Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 20...

Tài liệu đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

.PDF
196
400
75

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KIM LAN §¶NG Bé TØNH TH¸I B×NH L·NH §¹O §µO T¹O NGUåN NH¢N LùC CHO N¤NG NGHIÖP Tõ N¡M 2001 ®ÕN n¨M 2010 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC 2. PGS.TS VŨ QUANG VINH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Thị Kim Lan MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình 2.2. Quan điểm của Trung ương Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho nông nghiệp nói riêng 2.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp (2001 – 2005) Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (2006 -2010) 7 7 18 21 21 37 51 62 3.1. Yêu cầu mới và quan điểm của Đảng về đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2006 đến năm 2010 3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp 73 Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1. Một số nhận xét 4.2. Kinh nghiệm 109 109 127 KẾT LUẬN 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 62 146 147 162 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng GD - ĐT : Giáo dục - đào tạo KHCN : Khoa học công nghệ KT - XH : Kinh tế - xã hội NNL : Nguồn nhân lực NTM : Nông thôn mới UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng máy móc trong sản xuất nông nghiệp 30 Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2000 35 Bảng 3.1: Số lao động khu vực nông thôn chia theo trình độ chuyên môn của Thái Bình và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2010 103 Bảng 3.2: Số lượng và cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006-2010 của Thái Bình và một số tỉnh lân cận Bảng 3.3: Số lượng trang trại của Thái Bình năm 2010 105 106 Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tốc độ tăng trưởng của Thái Bình so sánh qua 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 107 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các nguồn lực tập trung cho sự phát triển, như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ (KHCN), con người… thì nguồn lực con người là quan trọng nhất và có tính quyết định cho mỗi quốc gia. Nếu có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại mà không có con người có trình độ, năng lực, phẩm chất và sức khỏe để làm chủ trong sử dụng nguồn tài nguyên đó thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn. Con người, vì vậy là nguồn lực trực tiếp và là trung tâm của sự phát triển. Theo Ph.Ăngghen họ phải là những người “có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn..., họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tuỳ theo nhu cầu của xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ" [25, tr.475]. Trong tác phẩm "Bàn về chế độ hợp tác xã”, V.I Lênin lý giải khoa học, cặn kẽ vì sao con người lại là lực lượng sản xuất hàng đầu. Con người xã hội chủ nghĩa (XHCN) không thể chỉ biết chữ, mà còn là sản phẩm của nền giáo dục hiện đại. Nếu trước kia chỉ cần giáo dục cho giai cấp công nhân và những người lao động ý thức chính trị, nhiệt tình cách mạng, thì giờ đây, phải đào tạo họ thành những người lao động có cả tri thức và tay nghề [174, tr.421]. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp truyền thống. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 114-1946: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [81, tr.215]. Trong sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Người đặc biệt coi trọng vai trò của nông dân: “Nông dân ta đông người nhất, kinh tế nông nghiệp quan trọng nhất; nông dân ta đã anh hùng trong cách mạng, trong kháng chiến, trong cải cách ruộng đất, thì trong cuộc cách mạng biến đổi nông nghiệp từ thấp lên cao 2 này nông dân ta cũng phải là anh hùng” [82, tr.184]. Người cho rằng trong thời đại cách mạng mới, người nông dân không chỉ cần cơm no, áo ấm, mà còn cần được nâng cao dân trí, để đóng góp được nhiều hơn cho đất nước. Vấn đề kinh tế nông nghiệp, nông thôn được Đảng tiếp tục quan tâm ngay từ khi bắt đầu tiến hành sự nghiệp đổi mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) xác định một trong những phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng XHCN: Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (CNXH), không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân [54, tr.135]. Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng xác định: xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội (KT - XH). KT - XH phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Đảng chủ trương phát triển mạnh các ngành nghề, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, đưa nhanh kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ mới đến từng hộ nông dân, giảm bớt việc làm và thay đổi cơ cấu lao động, giảm bớt số lao động sản xuất nông nghiệp [54, tr.163]. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008) khẳng định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..., CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, trong mối quan hệ nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Đảng luôn coi nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, do đó đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ được Đảng quan tâm hàng đầu. Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, ngày 27/11/2009, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê 3 duyệt, nhằm tăng cường đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Mục tiêu đề án đặt ra là mỗi năm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [115]. Thái Bình là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện. Trong lịch sử, Thái Bình là tỉnh đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất lúa 5 tấn/ha, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống người nông dân, ổn định nông thôn, xây dựng miền Bắc lớn mạnh, đồng thời hoàn thành xuất sắc vai trò hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đặc biệt là giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có nhiều thay đổi, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, đến năm 2000 kinh tế Thái Bình chủ yếu vẫn là nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp cơ bản vẫn là độc canh cây lúa bằng hình thức tự sản, tự tiêu. Tâm lý sản xuất nhỏ của người nông dân đã hạn chế quá trình phát triển của nền kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong thời kỳ hội nhập. Với đặc điểm trên 90% dân số sống ở vùng nông thôn và là lao động nông nghiệp, phần lớn lao động nông thôn chưa được đào tạo, dạy nghề cơ bản, mà lao động bằng kinh nghiệm là chủ yếu nên năng suất lao động xã hội thấp, chất lượng sản phẩm hạn chế, khả năng cạnh tranh không cao. Nhiều sản phẩm trước đây là thế mạnh của tỉnh thì nay trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nên bị mai một. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động diễn ra chậm. Mặt khác, nghề và làng nghề truyền thống vốn có của tỉnh, trước điều kiện mới của sự phát triển KT - XH và hội nhập, có xu hướng chững lại, không phát triển nên thời gian lao động nông nhàn lớn, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, gây ra nhiều tác động xấu đến tình hình KT XH của tỉnh. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh mẽ, là vấn đề xã hội bức xúc cần được quan tâm giải quyết. 4 Để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đạt mục tiêu đến năm 2020 cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng cơ bản là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng 30% phải có khoảng 70% lao động được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp hoặc tiếp tục làm nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực (NNL) cho nông nghiệp là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Việc tổng kết thực tiễn, đánh giá quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI, đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết đối với quá trình lãnh đạo phát triển KT - XH của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010 nhằm tổng kết thực tiễn và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị; góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học, có cơ sở lịch sử cho việc hoạch định chủ trương phát triển NNL cho nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới của tỉnh Thái Bình. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ những yếu tố tác động đến đào tạo NNL cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình khi bước vào thế kỷ XXI; - Hệ thống khái quát các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đào tạo NNL cho nông nghiệp trong 10 năm (2001-2010); 5 - Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện đào tạo NNL cho nông nghiệp từ 2001 đến năm 2010; - Nhận xét những thành tựu, hạn chế và đúc kết kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong đào tạo NNL cho nông nghiệp (2001-2010). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện đào tạo NNL cho nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: NNL cho nông nghiệp là khái niệm rộng bao gồm nhiều đối tượng như: nông dân, cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ quản lý nông nghiệp… Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đào tạo NNL cho nông nghiệp chủ yếu ở đối tượng nông dân. - Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010. - Về không gian: Trên địa bàn nông thôn tỉnh Thái Bình. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL nói chung, NNL cho nông nghiệp nói riêng; đặc biệt là những quan điểm của Đảng trong công cuộc đổi mới. Dựa vào cơ sở lý luận trên, luận án khai thác các nguồn tư liệu: văn kiện của Đảng và Nhà nước, văn kiện của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh Thái Bình và các nguồn tư liệu của các cơ quan, ban, ngành có liên quan. Luận án còn kế thừa tư liệu từ kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo NNL nói chung và đào tạo NNL cho nông nghiệp nói riêng. 6 Đồng thời, luận án bổ sung thêm các tư liệu do cá nhân tự sưu tầm. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn nhân chứng lịch sử có liên quan tới công tác đào tạo NNL cho nông nghiệp để minh chứng và luận giải quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Luận án góp phần làm rõ hơn vai trò của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển KT - XH trong đó vai trò cốt yếu là NNL. - Từ thực tiễn đào tạo NNL cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình, luận án khắc họa rõ nét về quá trình phát triển trong nhận thức cũng như trong thực tiễn về đào tạo NNL cho nông nghiệp qua 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. - Từ thành công và hạn chế trong quá trình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, luận án đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận và thực tiễn. - Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh Thái Bình trong đào tạo NNL cho nông nghiệp nói riêng và NNL nói chung. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu thời đại, yêu cầu phát triển KT XH đất nước đã có nhiều công trình, đề tài đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu, có thể chia thành 3 nhóm công trình nghiên cứu như sau: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho nông nghiệp nói riêng Có thể kể đến những công trình sau: Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm [143] đã làm rõ vai trò quyết định của NNL đối với sự thành công của sự nghiệp đổi mới, tổng kết kinh nghiệm phát triển NNL của thế giới; từ đó, đưa ra những giải pháp giáo dục – đào tạo (GD - ĐT) nhằm góp phần phát triển NNL Việt Nam thời kỳ đổi mới. Bộ sách “Trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ biên [137] chuyên bàn về NNL trẻ. Các tác giả bắt đầu từ tiêu chuẩn 5M của kinh tế thế giới, từ đó bàn về vai trò của GD - ĐT với phát triển NNL trẻ của đất nước; đặt ra những vấn đề hiện tại đối với NNL trẻ nước nhà như: đây là lực lượng đông đảo, có tinh thần hăng say, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức mới, tuy nhiên họ đang đứng trước nhiều vấn đề: cần kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, đang loay hoay lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với mình. Tác giả Đỗ Minh Cương khẳng định đào tạo nghề phải gắn với các chiến lược phát triển KT XH, GD - ĐT phải đặt vấn đề đào tạo nghề ngang tầm với đào tạo đội ngũ trí thức. Tác giả Phan Chính Thức đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp. 8 Công trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của tác giả Mai Quốc Chánh [26] đặc biệt coi trọng NNL tri thức, coi đây là tài sản quý giá của tất cả các quốc gia, trong đó không loại trừ Việt Nam. Tác giả khẳng định công cuộc đổi mới muốn thành công thì đào tạo NNL tri thức là công việc cấp bách. Tác giả chỉ rõ thực trạng số lượng và chất lượng NNL tri thức hiện nay, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp xây dựng và phát triển NNL này. Công trình “Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam” của tác giả Trần Văn Tùng [144] bàn về vai trò của tri thức với kinh tế thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam nói riêng. Từ đó tác giả nêu lên những yêu cầu đối với sự nghiệp GD - ĐT nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng NNL cho quốc gia, trong đó có NNL cho nông nghiệp. Công trình “Phong trào thanh niên với việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ” của tác giả Trần Văn Miều [80] đề cập đến NNL Việt Nam tức là có lao động đang làm trong các cơ quan, đơn vị; có lực lượng đang học tập và có lực lượng chưa được huy động, chưa có việc làm. Vì vậy, ở nước ta hiện nay cần 3 phương án đào tạo NNL là đào tạo mới từ đầu, đào tạo lại và đào tạo thêm. Bài toán phải giải trong những năm tới là đối với NNL dồi dào như ở nước ta vấn đề là phát huy NNL đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cuốn sách “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” của tập thể tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa và Đặng Hữu Toàn [27] đã đề cập đến nhiều vấn đề con người, những bất cập, đòi hỏi về nguồn lực con người trước sự nghiệp CNH, HĐH, những vấn đề quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn lực con người dưới các khía cạnh khác nhau. Công trình “Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường và Nguyễn Kim Liệu [58] đã tập hợp các bài viết về vai trò của NNL Việt Nam trong chiến lược phát triển 9 kinh tế 2001 - 2010. Cuốn sách chia làm 4 phần: Kinh tế tri thức; Chiến lược phát triển NNL Việt Nam trong chiến lược KT - XH giai đoạn 2001-2010; Hướng tới nền kinh tế tri thức - cả nước với chương trình phát triển NNL giai đoạn 2001- 2010; Những thông tin về GD - ĐT. Công trình “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đoàn Văn Khái [75] đã phân tích vai trò của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nước ta, lý giải hợp lý nguồn lực con người là yếu tố quyết định của sự nghiệp CNH, HĐH. Tác giả đã làm rõ: cơ sở lý luận cho việc đề ra chiến lược phát triển NNL; một số thực trạng, giải pháp cho lao động đào tạo nghề; yêu cầu đặt ra đối với NNL trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Tác giả Vũ Bá Thể trong cuốn sách “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [113] đề cập đến vấn đề NNL sau khi được đào tạo được sử dụng có hiệu quả trong sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước hiện nay. Về vai trò của các tổ chức xã hội với đào tạo NNL, tác giả Lê Thanh Hà trong cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò của công đoàn” [66] đã làm rõ những thực trạng sử dụng NNL ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đào tạo thành công và sử dụng có hiệu quả NNL, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tổ chức công đoàn. Vấn đề NNL cho nông nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tác giả. Công trình “Đào tạo nghề giữ vai trò trọng tâm trong chính sách phát triển” của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ lao động Thương binh và xã hội [17] đã đánh giá sâu sắc về những khía cạnh của đào tạo nhân lực cho nông nghiệp. Công trình đưa ra quan điểm phải coi nông nghiệp là một nghề thì đào tạo nhân lực cho nông nghiệp mới được coi trọng. Còn hiện nay có một thực tế là nông nghiệp vẫn được xem là một hoạt động tiếp nối từ cha mẹ, có tính chất cha truyền con nối. 10 Cuốn sách “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [18] đã tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, trong đó hầu hết các tác giả đều khẳng định muốn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thành công thì quan trọng hàng đầu là NNL. Từ đó các tác giả làm rõ thực trạng nguồn NNL cho nông nghiệp, hướng đi, biện pháp đào tạo NNL này. Cuốn sách “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế, chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” do GS, TS Vũ Năng Dũng chủ biên [43] nêu ra nhiều cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với một quốc gia phát triển nông nghiệp lâu đời như Việt Nam thì đào tạo NNL phục vụ nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh toàn cầu, hội nhập là tất yếu lịch sử. Tác giả khẳng định nguồn lực con người đạt chuẩn cả về số lượng và chất lượng là cơ sở quan trọng nhất trong bất kỳ chính sách nào. Trong cuốn sách “Con đường và bước đi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” do Nguyễn Kế Tuấn chủ biên [140] làm rõ yêu cầu xây dựng và phát triển NNL ở nông thôn trong công cuộc đổi mới; thực trạng của quá trình đào tạo và sử dụng NNL ở nông thôn Việt Nam hiện nay; những cơ sở lý luận để xây dựng tiêu chí, cơ chế, chính sách về đào tạo NNL ở nông thôn đáp ứng yêu cầu mới. Cuốn “Tác động của hội nhập kinh tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam” do tác giả Nguyễn Từ chủ biên [146] đã phản ánh những thay đổi của nông nghiệp, nông thôn hiện nay theo sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Để theo kịp sự thay đổi ấy, NNL nông nghiệp cũng phải được đào tạo, phát triển để không bị tụt hậu. Cuốn sách “Nông dân, nông thôn và nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra” của các tác giả Phạm Hữu Nghĩa, Nguyên Ngọc, Đặng Kim Sơn, Cao Tự Thanh và Đào Thế Tuấn [85] viết về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các tác giả tuy xuất phát từ góc độ khác nhau để nêu và giải quyết vấn 11 đề nhưng đều chung nhau ở cách nhìn về thực trạng, hướng đi của nông thôn, nông dân và nông nghiệp Việt Nam hiện nay là muốn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thành công thì điều cốt yếu là phải đào tạo những người nông dân đủ năng lực làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Cuốn sách: “Cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân yếu thế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường”, của tác giả Vũ Dũng [44] bàn về đối tượng nông dân yếu thế. Theo tác giả, nông dân yếu thế thuộc nhóm người: nông dân nghèo, thiếu tư liệu sản xuất, một phần khá lớn là nông dân vùng dân tộc thiểu sổ, kém phát triển, nông dân bị mất đất sản xuất do đô thị hóa, hoặc những nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Họ hạn chế trong việc chậm đổi mới tư duy, khả năng tính toán đầu vào, đầu ra của sản phẩm kém, chưa thực sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Vì vậy Đảng và Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp phù hợp hỗ trợ họ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cuốn sách “Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011)” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà [65] xuất phát từ thành tựu đạt được trong phong trào xây dựng NTM, từ đó khẳng định những thành tựu đó bắt nguồn trước hết từ đường lối, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tác giả đã hệ thống đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng trong thời kỳ đổi mới, qua đó làm rõ quá trình phát triển nhận thức của Đảng về kinh tế nông nghiệp trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước. Sau khi Nghị quyết số 26-NQ/TW của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống, trở thành phong trào rộng khắp, tác giả Vũ Văn Phúc đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn”[88] tổng kết những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM; và thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam. Bên cạnh các công trình chuyên khảo, trên các tạp chí khoa học có một số bài viết về đào tạo nguồn nhân lực như: Phát triển bền vững nông 12 nghiệp và nông thôn của Trần An Phong [86]; Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam trên bước đường toàn cầu hóa của Mạc Văn Tiến [117]; Đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của xã hội của Dương Đức Lân [76]; Đa dạng hóa cơ cấu để phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, của Nguyễn Thanh Tuấn [141]; Giáo dục đào tạo với sự phát triển nguồn nhân lực của Trần Thanh Đức [62]; Về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thắng Lợi [77]; Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Hồ Văn Vĩnh [173]; Liên kết 4 nhà tạo đường băng để nông dân cất cánh của Mai Văn Quyền [92]; Xây dựng nông thôn mới và vấn đề đặt ra của Phạm Tất Thắng [112]; Đất và nghề: Nhu cầu bức thiết của nông dân của Trần Văn Đông [59]; Đào tạo nguồn nhân lực: còn nhiều việc phải làm, của Phạm Vĩnh Thái [110]... Các bài báo của các tác giả đều bắt nguồn từ chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng, đồng thời nhất quán chủ trương coi đào tạo nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH. Trên cơ sở đó các tác giả nêu rõ thực trạng về đào tạo và sử dụng NNL ở nước ta hiện nay đông về số lượng nhưng chất lượng lại chưa đáp ứng được yêu cầu KT - XH đặt ra; thực trạng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay: ruộng đất bị chia nhỏ manh mún không phù hợp với sản xuất hàng hóa, tiến độ áp dụng khoa học kỹ thuật chậm dẫn đến năng suất lao động thấp, làng nghề thiếu công nghệ, sức cạnh tranh kém.... Các tác giả chỉ rõ: bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đòi hỏi NNL làm sao có thể chuyển mình kịp với nhu cầu của đất nước, thời đại. Vì vậy đào tạo NNL đáp ứng thời kỳ mới của đất nước là công việc chung của cả xã hội. Cùng với các công trình, bài viết trên, còn có các đề tài, chương trình nghiên cứu về vấn đề này như: Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước: “ Con người Việt Nam. Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” mã số KX - 07 (1991 - 1995) do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm [67] đã nghiên cứu con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, thực trạng và 13 vấn đề đào tạo lại đội ngũ nhân lực... Đặc biệt, công trình đã đưa ra cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược về vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH. Đề tài khoa học cấp Bộ: “Xây dựng cơ sở lý luận cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ” của Bộ Khoa học - Công nghệ Môi trường [22]; “Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020” của Ban Nguồn nhân lực - Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [21]. Công trình nghiên cứu của Đỗ Minh Cương “Lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” [39] đã phân tích lực lượng lao động nói chung trong đó đề cập sâu đến hệ thống đào tạo nghề hiện nay, sản phẩm, kết quả của quá trình đào tạo. Đề tài KX - 05 - 10 “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” do tác giả Nguyễn Minh Đường [60] làm chủ nhiệm đã nghiên cứu thực trạng, năng lực đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo, các chính sách đào tạo lao động kỹ thuật và những vấn đề kỹ thuật của hoạt động đào tạo. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, do Vũ Thị Kim Mão làm chủ nhiệm [79] đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng lao động nông thôn, đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hội thảo quốc gia “ Đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội” [20] đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội. Bao gồm: 1. Thành lập các cơ quan dự án theo nhu cầu xã hội; 2. Xây dựng cơ chế năng động; 3. Tăng cường hợp tác giữa nhà trường với nhà tuyển dụng; 4. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý; 5. Xây dựng danh mục nghề và các tiêu chuẩn nghề nghiệp; 6. Kiểm định và đánh giá năng lực nghề nghiệp; 7. Tư vấn hướng nghiệp. 14 Hội thảo quốc gia “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”[71] khẳng định trình độ của người lao động là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình KT - XH. Muốn tăng cường hợp tác với nước ngoài Việt Nam không thể chậm trễ trong việc nâng cao tính cạnh tranh của NNL. Do đó, đào tạo NNL là nhiệm vụ trọng yếu. Hội thảo quốc gia “Chân dung người nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập” [169] đã khẳng định vai trò của người nông dân với nông nghiệp, nông thôn, khẳng định tầm quan trọng của đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng, Nhà nước. Từ đó Hội thảo đề ra những gợi mở có tính định hướng nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của nông dân, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Một số luận án tiến sỹ: “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Phan Thanh Tâm [108] đã làm rõ vai trò của NNL với sự phát triển KT - XH, xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước. “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phan Chính Thức [116] đề cập đến hệ thống đào tạo nghề ở góc độ hệ thống cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo nghề cho nền kinh tế và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các vấn đề của hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam. “ Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần Thanh Bình [19] đã đi sâu vào cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Luận án nêu thực trạng đào tạo NNL cho nông nghiệp và các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo này. “Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam” của Bùi Tôn Hiến [69] đề cập đến hệ thống lý luận về việc làm của lao động qua đào tạo nghề, phân tích cơ hội việc làm, khác biệt thu nhập của lao động qua 15 đào tạo và mối quan hệ biện chứng giữa việc làm với đào tạo nghề và đề xuất những giải pháp cho việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở các vùng miền, các ngành và địa phương trong cả nước So với những công trình nghiên cứu lý luận chung về NNL, những công trình nghiên cứu riêng về NNL vùng, miền, các địa phương có số lượng ít hơn. Tác giả Bùi Tiến Lợi trong cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [78] trên cơ sở thực trạng NNL và yêu cầu phát triển KT - XH của Thanh Hóa, tác giả đã đề ra một số giải pháp cơ bản đến năm 2010 nhằm phát triển NNL của Thanh Hoá theo hướng CNH, HĐH. Cuốn sách “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020’ của TS Trần Thị Minh Ngọc [84] đã làm rõ những khái niệm liên quan trực tiếp đến vấn đề như: việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp, từ đó làm rõ đặc điểm việc làm nông thôn hiện nay. Tác giả phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu, hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) trong quá trình CNH, HĐH, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể thiết thực nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách này. Cuốn sách “Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Tố Uyên [147] đã phân tích vai trò, đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn ĐBSH với sự phát triển KT - XH cả nước, những thay đổi sâu sắc của bộ mặt nông thôn vùng ĐBSH từ năm 2001 đến nay. Từ đó, tác giả khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là giai cấp nông dân trong vùng. Hệ thống những bài viết về vấn đề này trên các tạp chí chủ yếu tập trung vào vấn đề đào tạo, phát triển NNL thuộc các đối tượng khác nhau và các địa phương trên cả nước như Giáo dục đào tạo Lào Cai góp phần quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan