Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” CỦA NGUYỄN DUY...

Tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” CỦA NGUYỄN DUY

.DOCX
7
904
81

Mô tả:

Bài thơ Ánh trăng được trích từ tập thơ cùng tên xuất bản 1984. Tập thơ đạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam. Đề tài: viết về hình ảnh vầng trăng. Chủ đề: Viết về kỷ niệm song hành của tác giả từ tuổi nhỏ đến khi trưởng thành với hình ảnh vầng trăng. Những bâng khuâng, tiếc nuối, day dứt của nhà thơ khi cuộc sống hiện đại làm con người quên đi những giá trị tinh thần đã đồng cam cộng khổ thuở nhỏ. Tư tưởng và cảm hứng chủ đạo: một mạch cảm xúc tự sự bằng thơ khi hình ảnh ánh trăng làm tác giả bâng khuâng suy nghĩ về quá khứ và những giá trị hiện tại đang bị lãng quên. Nhan đề tác phẩm: Ánh trăng + Trăng là một hiện tượng tự nhiên, thường xuất hiện vào ban đêm mang đến ánh sáng dịu dàng, mờ ảo. + Ánh trăng thường làm cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ. Trăng xuất hiện mang đến nhiều cảm xúc bâng khuâng, hoài niệm, làm bạn với sự cô đơn của con người. Ánh trăng như một người bạn chân thành, chung thủy và gắn bó lâu bền với thời gian.  
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” CỦA NGUYỄN DUY I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 07-12-1948. Quê quán: Đông Vệ - TP Thanh Hóa. Ông là lớp nhà văn trưởng thành trong chiến tranh, sớm tham gia chiến đấu tại quê nhà và chiến trường miền Nam. Ông là sinh viên khoa Ngữ Văn – Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và từng làm biên tập viên báo Văn nghệ giải phóng và Văn nghệ. Năm 2012, ông nghỉ hưu và hiện sống tại TP Hồ Chí Minh. Nhà thơ được Nhà nước trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2007. 2. Tác phẩm Bài thơ Ánh trăng được trích từ tập thơ cùng tên xuất bản 1984. Tập thơ đạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam. Đề tài: viết về hình ảnh vầng trăng. Chủ đề: Viết về kỷ niệm song hành của tác giả từ tuổi nhỏ đến khi trưởng thành với hình ảnh vầng trăng. Những bâng khuâng, tiếc nuối, day dứt của nhà thơ khi cuộc sống hiện đại làm con người quên đi những giá trị tinh thần đã đồng cam cộng khổ thuở nhỏ. Tư tưởng và cảm hứng chủ đạo: một mạch cảm xúc tự sự bằng thơ khi hình ảnh ánh trăng làm tác giả bâng khuâng suy nghĩ về quá khứ và những giá trị hiện tại đang bị lãng quên. Nhan đề tác phẩm: Ánh trăng + Trăng là một hiện tượng tự nhiên, thường xuất hiện vào ban đêm mang đến ánh sáng dịu dàng, mờ ảo. + Ánh trăng thường làm cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ. Trăng xuất hiện mang đến nhiều cảm xúc bâng khuâng, hoài niệm, làm bạn với sự cô đơn của con người. Ánh trăng như một người bạn chân thành, chung thủy và gắn bó lâu bền với thời gian. 1 II. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG THỂ HIỆN QUA BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” 1. Tính cấu trúc Mỗi văn bản nghệ thuật là một cấu trúc mang tính chất nhất quán. Ở đó, nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật có liên quan chặt chẽ với nhau góp phần tạo thành một chỉnh thể thống nhất. “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ” Đoạn thơ mở đầu mang tính chất tự sự như bắt đầu kể lại một câu chuyện, kể về một người bạn đã từng đồng cam cộng khổ với chính mình từ thuở nhỏ đến tận bây giờ. Các viết không dung chử cái đầu của những câu tiếp theo trong một đoạn thơ thể hiện được ý tác giả chưa dừng hẳn khi chuyển sang câu kế tiếp, đó là một mạch cảm xúc, một mạch chuyện không thể cắt ngang. Tính cấu trúc thể hiện ở những từ ngữ bình thường, giản dị, đơn giản. Tiêu đề “Ánh trăng” nói lên được nhân vật chính của tác phẩm đang được nói đến nhưng để thực sự hiểu về tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm thì phải chiêm nghiệm toàn bộ bài thơ. Nguyễn Duy tự giới thiệu mình: “Tôi lớn lên với ruộng với đồng Nghe giao hưởng khác nào nghe xay thóc” Tuổi thơ của ông gắn liền với đồng ruộng, với những gì đời thường nhất trong cuộc sống. Vì vậy, chất thơ luôn mang đến những rung cảm bình dị cho người đọc, người nghe. Tính cấu trúc còn thể hiện cụ thể trong tác phẩm qua cách lựa chọn thể thơ, hình ảnh và giọng điệu. Nhà thơ sử dụng thể thơ năm chử: với ưu thế câu thơ ngắn gọn, đòi hỏi ngôn từ phải chắt lọc, hàm súc và tinh tế. Song song đó, tiết tấu trong toàn bài nhanh, nhịp điệu sự hồn nhiên trong hai đoạn đầu bài thơ: Vì dung lượng phóng khoáng nên khi sử dụng thể thơ năm chử phù hợp với nhu cầu tự sự của tác giả, tưởng thuật lại câu chuyện nghĩa tình của con người với những giá trị tinh thần. Gieo vần: Khổ 1: “đồng” và “sông”: là vần lưng.và sử dụng điệp từ “với” nhằm diễn tả một tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúc, cảm nhận được những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên từng được ngắm trăng và những hồi ức được kể lại bằng ánh trăng. 2 Các khổ thơ còn lại gieo vần chân. 2. Tính hàm súc Trong bài thơ, thông tin cần truyền tải đến người đọc, người nghe được quy định trong một khuôn khổ là thể thơ năm chử mà tác giả sử dụng. Cấu trúc ngữ pháp: song hành, liệt kê. Thể hiện ở khả năng lựa chọn từ ngữ của nhà thơ: “tri kỷ”, “trần trụi”, “người dưng”, “thình lình”, “đột ngột”, “ngửa”, “rung rung”, “giật mình”,… Câu thơ không sử dụng chủ ngữ nhưng vẫn được người đọc chấp nhận và hiểu được tầng ý nghĩa của nó. Đây là một nét độc đáo để lại dấu ấn riêng của nhà thơ. 3. Tính hình tượng “Vầng trăng” mang ý nghĩa biểu trưng cao đem đến nhiều tầng nghĩa khác nhau. “Ánh trăng” là hình tượng, sợi chỉ liên kết các tầng nghĩa trong toàn bài thơ. “Vầng trăng” của quá khứ: xuất hiện ở hai khổ thơ đầu với những hình ảnh dung dị, gần gũi nhất. “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” “Vầng trăng” xuất hiện xuyên suốt với những kỷ niệm tuổi thơ, nó theo suốt tác giả trong sự trưởng thành, lớn lên với những cực khổ, hiểm nguy của chiến tranh. Nó là người bạn tri kỷ chân thành mà nhân vật trong bài tưởng chừng không bao giờ quên. “Vầng trăng” của hiện tại: xuất hiện song hành với nhịp sống hối hả, bận rộn và những vật hiện đại hào nhoáng. Chính điều đó đã làm cho nhân vật trong bài thơ quên đi “người bạn tri kỷ” một thời đồng cam cộng khổ, trải qua những mất mát của chiến tranh và một tuổi thơ hồn nhiên, gần gũi. “Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường” Chỉ khi những giá trị vật chất hiện đại ấy mất đi, nhân vật trong bài thơ mới “đột ngột” nhớ lại, gặp lại và trào dâng cảm xúc tưởng như vỡ òa. Thình lình đèn điện tắt 3 phòng buynh đuynh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” Sự bâng khuâng, day dứt, tự vấn của nhân vật khi nhận ra giá trị của vầng trăng ngày xưa: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Tác giả sử dụng từ đồng âm “mặt” mang giá trị tạo hình và biểu cảm cao. Tính hình tượng thể hiện ở bình diện nội dung ý nghĩa của chi tiết. Từ “mặt” đầu tiên là khuôn mặt của nhân vật, từ “mặt” thứ hai là “vầng trăng”. Đột ngột như cảm giác gặp lại người thân sau một thời gian dài vắng bóng. Một sự khó tả như một cuộn phim ký ức quay chậm về những kỷ niệm đang diễn ra trước mắt. “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Tác giả khéo léo vận dụng từ láy “rưng rưng”, “vành vạnh”, “phăng phắc” để tạo thêm sự biểu cảm. 4. Tính đa nghĩa Ở khổ 1-2: hình ảnh quá khứ của nhà thơ được gợi tả cùng với vầng trăng. “Vầng trăng” được nhân hoá thành “tri kỉ”, một hình ảnh vô tri vô giác của thiên nhiên được trở thành “tri kỉ” đủ để thấy sự cô đơn của tác giả chỉ có trăng làm người bạn. “Tri kỉ” chỉ sự thân thiết hơn cả mức tình bạn mà nhà thơ gọi trăng như thế là sự trân trọng của nhà thơ với vầng trăng đó. Vầng trăng ấy cũng được ví von là “vầng trăng tình nghĩa” hình ảnh gợi tả tình cảm giữa nhà thơ với vầng trăng. “Trăng trần trụi” thể hiện sự ngây thơ hồn nhiên của nhà thơ trong thời kháng chiến lẫn tuổi thơ. Khổ 3-5: hiện tại Vầng trăng trở thành “người dưng qua đường” biện pháp nhân hoá một lần nữa được sử dụng một cách tài tình, “vầng trăng” trở thành “người dưng” không quen biết để thấy được sự vô cảm, mau chóng quên đi “tình nghĩa”, “tri kỉ” một thời của mình vì nhà thơ đã có cái mới hiện đại “ánh điện cửa gương”. “Đột ngột vầng trăng tròn” hình ảnh vầng trăng trở thành vật để nhà thơ tự soi rọi lại chính mình. “Vầng trăng” ấy luôn tròn đầy, trọn tình nghĩa với nhà thơ nhưng chỉ có nhà thơ khuyết mòn với vầng trăng ấy. “Ngửa mặt lên nhìn mặt” nhà thơ sử dụng từ đa nghĩa giữa mặt người với mặt trăng, rồi nhà thơ hồi ức về với “sông”, với “bể”, người “tri kỉ” ấy “im phăng phắc” sự im lặng đến đáng sợ khiến nhà thơ “giật mình” tự xấu hổ với 4 bản thân, vầng tẳng vô tri vô giác nhưng lại chung thuỷ với nhà thơ trong mọi lúc, không phai nhoà “tình nghĩa”. *** Vần lưng “đồng” ,”sông” đi với điệp từ “với” đã diễn tả được tuổi thơ đi nhiều được hưởng cảnh đẹp thiên nhiên của tác giả. Vần lưng lại xuất hiện “tràn trụi”, “hồn nhiên” làm cho âm điệu câu thơ mạch lạc liền cảm xúc. Phép nhân hoá “vầng trăng” đã khiến gợi tả nhiều hơn hình ảnh người bạn “tri kỉ” bị lãng quên nhưng vẫn thuỷ chung với người bạn là nhà thơ. “Ánh trăng” ở đoạn cuối được sử dụng một lần duy nhất trong bài thơ. “Ánh” gợi ánh sáng lan toả của trăng, “ánh trăng” ấy là ánh sáng của người bạn “tri kỉ” gợi cho nhà thơ nhiều cảm xúc về quá khứ, hồi ức về trong hiện tại, tự cảm thấy xấu hổ đến “giật mình”. 5. Tính đa giọng điệu Giọng điệu là hình thức cơ bản để cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. nó là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của các nghệ sĩ. Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, giọng thơ được thể hiện qua lời kể chuyện của tác giả. Đó là giọng thơ kể chuyện nhỏ nhẹ, mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc, trong đó không dùng từ nhân xưng. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơ không dùng một từ nhân xưng nào. Các câu thơ không chủ ngữ nối tiếp nhau xuất hiện trong toàn bài. Suốt cả bài thơ có một chủ thể như là vô danh đã sống, đã ngỡ, đã về thành phố, đã bật tung cửa sổ, đã ngửa mặt lên nhìn mặt. chỉ đến dòng thơ cuối cùng mới có một từ nhân xưng. Đó không phải là từ nào khác mà là từ “ta”: “Ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Như vậy, tác giả đã thành công khi để cho câu chuyện này là chuyện không phải của riêng ai. Có thể là của tôi, của bạn, của các bạn và của chúng ta. Vì mỗi người đều từng có quá khứ của mình. Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cho nên, thơ ông đậm đà giàu chất triết lý, giọng điệu thiên về chiều sâu và nội tâm với những trăn trở day dứt suy tư. Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 sau ngày đất nước được giải phóng chưa lâu, tác giả đã dùng giọng thơ trữ tình sâu lắng để gửi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thủy chung” cùng quá khứ. Từ đó, có thể xem đó là giọng thơ của thời đại. 6. Tính cá thể “Ánh trăng” đã thể hiện được một nét riêng vô cùng độc đáo của Nguyễn Duy mà khó có nhà thơ nào giống được.cũng như Tsêkhốp cho rằng : “Nếu tác 5 giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đi cùng nhà thơ từ làng quê, theo nhà thơ đến thành thị, sát cánh bên nhà thơ được gợi tả một cách chân thật cùng một loạy từ láy gợi hình đươc nhà thơ sử dụng một cách điêu luyện khiến bài thơ mang nét riêng mang dấu ấn Nguyễn Duy. “Trăng” của Nguyễn Duy không giống trăng của những nhà thơ khác. Nếu trăng của Hàn Mạc Tử như một cô gái: “Trăng nằm sóng soải trên cảnh liễu Đợi gió đông về để lả lơi” Cô gái ấy lẳng lơ trước thiên nhiên chờ “gió đông” để lả lơi thì trăng của Nguyễn Duy là người “tri kỉ”, người bạn, có khi là “người dưng”, cũng là vật để nhà thơ soi rọi “giật mình” tự xấu hổ. Từ đó có thể thấy dấu ấn riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mang đến mình “trăng” đầy mới lạ nhưng vẫn mang hơi hướng của cái cũ bởi lẽ “Trăng” là đề tài muôn thuở từ xa xưa, nhưng Nguyễn Duy đã làm mới bằng ngôn từ, cách so sánh và nhân hoá đầy mới lạ. 6 III. KẾT LUẬN Trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Duy làm thơ xuất phát từ nhu cầu biểu hiện và ý thức trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc sống. Nhiều vần thơ của Nguyễn Duy có sức hút mãnh liệt bởi lời thơ gần gũi, hình ảnh bình dị và sức sống mãnh liệt đối với tình cảm, nhận thức, như cùng họ đến với “cái lẽ ở đời”, tình đời, tình người và quê hương đất nước. Với bài thơ Ánh trăng, tác giả mang đến một câu chuyện đời thường nhưng ẩn chưa biết bao ý nghĩa, bài học cuộc đời về tình bạn, tình tri kỷ và những giá trị tinh thần không gì đánh đổi được. Với cách sử dụng ngôn ngữ thơ độc đáo, mang nhiều chất “lạ” trong việc sử dụng hình thức thể hiện, bài thơ đang mang đến một giá trị nhân văn sâu sắc. Nói như Từ Sơn nhận xét về thơ ông: “đã đạt được cái trong veo của nắng mai, cái hào phóng của cơn gió nơi đồng nội, cái ấm áp của một lời thổ lộ tâm tình”. Đó là sức sống của thơ Nguyễn Duy. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan