Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ huyện thanh trì (thành phố hà nội) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2...

Tài liệu đảng bộ huyện thanh trì (thành phố hà nội) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015

.PDF
118
228
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------ ĐỖ THỊ THU HƢỜNG ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------- ĐỖ THỊ THU HƢỜNG ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Hồng HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng12 năm 2016 Tác giả Đỗ Thị Thu Hường LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Người thầy giáo đáng kính: PGS.TS Hoàng Hồng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quí báu trong suốt thời gian tôi tiến hành nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy, cô giáo và đặc biệt là các thầy, cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên kho lưu trữ văn phòng Huyện ủy, UBND, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên môi trường … của huyện Thanh Trì đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tập, khai thác và tìm kiếm tư liệu. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn tập thể Ban Tuyên giáo, Huyện ủy Thanh Trì – nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học. Hà Nội, tháng 12 năm 2016 Đỗ Thị Thu Hường DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban Chấp hành CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ĐHKHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã Nxb Nhà xuất bản TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 3 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 10 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11 7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 11 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ................................................ 12 1.1. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì và chủ trương của Đảng bộ ................................................................. 12 1.1.1. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì .................................................................................... 11 1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì ........................................................................... 25 1.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì ......................................................................................................... 35 1.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa........................................................................................ 35 1.2.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp ........... 42 1.2.3. Chú trọng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ................ 43 1.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp ......................... 44 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................. 46 1 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 .... 47 2.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Thanh Trì .................... 47 2.1.1. Yêu cầu mới: ............................................................................... 47 2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì .............................................................................................. 49 2.2. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì .............................................................................................. 56 2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ...................................................................... 56 2.2.2. Chú trọng phát triển mô hình kinh tế trang trại ......................... 61 2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp ............................ 67 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 70 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ........................ 71 3.1. Nhận xét ................................................................................................... 71 3.1.1. Ưu điểm: ....................................................................................... 71 3.1.2. Hạn chế ........................................................................................ 77 3.2. Kinh nghiệm chủ yếu ............................................................................... 82 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Hiện trạng dân số và lao động huyện Thanh Trì năm 2015 ........... 16 Bảng 2.1. Số lượng các trang trại nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2010 - 2015 ...................................................................................... 62 Bảng 2.2. Số lao động của các loại hình sản xuất trang trại phân chia theo các loại hình sản xuất.....................................................................................................66 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, việc đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn càng có vị trí quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp. Ngay khi cách mạng mới giành được thắng lợi, ngày 07/12/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trên báo “Tấc đất” số đầu tiên là: “Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông làm gốc). Dân muốn ăn no phải giồng giọt cho nhiều. Nước muốn giầu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Do đó, Đảng và Nhà nước ta xác định việc phát triển kinh tế nông nghiệp “là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu” và phải tiếp tục đổi mới đường lối phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương bảy, khóa X (7 - 2008), đánh dấu mốc sự phát triển tư duy của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trải qua quá trình hoàn thiện và đổi mới từng bước, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo tiền đề và cơ sở bước đầu cho công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Là một huyện nằm ở trung tâm phía Nam thủ đô Hà Nội, huyện Thanh Trì có đặc thù nổi bật là có tốc độ đô thị hoá nhanh. Năm 1995, huyện Thanh Trì gồm có 25 xã và 01 thị trấn, kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất 4 nông nghiệp. Từ tháng 01/2004, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính trong điều kiện tốc độ đô thị hóa nhanh trên địa bàn Hà Nội, Thanh Trì chuyển 9 xã cùng 5 phường của quận Hai Bà Trưng để thành lập quận Hoàng Mai. Hiện nay, Thanh Trì còn 15 xã và 01 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 6.349,28 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.349,8ha; dân số trên 23 vạn người, số người sống ở nông thôn trên 200.000 người với 8.487 hộ nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng Công nghiệp - Thương mại dịch vụ Nông nghiệp. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra nhanh chóng, các dự án lớn được triển khai trên toàn huyện đã tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì mặc dù còn hạn chế nhưng đã góp phần đưa Thanh Trì từng bước khởi sắc và phát triển. Thu nhập và đời sống của nông dân được cải thiện và ngày càng nâng cao. Việc tổng kết, đánh giá một cách khách quan khoa học vai trò của Đảng bộ huyện Thanh Trì trong việc thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp để thấy được thực trạng nông nghiệp của huyện Thanh Trì trong những năm qua và những cơ hội, thách thức đối với nông nghiệp địa phương trong tình hình mới; trên cơ sở đó chỉ ra được thành tựu, hạn chế và những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. Với tất cả những lí do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Thanh Trì (thành phố Hà Nội) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong tiến trình cách mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Chính vì vậy, đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp là một trong những vấn đề được nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, có nhiều công trình nghiên cứu về KTNN ở các góc độ khác nhau như: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu chuyên về phát triển nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đáng chú ý là các công trình khoa học của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (1995), “Nông nghiệp Việt Nam 1945 – 1995”, Nxb Thống kê, Hà Nội: đã nghiên cứu về điều kiện sản xuất, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất; kết quả và hiệu quả kinh tế của cả nước, từng vùng, từng địa phương từ năm 1945 đến năm 1995 trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc còn nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn qua công trình: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (năm 2003). Tác giả nghiên cứu về thực trạng nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, các vấn đề đặt ra và các giải pháp, đặc biệt tác giả đã thống kê được số liệu nông nghiệp nông thôn Việt Nam hàng năm. Nguyễn Văn Bích (2007), “Nông nghiệp, nông thôn sau hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội: đã phản ánh đầy đủ, toàn diện, thống kê số liệu qua các thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng qua công trình nghiên cứu. Bùi Huy Đáp (1996), “Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội: nghiên cứu về quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; nông nghiệp truyền thống và kinh nghiệm làm nông nghiệp; sự đổi mới (công nghiệp hóa, hiện đại hóa) của nền nông nghiệp Việt Nam. 6 Nguyễn Kim Sơn (2008), “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam– hôm nay và mai sau”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội: đã làm rõ thực trạng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay, những thành tựu, những khó khăn còn tồn tại. Từ đó, tác giả Nguyễn Kim Sơn đã đề xuất, kiến nghị nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển. Thứ hai, các bài báo, công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học như: Vũ Văn Phúc (1999), “Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộ ng sản , số 7 (4/1999). Nguyễn Thanh Bạch (1999), “Chính sách và giải pháp cho nông dân nông nghiệp và nông thôn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế, số 248, tháng 1 – 1999. Nguyễn Thị Hồng Phấn (2001), “Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Kinh tế, số 262, tháng 1 – 2001. Đặng Kim Oanh (2009), "Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2009. Vũ Thị Thoa (2010), “Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2010. Nguyễn Văn Thông (2013), “Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 199, tháng 7/2013. Thứ ba, một số luận án, luận văn, đáng chú ý là của các tác giả: Lê Quang Phi (2006),“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ 1991 – 2002”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội. Nguyễn Tiến Dũng (2003), “Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng CNH – HĐH”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Lê Tiến Dũng (2015), “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Tống Thị 7 Nga (2014), “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Đặng Kim Oanh (2011), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2006)”, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Lê Thị Thu Hương (2008), “Đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng trong những năm 1986 – 2006”, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội. Nguyễn Thị Tuyết (2014), “Đảng bộ huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến 2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Nguyễn Thị Thoa (2014), “Đảng bộ huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến 2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Nguyễn Văn Lành (2015), “Đảng bộ huyện Quốc Oai (Hà Tây) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Nguyễn Văn Hoan (2015), “Đảng bộ huyện Thường Tín (Hà Tây) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1996 đến năm 2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Phùng Xuân Huy (2015), “Đảng bộ huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2013”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Một số công trình đề cập đến kinh tế nông nghiệp huyện Thanh Trì như: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2011), “Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Trì (1930 – 2010)”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2010), “Thanh Trì trên đường đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2011), “Thanh Trì 50 năm xây dựng và phát triển (31/5/1961 - 31/5/2011)”. 8 Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến đường lối, chủ trương của Đảng về nông nghiệp qua các thời kỳ lịch sử; trình bày và đánh giá chủ trương, quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ một số huyện ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ đổi mới. Từ nhiều khía cạnh khác nhau, các công trình đã trình bày và phân tích sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng trong từng thời kỳ lịch sử, chỉ ra những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo công tác phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây là những tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo, tiếp cận các sự kiện lịch sử, là cơ sở để phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách hệ thống, toàn diện, trực tiếp về quá trình Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015 dưới góc độ lịch sử Đảng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: - Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Thanh Trì lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015. - Nêu được những thành tựu cũng như những hạn chế cần khắc phục và rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện hiện nay. Nhiệm vụ: - Phân tích, làm rõ các yếu tố tác động đến kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì. - Trình bày theo hệ thống các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ huyện Thanh Trì trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015. 9 - Phân tích những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ huyện Thanh Trì trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015; từ đó đúc rút những kinh nghiệm có cơ sở khoa học và thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chủ trương và các biện pháp trong quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì từ năm 2006 đến năm 2015. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. - Thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2015. Mốc thời gian nghiên cứu năm 2006 vì là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2005 – 2010) và đây là Đại hội đầu tiên sau khi Thanh Trì chia tách địa giới hành chính (chuyển 9 xã cùng 5 phường của quận Hai Bà Trưng để thành lập quận Hoàng Mai). - Nội dung: Trong phạm vi Luận văn, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Thanh Trì từ năm 2006 đến năm 2015 với trọng tâm nghiên cứu là: chủ trương và các biện pháp của Đảng bộ huyện Thanh Trì chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp, chú trọng áp dụng mô hình kinh tế hiệu quả trong nông nghiệp. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tài liệu: - Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X; XI. Các Nghị quyết của hội nghị Trung ương và các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng liên quan đến kinh tế nông nghiệp. 10 - Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp. - Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế nông nghiệp của Huyện uỷ, UBND và một số ban, ngành của huyện Thanh Trì. - Một số sách và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài việc sử dụng các phương pháp chính của khoa học lịch sử như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh để dựng lại chân thực quá trình Đảng bộ huyện Thanh Trì lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong những năm 2006 – 2015. 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm rõ vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì trong giai đoạn từ năm 2006 – 2015. - Khẳng định thành tựu, hạn chế và bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì. - Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận,Tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Đảng bộ huyện Thanh Trì lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010. Chƣơng 2: Đảng bộ huyện Thanh Trì lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015. Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu. 11 Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 1.1. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì và chủ trƣơng của Đảng bộ 1.1.1. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: * Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân, phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng, phía Nam giáp huyện Thường Tín, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thanh Oai và quận Hà Đông. Ngày 31/5/1961, theo Quyết định số 78/CP của Hội đồng Chính phủ, Hà Nội mở rộng lần thứ nhất, 10 xã của Quận VII hợp nhất với 11 xã và 01 thị trấn của huyện Thanh Trì (Hà Đông cũ) để thành lập nên huyện Thanh Trì, một trong bốn huyện ngoại thành Hà Nội. Năm 1979, Hà Nội mở rộng lần thứ hai, huyện Thanh Trì tiếp nhận thêm các xã Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai, Hữu Hòa. Năm 1991, xã Hoàng Văn Thụ chuyển về quận Hai Bà Trưng. Năm 1997, xã Khương Đình chuyển về quận Thanh Xuân. Theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, ngày 6/11/2003 của Chính phủ, huyện Thanh Trì chuyển giao 09 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, Trần Phú, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam để thành lập quận mới Hoàng Mai. Từ tháng 1/2004, huyện Thanh Trì còn 15 xã và 01 thị trấn gồm: Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Vĩnh Quỳnh, Đại 12 Áng, Liên Ninh, Đông Mỹ, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Vạn Phúc, Yên Mỹ, Duyên Hà và thị trấn Văn Điển, với diện tích 6.349,28 ha, dân số trên 23 vạn người. Địa hình: Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê của thành phố Hà Nội, có độ cao trung bình từ 4,5m đến 5,5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có thể chia làm 2 vùng địa hình chính sau: Vùng bãi ven đê sông Hồng: có diện tích khoảng 1.174 ha, chiếm 18,70% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình của vùng là 7 - 9m trong đó các khu dân cư cao hơn từ 8,5 - 9m. Các vùng bãi canh tác thấp hơn từ 7 - 7,5m; chạy ven đê còn có nhiều đầm hồ trũng là nơi giữ nước khi sông cạn. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên cao hơn vùng đất trong đê, thích hợp để trồng cây rau, màu thực phẩm. Do nằm ngoài đê nên vùng thường bị ngập nước vào mùa lũ. Vùng nội đồng: chiếm đại bộ phận diện tích đất đai của huyện (81,30% diện tích tự nhiên), độ cao trung bình của vùng khoảng 4 - 5m, phía Đông quốc lộ 1A thấp hơn từ 3,5 - 4,5m còn phía Tây quốc lộ 1A cao hơn từ 5 5,5m, toàn vùng bị chia cắt bởi các trục đường giao thông như Quốc lộ 1A, đường Pháp Vân – Yên Sở, đường 70 và các con sông tiêu nước thải của thành phố Hà Nội, do đó đã hình thành các ô nhỏ khó thoát nước với nhiều đầm, ruộng trũng hay bị ngập úng hàng năm khi có mưa lớn. Vùng này thuận lợi để nuôi trồng thủy sản và sản xuất trên ruộng nước song cũng gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt do tình trạng ngập úng. Khí hậu, thời tiết: Thanh Trì có đă ̣c trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng sông Hồng nên có 2 mùa, mùa nóng và mùa lạnh. Các tháng 4 và 10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho Thanh Trì có 4 mùa: xuân - hạ - thu - đông. 13 Nhiệt độ trung bình năm 23,9oC, nắng trung bình năm 1.640 giờ. Bức xạ trung bình 4.272 Kcal/m2/tháng. Lượng mưa trung bình năm 1.649mm, lượng bốc hơi trung bình 938 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 83%. Trong năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Chế độ thủy văn: Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng và sông Nhuệ, với các đặc điểm sau: Chế độ thủy văn của Sông Hồng: là sông lớn nhất miền Bắc chảy qua địa bàn huyện ở phía Đông (là ranh giới của huyện với huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên) với chiều dài khoảng 8 km. Chế độ thủy văn của sông Hồng chia làm hai mùa: mùa khô và mùa lũ với biên độ dao động mực nước rất lớn, từ dưới 2m đến trên 11,5m (báo động cấp 3), việc thoát nước vào sông Hồng trong mùa lũ bắt buộc phải dùng bơm động lực. Sông Hồng có lượng nước trung bình năm khoảng 1.220 x 109m3; trong đó, mùa lũ lưu lượng nước chiếm tới 72,5%; vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng là 5.990m3/s (lúc lớn nhất lên tới 22.200m3/s) trong khi đó mực nước trung bình năm là 5,3m với lưu lượng 2.309m3/s. Trong mùa lũ nước sông Hồng dâng lên cao, mặt nước sông thường cao hơn mặt ruộng từ 6m – 7m; vào mùa kiệt mực nước trung bình khoảng 3m với lưu lượng 927 m3/s. Chế độ thủy văn của sông Nhuệ: Sông Nhuệ chảy qua phía Tây và Tây Nam của huyện với chiều dài khoảng 10km, sông Nhuệ có nhiệm vụ tưới tiêu cho các tỉnh Hà Nam và thủ đô Hà Nội trong đó có khu vực trong đê của huyện Thanh Trì. Lưu lượng nước sông Nhuệ ở đầu nguồn từ 26 - 150 m3/s, mực nước ở hạ lưu đập Hà Đông) từ 4,5m - 5,2m. Ngoài ra, chế độ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi sông Tô Lịch chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 17,7km, với chức năng chủ yếu là thoát nước mưa, nước thải cho khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực huyện Thanh Trì. Về đất đai: toàn huyện có 6 loại đất chính: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan