Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi dăm giông...

Tài liệu đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi dăm giông

.PDF
204
650
81

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ năm 2001 đến năm 2007, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã tiến hành Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên. Kết quả là đã sƣu tầm, biên dịch và xuất bản thành sách gồm 75 tác phẩm sử thi (in trong 62 tập) của các tộc ít ngƣời dƣới hình thức song ngữ - tiếng dân tộc và tiếng phổ thông. Trong số này, có 30 sử thi của ngƣời Bahnar trên địa bàn 02 tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Đặc biệt, trong 30 sử thi Bahnar nói trên, có đến 26 sử thi nói về kì tích của nhân vật mang tên Dăm Giông; Số lƣợng 26 sử thi Dăm Giông này chiếm 1/3 trong số hơn 100 sử thi về Dăm Giông đã sƣu tầm đƣợc. Hiện nay, những sử thi Dăm Giông vẫn đang tồn tại và lƣu truyền trong cộng đồng ngƣời Bahnar ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tiếc rằng đến nay, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về 26 sử thi về Dăm Giông nói trên. Trong khi đó, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần đƣợc nghiên cứu từ bộ sử thi này nhƣ: vấn đề dịch thuật, vấn đề thể loại, ngay cả việc có nên gọi những sử thi Dăm Giông là chuỗi sử thi liên hoàn hay không và hệ thống nhân vật của nhóm sử thi, nghệ thuật diễn xƣớng, mối liên hệ với các sử thi Bahnar và các sử thi Tây Nguyên khác nhƣ thế nào,… cần đƣợc làm rõ. Ngoài ra, đặc điểm nội dung, nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông, đặc điểm nhân vật anh hùng Dăm Giông, mối liên hệ của nhóm sử thi Dăm Giông với các sử thi trong khu vực Đông Nam Á,… vẫn còn một khoảng trống cần đƣợc khảo sát. Những vấn đề trên đã thúc đẩy chúng tôi tham gia tìm hiểu, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu nhóm sử thi này. Bản thân ngƣời thực hiện đề tài là ngƣời đƣợc sinh ra, lớn lên và có 26 năm công tác tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum (quê hƣơng của những sử thi Dăm Giông), đã dành nhiều năm theo đuổi việc sƣu tầm, say mê nghiên cứu văn hóa, văn học địa phƣơng. Để chuẩn bị thực hiện đề tài này, tôi đã dành một năm để học tiếng Lào và khảo sát văn học Lào, Thái Lan, Campuchia với mong muốn mở rộng tìm xem mối 1 quan hệ giữa sử thi Tây Nguyên với nền văn học của các dân tộc khác trên dãy Trƣờng Sơn và khu vực. Tôi cũng đã cố gắng học tiếng Jrai và Bahnar để mong tiếp cận sâu sắc hơn với vốn văn hóa quý báu này. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn tiến hành việc nghiên cứu đề tài: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một cách có hệ thống 26 văn bản sử thi Dăm Giông và môi trƣờng diễn xƣớng của nó nhằm xác định đặc điểm nghệ thuật của bộ sử thi Dăm Giông. Qua đó, phát hiện những tƣơng đồng và dị biệt của nhóm sử thi này với sử thi khu vực Đông Nam Á và sử thi thế giới. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài này là văn bản của 26 sử thi Bahnar về ngƣời anh hùng Dăm Giông trong Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên do Viện Khoa học Xã hội xuất bản từ năm 2005 đến năm 2007 (Phụ lục i). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông, tập trung vào các yếu tố nhƣ: kết cấu nhóm sử thi, nhân vật trung tâm, hệ thống nhân vật tái xuất hiện, các yếu tố nghệ thuật chủ yếu (cốt truyện, các kiểu kết cấu, hệ thống motif, không gian nghệ thuật...). - Phạm vi điền dã: Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, tập trung ở địa bàn dân tộc Bahnar, vùng có 26 sử thi đang nghiên cứu. Cụ thể là khu vực nội - ngoại ô thành phố Kon Tum và huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum; khu vực huyện Đak Pơ và Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. 4. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lí thuyết Lí thuyết cơ bản mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài này là những lí luận 2 cơ bản về folklore của các nhà nghiên cứu trên thế giới từ trƣớc đến nay nhƣ V. Propp, E. M. Meletinski,… Cụ thể chúng tôi vận dụng những quan điểm của V. Propp về đặc trƣng của folklore để làm cơ sở lí luận chung cho việc nghiên cứu. Để làm rõ hơn từng đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông, chúng tôi kế thừa phƣơng pháp phân tích cấu trúc văn bản hay còn gọi là phƣơng pháp nghiên cứu cấu trúc - loại hình của V. Ia Propp trong việc nghiên cứu cấu trúc truyện cổ Bahnar, truyện cổ Tây Nguyên, hệ thống motif, các kiểu nhân vật trong nhóm sử thi. Chúng tôi cũng học tập các quan điểm về thần thoại và sử thi của E. M. Meletinski để nghiên cứu các yếu tố huyền thoại trong các sử thi Dăm Giông, tìm xem vai trò yếu tố thần thoại trong việc xây dựng các nhân vật anh hùng, kiến tạo tác phẩm và quá trình diễn xƣớng sử thi. Chúng tôi cũng vận dụng quan điểm của E. M. Meletinski về thần thoại để giải mã việc xuất hiện nhiều đặc điểm của thần thoại trong sử thi Dăm Giông nói riêng, sử thi Bahnar, sử thi Tây Nguyên nói chung. Chúng tôi cũng sử dụng lí luận và kiến thức liên ngành nhƣ triết học, lịch sử, văn hóa, folkore với những tác giả tiêu biểu nhƣ Karl Marx, F. Angel, E. B. Tylor, M. O. Kosven, James George Frazer,… để nghiên cứu lịch sử, thiết chế xã hội loài ngƣời thời nguyên thủy nhằm tìm hiểu đặc trƣng xã hội nguyên thủy của ngƣời Tây Nguyên nói chung, ngƣời Bahnar nói riêng đƣợc chứa đựng trong các sử thi Dăm Giông. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng vận dụng lí luận về tự sự học của Tezvetan Todorov và lí thuyết về cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu. M. Lotman để so sánh, đối chiếu với các thể loại tƣơng đồng nhằm phát hiện cấu trúc của kiểu sử thi liên hoàn của bộ sử thi Dăm Giông và sử thi Bahnar. Ngoài các lí thuyết cơ bản nêu trên, trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi còn học hỏi, kế thừa và vận dụng các lí thuyết và kết quả về folklore, phƣơng pháp điền dã, dân tộc học, khảo cổ học của các bậc nghiên cứu tiền bối trong và ngoài nƣớc nhƣ Pierre Douriboure, Paul Guilletminet, Jacques Dournes, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Từ Chi, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn Khắc Sử,… 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp điền dã Trong đề tài này, chúng tôi chú trọng công tác và phƣơng pháp điền dã. Chúng 3 tôi thƣờng xuyên thâm nhập thực địa tìm hiểu đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, đời sống tinh thần (tín ngƣỡng, tôn giáo) của ngƣời Bahnar ở 02 tỉnh Gia Lai và Kon Tum nhằm nắm vững bản sắc văn hóa của tộc ngƣời Bahnar giúp cho việc nghiên cứu sử thi đúng hƣớng, đúng trọng tâm. Chúng tôi còn thâm nhập thực tế các buôn làng cổ, các vùng phƣơng ngữ khác nhau, các họ đạo, xóm đạo và tòa Giám mục Kon Tum để bổ túc tài liệu, tìm hiểu lịch sử phát triển, sự biến động của lịch sử, xã hội của dân tộc Bahnar và các dân tộc khác trên vùng đất này, đời sống sinh hoạt thực tế của ngƣời Bahnar trong quá khứ và hiện tại. Đặc biệt, chúng tôi bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu môi trƣờng diễn xƣớng, phƣơng thức diễn xƣớng h’mon, một loại hình nghệ thuật đặc sắc làm nên đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông. Trong quá trình thực hiện luận án, ngoài việc nghiên cứu văn bản 26 sử thi Dăm Giông, chúng tôi thƣờng xuyên gặp gỡ, trao đổi với các nghệ nhân hát kể sử thi, các dịch giả của 26 sử thi Dăm Giông đang khảo sát để tìm hiểu tƣờng tận các tình tiết, địa danh, tên các nhân vật, tiểu sử của các nghệ nhân, tham gia các lễ hội dân gian ở địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum để hiểu sâu sắc về các nội dung, sự kiện, nhân vật trong tác phẩm và các đặc trƣng nghệ thuật khác của nhóm sử thi Dăm Giông. 4.2.2. Phương pháp thống kê, phân tích Để tạo cho các lập luận, luận chứng, luận cứ thêm phần thuyết phục với một hệ thống số liệu chính xác, tin cậy, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích để khảo sát 26 tác phẩm của nhóm sử thi Dăm Giông. Chúng tôi lập các bảng thống kê nhƣ: tần suất xuất hiện của các nhân vật tái xuất hiện, yếu tố Kitô giáo, yếu tố kì ảo, hệ thống motif, mô hình hóa kết cấu, tóm tắt cốt truyện của 26 sử thi đƣợc khảo sát (Phụ lục ii, iii, iv và v). Từ các số liệu thống kê, chúng tôi sẽ phân tích, so sánh, đối chiếu để đúc kết, khái quát nên những đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông. 4.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để nghiên cứu mối liên hệ giữa sử thi và truyện cổ dân gian Tây Nguyên nhằm làm rõ đặc trƣng thể loại của nhóm sử thi Dăm Giông. Cụ thể, chúng tôi vận dụng lí thuyết về văn học so sánh 4 của thế giới (nhất là các nhà nghiên cứu trƣờng phái Nga, Mỹ) để so sánh, đối chiếu các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu trong truyện cổ Jrai, Bahnar có liên quan đến sử thi Dăm Giông nhƣ hệ motif, yếu tố thần kì, kiểu nhân vật, tên địa danh, nghệ thuật kết cấu,… Bên cạnh đó, để xác định đặc trƣng tộc ngƣời của nhóm sử thi, chúng tôi nghiên cứu sử thi thế giới và sử thi Tây Nguyên để tìm ra đặc trƣng riêng biệt của nhóm sử thi Dăm Giông. Chúng tôi đi sâu nghiên cứu ở góc độ dân tộc học của tộc ngƣời Bahnar nhằm phát hiện những đặc trƣng độc đáo của tộc ngƣời này qua nhóm sử thi Dăm Giông. Qua đó đối chiếu, so sánh các kết quả khảo cổ học, lịch sử địa phƣơng để phát hiện bối cảnh lịch sử của vùng đất sản sinh ra sử thi Dăm Giông. Trong đó, chúng tôi cố gắng tìm hiểu lịch sử hình thành của hệ thống buôn làng cổ và mới ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum nhằm hình dung những biến động của xã hội Tây Nguyên thời nguyên thủy đƣợc phản ánh trong các sử thi. Đặc biệt, chúng tôi so sánh tính chất liên hoàn, xâu chuỗi của sử thi Dăm Giông và sử thi ot ndrong của dân tộc Mơ-nông, sử thi liên hoàn Dăm Duông của dân tộc Xơ-đăng để khái quát đặc trƣng cơ bản của sử thi liên hoàn, một loại hình đặc trƣng của sử thi Tây Nguyên. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 5.1. Chỉ ra và chứng minh đƣợc các sử thi Bahnar mang tên Dăm Giông hiện đang tồn tại ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum là những sử thi có nhiều mối liên hệ với nhau hình thành nên một cấu trúc nghệ thuật thống nhất gọi là Nhóm sử thi Dăm Giông. 5.2. Nêu đƣợc những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của nhóm sử thi Dăm Giông, về kết cấu của nhóm sử thi, hệ thống nhân vật, nhân vật anh hùng, các yếu tố nghệ thuật chủ yếu nhƣ hệ thống motif, không gian nghệ thuật. Tìm ra đặc điểm của nhóm sử thi Dăm Giông nói riêng và đặc điểm sử thi Bahnar nói chung. Qua đó, góp phần định danh, xác định loại hình và đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời của nhóm sử thi. 5.3. Nghiên cứu nhóm sử thi Dăm Giông trong mối quan hệ với sử thi Tây Nguyên nói chung và một số sử thi vùng Đông Nam Á nhằm khẳng định đặc trƣng riêng biệt của nhóm sử thi này trong phạm vi khu vực. 5 6. CẤU TRÖC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án có 04 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2. Kết cấu nhóm sử thi Dăm Giông - nhìn từ góc độ diễn xƣớng Chƣơng 3. Nhân vật Dăm Giông trong mối quan hệ với nhân vật tái xuất hiện và sử thi đơn Chƣơng 4. Hệ thống motif và không gian nghệ thuật trong nhóm sử thi Dăm Giông 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH SƢU TẦM, NGHIÊN CỨU SỬ THI 1.1.1. Tình hình sƣu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên - Giai đoạn từ năm 1927 đến năm 1955 Tháng 5 năm 1927, Léopold Sabatier - một công sứ ngƣời Pháp tại Đak Lak công bố Anh hùng ca Đăm Xăn do Pierre Pasquier và Roland Dorgelѐs viết lời tựa “Bài ca cuối cùng của ngƣời Mọi” [150, tr.287]. Léopold Sabatier cho rằng Đăm Xăn(1) là một anh hùng ca (chanson de geste, épopée): “Bản khan này hay anh hùng ca này, cùng với nhiều bản khác nữa, là kết quả và là sự thể hiện một thời kì yên ổn, thái bình, phồn vinh và hùng mạnh đang phát triển, mà nhóm tộc ngƣời Rađê đã trải qua, sau khi họ di cƣ từ vùng bờ biển lên vùng cao nguyên miền nam Đông Dƣơng” [89, tr.140]. Ông còn khẳng định: “Bản anh hùng ca cổ của ngƣời Ê Đê sẽ không mất đi, câu chuyện đẹp đẽ về cuộc sống Đăm Xăn, bay lên từ núi rừng Việt Nam, sẽ đƣợc biết đến tận châu Âu” [149, tr.9]. Rất tiếc, Roland Dorgelѐs cho rằng Đăm Xăn là tác phẩm văn chƣơng cuối cùng của ngƣời Mọi. Thực tế sƣu tầm sử thi Tây Nguyên sau này chứng minh ngƣợc lại nhận định của Roland Dorgelѐs. Năm 1955, Anh hùng ca Đăm Di đƣợc công bố, Dominique Antomarchi dịch sang tiếng Pháp và Georges Condominas viết lời giới thiệu với nhan đề “Lời nói đầu về bản anh hùng ca Klei khan Kdam Yi - Nhận xét xã hội học về hai bản anh hùng ca Rađê”. Trong lời giới thiệu, Georges Condominas khẳng định: Đăm Xăn và Đăm Di là anh hùng ca - sử thi (chant épicque) [147, tr.555]. Trong công trình Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương (Les Populations montagnardes du Sud-Indochinois) của Dam Bo (Jacques Dournes) xuất bản năm 1950 có một đoạn nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của sử thi Đăm Xăn: “là những câu có nhạc, đúng hơn là những câu thơ đều đặn, lặp đi lặp lại, đuổi theo nhau, bừng nở… hết sức giàu biểu tƣợng” [16, tr.195]. 7 Nhƣ vậy, những ngƣời Pháp đã đi tiên phong trong việc phát hiện và sƣu tầm sử thi Tây Nguyên. Họ đã dịch và công bố với thế giới hai sử thi Đăm Xăn và Dăm Di sang tiếng Pháp và tiếng Ê-đê. Thành tựu nghiên cứu ban đầu của họ là xác định đƣợc thể loại và những giá trị đặc biệt của sử thi. - Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 2000 Năm 1957, sử thi Đăm Xăn đƣợc dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt với tên gọi Bài ca chàng Đăm San và đƣợc in thành sách vào năm 1959. Trong một bài viết năm 1960, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên xác định Bài ca chàng Đăm San là một “bản anh hùng ca” và “Đăm San là nhân vật anh hùng” [19, tr.48]. Năm 1970, tại Liên Xô, tiến sĩ N. J. Niculin đã dịch và giới thiệu sử thi Đăm Xăn và Đăm Di sang tiếng Nga. Ông gọi hai sử thi này là “truyền thuyết anh hùng”. Trong đó, ông chú ý đến “đặc trƣng diễn xƣớng” của nó và coi đó nhƣ một đặc trƣng tiêu biểu của sử thi [89, tr.405]. Năm 1974, trong cuốn sách Chúng tôi ăn rừng đá thần Gô, nhà nghiên cứu dân tộc học ngƣời Pháp Georges Condominas có nhắc đến một hình thức truyện kể của ngƣời Mơ-nông Gar tên là noo proo và ông gọi đó là épopée (sử thi, anh hùng ca) [53, tr. 190]. Nhƣ vậy, một lần nữa, những nhà nghiên cứu ngƣời Pháp đã phát hiện ra sử thi Tây Nguyên. Rất tiếc, Georges Codominas không đi sâu nghiên cứu sử thi đƣợc nhắc đến hoặc những vấn đề liên quan đến sử thi. Từ năm 1957 đến năm 1975, các sử thi khác nhƣ Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Roăn, Y Ban, Y Prao đƣợc phát hiện qua lời kể của các cán bộ và đồng bào ra Bắc tập kết. Năm sử thi trên đƣợc in trong sách Trường ca Tây Nguyên xuất bản năm 1963. Qua các tác phẩm này, các nhà nghiên cứu Việt Nam nhƣ Cao Huy Đỉnh, Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh đã có nhiều công trình khẳng định giá trị của sử thi Tây Nguyên là những tác phẩm có giá trị lớn của dân tộc Ê-đê, “có giá trị lớn về nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật” [79, tr.88]. Riêng về mặt thể loại, các nhà nghiên cứu Việt Nam gọi sử thi Tây Nguyên với nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ truyền thuyết, bài ca, trường ca, anh hùng ca, sử thi, sử thi anh hùng,… Từ năm 1976 đến năm 2000, việc nghiên cứu sử thi Tây Nguyên đƣợc quan 8 tâm nhiều hơn. Trong luận án tiến sĩ mang tên Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên (năm 1982) và cuốn sách Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (năm 1983), Võ Quang Nhơn đã dùng thuật ngữ anh hùng ca với tƣ cách là một thể loại văn học dân gian để xác định thể loại Đăm Xăn. Năm 1988, Phan Đăng Nhật bảo vệ luận án tiến sĩ tại Bungari với đề tài Sử thi Ê Đê. Luận án đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của sử thi Ê-đê nhƣ nội dung, chủ đề và quá trình hình thành, đặc điểm cơ bản gồm: cấu trúc của hệ thống sử thi, các loại và kiểu đề tài,... Phan Đăng Nhật cho rằng Đăm Xăn là sử thi cổ sơ, còn Iliát, Ôđixê, Ramayana, Mahabharata là những sử thi cổ đại (hay là sử thi cổ điển) [70, tr.731]. Từ năm 1993 đến năm 1997, nhiều sử thi Tây Nguyên mới đƣợc sƣu tầm nhƣ Chilơkok (dân tộc Ê-đê, năm 1993), Mùa rẫy bon Tiăng (dân tộc Mơ-nông, năm 1996), Giông nghèo tám vợ; Tre Vắt ghen ghét Giông (dân tộc Bahnar, năm 1996). Cùng với đó, các hội thảo về sử thi Tây Nguyên đƣợc tiến hành và có nhiều bài nghiên cứu giá trị nhƣ “Sử thi ở Việt Nam” của Đinh Gia Khánh, “Nhìn lại quá trình sƣu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên trong bối cảnh sử thi Việt Nam” của Phan Đăng Nhật, “Vùng sử thi Tây Nguyên (một số quan điểm cơ bản)” của Ngô Đức Thịnh, “Sử thi thần thoại của ngƣời Mơ-nông” của Đỗ Hồng Kỳ, “Hơmon, một thể loại diễn xƣớng dân gian của ngƣời Ba Na ở An Khê, Gia Lai” của Tô Ngọc Thanh,… Những công trình trên đã tập trung đánh giá lại tiềm năng và trữ lƣợng của sử thi Tây Nguyên, xác định, định danh thể loại, loại hình sử thi. Các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng sử thi ở nƣớc ta chủ yếu là sử thi cổ sơ (archaic epic). Trong công trình Sử thi thần thoại Mơ-nông (năm 1996), Đỗ Hồng Kỳ khẳng định rằng các sử thi ot ndrong của ngƣời Mơ-nông là sử thi thần thoại [49, tr.51]. Năm 1999, công trình Vùng sử thi Tây Nguyên [72] của Phan Đăng Nhật khảo sát sử thi Tây Nguyên dƣới góc độ vùng văn hóa. Tác giả đặt ra vấn đề nghiên cứu thuộc tính chung nhất của các sử thi tập trung trên một địa bàn, trong đó có thuộc tính gắn liền với đặc điểm văn hóa, con ngƣời Tây Nguyên và phân biệt với các sử thi ngƣời Việt. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 1957 đến 2000, sử thi Tây Nguyên đƣợc 9 sƣu tầm bổ sung, dịch sang tiếng Việt và bắt đầu đƣợc nghiên cứu, đƣa vào giảng dạy ở các trƣờng đại học. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về sử thi chƣa nhiều. - Giai đoạn từ năm 2001 đến nay Từ năm 2001 đến năm 2007, Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp triển khai với 8 tỉnh Tây Nguyên và phụ cận. Kết quả sƣu tầm một khối lƣợng sử thi đồ sộ gồm 801 tác phẩm với 5.679 băng ghi âm (độ dài 90 phút). Trong thời gian này đã phiên âm 123 tác phẩm và dịch nghĩa đƣợc 115 tác phẩm. Việc phiên âm, dịch nghĩa do các trí thức ngƣời dân tộc tiến hành, công việc biên tập do các nhà nghiên cứu ngƣời Việt đảm nhiệm. Đến năm 2007, đã xuất bản 75 tác phẩm sử thi của các dân tộc Bahnar, Mơ-nông, Ê-đê, Xơ-đăng, Ra Glai, Chăm dƣới dạng song ngữ tiếng dân tộc và tiếng phổ thông. Các sử thi của ngƣời Jrai hiện nay chƣa có ngƣời dịch nghĩa(2). Một trong những phát hiện quan trọng của các nhà nghiên cứu đối với sử thi mới sƣu tầm là những bộ sử thi có cấu trúc liên hoàn. Các nhà nghiên cứu gọi tên các sử thi ngƣời Mơ-nông (Tiăng, Lênh), Xơ-đăng (Dăm Duông), Bahnar (Dăm Giông) bằng nhiều khái niệm khác nhau: bộ sử thi nhiều tập - Đặng Diệu Trang [132], sáng tác liên hoàn (ring composition) - Bùi Thiên Thai [103], sử thi liên hợp, sử thi phổ hệ - Phan Đăng Nhật [73], sử thi chuỗi, chuỗi sử thi - h’mon liên hoàn Nguyễn Việt Hùng [140], sử thi liên hoàn - Võ Quang Trọng [130],... Khi nhận xét về các sử thi Tây Nguyên mới sƣu tầm, Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Sử thi ở đây phần nhiều thuộc sử thi liên hoàn”, “thông qua các hành động nhân vật Duông và Giông thì tạo nên chuỗi tác phẩm liên hoàn (xâu chuỗi) khá đồ sộ”. Ông khẳng định: “Loại sử thi liên hoàn này, một mặt, mỗi tác phẩm có vị trí độc lập tƣơng đối, có nhân vật, có nội dung, tình tiết riêng, nhƣng mặt khác, những nhân vật anh hùng này lại có mối liên hệ với các tác phẩm khác trong hệ thống”. Theo ông, “hiện tƣợng khuôn mẫu có sẵn và diễn xƣớng lặp của sử thi liên hoàn xuất phát từ nhu cầu truyền miệng, dễ nhớ của các tộc ngƣời không có chữ viết” [108]. 10 Năm 1993, trong bài viết “Cốt truyện và nhân vật trong sử thi nrông của ngƣời Mơ-nông”, Đỗ Hồng Kỳ có đặt vấn đề kết cấu cốt truyện của ot ndrong liên quan khái niệm sử thi liên hoàn: “Kết cấu cốt truyện sử thi ot nrong là kết cấu liên hoàn. Các cốt truyện đơn hợp lại với nhau thành cốt truyện liên kết. Các cốt truyện đơn có mối quan liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời ở một mức độ nào đó, chúng có tính độc lập tƣơng đối của mình” [48]. Năm 2002, trong bài “Những phát hiện mới xung quanh sử thi Nrong”, Tô Đông Hải sử dụng khái niệm sử thi liên hoàn để chỉ bộ sử thi ot ndrong: “ot nrong là bộ sử thi liên hoàn có khối lƣợng đồ sộ vào loại hàng đầu trong số các sử thi đã đƣợc phát hiện trên thế giới” [30, tr.31]. Trong Thông báo Văn hóa dân gian 2003, Võ Quang Trọng có bài viết “Những phát hiện mới về sử thi Ba Na ở tỉnh Kon Tum” giới thiệu về 90 tác phẩm sử thi Bahnar. Trong đó, ông nhận định: “Phần lớn các tác phẩm sử thi Ba Na đều liên quan đến nhân vật Giông, một hình tƣợng sống động, xuyên suốt hàng chục tác phẩm. Hiện tƣợng sử thi liên hoàn đã đƣợc tìm thấy ở tộc ngƣời Mnông, Xê Đăng” [115, tr.652]. Trong lời giới thiệu sử thi Giông đi tìm vợ, Võ Quang Trọng viết: “Sử thi Giông đi tìm vợ là một tác phẩm độc lập trong hệ thống sử thi liên hoàn của ngƣời Ba Na” [131, tr.431]. Năm 2005, trong bài viết “Sử thi Con đỉa nuốt bon Tiăng”, Bùi Thiên Thai cung cấp khá phong phú thông tin về khái niệm chuỗi sử thi, sáng tác liên hoàn: Thuật ngữ chuỗi sử thi (epic cycle) ban đầu đƣợc dùng để chỉ một loạt những bài thơ tự sự có liên quan đến những miêu tả về chiến tranh Tơ roa nhằm bổ sung cho sử thi Hôme. Những bài thơ này do một loạt các thi nhân hậu kì Hy Lạp đƣợc gọi là “thi nhân liên ca” sáng tác. Sau, nó đƣợc dùng để chỉ một hệ thống sử thi đƣợc móc nối với nhau bởi nhiều phần độc lập, giữa các phần có nhân vật chính và bối cảnh chung, giữa các sự kiện cũng có liên kết và thứ tự nhất định. Nhân vật trung tâm nhất định không phải là nhân vật chính của mỗi phần nhƣng thƣờng có chức năng kết cấu, nối kết các phần lại với nhau. Cần phân biệt chuỗi với liên hoàn, sáng tác liên hoàn (ring composition) là kết cấu theo vòng tròn đồng tâm, tức theo thứ tự A-B-C-B-A, lặp lại thứ tự thuận ban 11 đầu theo chiều ngƣợc lại nhằm nhấn mạnh yếu tố ở vị trí trung gian, có chức năng làm cho dễ nhớ và cả chức năng thẩm mỹ. Thuật ngữ chuỗi ở trong sáng tác thơ ca có thể dịch là liên ca. Kịch tôn giáo thời kì trung thế kỉ thƣờng thể hiện hoặc giải quyết hàng loạt những chủ đề lấy kinh thánh làm nền tảng, do đó cũng là chuỗi kịch hoặc liên kịch [103, tr.39]. Khái niệm sử thi liên hoàn còn đƣợc các tác giả khác sử dụng khi khảo sát các sử thi Xơ-đăng và Bahnar. Trong Thông báo Văn hóa dân gian 2003, Võ Quang Trọng có bài viết “Những phát hiện mới về sử thi Ba Na ở tỉnh Kon Tum” giới thiệu về 90 tác phẩm sử thi Bahnar. Trong đó, ông nhận định: “Phần lớn các tác phẩm sử thi Ba Na đều liên quan đến nhân vật Giông, một hình tƣợng sống động, xuyên suốt hàng chục tác phẩm. Hiện tƣợng sử thi liên hoàn đã đƣợc tìm thấy ở tộc ngƣời Mnông, Xê Đăng” [115, tr.655]. Trong lời giới thiệu sử thi Giông đi tìm vợ, Võ Quang Trọng viết: “Sử thi Giông đi tìm vợ là một tác phẩm độc lập trong hệ thống sử thi liên hoàn của ngƣời Ba Na” [131, tr.431]. Những cuộc bàn luận sôi nổi về khái niệm sử thi liên hoàn nêu trên mở ra nhiều hƣớng tiếp cận mới về sử thi. Ngay cả sử thi đƣợc xếp vào dạng kinh điển của sử thi Tây Nguyên nhƣ Đăm Xăn cũng phải xem xét lại. Phải chăng sử thi Đăm Xăn chỉ có một phiên bản nhƣ L. Sabatier đã phát hiện hay còn một bộ phận nào khác? Những phát hiện về các dị bản của sử thi Đăm Xăn gần đây cho phép cho chúng ta đặt câu hỏi nhƣ thế. Một số công trình lớn khác nhƣ Sử thi Tây Nguyên với cuộc sống đương đại thực trạng, triển vọng và giải pháp (2006, Phan Đăng Nhật chủ nhiệm đề tài), Một phương thức đưa sử thi Tây Nguyên trở về với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên (2009, Nguyễn Xuân Kính chủ nhiệm đề tài) nhằm bảo tồn và phát triển sử thi ở cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Các công trình đề cập đến việc quản lí, bảo tồn, phát triển sử thi trong hiện tại và tƣơng lai chứ chƣa quan tâm đến vấn đề nghiên cứu sử thi dƣới góc độ tác phẩm nghệ thuật. Năm 2001, chuyên luận Nghiên cứu sử thi Việt Nam của Phan Đăng Nhật ra đời, đánh dấu một bƣớc tiến mới trong việc nghiên cứu sử thi ở Việt Nam. Phan Đăng Nhật cho rằng sử thi ở Việt Nam là “sử thi sống, sử thi dân dã khác với sử thi 12 sách vở” [73, tr.270]. Việc phát hiện đặc điểm sử thi sống mở ra hƣớng nghiên cứu đúng đắn về sử thi Tây Nguyên. Đặc biệt, trong sách Vùng sử thi Tây Nguyên, Phan Đăng Nhật đã đƣa ra nhiều nhận định có giá trị. Ông khẳng định ở Tây Nguyên còn có một số lƣợng rất lớn sử thi và mật độ dày đặc so với cả nƣớc, tạo nên vùng sử thi Tây Nguyên; Sử thi Tây Nguyên mang những đặc trƣng thống nhất và có sự phân biệt so với sử thi các địa bàn khác ở Việt Nam [73, tr.297]. Những nhận định về trữ lƣợng sử thi Tây Nguyên của Phan Đăng Nhật đã đƣợc minh chứng qua Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên. Cho đến năm 2007, trong cuốn sách Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên, Ngô Đức Thịnh chỉ rõ đặc điểm sử thi sống của sử thi Tây Nguyên: Nét khác biệt của sử thi Tây Nguyên so với các sử thi cổ điển là “sử thi Tây Nguyên vẫn đƣợc lƣu truyền nguyên bản trong nhân dân, vẫn đƣợc nhân dân trình diễn trong các sinh hoạt cộng đồng, vẫn đƣợc các thế hệ học hỏi, lƣu truyền và không loại trừ cả sáng tạo và hoàn thiện nữa” [106, tr.414]. Trong bài viết “Về thể loại sử thi thần thoại ở Tây Nguyên” đƣợc công bố năm 2010, Đỗ Hồng Kỳ cho rằng sử thi Tây Nguyên là sử thi thần thoại chứ không phải là sử thi sáng thế [54]. Ông chỉ ra các đặc điểm của sử thi thần thoại Mơ-nông và sử thi cùng loại ở Tây Nguyên nhƣ: lịch sử hóa hiện thực qua con đƣờng thần thoại, sự xuất hiện thần kì của nhân vật, cấu tạo đề tài và không gian sử thi, thời gian huyền thoại,… Hầu hết các dẫn chứng của Đỗ Hồng Kỳ trong bài này là sử thi ot ndrong của ngƣời Mơ-nông, chƣa bao quát đƣợc sử thi Tây Nguyên. Cuối năm 2013, chuyên luận Sử thi ot ndrong cấu trúc văn bản và diễn xướng của Nguyễn Việt Hùng ra đời. Tác giả đặt vấn đề tiếp cận sử thi Tây Nguyên qua trƣờng hợp sử thi ot ndrong của ngƣời Mơ-nông bằng lí thuyết công thức truyền miệng (Oral-formulatic theory). Theo tác giả, công thức truyền miệng có nhiều vai trò trong việc hình thành sử thi nói chung và ot ndrong nói riêng nhƣ kết cấu sử thi, ổn định ngữ nghĩa, tổ chức lời văn nghệ thuật,... Tuy vậy, dù đặt ra nhiều vấn đề nhƣng tác giả chƣa khu biệt sử thi ot ndrong với các sử thi Tây Nguyên khác hoặc chỉ ra đặc trƣng nổi bật của ot ndrong [40]. Gần đây nhất, tháng 4 năm 2016, luận án tiến sĩ của Triệu Văn Thịnh, mang 13 tên Hệ thống nhân vật sử thi M’Nông và vấn đề thể loại, có nhiều phát hiện mới. Luận án đã có những đánh giá bƣớc đầu về đặc trƣng thể loại, hệ thống nhân vật của sử thi ot ndrong của ngƣời Mơ-nông. Trong đó, tác giả khẳng định sử thi ot ndrong là sử thi thần thoại. Đặc biệt, tác giả chú ý các yếu tố môi trƣờng diễn xƣớng, các thủ pháp diễn xƣớng, đề tài, cốt truyện của ot ndrong. Đây là cách đề cập vấn đề hợp lí, khai thác đúng đặc trƣng của sử thi Tây Nguyên. Tuy nhiên, chúng tôi chƣa thấy tác giả đề cập đến cấu trúc của nhóm sử thi ot drong, chƣa nhắc đến kết cấu liên hoàn của bộ sử thi, một đặc trƣng hết sức quan trọng của sử thi Tây Nguyên, nhất là các sử thi mới sƣu tầm [109]. 1.1.2. Tình hình sƣu tầm, nghiên cứu sử thi Bahnar và nhóm sử thi Dăm Giông - Về sử thi Bahnar + Khái niệm sử thi Bahnar Ngƣời Bahnar dùng từ h’mon để chỉ những sử thi của mình. Từ h’mon đƣợc viết bằng nhiều cách: hơamon, hamon, hơ mon, hmon,… Sở dĩ có nhiều cách viết là do sự khác nhau trong cách phát âm của các nhóm phƣơng ngữ Bahnar hoặc quan niệm, cách hiểu, cách phiên âm của ngƣời sử dụng. Từ h’mon (hamon) đƣợc Paul Guilleminet đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách Bộ lạc Bahnar ở Kon Tum - Góp phần nghiên cứu xã hội miền núi ở Đông Dương: “anh hùng ca hamon” [28, tr.62]. Trong cuốn từ điển Bahnar-Français, Paul Guilleminet giải nghĩa h’mon (hamon) là “truyền thuyết anh hùng của ngƣời Bahnar” [148, tr.238]. Năm 1962, trong bài viết mang tên “Bƣớc đầu tìm hiểu về hình thức nghệ thuật của thơ ca Tây - nguyên”, Ngọc Anh nhắc đến khái niệm hơ mon (chỉ h’mon) và gọi là “trƣờng ca” [3, tr.33-35]. Một năm sau đó, năm 1963, khi xuất bản sách Trường ca Tây Nguyên, các tác giả đều gọi tên các sử thi Bahnar là trường ca [79]. Năm 1965, khi cho ra đời cuốn sách Truyện cổ Ba-na (02 tập), tác giả Ngọc Anh có bài giới thiệu là “Bƣớc đầu tìm hiểu truyện cổ dân gian Ba-na”, trong đó ông đã nhắc đến các tác phẩm mang âm hƣởng anh hùng ca có độ dài “kể ngót đêm ngày không dứt”. Năm 1966, trong bài viết “Tinh thần dũng cảm của nhân dân Tây 14 Nguyên qua một số trƣờng ca và truyện cổ Tây Nguyên” in trên tạp chí Văn học số 8, Ngọc Anh cũng nhắc lại khái niệm trường ca, trong đó bao hàm sử thi Bahnar [4, tr.79]. Cho đến trƣớc những năm 1980, khái niệm về sử thi Bahnar không có gì mới, vẫn sử dụng khái niệm trường ca để chỉ thể loại này. Năm 1982, khi giới thiệu sử thi Bahnar Đăm Noi đƣợc sƣu tầm tại Gia Lai, nhóm tác giả gọi sử thi này là trường ca theo tiếng Việt và h’mon theo tiếng Bahnar [80]. Đến năm 1988, khái niệm h’mon mới đƣợc Tô Ngọc Thanh định nghĩa rõ ràng trong cuốn sách Fônclo Bâhnar nhƣ sau: “Hơ Amon (tức h’mon) là một thể loại fônclo đa thành phần nghệ thuật và cũng là một sinh hoạt fôn-clo mang tính chất cộng đồng. Hơ Amon thƣờng là một chuyện kể dài, thể hiện xen kẽ bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn xuôi đối xứng cặp. Bao giờ Hơ Amon cũng đƣợc trình bày dƣới dạng hát kể, với những làn điệu âm nhạc, với ngữ điệu sắc thái, với cƣờng độ, tốc độ, với đổi giọng, đổi tầm âm của ngƣời hát kể” [81, tr.249]. Năm 1990, N. I. Niculin có bài viết “H’mon Đăm Noi với vấn đề các mối quan hệ giao tiếp và sự trùng hợp loại hình trong folklore Bana” trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật số 6, Nguyễn Ngọc Thƣờng dịch, sau in lại trong tập sách Văn học Việt Nam và giao lưu quốc tế do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn. Trong bài viết này, tác giả sử dụng khái niệm h’mon để chỉ sử thi Bahnar. Đáng lƣu ý là tác giả đã đặt các sử thi cùng loại, cùng tộc ngƣời trong một loại hình sử thi để nghiên cứu. Cách nghiên cứu của N. I. Niculin mở ra hƣớng nghiên cứu sử thi Tây Nguyên theo tộc ngƣời. Năm 1997, trong hội thảo khoa học Sử thi Tây Nguyên đƣợc tổ chức ở Buôn Ma Thuột, khái niệm h’mon Bahnar đƣợc trình bày trong bài viết “Hmon - Một hình thức diễn xƣớng dân gian của ngƣời Bana - An Khê - Gia Lai”. Trong đó, Tô Ngọc Thanh có “nhắc lại mấy điều đặc biệt” về sử thi Bahnar là môi trƣờng và nghệ nhân diễn xƣớng [121, tr.21]. Tuy nhiên, lúc này các nhà nghiên cứu chƣa bàn đến các sử thi tại Kon Tum, vì Dự án về sử thi Tây Nguyên chƣa đƣợc triển khai. Năm 2000, khái niệm hơamon (tức h’mon) vẫn đƣợc nhắc lại khi giới thiệu sử thi Dyông Dư [83]. Từ năm 2001, các nhà nghiên cứu thƣờng dùng từ h’mon để chỉ sử thi Bahnar, 15 không ai dùng thuật ngữ trường ca, bài ca nhƣ trƣớc đây nữa. Theo ngƣời thực hiện đề tài, h’mon chỉ một loại hình nghệ thuật đặc biệt của ngƣời Bahnar ở Tây Nguyên. H’mon hội đủ tất cả những đặc điểm của loại hình sử thi nên chúng ta có thể gọi h’mon là sử thi của ngƣời Bahnar. Trong đề tài này, để thống nhất cách viết, tác giả đề tài sử dụng cách viết đƣợc nhiều ngƣời cho là phù hợp với phát âm của ngƣời Bahnar là h’mon. + Đặc điểm nội dung, nghệ thuật sử thi Bahnar Năm 2003, Phan Thị Hồng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ mang tên Nhóm sử thi dân tộc Bahnar (Kon Tum) tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Năm 2006, một phần nội dung của luận án này đƣợc in thành sách chuyên khảo Nhóm sử thi dân tộc Bahnar. Tác giả đã nhận diện nhóm h’mon dân tộc Bahnar qua một số tiêu chí nhƣ: phƣơng thức diễn xƣớng, phƣơng thức tái xuất hiện, đề tài - cốt truyện, kết cấu cốt truyện,… Đây là việc làm cần thiết trƣớc khi đi sâu nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi này(3). Năm 2006, Nguyễn Quang Tuệ thực hiện luận văn thạc sĩ về sử thi Bahnar có tên: Sử thi của người Ba Na nhóm Tơlô ở huyện Kon Chro [118]. Đây là một công trình có giá trị, nhất là về kết quả điền dã. Với kinh nghiệm của ngƣời nhiều năm điền dã, sƣu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian ở Tây Nguyên, Nguyễn Quang Tuệ có những đóng góp tích cực về môi trƣờng, không gian và nghệ nhân diễn xƣớng sử thi. Rất tiếc, phạm vi khảo sát của đề tài này chỉ giới hạn ở huyện Kông Chro (Gia Lai) và với 6 sử thi đƣợc sƣu tầm ở Gia Lai nên chƣa đề cập nhiều đến nhóm sử thi Dăm Giông mà luận án này khảo sát (4). Ngoài ra, một số bài viết khác cũng đề cập đến sử thi Bahnar nhƣ: “Trao đổi với tác giả bài viết Bàn thêm về thuộc tính loại hình sử thi ở Việt Nam” của Lê Thị Thùy Ly [63], “Những phát hiện mới về sử thi Ba Na ở tỉnh Kon Tum” của Võ Quang Trọng [115],... Các bài viết này tập trung bàn bạc, trao đổi về khái niệm sử thi, loại hình sử thi Bahnar,… Tuy nhiên, những bài viết này chỉ mang tính chất giới thiệu các sử thi mới sƣu tầm, trao đổi ý kiến về sử thi là chính. Một cách nhận diện sử thi khá mới mẻ là qua khía cạnh âm nhạc. Trong bài viết “Giai điệu âm nhạc trong trƣờng ca - sử thi Tây Nguyên”, Linh Nga Niê Kđăm 16 đã nhận diện sử thi Tây Nguyên ở khía cạnh âm nhạc, trong đó có sử thi Bahnar. Linh Nga viết: “Giai điệu trƣờng ca Bâhnar, có lúc là hát, có lúc là kể. Hàng âm bao giờ cũng bắt đầu từ âm vực cao nhất của chủ âm, chuyển dần từng bậc theo hƣớng đi xuống. Ở mỗi bậc âm, giai điệu cũng chạy dài theo âm đó, tạo thành sự điệp âm của một nốt tƣơng tự nhƣ cách kể khan của ngƣời Êđê. Ở phần cuối mỗi mạch ngắt câu, nghệ nhân thƣờng dùng một nốt tô điểm nhỏ (patinot) luyến láy, cùng với các hƣ từ ơ ơ để báo hiệu chuyển câu hoặc chuyển đoạn. Cuối câu bao giờ cũng có một nốt luyến lên để ngắt câu. Làn điệu dùng cho h’amon mang đậm yếu tố trữ tình, qua sự cảm thụ âm nhạc và nội dung truyện kể của ngƣời nghệ nhân. Tâm trạng này có thể thay đổi, tùy theo trạng thái tâm lí và đối tƣợng ngƣời nghe” [66]. Cách nhận diện sử thi qua giai điệu âm nhạc của Linh Nga Niê Kđăm là một cách nhận diện độc đáo, góp phần phân biệt về mặt hình thức sử thi của tộc ngƣời này với tộc ngƣời khác hoặc phân biệt sử thi với các loại hình dân gian khác nhƣ truyện thơ, truyện kể của một tộc ngƣời. Tháng 8 năm 2014, luận án tiến sĩ của Lê Thị Thùy Ly, mang tên Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại [64], nghiên cứu sử thi Bahnar trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử và xã hội hình thành, chỉ ra số phận của loại hình văn hóa này trong cuộc sống đƣơng đại. Đóng góp của luận án trên là nghiên cứu những sử thi mới sƣu tầm và lí luận mới. Rất tiếc, đây là một luận án về văn hóa dân gian nên nội dung của luận án không đi sâu vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi Bahnar, nhất là những vấn đề liên quan đến đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông. - Về nhóm sử thi Dăm Giông Khi biên tập và giới thiệu bộ sử thi Dăm Giông, nhiều biên tập viên đã có những đánh giá ban đầu về bộ sử thi này. Trong 26 bài giới thiệu về các sử thi Dăm Giông trong các ấn phẩm đã đƣợc xuất bản từ năm 2005-2007, 14 biên tập viên là các nhà nghiên cứu về sử thi Tây Nguyên đã “có đóng góp đáng kể trong việc tóm tắt, sửa sang câu chữ (tiếng Việt), chú thích, chỉ ra cái hay, vẻ đẹp của câu chuyện, giúp cho độc giả tiện theo dõi, tiếp thu trƣớc khi tiếp cận với những tác phẩm văn học dân gian có dung lƣợng lớn” [121, tr.24]. Tuy nhiên, họ vẫn chịu chi phối bởi 17 “lí thuyết ba nhiệm vụ” nên các bài giới thiệu có chung một điểm là “cố gắng chứng minh rằng tác phẩm của mình biên tập có đủ các tiêu chuẩn cần thiết, xứng đáng là một sử thi Ba Na thực thụ” [121, tr.23]. Vì vậy, các biên tập viên chƣa đƣa ra “những kiến giải mới, cách nhìn khác cho vấn đề đang bàn” [121, tr.24]. Một trong những vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất là các sử thi về Dăm Giông có nằm trong một nhóm không? Nếu có thì kết cấu nhóm ấy nhƣ thế nào? Gọi tên kết cấu đó là gì? Có bao nhiêu nhân vật Giông trong nhóm sử thi? Trong bài giới thiệu sử thi Giông làm nhà mồ, Võ Quang Trọng nhận xét về mối quan hệ giữa các tác phẩm trong bộ sử thi Dăm Giông: “Nhìn chung, các tác phẩm thuộc bộ sử thi này có tính độc lập tƣơng đối, nghĩa là mỗi tác phẩm có thể đứng riêng nhƣng khi xâu chuỗi, tập hợp lại sẽ thành một bộ sử thi lớn” [130, tr.19]. Võ Quang Trọng nhận định về vai trò của nhân vật ngƣời anh hùng và mối quan hệ trong các sử thi có liên quan nhƣ Dăm Giông, Dăm Duông: giữa các phần các tác phẩm sử thi Bahnar và Xơ-đăng chẳng những có mối quan hệ mà hơn thế, nhân vật trung tâm của tác phẩm Dăm Giông hay Duông của sử thi Xơ-đăng chính là một nhân vật “sống động, xuyên suốt” nhiều tác phẩm trong “hệ thống sử thi” của các tộc ngƣời này. Điều này thể hiện rất rõ trong thực tế diễn xƣớng sử thi. Sau nhiều năm nghiên cứu môi trƣờng diễn xƣớng sử thi Tây Nguyên, Nguyễn Quang Tuệ nhận định: “Trên văn bản, đa phần các tiêu đề ít nhiều đều có liên quan đến Giông (và Duông), còn trên thực tế, thƣờng ngƣời bản địa sẽ không thể không kể những việc liên quan đến đến Giông (và Duông) trong phần lớn các sử thi của dân tộc mình [121, tr.37]. Năm 2005, Phan Đăng Nhật có bài “Thử lí giải hiện tƣợng có nhiều sử thi Bana mang tên Dyông”(5). Tác giả bài viết này đã sử dụng 7 sử thi đƣợc nhiều ngƣời sƣu tầm từ các cộng đồng Bahnar khác nhau ở các tỉnh Bình Định, Gia Lai, Kon Tum để khảo sát các vấn đề về lai lịch của Dyông, đặc điểm của Dyông, các chiến tích và công trạng của Dyông. Đáng lƣu ý là Phan Đăng Nhật cho rằng nhân vật Dyông (hay Giông) là nhất quán trong các sử thi Bahnar và sử thi Bahnar là sử thi liên hợp [74]. 18 Hai công trình của Phan Thị Hồng là chuyên khảo Nhóm sử thi dân tộc Bahnar [35] và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ có tên Hệ thống nhân vật trong mối quan hệ với các đề tài - cốt truyện của sử thi anh hùng Tây Nguyên [34] có đề cập đến vấn đề thể loại, cốt truyện, đề tài, hệ thống nhân vật, phƣơng thức tái xuất hiện nhân vật của sử thi Bahnar. Tác giả của hai công trình này đã đặt các sử thi trong mối quan hệ đề tài - tình huống - hành động để khảo sát và nêu đƣợc các dạng kết cấu cốt truyện của sử thi, gồm kết cấu truyện đơn và kết cấu truyện phức. Theo đó, tác giả đặt nhân vật trong mối quan hệ với các đề tài - cốt truyện để khảo sát, gồm nhân vật anh hùng với các nhân vật phụ khác qua 19 sử thi do chính tác giả sƣu tầm(6). Rất tiếc, đối tƣợng nghiên cứu chính của các công trình của Phan Thị Hồng là 19 sử thi dạng tƣ liệu do tác giả sƣu tầm tại Kon Tum (sau này có 6 sử thi đƣợc in gộp trong 3 cuốn sách từ năm 1996 - 2002) chứ không phải những sử thi Bahnar mà chúng tôi đang khảo sát (Mặc dù đến cuối năm 2007, Dự án về sử thi Tây Nguyên đã xuất bản đƣợc 75 tác phẩm in trong bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên). Do vậy, những vấn đề liên quan đến nội dung, nghệ thuật của 26 tác phẩm sử thi Dăm Giông đƣợc khảo sát trong luận án này chƣa đƣợc Phan Thị Hồng bàn đến. Trong công trình Sử thi Tây Nguyên trong đối sánh với sử thi thế giới từ góc nhìn thể loại, Nguyễn Thị Mỹ Lộc có những nhận định khác về nhân vật mang tên Giông trong các sử thi Bahnar: “Các chàng Giông trong sử thi Ba Na lại là những chàng trai nghèo khó”, “Giông là biểu tƣợng của khát vọng hòa bình của dân tộc Ba Na-Việt Nam”, ngƣời anh hùng Giông mang tính chất “nửa thần linh nửa trần tục”, gắn với môi trƣờng hết sức trần tục với nhiều khuyết điểm nhƣ “tự ti”, “không tự giác”, “tính cách có chiều thụ động”, “bị hoàn cảnh nhấn chìm”,… [58, tr.42-49]. Ở góc độ nghiên cứu văn hóa, Nguyễn Thị Kim Vân có nhắc đến các sử thi Dăm Giông trong sách Tín ngưỡng và tôn giáo dân tộc Bahnar, Jrai. Theo tác giả, hệ thống các thần linh của ngƣời Bahnar nhƣ một thần phả của tộc ngƣời này, gồm thần sáng tạo (Bok Kei Dei - Yă Kung Keh), tổ tiên (Bok Sơgơr - Yă Sơgơr), con cháu (Rôk, Chăm, Set, Xin, Giông, Giơ, L i,...), các vị thần có ảnh hƣởng lớn trong xã hội nhƣ thần Sấm sét (Bok Glaih), Thần Lúa (Yă Hri),… Đáng lƣu ý là hầu hết tên tuổi các vị thần linh này đƣợc nhắc đến hoặc xuất hiện trong các sử thi Dăm 19 Giông. Đặc biệt, Giông, nhân vật trung tâm của nhóm sử thi, đƣợc nhắc đến nhƣ thần bản mệnh của các ngôi làng ngƣời Bahnar: “Trong số các thần bản mệnh của ngƣời Bahnar, có nhiều vị là những nhân vật anh hùng trong các sử thi của họ nhƣ Rôk, Set, Diông” [125, tr.39]. Nhận định này cho thấy nhân vật anh hùng mang tên Giông trong nhóm sử thi Dăm Giông nằm trong hệ thống tín ngƣỡng của ngƣời Bahnar và đƣợc cộng đồng cƣ dân bản địa tôn kính. Điều đó cũng cho thấy giữa các sử thi trong nhóm sử thi Dăm Giông có một mối quan hệ xuyên suốt là nhân vật anh hùng Dăm Giông. Đây cũng là một cơ sở quan trọng để đặt các sử thi mang tên Dăm Giông trong cùng một nhóm để nghiên cứu. Nhìn chung, hầu hết các ý kiến về sử thi Dăm Giông chỉ dừng lại ở việc tóm tắt và nhận xét sơ lƣợc về giá trị nội dung, nghệ thuật của các sử thi. Nhiều ý kiến cho rằng giữa các tác phẩm sử thi trong nhóm sử thi Dăm Giông có mối quan hệ. Tuy nhiên, “cho đến nay, việc chỉ ra sự liên kết giữa các sử thi Ba Na vẫn chƣa đƣợc thực hiện” [120, tr.49]. Việc xác định có một nhân vật Giông hay nhiều nhân vật Giông hoặc Giông chỉ là tên của một kiểu nhân vật cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Thậm chí một số ý kiến cho rằng có tác phẩm trong nhóm sử thi này chƣa phải là sử thi. Một số công trình dành nhiều công sức để nghiên cứu sử thi Bahnar tại Kon Tum và các sử thi về nhân vật Giông nhƣ các công trình của Phan Thị Hồng vẫn chƣa có sức thuyết phục. Vì các sử thi mà Phan Thị Hồng lấy làm đối tƣợng nghiên cứu là các sử thi mà tác giả tự sƣu tầm trong hai thập niên 80 và 90 của thế kỉ XX tại tỉnh Kon Tum, không phải là các sử thi về Dăm Giông do Viện Khoa học Xã hội đã sƣu tầm, biên dịch, xuất bản từ 2001-2007. Do vậy, những nghiên cứu về sử thi Bahnar và nhóm sử thi Dăm Giông mới sƣu tầm từ năm 2001-2007 vẫn chƣa có nhiều kết quả. 1.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những thành tựu Những nhà nghiên cứu ngƣời Pháp là những ngƣời đầu tiên phát hiện, sƣu tầm và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên. Đóng góp của họ là phát hiện, sƣu tầm và giới thiệu sử thi Tây Nguyên với thế giới bằng tiếng Pháp và tiếng dân tộc Ê-đê. Họ đã định danh các sử thi Tây Nguyên nhƣ Đăm Xăn, Đăm Di bằng thuật ngữ anh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan