Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở châu phi, châu á, khu vực m...

Tài liệu Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở châu phi, châu á, khu vực mỹ latinh từ năm 1945 - 2000.doc

.DOC
11
3597
73

Mô tả:

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CHÂU PHI, CHÂU Á, KHU VỰC MỸ LATINH TỪ NĂM 1945 - 2000 A. LỜI MỞ ĐẦU. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản đã đẩy nhanh quá trình xâm chiếm thuộc địa. Với điều kiện tài nguyên, nhân công dồi dào các nước Á, Phi, Mỹ Latinh đã dần trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Công cuộc xâm lược này của chủ nghĩa thực dân đã hoàn thành vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cũng từ đấy biết bao phong trào yêu nước chống thực dân, giành độc lập dân tộc đã diễn ra ở các nước thuộc địa nhưng cuối cùng đều thất bại. Các dân tộc thuộc địa đã trăn trở tìm con đường đúng để cứu nước, giải phóng dân tộc mình. Tùy theo những hoàn cảnh lịch sử, những đặc điểm kinh tế xã hội và văn hóa khác nhau… mà mỗi dân tộc có một con đường đi tới độc lập khác nhau. Sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc (1945), sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, cùng với đó là sự suy yếu của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống và là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. Bên cạnh đó sự 1 lớn mạnh của các lực lượng dân chủ hòa bình thế giới cũng đã tác động lớn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩlatinh . B. KHÁI QUÁT PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CHÂU Á, CHÂU PHI, KHU VỰC MĨ LATINH I. Châu Á 1. Trung Quốc Giành được độc lập năm 1946, nhưng sau đó lâm vào nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản. Đến năm 1949 nội chiến kết thúc, đất nước bước sang giai đoạn mới phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa 2. Bán đảo Triều Tiên Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Triều Tiên bị chia thành 2 miền Bắc Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Đến tháng 8/1948 Nam Triều Tiên thành lập nước Đại Hàn dân quốc. Tháng 9/1948 Bắc Triều Tiên thành lập nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Hai miền Bắc -Nam chiến tranh ác liệt trong 3 năm (1950 – 1953), đến năm 1953 Hiệp định đình chiến được kí kết chấm dứt chiến tranh ở Triều Tiên. Hai miền Triều Tiên bước vào 2 thời kì hòa bình và xây dựng. 3. Đông Nam Á Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các nước ở ĐNÁ đều giành được độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản, nhưng ngay sau đó lại bị thực dân Âu -Mĩ tái xâm lược Trải qua cuộc kháng chiến kiên cường và gian khổ các nước ĐNÁ đều giành được độc lập: Inđônêxia tháng 8/1945, Philipin 7/1946, Miến điện 1948... Ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia kết thúc kháng chiến chống Pháp từ năm 1954 nhưng đến 1975 mới hoàn toàn giành được độc lập. Đông timo đến 20/5/2002 trở thành quốc gia độc lập. 4. Ấn Độ Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ: hàng loạt cuộc bãi công, khởi nghĩa đấu tranh chống thực dân Anh nổ ra trong 2 năm 19461947. Thực dân Anh thực hiện chính sách thâm độc : chia để trị. Ngày 15/8/1947 Ấn Độ tách ra thành hai quốc gia Ấn độ và Pakixtan. Đến ngày 26/1/1950 Ấn Độ tuyên bố độc lập hoàn toàn xóa bỏ mọi lệ thuộc vào thực dân Anh. 5. Khu vực Trung Đông Có vị trí chiến lược, chiếm 2/3 trữ lượng dầu thế giới, bị Anh đô hộ trước chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng sau đó 3 Anh dần dần bị Mĩ thế chân. Tiêu biểu cho phong trào giải phóng dân tộc ở đây là cuộc kháng chiến của nhân dân Palextin. Đến 11/1947 Liên Hợp Quốc chia Palextin thành hai quốc gia một của người Do Thái một của A rập. Ngày 14/5/1948 nhà nước Do Thái thành lập, lấy tên là Ixraen ra. Không tán thành nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc, 7 nước A Rập đã tấn công Ixraen. Từ đó cuộc xung đột giữa hai nước diễn ra liên miên, đến 11/1988 nhà nước Palextin ra đời. Mặc dù đã có nhiều biện pháp của quốc tế nhưng các cuộc xung đột ở khu vực này vẫn liên tục diễn ra II. Châu Phi Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra hết sức mạnh mẽ. Năm 1952 nhân dân Li bi giành được độc lập sau đó nhiều nước khác lần lượt giành được độc lập. Lịch sử ghi nhận năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập. Từ sau 1975 nhân dân các thuộc địa còn lại cũng hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành được độc lập dân tộc và quyền sống của con người. Trải qua cuộc chiến tranh lâu dài đến 11/1993 Nam Phi 4 chính thức xóa bỏ chủ nghĩa Apacthai, tới đây hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ ở châu Phi cũng như toàn thế giới. III. Mĩ Latinh Nhiều nước Mĩ Latinh đã sớm giành được độc lập từ thực dân Bồ đào Nha và Tây Ban Nha từ đầu thế kỉ 19. Nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh trở thành “sân sau” của mình, và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào chống chế độ độc tài của Mĩ diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Cu ba 1/1/1959 Những năm 60-70 phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài phát triển và giành nhiều thắng lợi, các chính phủ dân chủ được thiết lập. C. ĐĂC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CHÂU PHI, CHÂU Á VỚI KHU VỰC MỸ LATINH Nhìn chung sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), đã tác động thức tỉnh mạnh mẽ của các dân tộc thuộc 5 địa và phụ thuộc đứng dậy đấu tranh giải phóng dân tộc. Tính chất quần chúng ngày càng sâu rộng. Các hình thức đấu tranh đòi độc lập phong phú, quyết liệt. Các cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với phong trào cộng sản, phong trào công nhân và các lực lượng tiến bộ. Các cuộc đấu tranh đòi độc lập về kinh tế phát triển mạnh mẽ. I. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. - Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và các Đảng cộng sản đóng vai trò quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, bên cạnh giai cấp tư sản và chính Đảng của mình lãnh đạo phong trào. - Sau Chiến tranh, hầu hết các nước đều vùng dậy đấu tranh giành độc lập và giành thắng lợi ở các mức độ khác nhau, thời gian khác nhau. - Phương thức tiến hành đấu tranh: đa dạng: từ khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh chính trị... - Sau khi giành độc lập các nước đều ra sức phát triển kinh tế và nhiều nước đã trở thành các nước công nghiệp phát triển hoặc có nền kinh tế đang phát triển. - Châu Á hiện nay được coi là một khu vực kinh tế năng động của thế giới. Nhiều nước đã phát triển có vị thế trên trường quốc tế: Trung Quốc, Hàn Quốc … 6 II. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. - Năm 1963 thành lập tổ chức thống nhất châu Phi (OAU), tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng ở các nước Châu Phi. - Giai cấp tư sản dân tộc ở châu Phi lãnh đạo các cuộc đấu tranh, vì giai cấp vô sản ở đây chưa trưởng thành, chưa có một chính Đảng độc lập, thậm chí chưa có tổ chức công đoàn trước khi giành được độc lập ( trừ vài ba nước ở Bắc Phi và Nam Phi đã có Đảng cộng sản nhưng lại không nắm được quyền lãnh đạo cách mạng ). - Hình thức đấu tranh giành độc lập dân tộc chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước phương Tây để được công nhận độc lập. - Mức độ độc lập và sự phát triển của đất nước sau khi giành được độc lập rất không đồng đều nhau (vùng châu Phi xích đạo còn đang chậm phát triển, còn vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng). - Ngày nay châu Phi đang đứng trước nhiều khó khăn cần giải quyết như: đói rét, bệnh tật, , sự xâm nhập của chủ nghĩa thực 7 dân kiểu mới, sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phương Tây, nợ nước ngoài, mù chữ, sự bùng nổ dân số, nội chiến. Các nước châu Phi đang ra sức phấn đấu để vượt qua những khó khăn này. III. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh - Sự thức tỉnh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào công nhân ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). - Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Mĩ La tinh thì giai cấp nông dân luôn luôn tỏ ra là một lực lượng chủ lực của cách mạng. - Phong trào đấu tranh vũ trang mang tính chất toàn lục địa và trở thành hình thức đấu tranh chủ yếu ở khu vực này. - Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập và phát triển ở hầu khắp các nước. Mặt trận đã tập hợp đông đảo các tầng lớp trong xã hội, vai trò của Đảng cộng sản ngày càng được tăng cường, khối đoàn kết công – nông ngày càng được củng cố trở thành động lực chính 8 của phong trào. - Từ sau thắng lợi của cách mạng Cu-Ba năm 1959, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh ngoài nhiệm vụ là giành độc lập dân tộc thì còn có nhiệm vụ là ủng hộ và bảo vệ cách mạng Cu-Ba. - Sau khi khôi phục lại độc lập chủ quyền, các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ các nước đã tiến hành một số cải cách về kinh tế - xã hội để cải thiện tình hình đất nước. Bước vào thập niên 90, một số nước Mĩ Latinh đã trở thành những nước Công nghiệp mới như: Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Mê-hi-cô. Bộ mặt của các nước Mĩ Latinh đã có những biến chuyển căn bản. IV. Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ II 1. Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sôi nổi từ những năm cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc phát triển sang một giai đoạn mới : Giai đoạn lật đổ nền thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. 9 2. Phong trào giải phóng dân tộc thời kì này phát triển mạnh mẽ liên tục lôi cuốn hàng nghìn triệu nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ latinh vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc rộng lớn, không ngừng tấn công từ nhiều phía vào chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa được thiết lập từ nhiều thế kỉ của chủ nghĩa đế quốc giành thắng lợi triệt để, chỉ trong vòng nửa thế kỉ các nước đã giải quyết xong vấn đề độc lập dân tộc. 3. Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra dưới nhiều hình thức và con đường khác nhau: Nơi thì bạo động vũ trang giành chính quyền đánh đuổi thực dân như Việt Nam, Lào, Cu-ba, Angiê ri…., nơi thì kết hợp vũ trang với đấu tranh chính trị hợp pháp như Ấn Độ, Ma-lai-xia, In-đô-nê- xi-a, Phi-líp-pin…., nơi thì đấu tranh chính trị đòi trao trả độc lập như các nước Châu Phi. 4. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới hai đánh dấu bằng sự ra đời của phong trào « Không liên kết » năm 1961. Các dân tộc Á- Phi- Mĩ Latinh đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và được sự ủng hộ tích cực của tổ chức Liên Hợp Quốc. 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan