Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo thực hiện dồn điền đổi thửa từ năm 1996 đến năm ...

Tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo thực hiện dồn điền đổi thửa từ năm 1996 đến năm 2013

.PDF
182
228
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ______ ______ LÊ THỊ HIỀN §¶NG Bé TØNH THANH HãA L·NH §¹O THùC HIÖN DåN §IÒN §æI THöA Tõ N¡M 1996 §ÕN N¡M 2013 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62.22.56.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KH: PGS.TS HOÀNG HỒNG HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Hiền LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy giáo hướng dẫn là PGS.TS HOÀNG HỒNG đã tâ ̣n tình giúp đỡ và hướng dẫn nhiề u ý tưởng khoa ho ̣c có giá tri ̣giúp cho tác giả hoàn thành bản luâ ̣n án này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự động viên , khuyế n khích và những kiế n thức khoa ho ̣c mà thầ y giáo đ ã chia sẻ cho tác giả trong nhiều năm qua , giúp cho tác giả nâng cao nhận thức và năng lực khoa học. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp , những nhâ ̣n xét hế t sức quý báu chân tình của các thầ y giáo , các nhà kho a ho ̣c giúp tác giả hoàn thành bản luận án của mình. Cuố i cùng tác giả muố n bày tỏ lòng biế t ơn đố i với những người thân trong gia đin ̀ h , bạn bè, đồ ng nghiê ̣p đã thông cảm , đô ̣ng viên và chia sẻ khó khăn với tác giả trong suố t thời gian làm luâ ̣n án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Hiền MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.2. Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã đề cập đến 1.3 Những vấn đề đề tài luận án tập trung nghiên cứu 1 6 6 23 24 Chƣơng 2 : ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006 2.1. 26 Những yếu tố tác động và chi phối đến sự lãnh đạo thực hiện dồn điền đổi thửa của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 26 2.1.1 Chủ trương của Đảng 26 2.1.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 33 2.1.3 Thực trạng về đất nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trước năm 1996 39 2.1.4 Hiện tượng tự phát dồn điền đổi thửa ở một số địa phương 43 2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo dồn điền đổi thửa của Đảng bộ 47 2.2.1 Chủ trương dồn điền đổi thửa của Đảng bộ 47 2.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa và những kết quả đạt được 54 Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013 3.1. 3.1.1 80 Yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh dồn điền đổi thửa của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 80 Những yêu cầu mới đặt ra trong thực hiện dồn điền đổi thửa 80 3.1.2 Chủ trương đẩy mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa của Đảng bộ. 85 3.2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được 90 3.2.1 Tăng cường các biện pháp thực hiện dồn điền đổi thửa 90 3.2.2 Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa 98 Chƣơng 4 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 110 4.1. Một số nhận xét 110 4.2. Một số kinh nghiệm 130 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành BCT : Bộ Chính trị CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CCKT : Cơ cấu kinh tế DĐĐT : Dồn điền đổi thửa HĐND : Hội đồng nhân dân GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KH-CN : Khoa học công nghệ KT- XH : Kinh tế - xã hội QLĐĐ : Quản lý đất đai TTCP : Thủ tướng Chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phụ lục 2: Phụ lục 3: Phụ lục 4: Phụ lục 5: Kết quả đổi điền dồn thửa lần thứ nhất Kết quả khảo sát tại các xã đã đổi điền dồn thửa lần 2 Kết quả khảo sát tại các xã đổi điền dồn thửa lần 2 (tiếp theo) Tổng hợp kết quả dồn điền đổi thửa tính đến năm 2012 Một số văn bản pháp luật liên quan đến đất nông nghiệp kể từ sau luật đất đai 1993. Phụ lục 6: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại đất lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phụ lục 7: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 trên địa bàn tỉnh. Phụ lục 8: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 trên địa bàn tỉnh. Phụ lục 9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 trên địa bàn tỉnh. Phụ lục 10: Kết quả giao đất lâu dài theo nghị định số 64/CP ngày 19/7/1993 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là tiền đề, cơ sở góp phần thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn ở nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Chủ trương DĐĐT theo hướng tăng quy mô, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện cho hộ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, quy hoạch kiến thiết lại đồng ruộng, xây dựng các vùng chuyên canh, kiên cố kênh mương, giao thông nội đồng để chủ động tưới tiêu, đi lại, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm, từng bước tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đưa công tác quản lý ruộng đất, chỉ đạo sản xuất vào nề nếp. Qua đó, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều hòa nguồn nhân lực, phát huy lợi thế của mỗi vùng, miền. DĐĐT là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển với quy mô lớn. Chủ trương đó phù hợp với xu thế chung của thời đại và hoàn cảnh thực tiễn của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện chủ trương DĐĐT, mục tiêu cuối cùng của DĐĐT vẫn chưa đạt được, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn “dậm chân tại chỗ”, chưa có nhiều biến chuyển so với trước DĐĐT, nông nghiệp chưa tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới. Sở dĩ như vậy là do Đảng và Nhà nước chưa giải quyết triệt để, đồng bộ các giải pháp song song với việc DĐDT như vấn đề việc làm, phương thức tổ chức canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật,... DĐĐT mới dừng lại ở việc tập trung ruộng đất ở quy mô hộ gia đình, mà chưa hướng đến việc tập trung ruộng đất ở quy mô lớn trên một đơn vị sản xuất. Vì vậy, xu hướng tiếp theo của chính sách đất nông nghiệp là hướng đến việc tích tụ và tập trung ruộng đất bằng các hình thức như liên doanh, hợp tác, cổ phần góp vốn bằng đất giữa các hộ nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất 1 nông nghiệp, có như vậy thì mục tiêu của DĐĐT về phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mới có thể đạt được. Quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong những năm 1996 đến năm 2013 đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc vận động DĐĐT trên quy mô toàn tỉnh và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn của địa hình ruộng đất phức tạp, dân số đông, nền kinh tế thuần nông, công nghiệp phát triển chậm, điểm xuất phát thấp, nên quá trình lãnh đạo DĐĐT theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ còn có nhiều bất cập, tiến độ thực hiện chậm chưa đạt được mục tiêu, hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về DĐĐT theo hướng CNH, HĐH không chỉ góp phần đúc rút những kinh nghiệm mà còn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vẫn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay. Với ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực hiện dồn điền đổi thửa từ năm 1996 đến năm 2013 để làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về DĐĐT tại địa phương từ năm 1996 đến năm 2013; trên cơ sở đó, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động DĐĐT hiện tại. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích các yếu tố tác động và chi phối công tác DĐĐT ở tỉnh Thanh Hóa - Trình bày chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến 2013 theo một hệ thống có tính lịch sử. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình lãnh đạo thực hiện DĐĐT 2 - Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chủ trương DĐĐT ở tỉnh Thanh Hóa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Chủ trương và các biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ Thanh Hóa trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác DĐĐT. - Các hoạt động thực hiện DĐĐT ở tỉnh Thanh Hóa. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Các yếu tố tác động và chi phối sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong DĐĐT. + Các chủ trương, biện pháp về DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và sự triển khai thực hiện của các cấp trong tỉnh Thanh Hóa. + Luận án tập trung cơ bản vào hoạt động DĐĐT, tuy nhiên ruộng đất là tư liệu sản xuất gắn bó mật thiết với người nông dân và liên quan đến mọi hoạt động trong nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả có những điểm mở rộng để làm sáng tỏ hơn chủ đề của luận án như chính sách ruộng đất, đất nông nghiệp, tích tụ và tập trung ruộng đất. - Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian từ năm 1996 đến năm 2013. Năm 1996 là thời điểm Đảng bộ bắt đầu nhắc đến chủ trương DĐĐT tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV và thực hiện thí điểm cuộc vận động DĐĐT tại một số địa phương. Năm 2013 là mốc thời gian Đảng và Nhà nước thông qua Luật sửa đổi đất đai. - Về không gian: Tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu + Các văn kiện Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan đến chính sách ruộng đất và công tác DĐĐT. + Các văn bản tài liệu (nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thông tư…), các chương trình kế hoạch, các báo cáo của BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Thanh Hóa liên quan đến công tác DĐĐT. 3 + Tài liệu của các ban, các cấp, các ngành, các huyện trong tỉnh Thanh Hóa về thực hiện DĐĐT. + Các sách đã xuất bản, các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài. - Nguồn tài liệu khảo sát thực tế ở địa phương, phỏng vấn các cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đã trực tiếp tham gia thực hiện hoặc chứng kiến quá trình triển khai DĐĐT. 4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic nhằm trình bày một cách khách quan, khoa học chủ trương, đường lối lãnh đạo DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; từ đó khái quát, rút ra những kết luận về ưu điểm, hạn chế và một số bài học kinh nghiệm lịch sử. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để làm rõ quá trình lãnh đạo DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. 5. Đóng góp khoa học của Luận án - Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về DĐĐT từ năm 1996 đến năm 2013. - Khôi phục chân thực quá trình tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện DĐĐT từ năm 1996 đến năm 2013 của Đảng bộ. - Làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện DĐĐT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn qua các giai đoạn 1996-2006, 2006-2013; góp phần tổng kết thực tiễn và lý luận, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo DĐĐT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử, được xây dựng từ các nguồn tư liệu phong phú và qua các kết quả sưu tầm điều tra, khảo sát, thực địa tại Thanh 4 Hóa. Bằng nhiều luận cứ khoa học, tác giả đã tập trung phân tích, lý giải và đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ địa phương có nhiều tiềm năng, nhưng cũng không ít những khó khăn và thách thức. - Luận án góp phần đúc kết những kinh nghiệm lịch sử giúp Đảng bộ và các cấp ủy, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn…trong tỉnh có thêm nguồn tư liệu tham khảo trong quá trình tổng kết thực tiễn và xây dựng chủ trương, chính sách, biện pháp để lãnh đạo thực hiện chủ trương DĐĐT và những định hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo - Luận án là nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử Đảng bộ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, lịch sử Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được chia thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực hiện dồn điền đổi thửa từ năm 1996 đến năm 2006. Chương 3: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa từ năm 2006 đến năm 2013 Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài DĐĐT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm làm thay đổi cung cách sử dụng đất nông nghiệp, thói quen, tập quán làm ăn nhỏ lẻ, manh mún của người nông dân, đưa người nông dân gần hơn với nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, một trong những bước quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ trương DĐĐT trở thành đề tài hấp dẫn, được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu ở các góc độ lịch sử, kinh tế, xã hội học...Kết quả các công trình đã được các nhà khoa học nghiên cứu có thể khái quát và phân thành một số nhóm sau: 1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách ruộng đất của Đảng trong thời kỳ đổi mới có liên quan đến dồn điền đổi thửa. Sau gần 30 năm đổi mới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách ruộng đất. Kết quả của các công trình nghiên cứu đó đã rút ra những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, là cơ sở giúp cho Đảng và cấp ủy cũng như chính quyền các cấp hoạch định đúng đắn chủ trương, chính sách DĐĐT một cách có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay. Đề tài cấp Bộ năm 2004 - 2005 về “Chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp” của Trần Thị Minh Châu (Khoa Quản lý kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Đề tài đã trình bày cơ sở lý luận của chính sách quản lý đất đai trong nông nghiệp phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nêu lên một số kinh nghiệm thi hành chính sách đất đai nông nghiệp hiệu quả; làm rõ thực trạng chính sách đất đai nông nghiệp Việt Nam; qua đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, đề 6 tài cũng đã đề cập trực tiếp đến vấn đề cần thiết phải thực hiện DĐĐT và tích tụ ruộng đất nhằm hướng đến sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đề tài cấp bộ "Nghiên cứu thực trạng, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai về quản lý và sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa trong giai đoạn hiện nay" năm 2012 của Bùi Sỹ Dũng (Viện Nghiên cứu quản lý đất đai). Đề tài đã đánh giá thực trạng thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp. Đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và người sử dụng đất. Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam” năm 2011 của Bùi Văn Sỹ (Viện Nghiên cứu quản lý đất đai). Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tiềm năng đất đai nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu quá trình hình thành của một số chính sách đổi mới đột phá trong nông nghiệp, nông thôn” do Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện năm 20052006; đề tài cấp bộ "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững phục vụ quy hoạch sử dụng đất" năm 2007 của Đào Đức Mẫn (Viện Nghiên cứu quản lý đất đai)… Các đề tài đã khái quát về chính sách ruộng đất, nêu lên thực trạng và giải pháp để nhằm hoàn thiện chính sách ruộng đất, đồng thời đề xuất các mô hình sử dụng đất bền vững phục vụ cho quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là nguồn tư liệu quý giá tạo tiền đề cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, tiếp cận, giúp cho tác giả hoàn thành luận án nghiên cứu của mình. 7 Luận án tiến sỹ năm 1994 của Vũ Văn Châu về “chính sách ruộng đất của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới (1986-1993)” đã hệ thống chính sách ruộng đất của Đảng từ sau cách mạng tháng 8/1945; phân tích những nội dung cơ bản của chính sách ruộng đất trong công cuộc đổi mới. Qua đó nêu bật được việc giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng giao các quyền tự chủ và sử dụng cho từng hộ gia đình nông dân là một trong những nội dung cơ bản nhất của đường lối đổi mới của Đảng; bước đầu dự báo kết quả của mối quan hệ giữa phân tán và tập trung ruộng đất sau khi ruộng đất được Nhà nước trực tiếp giao cho từng hộ gia đình nông dân tự chủ thực hiện. Luận án tiến sỹ năm 2004 của Đào Xuân Mùi về “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội” đã hệ thống những vấn đề cơ bản về vai trò, đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp và trong phát triển kinh tế xã hội; đánh giá thực trạng, đề ra những quan điểm giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sỹ năm 2015 của Bùi Minh Hồng về “Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đánh giá, phân tích thực trạng thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở Vĩnh Phúc, chỉ ra những mặt tích cực, những hạn chế tiêu cực cũng như những yếu kém, bất cập của thị trường này và nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế, bất cập từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp tạo môi trường thông thoáng cho thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển linh hoạt nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ tốt cho CNH, HĐH. Đồng thời, luận án cũng đề xuất giải pháp phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc và kiến nghị với Trung ương, các bộ ngành có liên quan và địa phương tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình vận hành thị trường này. 8 Ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học và luận án tiến sỹ nêu trên, một số cuốn sách cũng đã đề cập đến quá trình đổi mới chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước, cụ thể như sau: Cuốn sách Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam của Hoàng Việt, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề: vai trò của sở hữu ruộng đất đối với phát triển nông nghiệp, sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực trạng sở hữu và quản lý ruộng đất, sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện quan hệ sở hữu và quản lý ruộng đất ở Việt Nam. Tác giả kiến nghị: cụ thể hóa hơn nữa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng bằng các văn bản pháp quy thích hợp. Cuốn sách Cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai ở Việt Nam của Nguyễn Đình Kháng, NXB Lao động, Hà Nội, năm 2008, đã nghiên cứu sâu sắc về nội dung cơ bản của lý luận Mác - Lênin về quan hệ đất đai. Qua đó, nghiên cứu thực trạng vận dụng quan hệ đất đai qua các giai đoạn lịch sử ở Việt Nam, đánh giá mức độ vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác về quan hệ đất đai thông qua việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam. Cuốn sách Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề và triển vọng của Nguyễn Văn Bích, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994, tác giả đã phân tích những nội dung, thành tựu và những vấn đề cần tiếp tục của công cuộc đổi mới quản lý nông nghiệp. Về giải pháp của chính sách ruộng đất, tác giả kiến nghị: Các quyền năng đối với người được giao ruộng đất phải rõ ràng và thể chế hóa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất nong nghiệp cần được giao sớm và đầy đủ. Khuyến khích quá trình tích tụ ruộng thông qua quyền chuyển đổi và chuyển nhượng. Tổ chức nghiên cứu sớm các khung pháp luật, chính sách mới đối với “thị trường đất” ở Việt Nam. 9 Cuốn sách Ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ cận hiện đại của Nguyễn Văn Khánh, NXB. Thế giới, Hà Nội, năm 2013. Tác giả đã tập trung tìm hiểu và làm sáng tỏ tình hình cùng những chuyển biến trong cơ cấu, quyền sử dụng ruộng đất, nhất là những chuyển biến của năng suất và sản lượng lúa qua các thời kỳ. Đồng thời trên một mức độ nhất định, cuốn sách cũng đề cập và phân tích về những thay đổi trong đời sống của nông dân và nông thôn nước ta trong một số làng xã và địa phương tiêu biểu về loại hình ở miền Bắc trong những năm đổi mới chính sách ruộng đất nông nghiệp. Cuốn sách Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ Sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (Qua khảo sát một số làng xã) của Nguyễn Văn Khánh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001. Cuốn sách cung cấp tư liệu và cơ sở thực tiễn cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp và nông thôn, góp phần hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế nông nghiệp và nông thôn vùng châu thổ sông Hồng. Đặc biệt tác giả đã đề cập đến những vấn đề nảy sinh trong việc giải quyết mối quan hệ sở hữu - sử dụng ruộng đất trong nông thôn Việt Nam như: tình trạng ruộng đất manh mún sẽ gây khó khăn cho việc lập sơ đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác quản lý đất đai. Nó làm cho việc quy hoạch lại đồng ruộng không thể thực hiện triệt để và toàn diện. Trong số những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khá trực tiếp và sâu sắc đến tình trạng manh mún, những chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng manh mún về ruộng đất và tác động của nó đến nông nghiệp Việt Nam cụ thể như sau: Cuốn Phát triển nông nghiệp và những chính sách đất đai ở Việt Nam của các tác giả Sally P.Marsh, T.Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng - Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Ôx-trây-lia và Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội, năm 2007. Các tác giả đã phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra của quá trình manh mún ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam. Qua đó các tác giả đề nghị một số chính 10 sách về khắc phục sự manh mún ruộng đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới như: thứ nhất, tập trung đất đai có thể sẽ có lợi cho nông dân trong ngắn hạn nếu xem xét dưới góc độ năng suất cây trồng nhưng nó cũng có thể tạo thêm chi phí nếu xét đến khả năng giảm rủi ro và một số lợi ích riêng khác của việc có nhiều mảnh, đặc biệt là trong bối cảnh nền nông nghiệp còn tự cung, tự cấp; thứ hai, những chính sách tập trung đất đai theo định hướng của Chính phủ cần phải được thực hiện với sự chú ý và cẩn thận hơn. Ở một vài nơi, manh mún đất đai có thể có lợi ích, nhất là ở những vùng miền núi hay những nơi có mức độ rủi ro về hạn hán và lụt lội cục bộ thường xảy ra cao hơn; thứ ba, những chính sách của Chính phủ nhằm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông nghiệp sẽ làm cho chi phí cơ hội của lao động nông thôn tăng lên và nó sẽ thúc đẩy động cơ hay tăng cường khả năng tập trung đất đai. Cuốn Đất đai trong thời kỳ đổi mới, cải cách và nghèo đói của nông thôn Việt Nam của Martin Ravallion và Dominique van de Walle, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2008. Dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu nước ngoài, chủ trương DĐĐT được xem như một giải pháp hữu hiệu cho quá trình giảm thiểu manh mún, tập trung diện tích đất nông nghiệp lớn, khắc phục đói nghèo và kích thích nông nghiệp Việt Nam phát triển. Các tác giả đã có những đánh giá khá thuyết phục về tác động của chính sách DĐĐT đến tập quán sản xuất của người nông dân Việt Nam và những biến đổi trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Thomas Mark Ussen, Finn Tarp, Đỗ Huy Thiệp, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn trong Phân mảnh đất đai hộ và giữa các hộ nông nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Cophenhagen (UoC), UNU - WIDER Helsinki, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn (IPSARD). Các tác giả đã cho rằng phân mảnh đất đai ở Việt Nam theo hai cách: phân mảnh đất đai trong hộ xảy ra khi một hộ nông dân được chia nhiều mảnh đất, và phân mảnh đất đai giữa các hộ nông dân nhỏ hơn. Vấn đề này đang găy gắt ở Việt Nam do sự kết hợp của việc tăng trưởng dân số, với một truyền thống văn há về quyền thừa kế đất đai bình đẳng cho các con và chính sách tái phân chia đất đai một cách công bằng trong suốt giai đoạn phi tập 11 thể hóa. Cả hai loại phân mảnh của đất đai đều làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp do chúng ngăn cản việc sử dụng máy móc hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp. DĐĐT có vai trò lớn đối với tương lai của nông nghiệp Việt Nam bằng việc giải phóng lao động sang hoạt động cho các ngành công nghiệp hiện đại và đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở Việt Nam Bên cạnh đó, vấn đề đổi mới chính sách ruộng đất đã được phản ánh khá nhiều trong các tạp chí như: Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề ruộng đất nông nghiệp, Trương Thị Tiến, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1 năm 1995; Những bất cập hiện nay của chính sách đất đai và thách thức đối với phát triển tam nông ở Việt Nam, Nguyễn Tấn Phát, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11 năm 2008; Vấn đề đất đai ở nông thôn Việt Nam, Lê Du Phong, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 355 năm 2007; Đổi mới chính sách ruộng đất ở Việt Nam và vấn đề ruộng đất của kinh tế hộ nông dân, Trương Thị Tiến, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5-2004; Quan hệ ruộng đất ở nông thôn, thực trạng và giải pháp, Nguyễn Hữu Đạt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/1990; Sở hữu ruộng đất nhìn từ thực tiễn, Nguyễn Văn Quy, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 193/1993 ... Những công trình nghiên cứu trên đã trình bày có hệ thống quá trình đổi mới tư duy về đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất. Qua đó, các tác giả đã phần nào nêu được thực trạng về tình hình sử dụng ruộng đất của Việt Nam và của các tỉnh (ở thời điểm nghiên cứu) và những đóng góp của việc thực hiện chính sách ruộng đất trong nền kinh tế của đất nước và của mỗi địa phương; góp phần vào sự hình thành chủ trương mới của Đảng về chính sách ruộng đất. Mặc dù các công trình khoa học trên chỉ đề cập về chính sách ruộng đất, mà không đi sâu vào phân tích trực tiếp nội dung chính của đề tài nghiên cứu là vấn đề về DĐĐT. Nhưng những kết quả nghiên cứu đó, đã gợi mở cho tác giả hướng nghiên cứu, tiếp cận nguồn tư liệu và những luận cứ khoa học có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, giúp tác giả hoàn thành luận án của mình. 12 1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa ở các địa phương. Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã được đọc một số luận văn có nội dung liên quan đến vấn đề DĐĐT ở các địa phương khác nhau thuộc các chuyên ngành: Lịch sử Đảng, xây dựng Đảng, kinh tế, triết học...cụ thể như sau: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Mỹ về “Biến đổi cơ cấu kinh tế- xã hội ở Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa từ năm 1999 2008” góp phần tìm hiểu những tác động của chủ trương DĐĐT đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội trong phạm vi của một huyện thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng - huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Từ đó thấy được những thay đổi cơ bản của kinh tế- xã hội của địa phương này sau khoảng 10 năm từ thực hiện chủ trương DĐĐT; đồng thời đánh giá sự phù hợp của chủ trương này đối với điều kiện và thực trạng nền nông nghiệp của huyện và tỉnh, chỉ ra những hạn chế và đề xuất một số kiến nghị cho công tác DĐĐT và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương trong thời gian tới. Luận văn thạc sỹ của Chu Mạnh Tuấn (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) “Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây”. Luận văn đã nghiên cứu hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích dồn điền đổi thửa tạo các “thửa lớn”; Đánh giá chính sách dồn điền đổi thửa ở huyện đến quản lý đất đai và hiệu quả sử dụng đất của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Luận văn thạc sỹ của Bùi Minh Hồng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) về “Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” góp phần hệ thống hóa và luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn, sự cần thiết của việc DĐĐT đất nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Đánh giá thực trạng quá trình DĐĐT đất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc dưới góc độ kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân; trình bày quan điểm và 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan