Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luật Dân sự 2: Bài tập nhóm về Pháp luật Tài sản...

Tài liệu Dân sự 2: Bài tập nhóm về Pháp luật Tài sản

.DOC
31
704
126

Mô tả:

Bài tập nhóm môn Dân sự 2 về Pháp luật tài sản
PHÂN LOẠI TÀI SẢN Lớp : Dân sự 2 Nhóm : 0 Tài sản là một chế định quan trọng được quy định trong BLDS của các quốc gia. Trong đó việc phân loại tài sản có ý nghĩa rất lớn tới các chế định khác trong BLDS. Bởi lẽ, xét về mặt kinh tế- xã hội tài sản là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt phục vụ sự phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Về mặt lý thuyết, tài sản là đối tượng của quyền sở hữu. Việc phân loại tài sản liên quan đến nhiều nội dung khác cần có sự điều chỉnh của pháp luật: Xác định quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, thực hiện nghĩa vụ dân sự, quy định về các loại giao dịch dân sự. Có nhiều cách phân loại tài sản chung trên thế giới, nhưng tựu chung lại thì có hai cách phân loại sau: Cách 1: Bất động sản và động sản Cách 2: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình. A. ĐỘNG SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN. I. Khái quát chung. Việc phân loại tài sản liên quan đến rất nhiều nội dung khác cần sự điều chỉnh của pháp luật như : xác đinh quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, thực hiện nghĩa vụ dân sự,quy định về các loại giao dịch dân sự liên quan đến tài sản(thừa kế, hợp đồng dân sự..). có nhiều cách thức để phân loại tài sản, và pháp luật của nhiều nước trên thế giới trước tiên dựa vào yếu tố tự nhiên không thể di dời được của tài sản để phân thành động sản và bất động sản Phân loại tài sản thành động sản và bất động sản được hình thành thành từ thời La Mã cổ đại Cách phân loại này ảnh hưởng đến pháp luật của các nước trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa mà tiêu biểu nhất là BLDS Pháp 1809 và BLDS Đức 1900 Mặc dù có những điểm riêng biệt nhưng hầu hết các nước theo hệ thống pháp luật Civil law đều phân chia bất động sản thành những loại chính như sau: Loại thứ nhất : bao gồm những vật do bản chất tự nhiên mà không thể di dời trong không gian như đất đai, sông hồ, nhà cửa và các công trình kiến trúc gắn với các đối tượng trên 1 Loại thứ 2: là BĐS do pháp luật quy định mặc dù xét về bản chất thì những tài sản này có thể di dời được nhưng vẫn được xem là BĐS vì sự hiện diện của tài sản này làm tăng thêm giá trị của BĐS. Vd: trang thiết bị trong nhà xưởng. nội thất trong nhà ở Loại thứ 3: các quyền đối với BĐS. Quyền gắn với đất đai như quyền đối với BĐS liền kề, quyền địa dịch, quyền thế chấp các tài sản là BĐS Đối với tài sản là động sản thì hầu hết luật dân sự các nước dùng phương pháp loại trừ. Tài sản nào không phải BĐS thì mặc nhiên là động sản Không đưa ra một định nghĩa về khái niệm tài sản, BLDS của Tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ) đã dựa vào phân loại tài sản để xác định khái niệm tài sản như sau: “Điều 448. Phân loại tài sản Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; tài sản hữu hình và tài sản vô hình; và động sản và bất động sản”. Điều luật này đã phân loại tài sản theo ba cách dựa trên các căn cứ khác nhau: Thứ nhất, căn cứ vào chủ sở hữu, tài sản được chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; thứ hai, căn cứ vào việc có hay không có đặc tính vật lý, tài sản được chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình; thứ ba, căn cứ vào đặc tính di dời hay không di dời được của tài sản hữu hình và các quyền được thiết lập trên đó hay không được thiết lập trên đó, tài sản được chia thành động sản và bất động sản. BLDS Québec (Canada) đưa ra một định nghĩa khái niệm tài sản cũng dựa trên các phân loại tài sản như sau: “Điều 899. Tài sản, dù hữu hình hay vô hình, được phân chia thành bất động sản và động sản”. Chúng ta cũng bắt gặp các định nghĩa tài sản tương tự của các luật gia thuộc Common Law. Chẳng hạn Deluxe Back’s Law Dictionary giải nghĩa: Tài sản là một từ được sử dụng chung để chỉ mọi thứ là đối tượng của quyền sở hữu, hoặc hữu hình hoặc vô hình, hoặc bất động sản hoặc động sản. Ta cũng có thể bắt gặp cách định nghĩa tài sản khác mà các luật gia Common Law thường sử dụng, như: “Theo định nghĩa rộng về tài sản như một mớ quyền (a bundle of rights), tài sản là bất kể những gì có khả năng sở hữu, hoặc bởi cá nhân, tập thể hoặc cho lợi ích của người khác”. Các định nghĩa như vậy về tài sản thường nhấn mạnh tới tài sản là một mớ quyền được thiết lập trên vật có hiệu lực chống lại những người khác. Tại đây, người ta thể hiện quan niệm tài sản là các mối 2 quan hệ giữa người với người liên quan tới vật, hơn là nhấn mạnh tới vật có đặc tính vật lý hay vật chất liệu như BLDS 2005. Ở Việt nam BLDS 1995 phân chia tài sản làm động sản và bất động sản. Sự phân chia này được dựa trên cơ sở như sau : Thứ nhất : dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản. khoản 1 Điều 181 BLDS 1995 khẳng định “ Bất động sản là các tài sản không thể di dời được” . tính ‘không thể di dời được’ dược hiểu là tài sản đó không thể chuyển dịch một cách cơ học trong không gian. Thứ hai; các tài sản là bất động sản không phải là đất đai có 1 đặc điểm chung là tài sản đó trực tiếp hay gián tiếp gắn với đất đai, như nhà ở, công trình xây dựng,cây cối gắn với đất, tài sản gắn với nhà ở và công trình xây dựng. Trong quá trình đóng góp ý kiến sửa đổi BLDS 1995, các ý kiến đống góp thảo luận cho rằng nên bỏ cụm từ ‘không di dời được’ vì các quy định về tài sản nào là bất động sản được kê ngay sau đó đã thể hiện rõ tính chất này , hơn nữa không chỉ nhà với mục đích để ở mới là bất động sản , mà bất kỳ nhà dược sử dụng để ở hay với mục đích kinh doanh , văn phòng hay trụ sở làm việc nếu được gắn cố định với đất đểu cần được khẳng định là bất động sản. Đến BLDS 2005 Điều 174 đã thể hiện quy định về phân chia động sản và bất động sản theo hướng trên. II. BẤT ĐỘNG SẢN: Căn cứ vào điều 174 BLDS năm 2005 cơ sở để coi một tài sản là bất động sản chủ yếu dựa vào đặc tính tự nhiên không di dời được của tài sản. bất động sản là các tài sản bao gồm: 1. Đất đai 2. Nhà, công trình gắn liền với đất đai kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó 3. Các tài sản khác gắn liền với đất đai. 4. Các tài sản khác do pháp luật quy định a. Đặc điểm của bất động sản : - Tính cá biệt và khan hiếm: Đặc điểm này của BĐS xuất phát từ tính cá biệt và tính khan hiếm của đất đai. Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bề mặt trái đất là có hạn. Tính khan hiếm cụ thể của đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng, địa phương, lãnh thổ v.v.. Chính vì tính khan hiếm, tính cố định và không di dời được của đất đai nên hàng hoá BĐS có tính cá biệt. - Tính bền lâu: Do đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói mòn, vùi lấp. Đồng thời, các vật 3 kiến trúc và công trình xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Vì vậy, tính bền lâu của BĐS là chỉ tuổi thọ của vật kiến trúc và công trình xây dựng. Cần phân biệt “tuổi thọ vật lý” và “tuổi thọ kinh tế” của BĐS. Tuổi thọ kinh tế chấm dứt trong điều kiện thị trường và trạng thái hoạt động bình thường mà chi phí sử dụng BĐS lại ngang bằng với lợi ích thu được từ BĐS đó. Tuổi thọ vật lý dài hơn tuổi thọ kinh tế khá nhiều vì nó chấm dứt khi các kết cấu chịu lực chủ yếu của vật kiến trúc và công trình xây dựng bị lão hoá và hư hỏng, không thể tiếp tục an toàn cho việc sử dụng. - Tính chịu ảnh hưởng lẫn nhau: BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS này có thể bị tác động của BĐS khác. Đặc biệt, trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cáo giá trị sử dụng của BĐS trong khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng BĐS này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của BĐS khác là hiện tượng khá phổ biến. Các tính chất khác: _ Tính thích ứng _ Tính phụ thuộc vào năng lực và quản lí _ Mang nặng yếu tố tập quán, thị yếu và tâm lí xã hội. b. Hình thức bất động sản: Căn cứ vào điều 174 BLDS 2005 có thể thấy 3 hình thức bất đô nô g sản:  Bất đô nô g sản do đă cô tính tự nhiên  Các đô nô g sản trở thành bất đô nô g sản vì mục đích sử dụng chung.  Bất đô nô g sản do pháp luâ ôt quy định +Bất đô ông sản do đă ôc tính tự nhiên, được hiểu là tài sản không thể di dời được do bản chất tự nhiên cấu tạo nên tài sản đó bao gồm: - Đất đai: đất đai trong giao lưu dân sự được xác định bằng diê ôn tích đất cùng với vị trí của mảnh đất đó. điều này được thể hiê ôn trên bản đồ địa chính, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhâ nô thông qua quyết định giao đất, giấy chứng nhâ nô quyền sử dụng đất đó. - Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai: nhà, công trình xây dựng trên đất cũng được coi là dạng bất đô nô g sản do đă cô tính tự nhiên nếu nó được xây dựng gắn liền với 4 đất bằng mô ôt kết cấu chă ôt chẽ chứ không phải đơn thuần là đă tô trên đất. vì vâ ôy mô ôt lều xiếc hay lán chợ dựng tạm không được coi là bất đô nô g sản. - Cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất : khoáng sản, cây cối hoa màu trên đất cúng được coi là bất đô nô g sản chừng nào người ta chưa khai thác, chă ôt cây hay thu lượm. nếu chúng được tách ra khỏi đất thì chúng trở thành đô nô g sản. +Các đô ông sản trở thành bất đô ông sản vì mục đích sử dụng chúng Tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất đô nô g sản. thông thường viê ôc gắn mô ôt đô nô g sản vào nhà, công trình xây dựng mô ôt mă tô phải nhằm tạo mô ôt chỉnh thể thống nhất phục vụ cho mục đích sử dụng nhà, công trình đó, mă ôt khác, viê ôc gắn đô nô g sản vào nhà, công trình xây dựng phải do người có quyền (quyền sở hữu hoă ôc quyền năng khác) đối với nhà, công trình đó thực hiê ôn. hơn nữa, viê ôc gắn liền phải mang tính chất kiên cố, không thể tháo ra mà không làm hư hại hoă ôc mất vẻ my quan của nhà công trình. VD: hê ô thống điê nô nước trong nhà… +Bất đô ông sản do pháp luâ ôt quy định Ngoài những tài sản là bất động sản kể trên, khi cần thiết, bằng các văn bản pháp luật cụ thể, pháp luật có thể quy định những tài sản khác là bất động sản. Điểm d, khoản 1 Điều 174 BLDS đã quy định “…bất động sản có thể còn là các tài sản khác do pháp luật quy định”. Ví dụ quyền sử dụng đất được xác định là bất động sản, đây chính là việc thừa nhận khái niệm quyền có tính chất bất động sản. III. ĐỘNG SẢN: Bô ô luâ ôt dân sự Viê ôt Nam 2005 không đưa ra khái niê ôm về bất đô nô g sản và đô nô g sản mà chỉ liê ôt kê tài sản nào là bất đô nô g sản rồi dùng phương pháp loại trừ, BLDS quy định “ đô nô g sản là những tài sản không phải là bất đô nô g sản” (K2-Đ174- BLDS 2005) Theo bô ô luâ ôt dân sự chế đô ô Sài Gòn cũ tại các điều 370, 371, 372 có quy định: đô nô g sản được chia thành 2 loại là đô nô g sản vì bản chất và đô nô g sản vì luâ ôt định: 5 Đô ông sản vì bản chất là những tài sản có thể di chuyển hoă ôc tự ý di chuyển như súc vâ ôt hoă ôc do đô nô g lực ngoài như các vâ ôt vô tri. Đô ông sản vì luâ ôt định được coi là : - Các quyền đối vật trên những động sản và các tố quyền nhằm truy sách một vật quyền trên động sản; - Các cổ phần, phần hùn và tiền lãi trong một hội thương sự hay dân sự, dù tài sản của hội gồm cả bất động sản; - Các sản nghiệp thương mại; - Các trái quyền và niên kim; - Quyền sở hữu văn chương, my thuật hay ky nghệ. Trên cơ sở điều 174 BLDS 2005tài sản có thể chuyển từ bất động sản sang động sản và ngược lại . Ví dụ các thiết bị trong nhà hay công trình xây dựng khi được gắn chặt với ngôi nhà , hay công trình xây dự thì các thiết bị này được coi là bất động sản , khi tháo rời ác thiết bị này ra khỏi ngôi nhà hoặc công trình xây dựng chúng bị mất đi tính chất của một bất động sản là ‘không thể di dời được’ vì vậy chúng lại trở thành động sản. Chính từ khuynh hướng các tài sản đó luôn luôn có sự chuyển dịch nên trong các giao dịch liên quan đến tài sản là động sản và bất động sản thì các chủ sở hữu phải cần có các thỏa thuận rõ ràng, tránh xảy ra tranh chấp. Như vậy có thể thấy BLDS Việt Nam quy định về ĐS và BĐS có nhiều nét tương đồng với BLDS các nước trong hệ thống pháp luật Civil Law Ý nghĩa của viê êc phân biê êt đô êng sản - bất đô êng sản - Hê ô thống đăng kí tài sản: đối với tài sản là bất đô ông sản, về nguyên tắc, để được công nhâ ôn là chủ sở hữu, người có bất đô ông sản phải đăng kí quyền sở hữu - điều 167 BLDS 2005. quy định này dẫn đến hê ô luỵ quan trọng trong giao dịch dân sự: viê ôc chuyển quyền sở hữu đối với bất đô nô g sản, về nguyên tắc, chỉ có hiê ôu lực kể từ thời điểm đăng 6 kí quyền sở hữu, trong khi đó, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với đô nô g sản là kể từ khi tài sản được chuyển giao. - Xác lâ ôp quyền sở hữu theo thời hiệu. Theo điều 247 BLDS 2005, người chiếm hữu, người được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu của tài sản đó kể từ thời điển chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản chiếm hữu là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước. - Tố tụng: xác định thẩm quyền của toà án nhân dân trong giải quyết tranh chấp. theo quy định tại điều 35 BLTTDS, các tranh chấp về bất đô nô g sản thuô ôc thẩm quyền của tòa án nơi có bất đô nô g sản - Bảo vê ô quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 138 BLDS; quyền đòi lại tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình theo quy định tại Điều 257 BLDS; chuộc lại tài sản đã bán theo quy định tại Điều 642 BLDS… - Xác định luâ ôt áp dụng cho giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài : như việc xác định luật áp dụng cho một giao dịch. Chẳng hạn, hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam ( Khoản 2 Điều 769 BLDS 2005). B. TÀI SẢN HỮU HÌNH (VẬT) & TÀI SẢN VÔ HÌNH (QUYỀN TÀI SẢN) I. TÀI SẢN HỮU HÌNH (VẬT) 1, Khai niêm ê Dưới góc đô ô pháp lí, mô tô vâ ôt có thực của thế giới vâ ôt chất chỉ trở thành tài sản nếu nó được sở hữu hoă ôc có thể sử hữu được. Để có thể được sở hữu, “vâ ôt với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đă ôc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao Klưu dân sự”. vì vâ ôy, có nhiều dạng vâ ôt chất không thể là đối tượng của giao lưu dân sự hoă ôc có thể chỉ là đối tượng của giao lưu dân sự trong những điều kiê ôn nhất định. Ví dụ như không khí, nước biển,… 2 Phân loại 7 a, Vâ êt không thể sở hữu được và vâtê có thể sở hữu được. Theo tính chất có thể sở hữu được hay không, vâ ôt bao gồm hai loại: vâ ôt không thể sở hữu được và vâ ôt có thể sở hữu được. - Vâtê không thể sở hữu được (hay còn gọi là vâ ôt chung) Trong thế giới vâ ôt chất tồn tại những vâ ôt chung cho tất cả mọi người như không khí, ánh sáng, nước biển…mà không thể sở hữu được, bởi vì không thể sở hữu được nên các vâ ôt chung này không được coi là tài sản. Tuy nhiên nếu không khí được đem đóng bình, nước khoáng được đóng vào chai…thì lại được coi là tài sản. Để bảo vê ô lợi ích chung của cả cô ông đồng, những vâ ôt chung này có thể được các nước bảo vê ô bằng những quy định riêng. - Vâ êt có thể sở hữu được: bao gồm vâ ôt đã có chủ sở hữu và vâ ôt vắng chủ + Vâ ôt đã có chủ sở hữu: là vâ ôt thuô ôc sở hữu của mô ôt chủ thể nhất định. + Vâ ôt vắng chủ: vâ ôt chưa có chủ và vâ ôt vô chủ.  Vâ ôt chưa có chủ: là những vâ ôt (đô nô g sản) tồn tại trong tự nhiên, có thể sở hữu được nhưng chưa được ai sở hữu. Không có khái niê ôm bất đô nô g sản chưa có chủ vì bất đô nô g sản chưa có chủ sẽ thuô ôc về nhà nước. Tuy nhiên pháp luâ ôt Viê ôt Nam không đề câ pô tới khái niê m ô vâ tô chưa có chủ.  Vâ ôt vô chủ: điều 239 BLDS 2005 “vâ ôt vô chủ là vâ ôt mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vâ ôt đó”. Về nguyên tắc, chủ sở hữu phải bô ôc lô ô công khai viê ôc từ bỏ tài sản thông qua các hình thức như bằng hành vi , lời nói hoặc văn bản. Ví dụ, viê ôc ném các đồ vâ ôt cũ vào các túi đựng rác và đem vứt bỏ được xem là chủ sở hữu đã công khai từ bỏ quyền sở hữu đối với những tài sản này. Ngoài ra, BLDS 2005 còn quy định về vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239 khoản 2); vật bị chôn giấu, bị chìm đắm (Điều 240), vật bị đánh rơi, bị bỏ quên (Điều 241). ** Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại: - Việc phân loại thành vật không thể sở hữu được và vật có thể sở hữu được sẽ làm cơ sở trong việc xác định quyền sở hữu đối với vật. 8 VD: Điều 239 BLDS: Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ và vật không xác định được chủ sở hữu: “ 1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bnất động sản thì thuộc Nhà nước. 2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Ủy ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”. Tham khảo thêm điều 240-244 BLDS 2005. - Làm căn cứ để xác định việc chấm dứt hay một số chế định khác liên quan đến quyền sở hữu: VD: Điều 250 BLDS “ . Tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu Khi vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các điều từ Ðiều 241 đến Ðiều 244 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt. Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu đã được xác lập theo quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật này thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.”. Tham khảo thêm điều 249. b, Theo tiêu chí kinh tế: Theo tiêu chí kinh tế: Vật cùng loại và vật đặc định Vật tiêu hao và vật không tiêu hao Vật chia được- vật không chia được Vật chính- vật phụ Vốn, hoa lợi và lợi tức Vật đồng bộ 9 * Vật cùng loại và vật đặc định. (Điêu 179 BLDS 2005) Dựa vào các dấu hiệu phân biệt của vật ta có: - Vật cùng loại: Là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật này mất có thế thay thế bằng một vật khác cùng loại Ví dụ: tiền, gạo, thóc…… - Vật đặc định: Là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về kí hiệu, màu sắc, chất liệu, vị trí..v..v.. vật không thể thay thế bởi nó là duy nhất Ví dụ: Một bức tranh, một chiếc xe ô tô của của A…. + Vật đặc định độc nhất: Là vật chỉ tồn tại duy nhất một cái mà không có cái thứ hai. + Những vật mà trước đó là vật cùng loại nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà con người đã thêm các ký hiệu vào để nó thành duy nhất. Ý nghĩa: Trong việc xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch dân sự. Việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự do bù trừ nghĩa vụ cũng chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau. * Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điêu 178 BLDS 2005) Cơ sở phân chia: dựa vào đặc tính và giá trị của tài sản sau khi sử dụng. Về phương diện vật lý, mọi vật khi sử dụng đều bị hao mòn. Chính vì vậy, việc chia vật tiêu hao và vật không tiêu hao chỉ mang tính chất tương đối. - Vật tiêu hao: Là vật khi đã qua sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được hình dáng, tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Việc mất đi này có thể về phương diện vật chất hoặc phương diện pháp lý. VD: gạo, nước..v..v. - Vật không tiêu hao: Là những vật qua nhiều lần sử dụng mà cơ bản vẫn còn giữ được tính năng, hình dạng ban đầu. VD: ô tô, xe máy..v..v.. Ý nghĩa: xác định đúng đối tượng của hợp đồng thuê hay mượn tài sản. Chỉ vật không tiêu hao mới là đối tượng cả hợp đồng này. Vì tính chất hợp đồng là người thuê và người mượn tài sản phải hoàn trả tài sản thuê, mượn khi hết hạn hợp đồng. * Vật chia được và vật không chia được. (Điêu 177 BLDS 2005) Cơ sở phân chia: Dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật khi được chia ra thành nhiều phần nhỏ. - Vật chia được: Là vật khi bị chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. VD: xăng, gạo..v…v 10 - Vật không chia được: là vật khi chia thành nhiều phần nhỏ thì mỗi phần không thể có được tính chất cũng như tính năng sử dụng ban đầu của vật. VD: đồng hồ, ô tô.v…v.. * Vật chính và vật phụ. (Điêu 176 BLDS 2005) Cơ sở: Dựa vào mối liên hệ , phụ thuộc vào công dụng của vật đối với nhau. - Vật chính: Là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vd: ti vi, điều hòa…..v..v.. - Vật phụ: Là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Ý nghĩa của việc phân loại: - Xác định đúng nghĩa vụ giao vật: Vật phụ luôn đi kèm và có ý nghĩa trong việc khai thác công dụng của vật chính nên trong trường hợp có nghĩa vụ giao vật chính thì phải giao kèm vật phụ. Tuy nhiên, vì vật chính và vật phụ có thể tồn tại độc lập với nhau, trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác như chỉ giao vật chính không giao vật phụ thì có thể tuân theo thỏa thuận đó. - Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập tài sản. * Vốn, Hoa lợi, Lợi tức (Điêu 175 BLDS 2005) - Vốn: là những tài sản được thể hiện dưới dạng tài sản gốc Ví dụ: nhà, đất đai… - Hoa lợi: là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ: cây ra trái, gia súc sinh con. - Lợi tức: Là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản chứ khoog phải tài sản tự sinh ra. Ví dụ: lãi xuất tiết kiệm, tiền thuê nhà, lợi nhuận thu được từ cổ phiếu Ý nghĩa của việc phân loại: - Có ý nghĩa trong việc xác định quyền và lợi ích của người chiếm giữ, sử dụng tài sản. Về nguyên tắc thì hoa lợi sẽ thuộc chủ sỏ hữu của tài sản, lợi tức sẽ thuộc về người có quyền sử dụng hợp pháp tài sản đó. Do đó, khi thuê, mượn tài sản thì hoa lợi thuộc chủ sở hữu của tài sản, còn lợi tức thuộc người sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác * Vật đồng bộ và vật không đồng bộ. (Điêu 180 BLDS 2005) Cơ sở phân chia: Dựa trên sự hợp nhất, ăn khớp giữa các bộ phận, các phần của vật. - Vật đồng bộ: Là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần, bộ phận không sử dụng đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. 11 - Vật không đồng bộ: Vật không đồng bộ là những vật mà có sự tách rời, không hợp nhất của các bộ phận, mà khi tách ra riêng lẻ các bộ phận đó vẫn hoạt động được hay gia strị sử dụng không bị giảm sút. Ý nghĩa phân loại: Có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ chuyển giao vật. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành trừ trường hợp có thỏa thuận khác. ( Khoản 2 điều 180). II. TÀI SẢN VÔ HÌNH (QUYỀN TÀI SẢN) Như trên đã nêu, tài sản hữu hình là tất cả những vật có thể sở hữu được và có thể sờ được, nhìn thấy được và có thể kiểm soát được về phương diện vật lý. Ngược lại, tài sản vô hình là những tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không sờ mó được. Thực chất đó là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn được gọi là vật quyền, hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá bằng tiền. 1. Khái niệm: Khái niệm quyền tài sản đã được đưa vào BLDS năm 1995, và đến BLDS 2005 thì quy định trong Điều 181: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong GDDS, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” Thông qua khái niệm về quyền tài sản trong BLDS 2005 thấy rằng quyền tài sản có thể được hiểu là xử sự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các nhà lập pháp đã giải thích rằng quyền tài sản là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có được một tài sản (quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phát minh, sáng chế kiểu dáng công nghiệp…) Quyền tài sản hay tài sản vô hình là những tài sản thể hiện bằng những lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất nhưng tạo ra những quyền, những ưu thế và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng. 2. Đặc điểm: * Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền (quyền sở hữu trí tuệ, sử đất…); có thể dùng là đối tượng trong giao lưu dân sự hoặc là quyền của chủ thể trong một số quan hệ dân sự tuyệt đối. * Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình * Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.) * Mang giá trị khác với giá trị sử dụng thông thường. Gía trị của tài sản vô hình gắn với những yếu tố thuộc về tâm lý, do vậy giá trị của nó phụ thuộc vào đời sống nhân dân, 12 thời điểm và ảnh hưởng của phần tài sản vô hình tác đọng đến họ trong thời điểm đó và vị thế của họ trong xã hội. Gía trị đó có thể định lượng được * Gắn liền với chủ thể nhất định và mang lợi ích của chủ thể 3. Phân loại: Khái niệm tài sản vô hình ( quyền tài sản) còn ít được đề cập đến trong khoa học pháp lý Việt Nam. Dưới đây là cách phân loại về quyền tài sản theo khoa học pháp lý của một số nước trên thế giới trên thế giới. Quyền tài sản bao gồm: Quyền đối vật ( vật quyền), quyền đối nhân ( trái quyền) , quyền sở hữu trí tuệ. a. Quyền đối vật: *) Khái niệm: Là quyền cho phép một người hưởng các quyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối một vật mà không cần vai trò của một người khác. Ví dụ: Chủ một ngôi nhà có thể cư ngụ tại ngôi nhà đó hoặc cho thuê. Chủ sở hữu một trang sức có thể đeo nó hoặc cất đi…. *) Phân loại: Như đã nói trên, khái niệm tài sản vô hình ( quyền tài sản) nói chung và khái niệm vật quyền nói riêng còn ít được đề cập đến trong khoa học pháp lý Việt Nam nên ta có thể áp dụng cách phân chia của một số nước trên thế giới mà Việt Nam cũng có một số quyền tương tự: - Quyền đối vật chính: gồm các quyền mà việc thực hiện tác động một cách trực tiếp lên tính trạng vật chất của đối tượng. Quan trọng nhất trong các quyền đối vật chính là quyền sở hữu. Các quyền đối vật chính còn lại là kết quả của sự phân rã quyền sở hữu thành những yếu tố rời: quyền hưởng hoa lợi, quyền dùng và ở, quyền bề, quyền được phục vụ - Quyền đối vật phụ: Là các quyền đối với một tài sản là đối tượng nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó. VD: quyền được hưởng các biện pháp cầm cố, thế chấp đối với tài sản cầm cố, thế chấp…v..v *) Đặc điểm: - Vật quyền mang tính tuyệt đối theo nghĩa tất cả những người khác trong xã hôi phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền năng của chủ sở hữu đối với vật này, cũng như người này được thực hiện các quyền trực tiếp đối với tài sản. - Trong quan hệ vật quyền, người có quyền có thể trực tiếp khai thác tài sản và có quyền đồi lại tài sản dù tài sản nằm trong tay ai. b. Quyền đối nhân (Trái quyền) *). Khái niệm: 13 Là quyền của một người, được phép yêu cầu một người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với mình. Đó có thể là nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản.Thông thường quyền đối nhân phát sinh từ quan hệ hợp đồng nhưng cũng có thể phát sinh do những căn cứ khác do pháp luật quy định. Ví dụ: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng *) Đặc điểm: - Trái quyền mang tính chất tương đối, nó chỉ mối quan hệ giữa người có quyền và người có nghĩa vụ, chỉ có hiệu lực tương đối giữa hai người. - Trong quan hệ trái quyền, người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện chứ không có quyền cụ thể đối với tài sản của người có nghĩa vụ. - Điều 181 BLDS 2005 quy định “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự”. Như vậy theo luật Việt Nam,nếu quan hệ trái quyền có thể tính được thành tiền và chuyển giao được thì trái quyền đó mới là quyền tài sản. - Trong một số trường hợp, trái quyền thể hiện dưới dạng những quyền nhân thân có thể tính được thành tiền như quyền yêu cầu trợ cấp,cấp dưỡng hay quyền đòi bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại,người thân thích của nạn nhân (Điều 609,610,611 BLDS) nhưng không thể chuyển giao cho người khác được vì gắn liền với nhân thân của người có quyền. - Ðối tượng của quan hệ nghĩa vụ: Tuỳ theo tính chất của quan hệ, đối tượng của nghĩa vụ có thể thuộc một trong ba nhóm: làm một việc (giao một món hàng, sửa chữa một chiếc xe máy, xây dựng một căn nhà,…), không làm một việc (không quấy nhiễu người thuê trong việc sử dụng tài sản thuê, giữ bí mật đối với những gì mình biết về khách hàng,…) hoặc chuyển quyền sở hữu đối với một vật (đặc định, cùng loại hoặc một số tiền). - Thực hiện nghĩa vụ: Giả sử người có nghĩa vụ không tự giác thực hiện nghĩa vụ. + Nếu đó là nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu, thì trong luật của Pháp, quyền sở hữu được chuyển giao ngay khi giữa các bên đã trao đổi sự ưng thuận, người nhận chuyển nhượng có thể thiết lập tình trạng chiếm hữu đối với tài sản thông qua các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu; + Nếu đó là nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc, thì cần phân biệt: > Trong trường hợp việc thực hiện đúng nghĩa vụ có thể đạt được mà không cần sự tham gia của người có nghĩa vụ, thì người có quyền có thể nhờ người khác làm và buộc người có nghĩa vụ trước đó phải thanh toán chi phí. > Trong trường hợp việc thực hiện đúng nghĩa vụ đòi hỏi sự tham gia của người có nghĩa vụ, thì người có quyền có thể lựa chọn giữa yêu cầu phạt chậm thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại. **** So sánh quyền đối vật và quyền đối nhân: 14 Trên thế giới, vào đầu thế kỉ XX, nhiều nhà luật học đã đưa ra những quan điểm nhằm cố gắng xoá bỏ ranh giới giữa quyền đối vật và quyền đối nhân bằng cách xây dựng các học thuyết trái ngược. Tuy nhiên có những quyền thực hiện một cách trực tiếp trên vật mà không cần đến vai trò của người thứ ba và có những quyền khác mà tính hiệu quả lệ thuộc chủ yếu vào khả năng thanh toán và lòng trung thực của một hoặc nhiều người được chỉ định rõ (gọi là người có nghĩa vụ). Nói cách khác, sự phân biệt giữa quyền đối vật và quyền đối nhân vẫn cần thiết trong luật La Tinh như là điểm xuất phát của quá trình xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quy tắc đa dạng và hợp lý áp dụng cho những quyền có giá trị tài sản có đặc điểm cơ bản không giống nhau. Do vậy chúng ta có thể phân biệt quyền đối vật và đối nhân dựa trên những điều cơ bản sau: Thứ nhất: Vật quyền mang tính cách tuyệt đối theo nghĩa tất cả những người khác trong xã hội có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền năng của người được hưởng vật quyền và người này thực hiện các quyền trực tiếp đối với tài sản. Trái lại trong quan hệ nghĩa vụ,trái quyền mang tính chất tương đối chỉ mối quan hệ người có quyền và người có nghĩa vụ về mặt nguyên tắc,nó chỉ có hiệu lực tương đối giữa 2 người mà thôi. Thứ hai: Trong quan hệ vật quyền người có quyền có thể trực tiếp khai thác tài sản và có quyền đòi lại tài sản (hay còn gọi là quyền truy sách) dù tài sản đang nằm trong tay ai. Ví dụ: A bán nhà cho B trong khi B không biết thực chất ngôi nhà này là tài sản thừa kế chưa chia và thuộc sở hữu chung của A và các đồng thừa kế khác.Các đồng thừ kế khác khi phát hiện người mua bán này,có thể kiện ra tòa để yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà và đòi lại tài sản thừa kế.Trái lại trong quan hệ trái quyền,người yêu cầu chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tuy nhiên người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ cầm cố thế chấp một tài sản cụ thể để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp này người có quyền ngoài có trái quyền đối với người có nghĩa vụ còn có vật quyền đối với tài sản là đối tượng của thỏa thuận cầm cố,thế chấp. Giả sử trong thời gian thế chấp,tài sản thế chấp bị đem bán cho người khác thì người có quyền có thể yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng mua bán này và lấy lại tài sản thế chấp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ. Vật quyền Trái quyền Là quyền cho phép một người được Là quyền yêu cầu người có nghĩa vụ Khái hưởng các quyền năng trực tiếp và phải làm hoặc không làm một công việc niệm ngay lập tức đối với một vật mà nào đó. không cần vai trò của một người khác Tính chất Mang tính chất tuyệt đối, mọi người có nghĩa vụ tôn trọng. Quan Người có quyền có thể trực tiếp khai hệ thác tài sản và có quyền đòi lại tài sản dù tài sản đang nằm trong tay ai. 15 Mang tính chất tương đối, chỉ có hiệu lực tương đối giữa người có quyền và người có nghĩa vụ. Người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ chứ không có quyền cụ thể đối với tài sản này hay tài sản kia của người có nghĩa vụ. c. Quyền sở hữu trí tuệ: * Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v... Trong số các quyền này có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các nhóm: Nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT). Đó là các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước ta bảo hộ. - Quyền tác giả: (Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá) Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả. Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật. Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá (Điều 4.3 Luật SHTT sửa đổi 2009) - Quyền sở hữu công nghiệp: (Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. (Điều 4.4 Luật SHTT sửa đổi 2009) Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: + Sử dụng, cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. + Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. + Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 4.4 Luật SHTT) 16 - Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu (Điều 4.5 Luật SHTT sửa đổi 2009). Giống cây trồng mới là một quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết bằng sự biểu hiện của các tính trạng do các kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được (Điều 4.24 Luật SHTT). Giống cây trồng mới được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm: Hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong tảo và vi tảo. * Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ: Căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế làm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản trí tuệ nhất định Căn cứ tại (Điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) khoản 1, Điều 739, Bộ luật Dân sự năm 2005) - Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. - Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. - Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: + Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Đề mục này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; + Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; + Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó; + Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh. - Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Đề mục này. 17 d, Theo tiêu chí phân loại khác. - Tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản không đăng ký quyền sở hữu. Theo qui định tại Bộ luật dân sự, quyền sở hữu bao gồm 3 quyền : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. + Quyên chiếm hữu là một khái niệm trừu tượng, được hiểu nôm na là quyền nắm giữ, “chiếm đoạt” và quản lý của cá nhân đối với tài sản của mình. + Quyên sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức - tài sản thuộc sở hữu của mình. Ví dụ một người có chiếc xe máy, thì anh ta (hiển nhiên) có quyền sử dụng chiếc xe đó. + Quyên định đoạt là quyền quyết định về “số phận” của tài sản đó. Cụ thể là quyền chuyển giao hoặc không chuyển giao quyền sở hữu. Ví dụ : người chủ một căn nhà có quyền cho thuê, bán hoặc tặng cho căn nhà của mình cho người khác. Như vậy, nếu đã là chủ sở hữu một tài sản thì người chủ hiển nhiên có và phải có đủ 3 quyền trên. Ngược lại, nếu thiếu một trong 3 quyền trên thì không được pháp luật thừa nhận là chủ sở hữu. Ví dụ : một người có thể đang sử dụng một căn nhà – tức đang có “quyền sử dụng”. Tuy nhiên, vì đây là nhà thuê nên anh ta không có quyền bán căn nhà đó - tức là không có “quyền định đoạt” đối với căn nhà. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi (thuộc 3 quyền trên) theo ý chí của mình đối với tài sản, nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên theo điều Điều 167 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đồng thời, Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như sau: 18 - Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ví dụ : ông A được cha mẹ để lại (qua di chúc) căn nhà mà mình đang ở. Lẽ ra sau khi cha mẹ qua đời ông A phải làm thủ tục kê khai di sản thừa kế để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà - nhưng ông A đã không thực hiện việc đó. Sau đó, có ông B là em ông A kiện đòi chia căn nhà theo dạng tranh chấp về di sản thừa kế. Trong trường hợp này, tờ Di chúc không phải là căn cứ để ông A chứng minh quyền sở hữu của mình đối với căn nhà. Mà việc ai sẽ là chủ sở hữu sẽ do tòa án phán quyết Như vậy, có thể thấy nếu người nào có tài sản thuộc loại phải đăng ký, nhưng vì lý do nào đó mà không hoặc chưa đăng ký – thì về mặt pháp lý, họ vẫn chưa được pháp luật thừa nhận là “chủ sở hữu” của tài sản đó.Bản chất của việc đăng kí quyền sở hữu chính là công khai quyền sở hữu đó. Những tài sản cần phải đăng kí quyên sở hữu đó là bất động sản,và những động sản mà các quy đinh pháp luật khác có yêu cầu phải đăng kí  Đăng kí quyền sở hữu với bất động sản: hiện nay trên thế giới thì có 2 hình thức đăng kí là đăng kí chứng thư, và đăng kí quyền. đó như một cơ chế giúo người mua đất, người nhận thế chấp v.v điề tra thông tin về quyền sở hữu đất của người bán, người thế chấp … Hiện nay ở Việt nam thì thực hiện cả hai quy định trên.Theo đó việc đăng kí bất động sản là việc xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất , chủ sử hữu tài sản gắn liền với đất Một vài quy định về đăng kí bất động sản theo pháp luật bất động sản Điều 46. Đăng ký quyền sử dụng đất Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: 1. Người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2. Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này; 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan