B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG
NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO TRỮ TÌNH VIỆT NAM
1.1. Khái niệm biểu tượng:
Biểu tượng (symbole: Tiếng Pháp; Symbol: Tiếng Anh).Nói như
Georges thì “các biểu tượng tiết lộ mà che dấu, và che dấu mà tiết lộ” nên khó
có thể đưa ra một khái niệm thống nhất về biểu tượng.
Trên cơ sở tổng hợp nhiều ý kiến, có thể có một cái nhìn thống nhất về
biểu tượng như sau:
Biểu tượng là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm
tính và mặt ý nghĩa mang tính tất yếu, có lí do.
Mặt hình thức cảm tính: Cái biểu trưng, tồn tại trong hiện thực khách quan
hoặc trong sức tưởng tượng của con người.
Mặt ý nghĩa: Cái được biểu trưng, cái cái được biểu trưng luôn rộng hơn, “
dồi dào hơn”(chữ dùng của Tz. Todorov).
Cụ thể, biểu tượng theo một cách khái quát trước hết là hình ảnh của
thế giới khách quan bên ngoài con người (màu sắc, vật thể, cơ thể…). Với
phương pháp biểu trưng hóa của hoạt động ý thức, con người đã phản ánh sự
vật khách quan vào trí óc của mình, cấp cho nó một ý nghĩa, một thông tin.
Từ đó tạo nên một thế giới bên trong – thế giới ý niệm, đó là thế giới vô hình,