng. Trong thời kỳ này, thế giới vẫn chia làm hai phe, đối đầu chiến lược và mâu thuẫn ý thức hệ vẫn tồn tại, quan hệ quốc tế thế giới vẫn chưa chịu mâu thuẫn sâu sắc của mâu thuẫn Đông – Tây. Đến thời tổng thống J. Cater (1976 - 1980), quan hệ Xô – Mỹ đã chấm dứt trạng thái hòa hoãn, trở lại đối đầu. Sự đấu tranh quyền lực Xô- Mỹ lại tái hiện ở Đông Nam Á. Mỹ bắt đầu quay trở lại Đông Nam Á qua việc phát triển quan hệ với ASEAN. Mặt khác, Mỹ bắt đầu đàm phán với Việt Nam về bình thường hóa quan hệ và không còn phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (20/09/1977) nhằm giảm thu hút từ phía Liên Xô. Trong khi đó, Liên Xô cũng quan tâm hơn tới khu vực Đông Nam Á bằng việc hàng năm cử một thứ trưởng ngoại giao đi thăm các nước ASEAN. Sự lôi kéo lại tiếp tục, tác động 5 chia rẽ lại lớn lên. Với tư cách là đồng minh quan trọng của Liên Xô và Mỹ, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành tâm điểm của sự lôi kéo này. Đến giai đoạn này, Trung Quốc bắt đầu nổi lên mạnh mẽ. Việc Mỹ rút khỏi khu vực này trong khi ảnh hưởng của Liên Xô chưa lớn đã tạo cơ hội cho Trung Quốc lợi dụng khoảng trống quyền lực mới ở đây để thiết lập ảnh hưởng của mình. Sau thắng lợi của các nước Đông Dương, cả Liên Xô và Mỹ đều dấy lên hy vọng về những ưu thế mới của mình ở Đông Nam Á thông qua việc gây ảnh hưởng với Đông Dương với tiêu điểm là Việt Nam. Nhưng mối quan hệ giữa hai nước lớn này vốn nhiều mâu thuẫn nên sự tranh thủ này đã trờ thành sự tranh giành giữa những nước lớn. Đông Nam Á trở thành “chiến trường” của sự đối đầu Trung- Xô. Sự tranh giành ở Đông Nam Á càng lớn, mâu thuẫn Trung- Xô cũng càng cao, sự tranh giành ở Đông Nam Á càng sâu sắ. Tháng 9/1977 Trung Quốc tuyên bố chấm dứt hiệp ước hữu nghị Trung – Xô được ký năm 1950 và sang đầu năm 1979 thì chính thức hủy bỏ Mâu thuẫn Trung – Xô càng tăng, sức ép Trung Quốc đối với Việt Nam càng lớn thì mối quan hệ Xô- Việt lại càng gắn bó. Điều này quay trở lại làm căng thẳng thêm quan hệ Trung- Việt. Vô hình chung, hai quá trinh này đã thúc đẩy lẫn nhau. Trước nguy cơ bị đe dọa ngày càng tăng, Việt Nam quyết định gắn chặt mình hơn vào khối cộng đồng Liên Xô- Đông Âu như một đối trọng khả dĩ để chống lại nguy cơ trên. Ngày 29-6-1978, Việt Nam ra nhập hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa, ngày 3/11/1978 hiệp ước hữu nghị hợp tác Xô- Việt được ký kết. Trung Quốc coi mối quan hê đồng minh này ở phía nam là mối đe dọa và vật ngăn con đường bành trướng thế lực của mình ở Đông Nam Á. Mâu thuẫn Trung- Xô và Trung – Việt ngày càng gay gắt. Giống như Trung Quốc, Mỹ coi ưu thế mới của Liên Xô ở Đông Nam Á và mối quan hệ Việt - Xô là mối đe dọa lợi ích của mình và chính điều này dã thúc đẩy sự liên kết Trung- Mỹ.Nhận thức được lợi ích của mình có nhiều tương đồng và cùng trong thế tương đối bị lấn lướt,cả Mỹ và Trung Quốc đều hy vọng thông qua mối quan hệ này có thể ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á- Thái Bình Dương đặc biệt là ở Đông Nam Á Trong giai đoạn này Trung Quốc thi hành chính sách thân phương Tây chống Liên Xô, còn Mỹ chủ trương chơi “con bài Trung Quốc” trong quan hệ với Liên Xô và ngày 6 1/1/1979 quan hệ Mỹ - Trung chính thức được thiết lập . Một liên minh Mỹ Trung đã được tạm thời hình thành ở Đông Nam Á với mục tiêu hạn chế là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô. Mỹ và Trung Quốc đã đi cùng nhau trong một số vấn đề ở Đông Nam Á. Tác động của các nước lớn không chằng chéo theo hình tam giác nữa mà có xu hướng Mỹ và Trung Quốc một bên, Liên Xô một bên. So với đầu giai đoạn này, sự can thiệp từ bên ngoài trở nên tập trung hơn mạnh hơn và hậu quả cũng sâu sắc hơn. Thất bai trong ý đồ lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của mình, trước thực tế quan hệ Xô- Việt ngày càng phát triển Trung Quốc đã thay đổi chính sách đối với Việt Nam. Một mặt Trung Quốc thực hiện chính sách gia tăng áp lực toàn bộ cho Việt Nam một mặt ngừng chuyển giao hàng quá cảnh từ Liên Xô vào Việt Nam và Lào (02/1976). Cũng trong năm này, Trung Quốc quyết định không cho Việt Nam vay thêm và trì hoãn thi công 17 công trình. Tháng 011977 Trung Quốc tuyên bố ngừng cung cấp viện trợ như đã thỏa thuận cho Việt Nam … Đồng thời tình hình biên giới hai nước ngày càng căng thẳng. Năm 1978 việc người Hoa về nước hàng loạt cũng làm cho quan hệ Việt – Trung xấu đi nghiêm trọng, mặt khác việc Trung Quốc tiếp tay cho Khơ-me đỏ trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam và Thái Lan cũng làm tình trạng khu vực mất ổn định. Sự mất ổn định này được Trung Quốc lợi dụng và nâng cao vị thế của mình trong khu vực. Trung Quốc chủ trương xích lại gần các nước ASEAN để cô lập Việt Nam, vừa tranh thủ phát huy ảnh hưởng và khẳng định vị thế vai trò của mình ở khu vực Đông Nam Á. Đối với ASEAN, kể từ lần đầu tiên xuất hiện tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7/1977 tại Kuala Lumpur, Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi thành lập liên minh Trung QuốcASEAN để chống lại liên minh Xô - Việt. Yếu tố Trung Quốc ngày càng chi phối quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. 2. Giai đoạn 1979-1985: Vào thời điểm này, điểm đáng lưu ý là sự nổi lên của ASEAN. Sự chia rẽ ASEAN – Đông Dương và quan hệ mâu thuẫn giữa Việt Nam- Thái Lan đã phản ánh phần nào mâu thuẫn Mỹ - Xô và mâu thuẫn Trung- Việt. Việt Nam tiếp tục là tiêu điểm của sự tranh chấp giữa các cường quốc ở Đông Nam Á. Chính tác động của các nước lớn đã góp phần không nhỏ trong việc quy định tính phức tạp, phân liệt đối đầu ở Đông Nam Á. 7 Sau sự kiện Liên Xô đưa quân trở lại Afghanistan tháng 12/197, quan hệ Mỹ - Xô đột ngột căng thẳng trở lại. Hai bên đều ráo riết tăng ngân sách quốc phòng, chạy đua hạt nhân và tăng cường ảnh hưởng ở thế giới thứ ba dưới hình thức chiến tranh ủy nhiệm. Đỉnh điểm của sự căng thẳng là sáng kiến Phòng thủ chiến lược (SDI) của Mỹ và cuộc đối đầu tên lửa tầm trung ở châu Âu. Sự đối đầu của Mỹ-Xô trên thế giới nhanh chóng tác động vào Đông Nam Á. Tháng 5/1979, Liên Xô và Việt Nam ký một thỏa thuận mà theo đó Liên Xô được sử dụng quân cảng Cam Ranh, nhìn sang căn cứ hải quân Subic của Mỹ ở Philippinéa. Đồng thời Liên Xô cũng cố gắng cải thiện thêm quan hệ với các nước ASEAN. Ví dụ, Liên Xô đã ký kết chương trình hợp tác văn hóa khoa học kỹ thuật với Singapore ngày 27/12/1979, hiệp định thương mại với Thái Lan (13/2/1982), lập chương trình hợp tác với Philippines giữa năm 1982, thỏa thuận phát triển quan hệ hợp tác thương mại với Indonesia 4/1984…. hay các hoạt động ngoại giao như cuộc đi thăm các nước ASEAN ở cấp thứ trưởng ngoại giao vào tháng 4/1981 và tháng 02/1985. Tuy nhiên vị thế của Liên Xô không đủ mạnh như Mỹ và Trung Quốc để thay đổi được chiều hướng của tình hình. Hơn nữa sự hiện diện của Liên Xô ở Việt Nam còn rất khiêm tốn và không nhằm chống ASEAN nhưng cũng tạo sự nghi ngờ và lo ngại an ninh từ các nước này. Về phía Mỹ, từ khi lên cầm quyền, tổng thống Reagan đã đề ra chính sách Đông Nam Á mới gồm 3 điểm chính là lạp liên minh chống Việt Nam và Liên Xô, chấm dứt việc né tránh vai trò bảo hộ an ninh của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời Cater, tăng cường sức mạnh của Mỹ ở Viễn Đông. Dưới thời Reagan, cam kết an ninh-chính trị của Mỹ ở khu vực này là mạnh mẽ nhất kể từ sau năm 1973. Mâu thuẫn Mỹ- Xô vốn đã nặng nề nay lại bị sâu sắc thêm bởi sự đối đầu mang tính toàn cầu. Sự lo ngại trước cuộc đua tranh XôTrung và sự xung đột ở Đông Dương cũng như các mối quan hệ sẵn có giữa các nước ASEAN và Mỹ đã tạo thuận lợi cho sự quay trở lại của Mỹ. Mối quan hệ giữa hauii nhóm nước ASEAN và Đông Dương vốn chưa kịp xích lại gần nhau thì nay bị những lực kéo về hai phía ngược nhau. Quan hệ quốc tế ở khu vực vẫn bị chi phối vẫn sắc bởi không khí chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới. Trong khi đó. Trung Quốc cũng có sự điều chỉnh nhất định trong chính sách đối ngoại nhằm tranh thủ điều kiện quốc tế cí lợi cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Một 8 mặt, Trung Quốc tiếp tục ttranh thủ Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc cũng tiến hành hòa hoãn với Liên Xô. Năm 1982, Tổng bí thư Breznhev đọc diễn văn tại Tashkent tỏ ý đề nghị cải thiện quan hệ với Trung Quốc để giảm bớt áp lực trong khi sự đối đầu với Mỹ đang tăng lên. Tháng 10/1982, hai bên bắt đầu đàm phán bình thường quan hệ. Đến tháng 12/1986, hai bên đã có những tiến bộ trong quan hệ kinh tế, kỹ thuật, đồng thời thỏa thuận thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại, kỹ thuật Trung- Xô. Từ năm 1985, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên bắt đầu tăng nhanh. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này chỉ diễn ra chủ yểu trong quan hệ với các nước lớn, còn chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Trên thực tế, Sự hòa hoãn của Liên Xô đã không giúp cải thiện quan hệ Trung - Việt mà còn nhằm ý đồ hạn chế liên minh Xô- Việt ở đây. Quan hệ TrungViệt tiếp tục xấu đi. Mâu thuẫn Trung - Việt còn bị sâu sắc thêm bởi "vấn đề Campuchia". Sau khi quân tình nguyện Việt Nam tiến sang Campuchia nhằm tiêu diệt chế độ diệt chủng Polpot. Trung Quốc gây ra cuộc chiến tranh biên giới nhằm chống lại Việt Nam tháng 2/1979. Ngày 20/3/1980, Trung Quốc chuyển hướng sang các biện pháp ngoại giao và quân sự gián tiếp. Và đến lúc này, tác động bên ngoài vào Đông Nam Á đã có sự phân tuyến rõ rệt. Một bên là Liên Xô, Một bên là Mỹ, bên kia là Liên Xô. Sự phối hợp Trung- Mỹ được hình thành do có lợi ích song trùng trong việc chống lại Việt Nam và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á."Liên minh" này cũng có mục đích lợi dụng lẫn nhau. Trung Quốc cần Mỹ như "tấm giấy thông hành" để đi vào ASEAN và tăng sức ép chống Việt NAm. Mỹ cần Trung Quốc để dọn đường quay trở lại Đông NAm Á và trả thù Việt Nam mà không cần phải dùng đến vũ khí. Với mục đích như vậy mà cả hai nước đều thi hành chính sách thù địch với Việt Nam như bao vây cấm vận kinh tế và cô lập về ngoại giao. Các nước Đông Nam Á cũng bị lôi kéo vào một liên minh chống lại Việt Nam và Liên Xô. Sự lôi kéo này đã nhanh chóng tác động đến quan hệ ASEAN - Đông Dương bởi những lý do sau: 9 - Thứ nhất, các nước Đông Nam Á hầu hết là các nước nhỏ phụ thuộc đáng kể vào chính sách ngoại giao của các nước lớn. - Thứ hai: các nước Đông NAm Á vừa trải qua một thời kỳ chia rẽ kéo dài nên chưa kịp xây dựng lòng tin, chưa đủ cơ sở gắn kết khả dĩ hạn chế được tác động lôi kéo từ bên ngoài. Thứ ba, tác động lôi kéo này khá mạnh do có sự liên minh Trung - Mỹ trong khi đó ảnh hưởng của Liên Xô yếu hơn nhiều. 10 CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ CAMPUCHIA TRONG GIAN ĐOẠN 1975 – 1995 1. Trong gian đoạn 1975 – 1985: 1.1. Giai đoạn 1975 - 1978 Từ trước năm 1975, sau khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, Việt Nam đã đẩy mạnh tích cực triển khai chính sách khu vực: - Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Đông Nam Á lần đầu tiên được thể hiện rõ trong chính sách 4 điểm được nêu ra vào tháng 05/07/1976, nêu lên nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; cùng tồn tại trong hòa bình - Đến tháng 8/1976, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với đầy đủ các nước thành viên trong ASEAN nhưng vẫn chưa thiết lập được quan hệ hợp tác với tổ chức này. Các sự kiện:  07 – 1975: Bí thư Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn thăm Campuchia  11/02/1976: Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Lào thăm Việt Nam. Hai bên khẳng định quan hệ đặc biệt Việt – Lào.  06/04/1976: Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tán thành đề nghị của Đảng Cộng sản Campuchia tổ chức cuộc gặp cấp cao 2 Đảng.  05/07/1976: Chính sách 4 điểm  12/07/1976: Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao  06/08/1976: Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao  17/07/1977: Lào và Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác và Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước  05/02/1978: Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về quan hệ Việt Nam – Campuchia và đưa ra đề nghị ba điểm về chấm dứt xung đột (qua các cuộc 11 tấn công vào An Giang từ phía Campuchia và tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao của Campuchia ngày 31/12/77)  Thủ tướng Phạm Văn Đồng bắt đầu thăm các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore.  23/12/1978: Quân đội Campuchia Dân chủ có xe tăng và pháo binh yểm trợ đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam ở Tây Ninh, 25/12: Quân đội Việt Nam phản kích đánh trả quân đội Campuchia.[3] 1.2. Giai đoạn 1979 - 1985 Trong giai đoạn 1979 – 1986: Vấn đề Campuchia xảy ra khiến mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN từ căng thẳng chuyển sang đối đầu. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn khá mềm mỏng, kết hợp đấu tranh với ASEAN về vấn đề Campuchia và triển khai đấu tranh ngoại giao: - Gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với việc xây dựng khu vực hòa bình ổn định ở Đông Nam Á - Thúc đẩy đối thoại để đẩy lùi sự đối đầu, phân hóa liên minh chống Việt Nam. - Đưa ra một loạt các đề nghị về hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á tại 13 cuộc họp hội nghị Bộ trưởng ngoại giao 3 nước Đông Dương (80 – 86), tuy nhiên tất cả các đề nghị trên đều không được ASEAN chấp nhận. Các sự kiện cần chú ý:  01/01/1979: Quân đội của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam giải phóng Pnom Penh.  18/02/1979: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Campuchia, ký Hiệp ước bòa bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Campuchia, có giá trị 25 năm.  01/1980: Hội nghị ngoại trưởng ba nước Đông Dương lần thứ nhất tại Phnom Penh nêu vấn đề sẵn sàng đàm phán với các nước ở Đông Nam Á về việc xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, độc lập, tự do, trung lập, ổn định, phồn vinh.  18/07/1980: Hội nghị ngoại trưởng Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ hai tại Viêng Chăn khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa ba nước với các nước Đông Nam Á. 12  27/01/1981: Hội nghị ngoại trưởng Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 3 tại thành phố Hồ Chí Minh đề nghị họp hội nghị giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN.  13/06/1981: Hội nghị ngoại trưởng Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 4 tại Pnom Penh khẳng định lại đề nghị hịp hội nghị giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN có sự tham gia của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và một số nước khu vực với tư cách là quan sát viên.  Hội nghị quốc tế về Campuchia do ASEAN đề xướng họp tại New York, với 77 nước tham dự, 6 nước quan sát viên. Việt Nam, Lào, Campuchia lên án hội nghị này.  16-17/02/1982: Hội nghị ngoại trưởng Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 5 tại Viên Chăn khẳng định thúc đẩy đối thoại với các nước ASEAN.  06/07/1982: Tại Hội nghị ngoại trưởng Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 6 tại thành phố HCM, Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia thỏa thuận sẽ rút một số quân tình nguyện Việt Nam trong tháng 7  23/02/1983: Hội nghị cấp cao Việt Nam, Lào, Campuchia tại Viên Chăn tuyên bố: hàng năm một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam sẽ rút khỏi Campuchia  05/1983: Việt Nam rút quân đợt 2 khỏi Campuchia.  07/01/1984: Chủ tịch hội đồng Nhà nước Trường Chinh thăm Campuchia.  28/01/1984: Hội nghị cấp cao Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 8 tại Viên Chăn khẳng định thực hiện 1 đợt rút quân Việt Nam trong năm 84.  17/01/1985: Hội nghị cấp cao Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 10 tại thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: việc rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia đi đôi với loại trừ tập đoàn diệt chủng Pôn Pốt  15/08/1985: Hội nghị cấp cao Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 11 tại Pnom Penh tuyên bố: quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia sẽ rút hết khỏi Campuchia vào năm 1990.  27/12/1985: Việt Nam và Campuchia ký hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước. 13  23/01/1986: Hội nghị ngoại trưởng Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 12 tại Pnom Penh bàn về giải quyết mặt quốc tế của vấn đề Campuchia  17/08/1986: Hội nghị ngoại trưởng Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 13 tại Hà Nội khẳng định lại Việt Nam sẽ rút hết quân tình nguyện vào năm 1990.  12/1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động công cuộc đổi mới.[3] * Đường lối của Đảng quy trong cách thức Việt Nam tháo gỡ vấn đề Campuchia và xác định quan hệ với ASEAN trong giai đoạn này: Đại hội Đảng lần thứ V (03/1982) xác định “Việt Nam chủ trương thiết lập những quan hệ láng giềng tất cả các nước ASEAN, luôn sẵn sàng phối hợp cố gắng để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình ổn định”. Ngoài ra Việt Nam sẵn sàng thiết lập mở rộng quan hệ về mặt nhà nước về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị xã hội trên cơ sở chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền bình đẳng cùng có lợi. Đây là nét mới thay đổi trong dường lối đối ngoại của Đảng ta, lúc này, Đảng ta đã sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước. Tuy nhiên do vấn đề Campuchia nên tuyên bố này không được các nước ASEAN cũng như phương Tây đón nhận. Điều này là thách thức lớn đối với Đảng ta và đất nước, đòi hỏi cần có sự điều cỉnh thích hợp để thay đổi tình hình. Đại hội VI – Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Việt Nam thực hiện chính sách đa dạng hóa ngoại giao, đa phương hóa quan hệ. Việt Nam tỏ ý sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác nhằm giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, chung sống hòa bình, xây dựng khu vực Đông Nam Á ổn định và phát triển. Nhờ thế mà từ tháng 07/1986, mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên của ASEAN chuyển dần sang thế đối thoại sau một thời gian dài căng thẳng về vấn đề Campuchia. 2. Trong giai đoạn 1985-1995: 2.1. Giai đoạn 1985 - 1989: Mối quan hệ Xô - Mỹ - Trung bắt đầu thay đổi. Từ khi Gorbachow lên nắm quyền Liên Xô, nước này thi hành chính sách nhân nhượng thỏa hiệp với Mỹ nhằm chấm dứt 14 căng thẳng và chạy đua vũ trang để tập trung vào công cuộc cải tổ (Perestroika) trong nước. Quan hệ Xô - Mỹ bắt đầu chuyển sang hòa dịu, 7 cuộc gặp cấp cao Xô - Mỹ từ 11/1985 đến 9/1990 về củng cố lòng tin và kiểm sóat hoạt động quân sự được ký giữa 35 nước châu Âu và Bắc Mỹ. Hiệp định cấm triển khai tên lửa tầm trung (INF) 07/12/1987, những tiến bộ đạt được trong giải trừ vũ khí hạt nhân, những thỏa thuận cùng giải quyết xung đột ở thế giới thứ ba... không chỉ củng cố xu thế hòa dịu đang nổi lên trong quan hệ quốc tế mà còn mở đường cho việc chấm dứt chiến tranh lạnh. Song song với những hành động trên là sự cố gắng của Liên Xô cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Trên con đường xóa bỏ "ba trở ngại" do phía Trung Quốc đưa ra như điều kiện cho cuộc gặp cấp cao giữa hai nước. Liên Xô đã tiến hành giảm quân ở biên giới Xô- Trung, rút một phần quân ở Mông Cổ và ký hiệp định ngày 14/04/1988 về việc rút hoàn toàn quân đội Liên Xô ra khỏi Afganistan. Sự hòa dịu Trung- Xô bắt đầu có chỗ đứng. Sự thay đổi trong quan hệ Xô- Mỹ- Trung không chỉ làm giảm đối đầu mà còn tiền đề thuận lợi cho xu hướng cải thiện quan hệ ở Đông Nam Á. Sự đối đầu Xô- Mỹ ở Đông Nam Á ngày càng giảm, sự hòa hoãn Xô – Mỹ và việc hai nước phải tập trung vào nhiều vấn đề khác đã làm giảm lực chia rẽ ASEAN và Đông Dương. Vấn đề xung đột khu vực cũng được Xô, Mỹ bắt tay vào giải quyết điển hình là vấn đề Campuchia lần đầu được đề cập đến trong cuộc gặp cấp cao Mỹ-Xô lần Iv năm 1985 tại Moscow. Đồng thời, sự giãn cách nhất định trong quan hệ Mỹ-Trung đã làm yếu đi hợp lực Mỹ-Trung – lực chia rẽ chủ yếu giữa ASEAN và Đông Dương. Trong giai đoạn này, trước những diễn biến mới trong quan hệ Xô - Mỹ -Trung, Mỹ có một số chính sách điều chỉnh trong chính sách Đông Nam Á. Một mặt Mỹ tiếp tục củng cố quan hệ với các nước ASEAN, điển hình là chuyến đi thăm Đông Nam Á của tổng thống Mỹ Reagan để hội đàm với các ngoại trưởng ASEAN tại Bali cuối tháng 6/1986. Mặt khác lơi dụng sự giảm thế của Liên Xô và ngăn cản ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ bắt đầu chú ý gây ảnh hưởng của Đông Dương. Quan hệ Mỹ-Việt cũng có nhiều dấu hiệu tích cực. Từ 28 - 29/8/1985, cuộc hội đàm đầu tiên về vấn đề mất tích của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (MIA) đã được tổ chức. Đến ngày 7/9/1988 Tổng 15 thống Mỹ quyết địng nới lỏng một số hạn chế đối với các công ty tư nhân của Mỹ trong vấn đề viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Vấn đề bình thường hóa quan hệ bắt đầu được tính đến. Các biến chuyển to lớn trên thế giới cộng với việc các nước lớn giảm bớt mối quan tâm ở Đông Nam Á đã tạo cơ hội cho các nhân tố khu vực tăng trọng lượng. Khi các yếu tó lôi kéo bên ngoài giảm bớt, tính độc lập tương đối của Đông Nam Á trong nền chính trị bắt đầu tăng. Các nước trong khu vực có cơ hội chiêm nghiệm về mình và khu vực. Các giá trị khu vực ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Đông Nam Á ngày càng độc lập, ý thức của các thành viên về vận mệnh của mình và khu vực càng có sự gần nhau. Giá trị khu vực và lợi ích chung ngày càng được thừa nhận, quan hệ khu vực ngày càng có sự chuyển động theo những mục tiêu chung. Trong bối cảnh đó, vai trò của ASEAN với tư cách là tổ chức thuần Đông Nam Á duy nhất ngày càng được nổi lên. 2.2. Giai đoạn 1989-1995: Quan hệ quốc tế giai đoạn này chịu ảnh hưởng từ việc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Quá trình kết thúc chiến tranh lạnh được thể hiện chủ yếu bằng sự cải thiện quan hệ Xô Mỹ, sự chấm dứt của đối đầu Đông - Tây, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu và sự tan rã của Liên Bang Xô Viết. Quan hệ Xô –Mỹ đã chuyển từ đối đầu toàn diện sang hợp tác trên nhiều mặt. Ngày 13/7/1991, hiệp ước cắt giảm vũ khí Chiến lược (START-I) đã được ký kết. Thay cho giành ảnh hưởng, hai bên phối hợp để giải quyết ung đột cục bộ trên thế giới. Vốn là nguồn gốc chủ yếu của đối đầu Đông – Tây, là trục chi phối chiến tranh lạnh những tiến bộ trong quan hệ Xô-Mỹ đã thúc đẩy quá trình chấm dứt đối đầu Đông- Tây. Ngày 21/11/1990, Hiến chương Paris về một châu Âu mới đã được ký giữa 34 nguyên thủ châu Âu và Bắc Mỹ tại hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu (Cộng Sản CE) với tư cách là thể chế chung được hình thành thừ cả NATO và Varsawa. 19/11/1990, 22 nước thành viên NATO và khối hiệp ước Varsawa đã ký ba hiệp ước. Là hai tổ chức quân sự - chính trị được lập ra để chống nhau, nay họ quyết định giới hạn số lượng vũ khí, cam kết không sử dụng vũ lực trong quan hệ với nhau và quyết định thiết lập mối quan hệ giữa hai khối. 16 Những năm 1989 - 1990, những biến động trong quan đời sống kinh tế- chính trị các nước Đông Âu đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Ngày 28/06/1991 các thành viên đã ký nghị định thư chấm dứt hoạt động của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) sau 52 năm tồn tại. Tiếp đó đến ngày 01/7/1991, tại Praha, các nước thành viên của hiệp ước Varsawa đã ký hiệp định giải tán khối này. Một phe trong chiến tranh lạnh không còn nữa. Liên bang Xô Viết bị tan rã thành 15 nước độc lập bởi khủng hoảng, Ngày 25/12/1991, Gorbachow tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Sự suy giảm vai trò quốc tế của Liên Xô đã khiến Mỹ nổi lên như cường quốc số một thế giới đã giúp Liên Xô – Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Sự bình thường hóa quan hệ của hai bên được đánh dấu bằng việc tổng thống Gorbachov đi thăm Trung quốc (6/1989). Trong chừng mực nào đó, sự cải thiện quan hệ Xô-Trung đã làm giảm đáng kể mâu thuẫn Trung-Vêt vốn là một tác nhân gây căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á. Ít nhất, Trung Quốc sẽ không nhìn Việt Nam như một nguy cơ an ninh- chính trị như trước kia. Sự rạn nứt quan hệ Trung-Mỹ bắt đầu từ sự cấm vận của Mỹ với sự kiện Thiên An Môn (06/1989), sự cải thiện quan hệ Xô - Trung, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa Châu Âu làm tăng nguy cơ Trung Quốc trở thành đối thủ chiến lược của Mỹ, sự lo ngại của cả 2 bên về khả năng nhảy vào lấp “khoảng trống quyền lực” ở Đông Nam Á. Sự rạn nứt quan hệ Mỹ- Trung đã làm cho sự phối hợp quốc tế bao vây cô lập Việt Nam yếu dần đi. Một trở lực lớn đối với hòa dịu ở Đông Nam Á đang đi dần vào quá khứ. Sự thay đổi căn bản trong quan hệ Xô- Mỹ- Trung đã làm cuộc tranh giành quyền lực giữa chúng không còn đè nặng nhiều lên Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó việc giải quyết ván đề Campuchia đã được quốc tế hóa. Ngày 10/7/1989, 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Perm-5) đã tiến hành trao đổi lần đầu tiên về vấn đề Campuchia. Từ đó Perm-5 bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Tại cuộc gặp ngày 15-16/01/1990 ,5 nước này đã nhất trí về vai trò của Liên hợp quốc đối với giải pháp cho vấn đề này. Cuộc gặp Perm - 5 lần VI ở New York 27 - 28/09/1990) đã đưa 5 văn kiện làm khung giải pháp cho vấn đề này. Cuộc họp 17 thảo luận hiệp ước để chấm dứt vấn đề Campuchia đã được tổ chức ở Jakarta gồm Perm5, AAsnn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Lào. Mỹ bắt đầu có điều chỉnh trong quan hệ với Đông Nam Á. Mỹ đã tích cực hơn trong việc tăng cường ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, Mỹ tích cực phát triển quan hệ với các nước ASEAN và mặt khác Mỹ từng bước cari thiện quan hệ với Việt NAm một cách có điều kiện và tìm cách đóng vai trò quan trọng hơn trong vấn đề Campuchia. Ngày 04/09/1991, Mỹ đưa ra bản lộ trình bao gồm 4 bước cho quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt. Sau khi hiệp định Paris về Campuchia được ký, Mỹ đã từng bước nới lỏng cấm vận với Việt Nam và tăng cường tiếp xúc trao đổi để giải quyết vấn đề tồn tại. Ngày 11/7/1995, Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ. Trung Quốc bắt đầu tham gia tích cực vào việc qgiair quyết vấn đề Campuchia để không bị chậm chân và tránh khoét sâu bất đồng với Mỹ. Trung Quốc vẫn ngầm ủng hộ Khơ - me đỏ nhưng không công khai như trước, đồng thời Triung Quốc cũng cố gắng thức đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á. Sau cuộc gặp không chính thức tại Thành Đô (9/1990) đến năm 1991, quan hệ Trung- Việt chính thức được bình thường hóa. Các đường hướng này đã góp phần giảm sự căng thẳng và chia rẽ ở Đông Nam Á. Sự chấm dứt chiến tranh lạnh không chỉ làm thay đổi môi trường quốc tế ở Đông Nam Á mà còn làm lộ những tác động bên ngoài mới. Đó là yếu tố kinh tế cùng với những nhân tố như Nhật Bản, EU... Nhìn chung, các nhân tố này có tác động thuận lợi cho sự cải thiện quan hệ Việt Nam - ASEAN. Nhật Bản xâm nhập vào thị trường Đông Dương trước khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, đồng thời Nhật Bản khai thông mối quan hệ với Việt Nam sau chuyến thăm Nhật Bản của bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (10/1990). EU cũng bắt đầu chú ý đên Đông Nam Á, ngày 22/10/1990, ngoại trưởng các nước EC họp tại Lúc-xăm-bua đã thỏa thuận thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam. Ngày 28/11/1990, quan hệ chính thức Việt Nam- EC được xác lập. 2.2.1. Giai đoạn 1989 – 1991: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng