Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc trưng của dạy học kiến tạo...

Tài liệu đặc trưng của dạy học kiến tạo

.DOCX
4
4622
102

Mô tả:

Một vài nét đặc trưng dạy học kiến tạo
Đặc trưng của dạy học kiến tạo Thuyết kiến tạo được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức luận duy vật: nhận thức là quá trình hoạt động thu nhận tri thức; bản chất của ý thức là tích cực, tự giác, sáng tạo theo nhu cầu biến đổi khách thể. Từ cơ sở triết học đó, dạy học tiếp cận lý thuyết kiến tạo có các quan điểm cơ bản sau: a. Học trong hoạt động. Học là một hoạt động đặc thù của con người, trong đó người học vừa là chủ thể, vừa là đối tượng tác động. Cách học tốt nhất là học trong hoạt động và thông qua hành động. Việc học sẽ hiệu quả nhất khi người học được nhập cuộc, được tiếp xúc với thực tế công việc, được chủ động làm ra những đồ vật hữu hình trong thế giới thực. Giáo viên cần tổ chức được các tình huống để đưa người học vào hoạt động, qua đó người học kiến tạo được kiến thức, phát triển trí tuệ và nhân cách. Chủ trương tăng cường các môn học thực hành, kết hợp hài hòa giữa các tiết dạy lý thuyết và các tiết dạy thực hành; hình thành các phân xưởng chế tạo, các nhà máy sản xuất trong trường học… là một trong những cách tiếp cận với lý thuyết kiến tạo trong dạy học. b. Học là sự vượt qua khó khăn. Những khó khăn trong cuộc sống, trong hành động tự bản chất như một quy luật tự nhiên để phát triển và thăng tiến cuộc sống. Khó khăn trong học tập đòi hỏi người học phải vượt qua để thể hiện sứ mạng, trách nhiệm và bổn phận của mình một cách tốt nhất có thể. Khó khăn là yếu tố hình thành nhân cách, là cơ hội làm lớn mạnh và là điều kiện để tiến hóa tinh thần. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức, tư duy người học sẽ được thúc giục. Người học cần phải hoạt động liên tục để tiến sát tới các mục tiêu đã định. Điều này trong hầu hết các trường hợp gây nhiều căng thẳng và mệt mỏi cho người học; giáo viên cần biết cách nhắc nhở, động viên, giúp đỡ họ thông qua việc đánh giá chính xác những hiểu biết và nỗ lực của họ. Tuy nhiên trong mọi trường hợp giáo viên rất cần hiểu rằng mọi sự thông cảm hay cử chỉ nhân ái không đúng lúc đều có thể để lại một hậu quả không mong đợi; giống như việc giúp một con bướm ra khỏi cái kén của nó… Trong thực tế, không ít giáo viên vì "thương" người học, "thông cảm" cho khó khăn của người học mà bỏ qua khâu này khâu khác, không dám tiếp cận với các nguyên tắc mới trong dạy học, thậm chí đảo lộn logic của một quy trình giảng dạy… c. Học trong sự tương tác. Theo lý thuyết kiến tạo, việc người học tiếp nhận được thông tin không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên đến bộ não của người học; thông qua sự tương tác trong quá trình học, người học sẽ tự xác lập nên kiến thức của mình. Tổ chức đàm thoại trong dạy học là nền tảng cơ bản để giáo viên xây dựng những bài giảng tích cực theo lý thuyết này. Có hai dạng đàm thoại chính có thể thực hiện: Đàm thoại tái hiện, thích hợp dùng để ôn tập, củng cố kiến thức và đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi. Giáo viên cần đầu tư nâng cao chất lượng của các câu hỏi, nhất là các câu hỏi gợi mở, vấn đáp tìm tòi, các câu hỏi hiệu quả cao. Cần có kế hoạch tăng dần các câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức, có sự thông hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức, hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức. d. Học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề. Đặc trưng học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề nhấn mạnh quan điểm cho rằng học sinh phải là người tự lực, tích cực hành đô nô g tìm tòi, khám phá đối tượng học tâ pô để hình thành cho mình các nguyên tắc, các ý tưởng cơ bản từ các tình huống học tâ ôp cụ thể. Dạy học thông qua giải quyết vấn đề, giáo viên cần cung cấp nhiều tình huống để người học có thể đă tô câu hỏi, khám phá và thực nghiê ôm cho đến tìm ra được các nguyên tắc, các ý tưởng, mối liên hê ô cơ bản trong cấu trúc môn học. Cần tổ chức cho người học tiến hành các hành đô nô g học tâ ôp tương ứng với các hình thức biểu hiê ôn của cấu trúc (hành đô nô g thực tiễn, hành đô nô g mô hình hóa, hành đô nô g kí hiê ôu hóa),theo phương pháp chung là suy luâ ôn quy nạp, từ các hành đô nô g trên các vâ ôt liê ôu cụ thể để rút ra các nguyên tắc chung. Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho người học. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có người học sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết. 1. Cơ sở của lí thuyết kiến tạo - Học trong hoạt động. Học là một hoạt động đặc thù của con người, trong đó người học vừa là chủ thể, vừa là đối tượng tác động. Bởi vậy, cách học tốt nhất là học trong hoạt động và thông qua hành động. Do đó, thầy giáo phải tổ chức tình huống để đưa SV vào hoạt động, qua đó SV kiến tạo được kiến thức, phát triển trí tuệ và nhân cách. - Học là sự vượt qua khó khăn về nhận thức. Những quan niệm sai lầm thường tạo nên những trở lực cho SV trong quá trình nhận thức. Vì thế, người ta nói rằng dạy học là xây dựng cái mới trên nền cái cũ. - Học trong sự tương tác. Thông qua sự tương tác giúp cho SV hiểu rõ và nắm vững hơn các kiến thức khoa học. Do đó, việc học của SV sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông qua thảo luận, tranh luận kiến thức đến với HS sẽ tự nhiên hơn, không áp đặt và gượng ép. - Học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề. Thường trước những vấn đề được SV chấp nhận, thì họ có hứng thú và nhu cầu tìm cách giải quyết. Chính sự tò mò đã tạo cho SV quyết tâm tìm tòi câu trả lời. Đây là yếu tố tạo nên sự tích cực của hoạt động nhận thức ở SV. Tiến trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo Dạy học theo lí thuyết kiến tạo gồm ba pha: - Pha chuyển giao nhiệm vụ: Trong pha này cần làm cho SV ý thức được nhiệm vụ học tập. - Pha hành động giải quyết vấn đề: Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV, SV tham gia hoạt động để xây dựng kiến thức cho bản thân. - Pha tranh luận hợp thức hoá kiến thức và vận dụng kiến thức mới: Các kiến thức mà SV đưa ra có khi chưa đầy đủ, chưa thật chính xác và khoa học. Vì vậy, GV cần tổ chức cho SV tranh luận, qua đó bổ sung, chỉnh lí và hoàn chỉnh kiến thức mà SV cần thu nhận. Cuối cùng, GV tổ chức cho SV vận dụng kiến thức mới vào những tình huống tượng tự. 1. Bản chất của dạy học kiến tạo Bản chất của lý thuyết kiến tạo về thực chất là quá trình người học xây dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hoá và điều ứng các kiến thức và kĩ năng đã có để thích ứng với môi trường học tập mới. Người học không học bằng cách thu nhận một cách thụ động những tri thức do người khác truyền dạy cho một cách áp đặt, mà bằng cách đặt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hoá hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết mới cho bản thân. 2. Đặc điểm của dạy học theo lối kiến tạo HS phải là chủ thể tích cực xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình dựa trên những tri thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước. GV chỉ là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ khi cần thiết. Ví dụ: HS tự dự đoán tính chất hóa học một nguyên tố dựa trên kiến thức cấu tạo nguyên tử nguyên tố đó, và số oxi hóa của nguyên tố. Tăng cường việc dạy học hợp tác, dạy học khám phá - phát hiện, trao đổi - thảo luận trong nhóm nhỏ. Việc thuyết trình hay "đọc - chép" nếu kéo dài sẽ gây trở ngại đến tiến trình học tập một cách tích cực, chủ động của HS. Bồi dưỡng, khuyến khích HS tự học, tự khám phá - phát hiện và giải quyết vấn đề. Cần tiến hành đổi mới việc đánh giá, duy trì quá lâu kiểu đánh giá truyền thống là không thích hợp. Khuyến khích và tổ chức cho HS tiến hành việc tự đánh giá.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan