Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dân số vàng và những lợi ích - tác hại của dân số vàng...

Tài liệu Dân số vàng và những lợi ích - tác hại của dân số vàng

.PDF
8
490
56

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG BÀI BÁO CÁO Đề tài: DÂN SỐ “VÀNG” VÀ NHỮNG LỢI ÍCH – TÁC HẠI CỦA DÂN SỐ “VÀNG” Nhóm: 1 - Vũ Minh Tuấn - Mai Quyết Thành - Hồ Sĩ Nhật Minh - Nguyễn Văn Hợp - Trần Dũng Sỹ - Nguyễn Minh Tân - Nguyễn Hoàng Khang ===Tp. Hồ Chí Minh 09-2013=== Dân số “vàng” và những lợi ích- tác hại của dân số vàng” DÂN SỐ VÀNG 1. Đạ t vấn đề Cùng với sự biến đọ ng của lịch sử, dân số Viẹ t Nam đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau với những thay đổi lớn về tỷ suất sinh và tỷ suất tử. Viẹ c tiến hành chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm kiềm chế mức sinh và giảm tỷ lẹ dân số phụ thuọ c đã mang lại co họ i dân số “vàng” cho Viẹ t Nam vào na m 2010. Co họ i dân số “vàng” có ý nghĩa rất quan trọng đối với viẹ c phát triển kinh tế nói chung và vấn đề giải quyết viẹ c làm nói riêng. Đạ c biẹ t trong giai đoạn then chốt 2011 – 2020, khi nu ớc ta đạ t mục tiêu trở thành nu ớc công nghiẹ p theo hu ớng hiẹ n đại và đu ợc xếp vào nhóm các nu ớc có thu nhạ p trung bình thì viẹ c nghiên cứu co họ i dân số “vàng” và tạ n dụng co họ i “vàng” là viẹ c làm hết sức cần thiết. Gọi là "cơ cấu dân số vàng" vì đây là cơ hội, là tiềm năng to lớn nếu biết tận dụng và phát huy sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Cơ hội này chỉ xuất hiện một lần trong suốt lịch sử phát triển của một quốc gia và kéo dài trong khoản thời gian nhất định. Xuất phát từ tình hình thực tế và mong muốn góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã họ i đất nu ớc, bài tìm hiểu co cấu dân số “vàng” ở Viẹ t Nam, phân tích tình hình lực lu ợng lao đọ ng trong thời gian qua, đồng thời đu a ra mọ t số kiến nghị về chính sách giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực, góp phần giải quyết nạn thất nghiẹ p trong thời kỳ này. Bài thuyết trình chúng tôi sẽ đi sâu vào những vấn đề sau: - Khái niệm Dân số Vàng - Tình hình Dân số Vàng nước ta - Lợi ích và tác hại - Tính hình các nước trên thế giới 2. Khái niệm dân số "vàng" +)Dân số “vàng”: Là thời kỳ mà cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc hay nói cách khác là tổng tỷ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50. +)Tổng tỷ suất phụ thuộc: Là đại lượng được xác định bởi số người trong độ tuổi (0-14) cộng với số người trong độ tuổi (65+) chia cho số người trong độ tuổi (15-64). 1 Dân số “Vàng” và những lợi ích- tác hại của dân số “Vàng” Bảng 1:Cấu trúc tuổi của dân số việt nam theo từng giới Tuổi 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85+ Tổng Nam 8,6 8,2 8,8 10,8 10,0 9,2 8,2 7,8 7,0 6,2 4,9 3,2 2,0 1,5 1,3 1,1 0,6 0,4 100,0 Nữ 7,8 7,5 8,1 10,1 9,6 8,9 7,8 7,4 6,9 6,5 5,4 3,7 2,5 2,1 1,9 1,7 1,1 1,0 100,0 Chung 2 giới 8,2 7,8 8,4 10,4 9,8 9,1 8,0 7,6 7,0 6,3 5,1 3,5 2,3 1,8 1,6 1,4 0,8 0,7 100,0 3.Những lợi ích của giai đoạn dân số vàng 3.1 những lợi ích: theo Roos (2004), khi dân số trong giai đoạn "cơ cấu vàng" , nguồn lực đầu tư cho nhóm dân số trẻ sẽ cần ít hơn và có thể được sủ dụng vào phát triển kinh tế và phúc lợi hộ gia đình. Những lợi ích kinh tế có từ sự thay đổi cơ cấu dân số được gọi là "lợi tức dân số" vậy nên đó là mục tiêu mà chính phủ các nước phải tận dụng triệt để khi cơ cấu dân số "vàng". Lợi thế to lớn của "cơ cấu dân số vàng" đem lại chính là nguồn nhân lực dồi dào nếu được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích luỹ lớn cho tương lai của đất nước, đảm bảo an sinh xã hội. 3.2 những ví dụ điển hình trên thế giới: Khu vực Đông Á - Phân tích của nhiều nghiên cứu chỉ ra một số nhân tố cơ bản đóng góp vào tang trưởng của khu vực này , đó là nguồn nhân lực tốt, tăng trưởng việc làm cao, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao. - Giai đoạn phát triển thần kì chứng kiến tỷ lệ chi cho giáo dục và y tế tăng lên nhanh chóng và gắn liền với chúng là sự tăng trưởng mạnh về việc làm và năng suất lao động trong các ngành dịch vụ và sản xuất, cũng như năng suất lao động của khu vực nông nghiệp. Vd: +)Hàn quốc Cơ cấu dân số vàng của Hàn Quốc diễn ra trong vòng 49 năm (1965-2014). Đây cũng chính là giai đoạn Hàn Quôc trải nghiệm tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ đầu những năm 1960 cho đến giữa những năm 1980. Từ một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người 60USD/năm vào năm 1948, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 Châu Á và thứ 13 trên thế giới hiện nay. 2 Dân số “vàng” và những lợi ích- tác hại của dân số vàng” Hình 3: Giai đoạn cơ cấu dân số vàng ở một số nước trên thế giới 3 Dân số “Vàng” và những lợi ích- tác hại của dân số “Vàng” Năm 1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 Singapore 75 77 83 86 73 59 47 42 37 40 41 39 35 36 42 54 68 77 80 79 78 Thái Lan 83 82 87 92 91 85 74 59 50 46 43 42 41 43 45 49 53 52 56 59 62 Indonesia 76 74 76 81 83 82 78 72 66 59 54 51 49 46 44 43 44 47 50 53 56 Malaysia 85 88 95 98 92 85 75 74 70 66 60 56 52 50 48 48 48 48 49 50 53 Philipines 89 93 96 97 93 90 86 83 79 75 70 67 63 59 56 52 50 48 47 47 48 Bảng 2 : Tỷ số phụ thuộc chung khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1950- 2050 Chú thích: Tỷ sô phụ thuộc chung được tính bằng tỷ số giữa dân số trẻ em (0-14) và dân số cao tuổi (65+) với 100 người độ tuổi lao động (15-65) Nguồn: United Nations Việc Singapore tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ cuối những năm 1970 cho tăng trưởng kinh tế thong qua việc tăng mức bao phủ và chất lượng của hệ thống giáo dục là một minh chứng cụ thể. Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lương cho tăng trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát triển của một số ngành sản xuất chủ lực. 3. Những mặt trái khi không tận dụng được giai đoạn dân số vàng 3.1 phân tích: Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần cho phát triển, tự thân nó không tất yếu đem lại tác động tích cực. Ngược lại, nếu như lực lượng lao động dồi dào ở giai đoạn này không làm ra khối lượng của cải vật chất đủ để nuôi sống chính họ thì hậu quả sẽ kéo dài mãi, vì sau "cơ cấu dân số vàng" sẽ là giai đoạn gài hóa dân số, khi đó tỉ lệ người phụ thuộc lại tiếp tục tăng lên. 3.2 những bài học từ các quốc gia khác: Vd: +)Nhật Bản - Nhật Bản đã kết thúc cơ cấu dân số vàng diễn ra trong giai đoạn 1965-2000 – giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những năm 1950 đền cuối những năm 1980. - Gắn liền chính sách kinh tế là hang loạt chính sách nhất quán và nhiều tham vọng để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt nhằm tạo một lực lượng lao độngcó giáo dục và kỹ năng – bộ phận dân số mà trong những năm 1960 được gọi là “ những quả trứng vàng”. 4 Dân số “vàng” và những lợi ích- tác hại của dân số vàng” Tuy nhiên cơ cấu dân số vảng dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật bản lại đối mặt với một vần đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tang nhanh chưa từng có. Trong khi Philipines có cùng chất lượng nguồn nhân lực xét theo mức độ giáo dục và y tế lại tăng trưởng chậm do tỷ lệ sinh quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt. 4. Việt nam va dân số vàng _ tận dụng hay bỏ lỡ:  Thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” ở Việt Nam Cũng như nhiều nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang ở giai đoạn sau của thời kỳ quá độ dân số, chuyển đổi từ một nước có mức độ sinh và mức độ tử cao sang một nước có mức độ sinh và mức độ tử thấp. Điều đó đã làm thay đổi cấu trúc dân số Việt Nam: +) tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-65) trên tổng dân số dự kiến sẽ tăng cho đến khi đạt đỉnh ở mức 70% vào năm 2018. +)tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) cũng được dự kiến sẽ tăng từ 5,6% năm 2006 lên khoảng 11% vào năm 2030. +) tỷ lệ trẻ em (0-4) và trẻ trong độ tuổi đi học (5-14) tiếp tục giảm và sự suy giảm này có thể là đủ để bù đắp tỷ lệ gia tăng dân số.  Thời kỳ dân số vàng của Việt nam là bao lâu và kéo dài từ năm nào tới năm nào? Hiện nay Việt nam đang ở thời kỳ Dân số vàng. Dân số Việt nam đang già hóa rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều so dự kiến.Theo phân tích của các nhà dân số học thì thời kỳ dân số vàng của Việt Nam bắt đầu khoảng năm 2009 và kết thúc khoảng năm 2039.Cơ hội này chỉ xuất hiện một lần trong suốt lịch sử phát triển của một quốc gia và kéo dài tối đa khoảng 40 năm ,sau đó sẽ chuyển qua thời kỳ Dân số già. Như vậy thời kỳ dân số vàng của nước ta ngắn hơn rất nhiều so với nhiều nước khác. Các nước khác thời kỳ dân số vàng kéo dài trong nhiều thập kỷ trong khi đó Việt nam chỉ gần 30 năm. Hình 1: Dự đoán cơ cấu dân số 5 Dân số “Vàng” và những lợi ích- tác hại của dân số “Vàng” Hình 2: Dự báo tỷ suất phụ thuộc dân số Việt Nam. Nguồn: United Nation  Dân số Việt Nam già trước khi giàu. Hiện nay nước ta đang ở khoảng giữa của thời kỳ Dân số vàng. Tuy nhiên chất lượng và trình độ lao động của ta còn thấp. Năng suất lao động và thu nhập còn thấp kém. Kinh tế nước ta phát triển chưa mạnh. Số người thất nghiệp còn cao. Tích lũy của nên kinh tế cũng như tích lũy của người lao động còn thấp. Chỉ còn khoảng hơn 10 năm nữa là dân số Việt Nam bắt đầu chuyển qua thời kỳ dân số già. Như vậy ta chưa tích lũy được thì dân số đã già. Đó là một thách thức rất lớn. 5. Kết luận 5.1 Dân số việt nam đạt cơ cấu vàng trong giai đoạn 2009-2039 với tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao dộng đạt ỡ mức cao nhất khoảng 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015-2025. 5.2 Cơ cấu vàng sẽ ket thúc từ 2040 khi tỉ số phụ thuộc chung tăng lên cao, cao hơn 50 và bị chi phối chủ yếu do tỉ suất phụ thuộc người già tăng nhanh. 5.3 Cơ cấu "vàng" của dân số Việt Nam xuất hiện trong giai đoạn 2010-2040 với khoảng tin cậy 90% của dự báo cho thời điểm bắt đầu là 1 năm (tức là vào năm 2009 hoặc 2011) và thời điểm kết thúc là 2 năm(tức là vào năm 2038 hoặc 2042). Tài liệu tham khảo 6 Dân số “vàng” và những lợi ích- tác hại của dân số vàng” [1] Nguyễn Đình Cử và Hà Tuấn Anh (2010), Thay đổi cấu trúc dân số và dự báo giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” ở Việt Nam , Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [2] UNFPA (2010), Tận dụng cơ hội dân số “vàng” ở Việt Nam: cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách, UNFPA, Hà Nội. [3] Tổng cục thống kê (2010), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam: những kết quả chủ yếu, Tổng cục Thống kê, Hà Nội. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng