Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ công an tỉnh hưng yên lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng công an nhân ...

Tài liệu đảng bộ công an tỉnh hưng yên lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân từ năm 1997 đến năm 2015

.PDF
256
25
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- HOÀNG THÙY LINH ĐẢNG BỘ CÔNG AN TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- HOÀNG THÙY LINH ĐẢNG BỘ CÔNG AN TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Mã số: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa 2. TS. Lê Thị Minh Hạnh XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐHQG T/M tập thể hƣớng dẫn Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Hoa Hà Nội – 2019 PGS.TS. Ngô Đăng Tri LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa và TS. Lê Thị Minh Hạnh. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các số liệu, tư liệu, thông tin trích dẫn trong luận án này đều trung thực, chính xác, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, tháng 01 năm 2019 Tác giả luận án Hoàng Thùy Linh LỜI CẢM ƠN Tác giả bày tỏ lời cảm ơn đối với ngƣời hƣớng dẫn khoa học, các cơ quan, ban ngành và một số cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên trong quá trình tiến hành nghiên cứu và viết luận án. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về xây dựng lực lượng Công an ................. 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lực lượng Công an nhân dân Hưng Yên và sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên về xây dựng lực lượng Công an nhân dân ........................................................................................................................ 19 1.2. Kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết ........... 23 1.2.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 23 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ...................................................... 25 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 26 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ CÔNG AN TỈNH HƢNG YÊN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN (1997 – 2005) ........................................................................................ 28 2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên ........................................................................................................................................ 28 2.1.1. Những yếu tố tác động ....................................................................................... 28 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên .......................................... 41 2.2. Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân ........................................................................................... 45 2.2.1. Về giáo dục chính trị - tư tưởng ........................................................................ 45 2.2.2. Về tổ chức, cán bộ .............................................................................................. 49 2.2.3. Về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ và hậu cần - kỹ thuật....... 53 2.2.4. Về xây dựng Đảng và các đoàn thể................................................................... 55 2.2.5. Về bảo vệ chính trị nội bộ và đấu tranh phòng, chống tham nhũng ............... 61 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 66 Chƣơng 3. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ CÔNG AN TỈNH HƢNG YÊN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN (2005 2015) .............................................................................................................................. 69 3.1. Những căn cứ xác định và chủ trƣơng Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên .. 69 3.1.1. Những căn cứ xác định chủ trương................................................................... 69 3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên .......................................... 69 3.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên ........... 86 3.2.1. Đẩy mạnh xây dựng về giáo dục chính trị - tư tưởng ...................................... 86 3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng bộ máy và huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ..................................................................................................................... 93 3.2.3. Thắt chặt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và phòng, chống tham nhũng, lãng phí ................................................................................................................................ 102 3.2.4. Tăng cường xây dựng Đảng và các đoàn thể................................................. 108 3.2.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính và công tác hậu cần - kỹ thuật.................... 121 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 126 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................... 128 4.1. Nhận xét .............................................................................................................. 128 4.1.1. Về ưu điểm ........................................................................................................ 128 4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân ............................................................................. 146 4.2. Kinh nghiệm ....................................................................................................... 159 4.2.1. Nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ ...................................................................................................................... 159 4.2.2. Coi trọng việc kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ; đồng thời, cải tiến công tác lãnh đạo, chỉ huy......................................................................................................... 162 4.2.3. Triệt để trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ gắn với nâng cao uy tín nghề nghiệp ................................................................................................................. 165 4.2.4. Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng lực lượng ............................. 169 4.2.5. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng; đồng thời, xử lý nghiêm khắc đối cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật và pháp luật .................................................................................. 172 Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................... 174 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 176 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................. 179 CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................. 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 180 PHỤ LỤC................................................................................................................... 203 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. ANQG : An ninh quốc gia 2. ANTT : An ninh trật tự 3. BCH : Ban chấp hành 4. BTV : Ban Thƣờng vụ 5. CAND : Công an nhân dân 6. CBCS : Cán bộ chiến sĩ 7. CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 8. TTATXH : Trật tự an toàn xã hội 9. XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng lực lƣợng CAND là một nội dung quan trọng, cơ bản và quyết định nhất trong mọi công tác của lực lƣợng CAND Việt Nam. Để đảm bảo lực lƣợng CAND trong sạch, vững mạnh theo hƣớng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, tất yếu Đảng cần lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của công tác công an, trong đó chú trọng đặc biệt đến công tác xây dựng lực lƣợng CAND. Do đó, công tác lãnh đạo xây dựng lực lƣợng CAND là một trong những hoạt động quan trọng và thƣờng xuyên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bƣớc sang thế kỷ XXI, xu thế hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ mang đến cho Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia trên toàn cầu những thời cơ, thuận lợi và những thách thức lớn cần phải đối mặt giải quyết. Đó là: tình trạng tội phạm phi truyền thống, tội phạm quốc tế ngày càng gia tăng, đạo đức, lối sống của con ngƣời có nhiều vấn đề đáng báo động đe dọa đến tình hình ANTT. Trong bối cảnh đó, do một số CBCS trong lực lƣợng Công an thiếu tu dƣỡng, rèn luyện đã vi phạm điều lệ Ngành, vi phạm pháp luật gây suy giảm lòng tin của nhân dân đối với lực lƣợng; thêm vào đó, sự kích động của những phần tử phản động, chống đối nhằm bôi xấu hình ảnh CAND Việt Nam bằng những luận điệu xuyên tạc và đòi phi chính trị hóa lực lƣợng vũ trang. Chính những thách thức trên đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu hơn về sự lãnh đạo của Đảng về công tác xây dựng lực lƣợng CAND nhằm một mặt hoàn thiện hệ thống lý luận về khoa học xây dựng lực lƣợng; mặt khác tổng kết và rút ra những kinh nghiệm cần thiết để xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, giữ vững hình ảnh đẹp, xây dựng chữ “tín”, chữ “nhân” về ngƣời CAND. Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên đƣợc thành lập năm 1997 (sau khi tỉnh Hƣng Yên đƣợc tái lập), đảm nhận vai trò lãnh đạo xây dựng lực lƣợng CAND tỉnh Hƣng Yên. Trong quá trình xây dựng và trƣởng thành, Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng lực lƣợng CAND. Đó là nhiệm vụ 1 then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp đảm bảo ANTT trong giai đoạn cách mạng mới. Trƣớc những khó khăn, thử thách về số lƣợng, chất lƣợng CBCS, đảng viên trong bộ máy Công an tỉnh Hƣng Yên, cùng những thiếu thốn về cơ sở vật chất, hậu cần, trang thiết bị công tác và chiến đấu khi mới thành lập (năm 1997), Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên từng bƣớc lãnh đạo lực lƣợng vƣợt qua khó khăn, xây dựng, kiện toàn bộ máy Công an tỉnh Hƣng Yên đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của tình hình địa phƣơng và trong nƣớc, hoàn thành cơ bản mọi nhiệm vụ và Đảng và nhân dân tỉnh Hƣng Yên giao phó. Trải qua gần 20 năm kế thừa và phát triển (1997 – 2015), dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên, lực lƣợng Công an tỉnh Hƣng Yên luôn là lực lƣợng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và nhân dân trong tỉnh; là lực lƣợng nòng cốt trong sự nghiệp đảm bảo ANTT, góp phần vào những thành tựu to lớn của tỉnh Hƣng Yên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên còn tồn tại hạn chế nhất định. Những hạn chế, tồn tại đó suy cho đến cùng đều do con ngƣời (CBCS lực lƣợng Công an) tạo nên. Do đó, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên về công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân từ năm 1997 đến năm 2015, không chỉ mang tính giá trị thực tiễn cao, có giá trị tham khảo cho xây dựng lực lƣợng Công an ở tỉnh Hƣng Yên nói riêng hoặc của các địa phƣơng có điều kiện tƣơng đồng nói chung, mà còn góp phần bổ sung vào quá trình tổng kết công tác xây dựng lực lƣợng CAND của Đảng Cộng sản Việt Nam và Ngành Công an. Bên cạnh đó, kết quả của luận án còn có thể dùng để tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử địa phƣơng hoặc những vấn đề khác có liên quan. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân từ năm 1997 đến năm 2015” làm chủ đề cho luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo xây dựng lực lƣợng CAND từ năm 1997 đến năm 2015; đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, từ đó, đúc rút một số kinh nghiệm có ý nghĩa đối với công tác xây dựng lực lƣợng CAND của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên trong những năm tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên trong xây dựng lực lƣợng CAND từ năm 1997 đến năm 2015. - Hệ thống hóa và phân tích chủ trƣơng của Đảng, Đảng ủy Công an Trung ƣơng, Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên và Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên về xây dựng lực lƣợng CAND từ năm 1997 đến năm 2015. - Phân tích quá trình Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên chỉ đạo xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (1997-2015). - Đánh giá các ƣu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (1997-2015) và bƣớc đầu đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho những năm tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên trong xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung khoa học: Luận án tập trung làm rõ những chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên trong xây dựng lực lƣợng Công an của trên những lĩnh vực nhƣ: Giáo dục chính trị - tƣ tƣởng; xây dựng bộ máy, huấn luyện, đào tạo, bồi dƣỡng CBCS; bảo vệ chính trị nội bộ, phòng, chống tham 3 nhũng, tiêu cực, lãng phí; xây dựng Đảng và các đoàn thể; cải cách hành chính và công tác hậu cần – kỹ thuật. Về không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án là tỉnh Hƣng Yên. Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2015 (năm 1997, tỉnh Hƣng Yên đƣợc tái lập sau gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dƣơng (1968 – 1997) và Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ IX vào năm 1997 và năm 2015 Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII). Thời gian nghiên cứu kéo dài 18 năm (1997 – 2015) đƣợc chia thành 02 giai đoạn: 1997 – 2005; 2005 – 2015 với mốc phân chia hai giai đoạn là năm 2005 – đây là năm Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ XI. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng CAND. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án chủ yếu dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử và phƣơng pháp luận sử học. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgíc, phân tích, so sánh, tổng hợp... đƣợc vận dụng để phù hợp với từng nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án. 5. Nguồn tƣ liệu - Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ủy Công an Trung ƣơng, Bộ Công an về xây dựng lực lƣợng CAND. - Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên, Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên Yên về xây dựng lực lƣợng CAND từ năm 1997 đến năm 2015 đã đƣợc xuất bản hoặc lƣu trữ tại các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng. - Các bài báo, bài viết của nhà lãnh đạo, cơ quan Đảng, Nhà nƣớc và Bộ Công an về ngành Công an và công tác xây dựng lực lƣợng CAND. 4 6. Những đóng góp mới của luận án - Các quan điểm, chủ trƣơng, quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên về công tác xây dựng lực lƣợng Công an tỉnh Hƣng Yên từ năm 1997 đến năm 2015 đƣợc trình bày một cách hệ thống về quá trình tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện xây dựng lực lƣợng Công an tỉnh Hƣng Yên của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên ở thời đoạn nghiên cứu nói trên đƣợc phục dựng góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm những tri thức về lịch sử Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên nói riêng, lực lƣợng Công an tỉnh Hƣng Yên nói chung. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên đối với xây dựng lực lƣợng Công an tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. - Đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị; cung cấp luận cứ tham khảo trong quá trình hoạch định chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện xây dựng lực lƣợng CAND đối với Đảng bộ Công an tỉnh Hƣng Yên trong giai đoạn tiếp theo. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, 8 tiết. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về xây dựng lực lượng Công an nhân dân Nghiên cứu về xây dựng lực lƣợng Công an, các nhà nghiên cứu trong nƣớc thịnh hành hai xu hƣớng: một là, nghiên cứu những hoạt động của công tác xây dựng lực lƣợng CAND trên các khía cạnh cụ thể (công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng, xây dựng đội ngũ trí thức, công tác tổ chức, xây dựng Đảng, …) và đƣa ra giải pháp, bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng lực lƣợng; hai là, mô tả, phục dựng bức tranh toàn cảnh quá trình xây dựng, phát triển và trƣởng thành của lực lƣợng CAND trong tiến trình của lịch sử Việt Nam. Trƣớc hết, các công trình nghiên cứu các hoạt động cụ thể của công tác xây dựng lực lƣợng CAND phải kể đến tác phẩm “Bác Hồ với Công an nhân dân, Công an nhân dân với Bác Hồ” [20]. Đây là một tƣ liệu quan trọng tập hợp gồm nhiều bài viết của các lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và ngành Công an nhƣ Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Phạm Tâm Long… Các bài viết đều kế thừa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về rèn luyện, tác phong đạo đức của CBCS lực lƣợng CAND, góp phần bổ sung lý luận về xây dựng lực lƣợng CAND. Đây thực sự là một tƣ liệu quý giá giúp cho những ngƣời nghiên cứu không chỉ thấy đƣợc những quan điểm Mác – xit về xây dựng lực lƣợng chuyên chính của một nhà nƣớc mà còn đƣợc kế thừa văn phong, lập luận chặt chẽ của Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác an ninh, trật tự [19] là công trình kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1990) do Cục Khoa học và kỹ thuật (trƣớc đây là Viện khoa học Công an) sƣu tầm, hệ thống hóa và xuất bản thành sách. Công trình trích tuyển những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về những vấn đề liên quan tới công tác bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực 6 lƣợng CAND qua các thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1969. So với cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Công an Việt Nam” và cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ an ninh, trật tự” do Viện Khoa học Công an xuất bản trƣớc đây, công trình trên không chỉ dựa vào những tài liệu chính thức đã đƣợc in trong tác phẩm “Hồ Chí Minh toàn tập” của nhà xuất bản Sự thật mà còn sƣu tầm, khảo cứu và bổ sung một số tài liệu mới. Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác an ninh, trật tự” đã khẳng định vai trò, nhiệm vụ của ngành Công an nói chung và công tác xây dựng lực lƣợng CAND nói riêng. Đặc biệt, trong nội dung xây dựng lực lƣợng CAND, công trình đƣa ra những câu trích của Hồ Chí Minh nói về đạo đức, vai trò của đạo đức của ngƣời chiến sĩ CAND; nhấn mạnh việc rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức cách mạng. Đây là một trong những tƣ liệu quan trọng giúp các đơn vị, Công an các địa phƣơng nghiên cứu, học tập và thực hiện những tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác, chiến đấu và xây dựng lực lƣợng trong giai đoạn hiện nay. Công an nhân dân thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [24] là công trình tập hợp các bài tham luận tại hội thảo nhân kỷ niệm 50 năm Công an nhân dân học tập và thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy (11/3/1948 - 11/3/1998) và kỷ niệm lần thứ 108 ngày sinh của Hồ Chí Minh. Mặc dù công trình có một số bài tham luận có tính chất tuyên truyền nhƣng thông qua những sự kiện lịch sử cụ thể, những tấm gƣơng chiến sĩ CAND tiêu biểu có tính thực tiễn cao, bài viết đã đƣa ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc về xây dựng lực lƣợng CAND trong thời đại mới. Những kinh nghiệm lớn của Đảng về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng [135] là trong những tƣ liệu không thể thiếu đối với những ngƣời nghiên cứu về vấn đề xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng. Nội dung cuốn sách đƣợc Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp chia làm 3 vấn đền lớn: (1). Đảng ta lãnh đạo công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công; (2). Đảng ta lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến 7 lâu dài chống đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ; (3). Đảng ta lãnh đạo thành công xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng của nhân dân. Mặc dù nội dung xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng đƣợc tác giả nghiên cứu nghiêng về quân đội những những bài học về xây dựng lực lƣợng vũ trang của Đảng trong thời kỳ (1930 – 1954) đƣợc tác giả rút ra từ những sự kiện lịch sử cụ thể vẫn còn có giá trị tham khảo và có ý nghĩa thực tiễn cho đến thời kỳ hiện nay. Công an nhân dân học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh [91] là tuyển tập những câu chuyện, bài viết, những bức thƣ nói về tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với CAND, đƣợc biên soạn gồm 3 phần: Phần thứ nhất là Hồ Chí Minh với Công an nhân dân; Phần thứ hai là nghiên cứu, học tập và vận dụng những lời dạy của Hồ Chí Minh với Công an nhân dân; Phần thứ ba là Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Thông qua các nội dung trên, cuốn sách đã đƣa ra các chuẩn mực, tƣ cách, phẩm chất đạo đức cần có ngƣời ngƣời chiến sĩ CAND cần phải có và phải giữ gìn, rèn luyện và phấn đấu trong mọi hoàn cảnh; đồng thời làm rõ giá trị giá trị và sự vận dụng “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND” trong mọi công tác của lực lƣợng Công an nói chung và công tác xây dựng lực lƣợng CAND nói riêng. Xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong tình hình mới [36] đƣợc xuất bản dựa trên cơ sở kết quả hội thảo “Xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong tình hình mới” và quán triệt, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7 (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, lãnh đạo Bộ Công an giao cho Tổng cục Xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân biên soạn cuốn sách trên. Cuốn sách bao gồm các bài viết của các lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo các Vụ, Cục, Học viện, trƣờng Đại học trong ngành Công an, các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài lực lƣợng Công an nhân dân, trong đó đáng chú ý là các bài viết “Xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Trần Đại Quang. Bài viết đã khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng đội ngũ trí 8 thức nói chung và đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của toàn dân; đồng thời ông cũng đƣa ra những hạn chế và lý giải nguyên nhân trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân đạt chất lƣợng cao. Hay bài viết “Xây dựng đội ngũ trí thức làm công tác chống gián điệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” của PGS. TS Tô Lâm, Bộ trƣởng Bộ Công an. Nhìn chung, bằng cách giải quyết vấn đề đi từ tổng quát đến cụ thể, cuốn sách đã đề cập một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ trí thức Công an nhân dân và xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân. Mặc dù cuốn sách đƣợc tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau nhƣng đã đảm bảo tính thống nhất về quan điểm sự cần thiết của việc xây dựng đội ngũ trí thức và đẩy mạnh phong trào học tập trong lực lƣợng CAND. Do vậy, đây là tài liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện các chƣơng trình, kế hoạch nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức Công an nhân dân, hƣớng tới xây dựng một lực lƣợng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại. Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay [89] là cuốn kỷ yếu tập hợp các bài viết trong Hội thảo Khoa học Quốc tế kỷ niệm 120 năm ngày sinh Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010), trong đó có bài viết “Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh trật tự” của Lê Hồng Anh có đề cập đến vấn đề xây dựng lực lƣợng CAND. Bài viết đã khẳng định một số nội dung cơ bản: An ninh cho nhân dân là mục tiêu cao cả của sự nghiệp đảm bảo ANTT; Nhân dân là lực lƣợng vĩ đại nhất, không ai thắng đƣợc lực lƣợng đó; Công an phải dựa vào sức mạnh rộng lớn của nhân dân để đảm bảo ANTT, Công an phải kính trọng, phụng sự nhân dân; Công an phải không ngừng giáo dục tinh thần làm chủ và tinh thần cảnh giác cho nhân dân, tổ chức và hƣớng dẫn nhân dân tự đảm bảo ANTT. Đồng thời bài viết khẳng định để tiếp tục vận dụng có hiệu quả những di huấn của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng toàn dân đảm bảo ANTT, toàn thể lực lƣợng Công an nhân dân phải làm tốt sáu nội dung công tác. 9 Công an nhân dân 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành [37] là một công trình khá dầy dặn, khảo cứu một cách hệ thống diễn trình lịch sử Công an nhân dân qua các giai đoạn xây dựng, phát triển. Cuốn sách đƣợc Cục công tác Chính trị - Tổng cục Xây dựng lực lƣợng - Bộ Công an biên soạn nhằm chào mừng lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8/2005 – 19/8/2010). Trên cơ sở cuốn sách “60 năm Công an nhân dân Việt Nam”, nhóm tác giả đã bổ sung thêm những tƣ liệu mới trong giai đoạn 2005 – 2010. Tổng kết lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1945-2000) [40] là cuốn sách đƣợc viết dƣới dạng tổng kết lịch sử, chia làm 2 phần: phần thứ nhất khái quát lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân từ năm 1945 đến năm 2000. Phần này đƣợc chia thành các chƣơng tƣơng ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu trong xây dựng lực lƣợng các giai đoạn này là công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng và công tác cán bộ. Ngƣời viết đã khẳng định xây dựng lực lƣợng về giáo dục chính trị - tƣ tƣởng có vai trò quan trọng nhất bởi lẽ lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của dân tộc đã chứng minh công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng đã giúp cho CBCS Công an nhận thức rõ hơn tính chất gay go, quyết liệt của cuộc chiến tranh, nâng cao thêm ý chí cách mạng, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ [40, tr. 81]. Phần thứ hai tổng kết kinh nghiệm công tác xây dựng lực lƣợng CAND (1945-2000). Qua quá trình tổng kết xây dựng lực lƣợng CAND trong cả nƣớc từ những giai đoạn lịch sử cụ thể, cuốn sách đã đƣa ra 6 bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng lực lƣợng CAND. Đây là công trình công trình tổng kết lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân nên những nội dung của công trình đều mang tính khái quát cao. Đồng chí Trần Quốc Hoàn về công tác Công an [42] là một công trình khá công phu trong việc tập hợp một cách có hệ thống những bài viết, bài nói của cố Bộ trƣởng Trần Quốc Hoàn trong suốt 28 năm lãnh đạo ngành Công an nhân dân Việt Nam. Cuốn sách đƣợc xuất bản nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của cố Bộ 10 trƣởng Trần Quốc Hoàn (23/01/1916 – 23/01/2011) đã trở thành tài liệu quan trọng cho cán bộ, chiến sĩ CAND tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong sự nghiệp đảm bảo ANTT trong tình hình mới. Cuốn sách đƣợc biên soạn gồm 16 vấn đề cơ bản về công tác nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực đƣợc cố Bộ trƣởng trình bày tại các Đại hội Đảng toàn quốc, các Hội nghị chuyên đề… mang tính lý luận và giá trị thực tiễn cả trong giai đoạn hiện nay. Thế hệ chiến sĩ Công an không cấp hàm [140] do ông Nguyễn Mạnh Hùng kể, nhà báo Đinh Việt Dũng ghi. Thể hiện lịch sử một cách sinh động bằng thể ký – tƣ liệu đã đem đến cho ngƣời đọc bức tranh chân thực về cuộc sống, công tác và chiến đấu, đặc biệt về công tác xây dựng lực lƣợng CAND về các nội dung xây dựng Đảng, giáo dục chính trị - tƣ tƣởng, giáo dục – đào tạo của thế hệ CBCS ngành Công an từ ngày thành lập đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Văn hóa ứng xử trong Công an nhân dân [151] do PGS, TS. Hoàng Thị Bích Ngọc chủ biên là một trong những cuốn sách chuyên khảo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của CBCS Công an nói chung và lực lƣợng Công an thƣờng xuyên tiếp xúc với dân nói riêng. Bằng những phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hóa và phƣơng pháp lịch sử cụ thể, nhóm tác giả đã mang đến cho ngƣời đọc cách nhìn đẩy đủ và hệ thống hơn về những vấn đề liên quan đến văn hóa giao tiếp nói chung và văn hóa giao tiếp trong CAND nói riêng; đồng thời đề ra các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa giao tiếp của ngƣời CBCS, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của ngƣời chiến sĩ CAND trong lòng nhân dân. Bài viết của Trần Đại Quang: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân” [209], đã khẳng định tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là một chỉnh thể thống nhất, sâu sắc và toàn diện về yêu cầu, nhiệm vụ, đối tƣợng đấu tranh, phƣơng châm hành động, biện pháp công tác, mục tiêu phấn đấu, cống hiến, tu dƣỡng, rèn luyện, chuẩn mực đạo đức, lối sống của CBCS Công an vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Học tập và thực hiện sáu điều Bác Hồ 11 dạy Công an nhân dân đã trở thành phong trào thi đua rộng lớn, liên tục trong Công an nhân dân suốt 70 năm qua, luôn là nội dung trọng tâm công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng của lực lƣợng Công an nhân dân trong các giai đoạn cách mạng trƣớc đây cũng nhƣ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, ở đâu, khi nào, CBCS Công an quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc những lời dạy của Hồ Chí Minh, thì ở đó, khi đó, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm, cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân đƣợc giữ vững, Công an đƣợc nhân dân tin yêu, cấp ủy, chính quyền tin cậy, các cấp, các ngành đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong lực lượng Công an nhân dân hiện nay [45] là Công trình ra đời nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam, là sự tập hợp các bài viết đƣợc tổ chức trong Hội thảo khoa học “Công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng trong lực lƣợng Công an nhân dân hiện nay”. Các bài viết trong Hội thảo đã tập trung làm rõ quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, ngành Công an về công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng, làm rõ thực trạng công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng trong Công an nhân dân, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng trong lực lƣợng CAND. Tác giả của các bài viết trong hội thảo nói trên hoặc là những nhà nghiên cứu đã từng làm trong ngành Công an, hoặc là những chuyên gia nghiên cứu về công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng có uy tín; do đó, có những ƣu thế trong khai thác tƣ liệu, trong nhận định, đánh giá công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng của ngành Công an với cái nhìn của ngƣời tham gia và chứng kiến. Bên cạnh đó, tác giả các bài viết trong công trình trên cũng đi tiên phong trong việc đổi mới những phƣơng pháp quan trọng trong giáo dục chính trị - tƣ tƣởng trong lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới. Mở đầu công trình là bài viết “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới” của 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất