Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người dao tuyển ở việt nam ...

Tài liệu Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người dao tuyển ở việt nam

.PDF
190
850
77

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÀN THỊ QUỲNH GIAO DÂN CA NGHI LỄ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62 22 01 25 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, 13 tháng 02 năm 2017 Tác giả Bàn Thị Quỳnh Giao LỜI CẢM ƠN Trước hết, nghiên cứu sinh cảm ơn lãnh đạo Viện Văn học và Học Viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Cảm ơn quý Thầy, Cô đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh. Đặc biệt, xin gửi đến PGS. TS Nguyễn Thị Huế lòng biết ơn sâu sắc. Cô đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, trao đổi, trao cơ hội và đặt niềm tin vào các nghiên cứu của tôi. Cảm ơn những người bạn thiểu số đã giúp đỡ, các thầy cúng người Dao Tuyển ở các vùng miền thực địa của luận án đã cùng thảo luận, góp ý trong mọi hoàn cảnh, điều kiện và mục đích chung đưa dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đến gần với bạn đọc. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn hữu đã động viên, ủng hộ trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả Bàn Thị Quỳnh Giao MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 8 1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 18 1.3. Khái quát về người Dao Tuyển và dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam ................................................................................................... 27 Chương 2: DIỄN TRÌNH DIỄN XƯỚNG DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN .................................................................................. 39 2.1. Dân ca trong nghi lễ cấp sắc ................................................................. 40 2.2. Dân ca trong nghi lễ đám cưới .............................................................. 50 2.3. Dân ca trong nghi lễ tang ma ................................................................ 60 Chương 3: SỰ PHẢN ÁNH THẾ GIỚI TÂM LINH VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI TRONG DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN.............. 73 3.1. Dân ca nghi lễ phản ánh thế giới quan của người Dao Tuyển.............. 73 3.2. Dân ca nghi lễ phản ánh vũ trụ quan của người Dao Tuyển ............... 87 3.3. Dân ca nghi lễ phản ánh triết lý nhân sinh quan của người Dao Tuyển ... 99 Chương 4: CÁC YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN ...................................................................... 115 4.1. Nghệ thuật diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ............ 115 4.2. Ngôn ngữ trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển........................ 130 4.3. Thể thơ trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ........................... 140 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152 PHỤ LỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 1 Giáo sư GS 2 Hà Nội H. 3 Nhà xuất bản Nxb 4 Phó giáo sư PGS 5 Phụ lục PL 6 Tiến sĩ TS 7 Trang tr 8 Văn hóa dân tộc VHDT 9 Văn hóa thông tin VHTT 10 Văn hóa dân gian VHDG 11 Khoa học xã hội KHXH 12 Đại học Quốc gia ĐHQG DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN Bảng 1: Diễn trình nghi lễ cấp sắc của người Dao Tuyển .............................. 40 Bảng 2: Diễn trình nghi lễ cưới hỏi của người Dao Tuyển ............................ 50 Bảng 3: Diễn trình nghi lễ tang ma của người Dao Tuyển ............................. 61 Sơ đồ 1: Đường đi của linh hồn người Dao Tuyển ......................................... 93 Sơ đồ 2: Mô phỏng vũ trụ 3 tầng của người Dao Tuyển ................................ 94 Bảng 4: Tên gọi trong từng giai đoạn của lúa............................................... 132 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung di cư đến Việt Nam khá sớm. Trên con đường di cư cũng như khi “cắm bản” tại vùng đất mới, người Dao Tuyển gặp nhiều khó khăn về điều kiện vật chất nhưng không vì thế mà họ đánh mất đi đời sống văn hóa tinh thần của mình. Trong nền văn hóa ấy, nổi bật lên là kho tàng dân ca nghi lễ phong phú về thể loại và đặc sắc về nội dung – một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của người Dao Tuyển. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển không chỉ phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng, tình cảm mà còn mang nét bản sắc văn hóa đặc trưng riêng. Do vậy, nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đặt trong cơ tầng văn hóa tộc người Dao sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn đời sống văn hóa của tộc người này. 1.2. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chứa đựng trong nó văn hóa truyền thống của tộc người. Ở đó thế giới tâm linh (thế giới quan, vũ trụ quan) và triết lý nhân sinh quan được phản ánh rõ nét. Từ những bài dân ca nghi lễ được thực hành trong đời sống văn hóa ta thấy được đặc tính văn hóa cũng như những tâm tư, tình cảm của cộng đồng cư dân người Dao Tuyển. 1.3. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển có vai trò quan trọng trong thực hành nghi lễ vòng đời đồng thời cũng phản ánh được đời sốngvật chất, đời sống tinh thần của đồng bào. Tuy nhiên cho đến nay, nó vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu đúng với tiềm năng và thực trạng vốn có. Do vậy, tìm hiểu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam trong đời sống văn hóa chúng ta sẽ có một cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về thể loại dân ca nghi lễ của tộc người này. 1.4. Người Dao Tuyển ở Việt Nam cư trú trên những địa bàn có điều kiện sinh tồn khác nhau. Vì thế, ở mỗi địa phương người Dao Tuyển lại có những sắc thái văn hóa riêng, điều đó đã tạo nên tính đa dạng, phong phú trong nguồn mạch văn hóa Dao nói chung. Việc sử dụng dân ca trong thực 1 hành nghi lễ vừa thể hiện tính thống nhất trong đời sống tinh thần tộc người, vừa biểu hiện nét khác biệt của người Dao Tuyển so với các nhóm Dao khác. Luận án nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam nhằm góp phần chỉ ra những nét đặc thù và phổ quát của loại hình nghệ thuật này. 1.5. Bản thân nghiên cứu sinh là một người mang dòng máu và tâm thức văn hóa của người Dao, sinh tồn trong môi trường văn hóa ấy nên có vốn hiểu biết nhất định về đời sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình. Khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, nghiên cứu sinh có điều kiện tiếp cận thực tế, sưu tầm, tìm hiểu các nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người. Do đó, trong đề tài nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh hy vọng sẽ trình bày được những hiểu biết của mình về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển từ góc nhìn khoa học của một người trong cuộc. 1.6. Mặc dù không mong muốn nhưng có một thực tế mà chúng ta vẫn phải thừa nhận, đó là sự mai một dần của các loại hình văn học dân gian đặc biệt là văn học dân gian của các tộc người thiểu số trong đời sống hiện đại. Bởi vậy, nghiên cứu, tìm hiểu dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển ở Việt Nam cũng góp một phần vào việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Dao Tuyển ở Việt Nam. Từ các lý do đã trình bày trên, trong khuôn khổ một luận án Tiến sĩ, chúng tôi chọn đề tài: “Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Chúng tôi hy vọng luận án này có thể góp một tiếng nói khoa học trong việc nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian của người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung phản ánh, phương thức phản ánh của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển trong đời sống văn hóa tộc người 2 (đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần) thông qua việc phân tích, diễn giải các văn bản dân ca nghi lễ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tiến hành tập hợp, hệ thống, đối chiếu tư liệu trên các văn bản đã được công bố đồng thời điền dã, khảo sát thêm một số tư liệu mới, quan sát thực tế bối cảnh diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển. Luận án tập trung nghiên cứu nội dung phản ánh và phương thức phản của dân ca nghi lễ với tư cách là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ giữa bối cảnh diễn xướng với các lễ thức tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét dân ca nghi lễ như một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính nguyên hợp đồng thời dựa vào những đặc trưng văn hóa tộc người để có cơ sở lý giải ý nghĩa cơ bản của một số hình ảnh nghệ thuật thẩm mĩ. Để từ đó làm nổi bật lên mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa văn hóa với dân ca nghi lễ người Dao Tuyển. Trong luận án, ở một mức độ cho phép chúng tôi sẽ cố gắng so sánh dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển với dân ca nghi lễ của một số ngành Dao khác để tìm ra sự tương đồng và nét văn hóa đặc trưng của dân ca nghi lễ dân tộc Dao nói chung, nhằm làm rõ tính chuyên biệt và phổ quát của các loại hình dân ca nghi lễ người Dao Tuyển. Luận án, đặt dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển, với mong muốn làm rõ nội dung và nghệ thuật phản ánh của nó, để từ đó góp phần khẳng định vai trò, vị trí, giá trị của loại hình dân ca này trong cộng đồng người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung ở Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những bài dân ca trong nghi lễ vòng đời của người Dao Tuyển, cụ thể là: dân ca trong nghi lễ cấp sắc, dân ca trong nghi lễ đám cưới và dân ca trong nghi lễ tang ma qua các công trình sưu tầm, nghiên cứu đã được xuất bản. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi một mặt căn cứ vào các thư tịch, văn bản dân ca nghi lễ đã được tuyển chọn và giới thiệu, cụ thể: Lễ cưới người Dao Tuyển, xuất bản năm 2001; Thơ ca dân gian người Dao Tuyển xuất bản năm 2005; Thơ ca dân gian người Dao Tuyển (Song ngữ: Việt – Dao) xuất bản năm 2011; Đám cưới người Dao Tuyển xuất bản năm 2011; Những bài ca giáo lý xuất bản năm 2012. Mặt khác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điền dã sưu tầm, đối chiếu các bài dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển đã được xuất bản với các bài dân ca nghi lễ trong thực tiễn sinh hoạt, thực hành nghi lễ của họ từ quá khứ tới hiện tại. Việc khảo sát, đối chiếu dân ca trong thực tiễn sinh hoạt, thực hành nghi lễ của người Dao Tuyển được chúng tôi tiến hành trên các địa bàn tỉnh Lào Cai – địa phương có số lượng người Dao Tuyển sống tập trung đông nhất ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương… nơi văn hóa truyền thống của người Dao Tuyển còn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Tại địa bàn tỉnh Lào Cai, với điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng núi cao, nhất là đối với các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới là nơi cư trú lâu đời của người Dao Tuyển thì sự tác động của các yếu tố văn hóa ngoại lai đến đời sống kinh tế, văn hóa của tộc người này diễn ra chậm hơn so với các khu vực khác. Do vậy, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng nơi đây ít bị biến đổi hơn so với các địa phương khác có người Dao Tuyển cư trú. Ngoài ra, trong quá trình điều tra, điền dã, chúng tôi cũng mở rộng phạm vi thực địa ra các địa phương khác như tỉnh Lai Châu, Yên Bái… đó là những tỉnh có người Dao Tuyển sinh sống với số lượng ít hơn và mật độ phân bố thưa thớt hơn ở Lào Cai để có một cái nhìn toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Ngoài phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi triển khai luận án trên những phương pháp luận riêng sau đây: 4 Đặt dân ca nghi lễ trong bối cảnh diễn xướng folklore: Chúng tôi không nghiên cứu dân ca nghi lễ như là một thành tố tồn tại độc lập mà đặt trong bối cảnh diễn xướng của tộc người để tìm hiểu dân ca nghi lễ trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa khác. Đồng thời đặt dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển trong bối cảnh diễn xướng để có những luận giải về đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần thông qua nội dung phản ánh và phương thức phản ánh. Vận dụng linh hoạt lý thuyết tính nguyên hợp ở phương diện chức năng của folklore: Cụ thể là trong luận án chúng tôi đặc biệt chú ý đến chức năng thực hành – sinh hoạt của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người Dao Tuyển. Song do đặc thù của loại hình dân ca nghi lễ và cũng do sự quy định của mã ngành nghiên cứu nên trong luận án chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu tính chất thực hành – sinh hoạt của dân ca nghi lễ biểu hiện trực tiếp thông qua chủ thể diễn xướng, không gian, thời gian diễn xướng, ngôn ngữ, thể thơ trong các nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án này, chúng tôi chủ yếu áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích ngữ văn: Phương pháp này được chúng tôi tiến hành thường xuyên và là phương pháp chủ đạo của luận án nhằm phát hiện ra đặc điểm cơ bản của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển. Đồng thời, tìm hiểu sâu hơn giá trị về nội dung và nghệ thuật của dân ca nghi lễ. Phương pháp so sánh lịch sử và so sánh loại hình: Các phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm so sánh đối chiếu dân ca nghi lễ các ngành Dao từ truyền thống đến hiện đại, trên cơ sở phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra nét văn hóa đặc trưng của dân ca nghi lễ người Dao Tuyển. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ẩn chứa những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc, như: Tín ngưỡng, tôn giáo, tâm hồn, tình cảm, nghệ thuật… các giá trị ấy tồn tại trong tính nguyên hợp. Để khám phá được những giá trị ấy khi triển khai luận án chúng 5 tôi sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: lịch sử học, tâm lý học, dân tộc học, triết học, xã hội học… việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp khai mở các bình diện của dân ca nghi lễ một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Phương pháp sưu tầm điền dã: Đây là một phương pháp quan trọng đối với việc nghiên cứu dân ca nghi lễ như một sự kiện xã hội tổng thể. Chúng tôi tiến hành sưu tầm điền dã, tham gia thực tế vào các nghi lễ để lắng nghe, quan sát, ghi chép lại những bài dân ca nghi lễ được thực hành trong nghi lễ hiện nay của người Dao Tuyển. Từ đó, tìm hiểu và mô tả lại diễn trình, diễn xướng thực tế của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của tộc người. Đó cũng chính là chìa khóa, là phương thức giúp chúng tôi mở ra hướng thâm nhập sâu hơn đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của người Dao Tuyển thông qua các hình thức sinh hoạt của loại hình dân ca này. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất: Qua khảo sát của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu, tìm hiểu một cách hệ thống, khoa học về dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển. Luận án là công trình đầu tiên cung cấp một bức tranh cơ bản về diện mạo dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển ở Việt Nam theo từng tiểu loại đã và đang tồn tại trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển. Thứ hai: Từ các cuộc điều tra điền dã, chúng tôi có sự so sánh, đối chiếu giữa các văn bản hóa của dân nghi lễ với các văn bản dân ca nghi lễ được thực hành trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển hiện nay. Điều này, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đặc điểm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như quy luật sản sinh, diễn biến, lưu truyền của dân ca nghi lễ đặt trong bối cảnh văn hoá tộc người. Thứ ba: Bằng việc tiến hành khảo sát, giải mã dân ca trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển, bước đầu chúng tôi hệ thống dân ca nghi lễ theo các loại hình nghi lễ như sau: dân ca trong nghi lễ cấp sắc, dân ca trong nghi lễ đám cưới, dân ca trong nghi lễ tang ma. Khi tiến hành nghiên cứu, 6 chúng tôi sẽ chỉ ra chức năng, ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật của từng tiểu loại dân ca nghi lễ ấy. Thứ tư: Đề tài cũng góp phần thực hiện chủ trương chính sách bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa truyền thống của các tộc người Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Luận án cũng sẽ là tài liệu giúp cho các nhà nghiên cứu văn học, nghiên cứu văn hóa người Dao Tuyển và người Dao nói chung, có hướng tiếp cận mới với thể loại dân ca này cũng như có cách đánh giá, nhìn nhận mới về các giá trị của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người Dao Tuyển nói riêng và các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và đối tượng nghiên cứu Chương 2: Diễn trình diễn xướng dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển Chương 3: Sự phản ánh thế giới tâm linh và đời sống con người trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển Chương 4: Các yếu tố nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về người Dao và dân ca nghi lễ Dao Theo khảo sát của chúng tôi, tình hình nghiên cứu về người Dao và dân ca nghi lễ Dao ở Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 ít được các nhà nghiên cứu quan tâm đến. Các công trình nghiên cứu về người Dao ở giai đoạn này gần như chỉ thiên về giới thiệu sơ lược nguồn gốc, địa bàn cư trú, trang phục… và không thấy xuất hiện một công trình nào nghiên cứu về dân ca nghi lễ Dao. Căn cứ vào các thư tịch hiện còn lại chúng tôi thấy, việc ghi chép, tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Dao đã được các nhà Nho tiến hành từ thế kỷ XVIII. Đầu tiên phải nhắc đến là trường hợp nhà bác học Lê Quí Đôn, trong tác phẩm nổi tiếng Kiến văn tiểu lục (1778) của mình, ông đã giới thiệu sơ lược về nguồn gốc, cuộc sống, cách ăn mặc của một nhóm người Man (Dao) ở Việt Nam [24]. Mặc dù mới giới thiệu một cách sơ lược về nhóm người Man nhưng Lê Quí Đôn cũng đã đưa ra được những đặc điểm bên ngoài cơ bản nhất giúp chúng ta phân biệt được tộc người này với các tộc người thiểu số khác. Người thứ hai phải kể đến là tiến sĩ Hoàng Bình Chính trong cuốn Hưng hóa xứ phong thổ lục (1778), đây là cuốn sách được viết theo thể loại địa chí, nhưng ở đó ông đã ghi chép và giới thiệu khái quát về trang phục, phong tục của người Dao ở Lào Cai [9]. Người thứ ba là nhà sử học Phạm Thận Duật trong năm 1856 ông viết tác phẩm Hưng Hóa ký lược, ở mục phong tục tập quán ông đã giới thiệu về phong tục, tập quán của các dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam, trong đó ông dành nhiều trang viết về dân tộc Dao [17]. Có thể thấy, mặc dù đó chưa phải là các công trình chuyên biệt về tộc người Dao, nhưng các tác giả thời phong kiến của Việt Nam bước đầu đã có ý thức đề cập đến nguồn gốc, phong tục, tập quán của tộc người này một cách tương đối có hệ thống. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ thế kỷ XVIII, người Dao ở Việt Nam đã được quan tâm tìm hiểu, ghi chép. 8 Nhưng do nguồn tư liệu còn bị hạn chế nên hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu sơ lược về tên gọi, một vài nét đặc sắc về phong tục, tập quán, trang phục của người Dao. Nhưng đó là nguồn tư liệu đáng tin cậy để tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình di cư, địa bàn cư trú của người Dao ở Việt Nam. Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam, một số cha cố và sĩ quan Pháp đã có những tìm hiểu, ghi chép về người Dao nhằm hiểu hơn về tộc người này. Những nghiên cứu ấy đã được công bố trên tạp chí Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO). Chúng ta có thể kể đến một vài bài viết đáng chú ý thời kỳ này như: Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến cuối tháng giêng năm 1902 [5]; Mán Chàm hoặc Lam Diên (1906), Mán Tiểu Bản hay Đeo Tiền (1907), Mán Đại Bản hoặc Sừng (1908), Giản chí về người Mán Cao Lan [6], những bài viết này của tác giả A. Bonifacy chỉ dừng lại ở việc miêu tả về nhà cửa, trang phục, kinh tế, tổ chức xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng và văn học dân gian... của nhóm Dao Lam Điền, Dao Đeo Tiền, Mán Cao Lan. Trong những bài viết này mặc dù A. Bonifacy có giới thiệu qua về thể loại văn học dân gian của các nhóm Dao nhưng không thấy đề cập đến thể loại dân ca nghi lễ. Song các bài viết thời kỳ Pháp thuộc là một nguồn tư liệu quý, có giá trị tham khảo cho luận án của chúng tôi. Từ sau năm 1945: Tình hình nghiên cứu về người Dao và dân ca Dao có sự khởi sắc hơn giai đoạn trước đó, song có thể thấy ở tất cả các hướng nghiên cứu chưa có công trình nghiên cứu sâu nào về dân ca nghi lễ của người Dao. Song ở giai đoạn này các nhà nghiên cứu trong nước đã quan tâm hơn đến việc sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu thể loại dân ca Dao. Trong số các công trình đã được tuyển chọn, giới thiệu, một số bài dân ca nghi lễ của dân tộc Dao (một số bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền, một số bài dân ca nghi lễ đám cưới của người Dao Đỏ) xuất hiện trong các công trình đó. Nhiều tác giả ở thời kỳ này đã đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ để tìm hiểu, nghiên cứu về dân tộc Dao. Bước đầu các tác giả đã giới thiệu những làn điệu dân ca Dao đặc sắc, trữ tình đến với bạn đọc, đó là các tác giả: 9 Mạc Đường, Trần Quốc Vượng, Triệu Hữu Lý, Bàn Tài Đoàn, Nguyễn Khắc Tụng, Bế Viết Đẳng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến, Ngô Đức Thịnh, Phạm Quang Hoan, Lý Hành Sơn, Trần Hữu Sơn… Căn cứ vào các công trình đã được xuất bản chúng tôi xin chia thành ba hướng nghiên cứu chính: * Ở hướng nghiên cứu thứ nhất: Các công trình chủ yếu đề cập đến những vấn đề khái quát, giới thiệu chung về nguồn gốc lịch sử, dân số, quá trình thiên di, địa bàn cư trú… mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhà dân tộc học Mạc Đường công bố một số bài báo khoa học về Dân tộc Mán sau này ông cho in trong cuốn Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1959) [28, Tr.119 – 138], các bài viết của Mạc Đường giới thiệu sơ lược về nguồn gốc lịch sử, dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa của người Dao ở Việt Nam. Năm 1963 nhà sử học Trần Quốc Vượng trong bài viết Qua nghiên cứu bình Hoàng Khoán điệp thử bàn về gốc tích người Dao (Mán) đăng tải trên tạp chí Dân tộc học[145, Tr.46- 51] đã trình bày lịch sử, quá trình thiên di của người Dao đến Việt Nam. Đây có thể coi là một trong những bài viết có giá trị học thuật cao, tác giả đã chỉ ra được nguồn gốc lịch sử của người Dao nói chung và người Dao ở Việt Nam nói riêng. Đến năm 1971, nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nam Tiến cho xuất bản cuốn Người Dao ở Việt Nam [19], đề cập một cách tổng quan về tộc người Dao ở Việt Nam, như: dân số, địa vực cư trú, tên gọi, nguồn gốc; các hình thức kinh tế, sinh hoạt vật chất và sinh hoạt xã hội; một số tục lệ chủ yếu; tôn giáo, tín ngưỡng. Năm 2010, tác giả Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn cho xuất bản cuốn Người Dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam [131], đề cập đến nguồn gốc và quá trình hình thành dân tộc Dao ở Việt Nam; các nhóm Dao; văn hóa dân tộc Dao; quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc và phát triển tộc người. * Ở hướng nghiên cứu thứ hai: Các nhà nghiên cứu đã công bố những công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân tộc Dao, các công trình đó đã khái quát được văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Dao từ truyền thống đến hiện đại, có thể kể đến: Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang (1999) [36] của tác giả Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý, cuốn sách đã đề cập một cách tương đối đầy đủ các lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn 10 hóa, xã hội của người Dao. Năm 2011, tác giả Nguyễn Khắc Tụng xuất bản cuốn Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam [135]. Trong cuốn sách này các tác giả đã miêu tả sâu các công đoạn làm ra một bộ trang phục truyền thống của 7 nhóm người Dao ở Việt Nam. Từ việc giải mã các hoa văn trên trang phục của người Dao, các tác giả đã chỉ ra những đặc tính văn hóa riêng của từng nhóm Dao. Cùng nghiên cứu về vấn đề trang phục của người Dao, năm 2013 tác giả Phan Thị Phượng xuất bản cuốn Trang phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao Đỏ ở Lào Cai [85] trong cuốn sách đó tác giả đã phân tích được vai trò của người phụ nữ trong việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải thổ cẩm để làm ra bộ trang phục của người Dao Đỏ. Ở phương diện văn hóa tinh thần, đã có một số công trình đi sâu vào nghiên cứu các phong tục, tập quán của người Dao, cụ thể: trong cuốn Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người ngôn ngữ H’Mông – Dao ở Việt Nam (2002) [54] tác giả Nguyễn Đức Lợi đã giới thiệu tới người đọc những tập tục trong chu kỳ đời người thuộc nhóm ngôn ngữ H’Mông – Dao. Qua đó, chúng ta biết được một số nghi lễ trong chu kỳ vòng đời của người Dao như: cấp sắc, cưới xin, tang ma…. Năm 2011, tác giả Tẩn Kim Phu cho xuất bản cuốn Nghi lễ trong việc cưới – việc tang của người Dao Khâu (ở Sìn Hồ, Lai Châu) [83]. Cuốn sách bước đầu nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu những nghi thức, ý nghĩa của việc thực hành các nghi lễ cưới, tang ma của người Dao Khâu. Năm 2016, tác giả Chu Quang Cường bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Nhân học Hôn nhân của người Dao họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Luận án đã giới thiệu khái quát được về người Dao Họ, hôn nhân truyền thống, những biến đổi trong hôn nhân đặc biệt đưa ra được nhiều thông tin trong các lĩnh vực: quá trình lịch sử tộc người, sự giao thoa tiếp biến văn hóa giữa người Dao Họ với các tộc người khác; những biểu hiện sinh động của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong các nghi lễ liên quan đến hôn nhân; triết lý và thân phận con người, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình và cộng đồng; giá trị văn hóa tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên với nhau...[12]. 11 * Ở hướng nghiên cứu thứ ba: Đây là hướng nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, chúng tôi dành sự quan tâm, khảo sát kỹ hơn cho những công trình nghiên cứu về thể loại văn học dân gian của dân tộc Dao. Đây cũng là hướng nghiên cứu nhận được nhiều sự đầu tư với những công trình khá công phu, cụ thể: Về truyện cổ, truyện thơ, tục ngữ - câu đố: Nhà nghiên cứu, sưu tầm Triệu Hữu Lý cho công bố Truyện Đặng Hành và Bàn Đại Hộ (1974) [56] trên tạp chí Dân tộc học, đây là truyện thơ viết theo lối cổ phong (7 chữ) của người Dao, gồm 632 câu, ghi lại lịch sử chuyển cư của người Dao từ thế kỉ thứ 10 đến nay qua nhiều vùng đất khác nhau ở miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Đến năm 1978 nhà sưu tầm Doãn Thanh xuất bản cuốn Truyện cổ Dao [111], giới thiệu đến bạn đọc 72 truyện cổ, cuốn sách bao gồm các câu chuyện thần thoại về nguồn gốc ra đời của tộc người; các truyện cổ tích lý giải vì sao người Dao ở nhà đất, không ở nhà sàn; nguồn gốc chữ viết và tục cúng trời của người Dao có từ đâu?… Tác giả Doãn Thanh đã cung cấp những tư liệu quý đồng thời gợi mở cho việc khảo sát và tìm hiểu truyện cổ của người Dao. Hơn 20 năm sau, tác giả Trần Hữu Sơn cho ra mắt cuốn Tục ngữ, câu đố của dân tộc Dao (1999) [100], đây là cuốn sách được tác giả dày công sưu tầm và dịch thuật, cuốn sách chia làm 2 phần: phần tục ngữ đã giới thiệu tới người đọc 396 câu tục ngữ về mùa vụ, thời tiết, quan hệ gia đình… trong dân gian; phần câu đố tác giả sưu tầm được 186 câu đố dân gian, các câu đố đó được bắt nguồn từ nhu cầu giải trí, thi tài, thử tài suy đoán của người Dao. Đỗ Quang Tụ và Nguyễn Liễn cho xuất bản cuốn Câu đố - Tục ngữ - Dân ca dân tộc Dao (2007) [132]. Cuốn sách này được hai tác giả sưu tầm và diễn giải một cách cẩn trọng bốn thể loại văn học dân gian, đó là: các câu đố dân gian được phân chia theo các chủ đề thiên nhiên, thực vật, động vật, dụng cụ lao động sinh hoạt, ngâm – vịnh đố, hát đối đáp đố giải trong hôn lễ; những câu thành ngữ châm ngôn bao gồm một số thành ngữ đời thường, một số thành ngữ biến hóa thành tục ngữ, thành ngữ rút ra từ sách dần biến thành câu cửa miệng, thành ngữ tham gia kết cấu bài ca…; các câu tục ngữ, ở 12 thể loại này tác giả đã trình bày định nghĩa, nội dung, hình thức cấu trúc, ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ Dao và Kinh, Tày. Ngoài ra hai tác giả còn phân loại tục ngữ theo các chủ đề như tục ngữ về thiên nhiên, môi trường, con người, gia đình, dòng họ, lao động sản xuất, mua bán, tình yêu, hôn nhân, tín ngưỡng, ứng xử xã hội, chống thói hư tật xấu; các khúc ca ngâm được hai tác giả sắp xếp theo các chủ đề như tình và cảnh, cộng đồng xã hội, tình yêu, hôn nhân, hôn lễ, hát ru. Năm 2010, tác giả Trần Trí Dõi, Triệu Phúc Xuân, Triệu Thị Nga xuất bản cuốn Tác phẩm Đặng Hành và Bàn Đại Hội [15], cuốn sách này là một tài liệu quý đối với những nhà nghiên cứu về văn học dân gian Dao. Cuốn sách được chia làm hai phần: phần đầu giới thiệu khái quát về người Dao ở Thanh Hóa, giới thiệu về tác phẩm “Tằng S’hi thênh Piền Tạ Ụi”, đôi nét về ngôn ngữ Dao và việc phiên âm tác phẩm; phần hai giới thiệu tác phẩm “Đặng Hành và Bàn Đại Hội” nguyên bản chữ Nôm Dao và phiên âm chữ Nôm Dao. Hai năm sau (năm 2012), tác giả Tẩn Kim Phu cho xuất bản cuốn Truyện thơ người Dao Khâu ở Sìn Hồ - Lai Châu [84]. Đây là cuốn sách sưu tầm và giới thiệu được nội dung một số câu chuyện thơ của người Dao Khâu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Sách gồm hai phần: Phần một là giới thiệu về người Dao Khâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; phần hai giới thiệu một số truyện thơ của người Dao Khâu bằng chữ Nôm Dao, phiên âm chữ Dao và dịch nghĩa ra tiếng Việt. Nhà nghiên cứu văn hóa người Dao Bàn Tuấn Năng đã công bố cuốn Truyện cổ dân tộc Dao (2013), cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc 23 câu chuyện cổ bao gồm: nguồn gốc ra đời người Dao, sự tích ra đời của các loài vật, truyện kể về các phong tục tập quán của người Dao [60]. Về dân ca: Dân ca Dao đã được các nhà nghiên cứu, sưu tầm dành nhiều công sức, giới thiệu đến bạn đọc. Các nhà nghiên cứu Hồng Thao, Triệu Hữu Lý lần lượt công bố những công trình dân ca có giá trị cao như: cuốn Dân ca Dao (1963) [113] của nhà nghiên cứu sưu tầm Hồng Thao, cuốn sách ghi chép lại những làn điệu Páo dung của người Dao trên mọi miền của tổ quốc, qua đó giúp người đọc cảm nhận được những làn điệu dân ca trong trẻo của 13 tộc người này. Cuốn sách Dân ca Dao có thể coi là cuốn sách mở đường cho việc sưu tầm, nghiên cứu tiếp theo về dân ca Dao. Năm 1982, tác giả Triệu Hữu Lý xuất bản cuốn Bàn Hộ - Trường ca dân tộc Dao [57], cuốn sách đã ghi chép lại những câu ca, ca ngợi Bàn Hộ người được coi là ông tổ của người Dao, người đã có công đưa người Dao đến với vùng đất mới. Những câu ca trong cuốn sách ngoài việc ngợi ca vị thần Bàn Hộ, người đã che chở cho cuộc sống, là điểm tựa tâm linh của người Dao chúng ta còn thấy xuất hiện những câu ca nói về thế giới tâm linh cũng như triết lý nhân sinh quan của người Dao. Cho đến nay, các bài dân ca trong cuốn sách này vẫn được người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng sử dụng trong các nghi lễ cấp sắc, tang ma và trong hát Páo dung đầu xuân. Đến năm 1990, Triệu Hữu Lý tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuốn Dân ca Dao [58]. Đây là công trình giới thiệu khá đầy đủ diện mạo dân ca Dao với 5 nhóm phân loại: Hát đối; Bài ca can chi; Tình thơ gửi; Những bài hát đám cưới; Lời răn lưu truyền. Công trình này đã được tác giả dày công sưu tầm và dịch thuật một cách công phu, cho nên đã đảm bảo được tính khoa học, truyền tải được nội dung của dân ca Dao từ tiếng Dao sang tiếng Việt/ Kinh song vẫn giữ được nhạc điệu và nhịp điệu của lời ca. Có thể nói, cuốn sách này của ông đã trở thành nguồn tư liệu quí giá, phục vụ cho việc bảo tồn và nghiên cứu văn học dân gian của người Dao. Trong cuốn Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam – tập 2 (1997) [129], tác giả Hoàng Văn Trụ cũng tuyển chọn, giới thiệu đến bạn đọc một số bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền. Mặc dù số lượng bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc được giới thiệu rất hạn chế (03 bài), nhưng đây cũng là tư liệu quý để chúng tôi đối sánh trong luận án. Có thể khẳng định, các công trình sưu tầm, giới thiệu về thể loại dân ca đã giới thiệu tới bạn đọc được một số làn điệu dân ca giao duyên, dân ca đám cưới, dân ca nghi lễ cấp sắc, các bài hát răn dạy của dân tộc Dao. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về dân ca nghi lễ cũng như dân ca giao duyên của dân tộc Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan