Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm của kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe joy fm đài pt&th hà nội...

Tài liệu đặc điểm của kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe joy fm đài pt&th hà nội

.PDF
14
130
64

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================= CHU MỸ LAN ĐẶC ĐIỂM CỦA KÊNH PHÁT THANH CHUYÊN BIỆT VỀ SỨC KHỎE JOY FM – ĐÀI PT&TH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học HÀ NỘI - 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================= CHU MỸ LAN ĐẶC ĐIỂM CỦA KÊNH PHÁT THANH CHUYÊN BIỆT VỀ SỨC KHỎE JOY FM – ĐÀI PT&TH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Thu Hằng HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đinh Thị Thu Hằng, Trưởng khoa Phát thanh Truyền hình, Trường Học viện Báo chí Tuyên truyền Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên Chu Mỹ Lan LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn sự quan tâm của các thầy, cô giáo đang giảng dạy và công tác tại khoa Báo chí & Truyền thông - Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội trong suốt quá trình học tập của mình tại đây. Tôi nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, sâu sắc, hệ thống của TS. Đinh Thị Thu Hằng – Khoa Phát thanh – Truyền hình, trường Học viện Báo chí Tuyên truyền không chỉ luận văn này mà cô còn nhiệt tình truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức, chỉ cho tôi nhiều tài liệu hay để đọc về các nội dung liên quan đến công việc nghiên cứu của mình. Tôi nhận được sự hỗ trợ của các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp và gia đình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng thành kính tri ân tới mọi người vì tất cả sự quan tâm và giúp đỡ đó. Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Những góp ý của mọi người là những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 01 tháng 03 năm 2016 Tác giả Chu Mỹ Lan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................... Error! Bookmark not defined. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........... Error! Bookmark not defined. 5. Phương pháp nghiên cứu......................... Error! Bookmark not defined. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................... Error! Bookmark not defined. 7. Kết cấu của luận văn ............................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KÊNH PHÁT THANH CHUYÊN BIỆT ......................... Error! Bookmark not defined. 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài ........ Error! Bookmark not defined. 1.2. Vai trò của kênh phát thanh chuyên biệt.......... Error! Bookmark not defined. 1.3. Các yêu cầu đối với kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe . Error! Bookmark not defined. 1.4. Khái quát về kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe Joy Fm tần số 98.9MHz của Đài PTTH Hà Nội ............. Error! Bookmark not defined. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KÊNH PHÁT THANH CHUYÊN BIỆT VỀ SỨC KHOẺ JOY FM . Error! Bookmark not defined. 2.1. Góc tiếp cận của kênh ....................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Đặc điểm về nội dung của kênh phát thanh chuyên biệt về sức khoẻ Joy Fm ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Hàm lượng thông tin về sức khỏe cao và chuyên sâu ................ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Thông tin đa dạng, mang tính thời sựError! Bookmark not defined. 2.2.3. Thông tin chính xác mang tính chất chỉ dẫn và có tính tương tác cao ............................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Nội dung thông tin hướng tới các hoạt động từ thiện, nhân đạoError! Bookmark not defined. 2.2.5 Các chương trình giải trí có nội dung đặc sắc, phong phú, đa dạng ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Đặc điểm ngôn ngữ thể hiện trong các chương trình trên kênh Joy Fm ............................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.4. Đặc điểm về phương thức phát sóng của các chương trình trên kênh chuyên biệt về sức khoẻ JoyFm ............... Error! Bookmark not defined. 2.4.1 Trực tiếp................................................ Error! Bookmark not defined. 2.4.2 Không trực tiếp .................................... Error! Bookmark not defined. 2.5 Đặc điểm bộ nhận diện của kênh Joy Fm ......... Error! Bookmark not defined. 2.5.1 Slogan ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.5.2 Nhạc hiệu kênh .................................... Error! Bookmark not defined. 2.5.3 Trailer các chương trình ...................... Error! Bookmark not defined. 2.7 Đặc điểm thời gian phát sóng của kênh Joy Fm ..... Error! Bookmark not defined. TIỂU KẾT CHƯƠNG II .......................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Một số vấn đề đặt ra .......................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Một số thành công nổi bật của kênh JoyFm ....Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại của kênh phát thanh chuyên biệt về sức khoẻ JoyFm.................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Nguyên nhân những thành công và hạn chế của kênh phát thanh chuyên biệt về sức khoẻ JoyFm ................... Error! Bookmark not defined. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kênh phát thanh chuyên biệt về sức khoẻ Joy Fm........................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Nhóm giải pháp về nội dung .............. Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, kĩ thuật .......Error! Bookmark not defined. 3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ... Error! Bookmark not defined. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi báo chí ra đời, nó đã trở thành công cụ đắc lực giúp con người tiếp nhận, thu nạp thông tin để thoả mãn nhu cầu cần - được - biết của mình. Báo chí đóng vai trò cung cấp cho công chúng những thông tin, tức là thông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiện tượng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội. Nhu cầu càng nhiều đòi hỏi những người làm báo cần phải phân tích và thu gọn những nhu cầu đó thành các mảng đề tài nhất định như kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế.... Một thực tế cho thấy rằng, công chúng hiện đại luôn là những người có ít thời gian để theo dõi các tin tức hàng ngày trên phương tiện thông tin đại chúng hơn là công chúng truyền thống, bởi họ còn phải cân đối thời gian phù hợp cho công việc hàng ngày của mình, cũng như là điều tiết thời gian cho nhiều hơn một loại hình truyền thông mà họ tiếp nhận. Vì vậy, xu thế tất yếu khi lựa chọn tiếp nhận thông tin của công chúng hiện đại là theo tiêu chí phù hợp với nhu cầu hiểu biết của cá nhân họ. Hay nói cách khác, thay vì việc theo dõi dàn trải các chương trình trên một phương tiện truyền thông đại chúng nào đó hoặc theo dõi lần lượt từ loại hình truyền thông này đến loại hình truyền thông khác, họ sẽ lựa chọn một hoặc một vài chương trình nhất định phù hợp với nhu cầu tiếp nhận thông tin ở thời điểm hiện tại của họ, hoặc lựa chọn một loại hình truyền thông mà họ cảm thấy là thuận tiện nhất để theo dõi và có thể tiết kiệm thời gian nhiều nhất có thể. Chính vì thế, xu hướng chuyên biệt hóa thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của báo chí hiện đại. Tuy nhiên, trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã và đang làm thay đổi cơ bản diện mạo và phương thức truyền thông, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số và môi trường phát triển truyền thông đa phương tiện hiện nay đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của các 8 loại hình báo chí hiện đại. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của báo chí trong môi trường phát triển truyền thông đa phương tiện hiện nay cần được luận bàn một cách sâu sắc trên các diễn đàn lý luận và nghiệp vụ về báo chí truyền thông. Bên cạnh việc mở rộng quy mô, đổi mới phương thức thể hiện và đa dạng hoá thông tin thì một vấn đề quan trọng mà người làm báo cũng cần phải thực hiện đó là xử lý thông tin theo hướng chuyên biệt sẽ thể hiện được sức mạnh của báo chí truyền thống trong sự cạnh tranh phát triển với báo chí đa phương tiện. Xu hướng chuyên biệt hoá ngày càng thể hiện rõ qua việc xuất hiện ngày càng nhiều các tờ báo, các kênh truyền hình và đặc biệt là kênh phát thanh chuyên biệt. Đã từ lâu, Alvin Toffler (1980), nhà tương lai học người Mỹ đã dự báo: “Thông tin đại chúng sẽ phát triển và dần dần bị “phi đại chúng hóa” [1, tr.148]. Trong thời kỳ hậu công nghiệp, việc cá biệt hóa sản phẩm vật chất cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng nhóm cá nhân hay cá nhân, đang lấn dần sang cả lĩnh vực văn hóa tinh thần mà tiêu biểu là lĩnh vực thông tin. Việc xây dựng các kênh phát thanh chuyên biệt rõ ràng đang đi theo một hướng hết sức đúng đắn và đã giúp phát thanh tiếp tục phát triển. Đây cũng chính là một xu thế mới của phát thanh hiện đại. Có thể nói, phát thanh là loại hình báo chí tồn tại khá lâu đời. Trước khi các công nghệ truyền thông đa phương tiện phát triển, radio là phương tiện hiệu quả nhất để truyền tới mọi người những thông tin hàng ngày. Ngày nay, khi công nghệ phát triển, nhiều loại hình truyền thông ra đời, phát thanh vẫn có một vai trò nhất định trong nhu cầu nắm bắt thông tin của người dân. Có thể ở đâu đó trên thế giới, khi truyền hình, Intenet phát triển đã làm mờ đi đôi chút vai trò của phát thanh trong xã hội, nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò không thể thay thế của phát thanh trong thời đại công nghệ mới. Phát thanh luôn đóng vai trò cốt yếu trong việc cung cấp thông tin đa dạng tới người nghe và được công nhận là một loại hình truyền thông tiêu biểu và căn bản nhất. 9 Trong tương lai, phát thanh sẽ tiếp tục phát triển với những lợi thế cạnh tranh mà các loại hình truyền thông mới không thể có được, đó là rộng và không giới hạn. Phát thanh đã góp phần thúc đẩy các giá trị văn hóa sáng tạo, bản sắc dân tộc và ngoại giao văn hóa trong bối cảnh có nhiều loại hình truyền thông mới khác. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin đề cập đến một kênh phát thanh chuyên biệt, mặc dù mới được thành lập nhưng cũng đã nhận được sự ủng hộ của một lượng độc giả nhất định, đó là Kênh phát thanh chuyên biệt về sức khoẻ JoyFm. JoyFM chính thức ra mắt từ ngày 18 tháng 09 năm 2012 dưới tần số 98.9MHz với tiêu chí nhằm đáp ứng những nhu cầu tìm hiểu thông tin về Sức Khỏe và Giải Trí của người dân Việt Nam. Đây là kênh phát thanh chuyên biệt về sức khoẻ đầu tiên của Việt Nam và được Bộ Y tế bảo trợ truyền thông. Cũng như tên gọi, kênh phát thanh chuyên biệt về sức khoẻ Joy Fm mang đến thông điệp cho mọi người, mọi nhà: "Joy Fm – Vì sức khỏe người Việt". Đến với Joy Fm, thính giả được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y học cũng như được cung cấp những thông tin mới nhất về công nghệ y học và phương pháp chữa bệnh hiện đại trong nước và trên thế giới. Là một kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe đầu tiên của Việt Nam, JoyFm đã phát huy được những ưu thế của mình với hàm lượng thông tin về sức khỏe cao. Với thế mạnh là sản xuất các chương trình trực tiếp, một ngày, JoyFm đáp ứng trung bình khoảng 5 chương trình trực tiếp về sức khỏe dưới dạng tọa đàm và có sự tham gia tư vấn của chuyên gia. Trong các chương trình trực tiếp đó, thính giả có cơ hội được trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia là các bác sĩ, thầy thuốc có uy tín và vững về chuyên môn. Từ đó, những thắc mắc xung quanh vấn đề thính giả cần hỏi sẽ được giải đáp một cách tận tình, chu đáo. 10 Song song với việc phát sóng các chương trình trực tiếp thì những chương trình không trực tiếp có nội dung về sức khỏe cũng được đẩy mạnh sản xuất. Đó là những chuyên mục với thời lượng ngắn, nội dung mang tính chất chỉ dẫn các vấn đề về sức khỏe, những lưu ý trong sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, công tác phòng bệnh bằng những thói quen hàng ngày, chỉ dẫn trong việc điều trị các bệnh tật trong cuộc sống hàng ngày…..Những chuyên mục đó góp phần củng cố thêm kiến thức cho thính giả về các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và dịch bệnh. Nhờ hàm lượng thông tin về sức khỏe cao, chất lượng, JoyFm ngày càng khẳng định được tiếng nói của mình, ngày càng phát huy được vai trò của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh lĩnh vực y tế, kênh phát thanh chuyên biệt về Sức khỏe của Đài PT - TH Hà Nội còn đem đến cho thính giả Thủ đô những chương trình giải trí hấp dẫn. Đó là các chương trình ca nhạc theo yêu cầu, những tiểu phẩm hài hước dí dỏm mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, những câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương đất nước hay một số sân chơi kiến thức mang tính tương tác cao nhằm tăng hương vị cho cuộc sống, lấy lại nhịp sống thăng bằng yêu thương chia sẻ bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Khác với các kênh phát thanh khác có sản xuất các chương trình chuyên biệt về sức khỏe, JoyFm là một kênh chuyên sản xuất các chương trình về sức khỏe, là một kênh chuyên biệt với mục tiêu đưa ra các thông tin chỉ dẫn hữu ích để góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, đây là điểm khác biệt lớn nhất của JoyFm so với các kênh phát thanh khác. Do đây là một kênh mới và là kênh đầu tiên chuyên biệt về sức khỏe được ra đời tại Việt Nam nên việc nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm của kênh sẽ giúp ta thấy được những ưu thế, đồng thời chỉ ra được những hạn chế còn tồn tại để đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn, giúp kênh vận hành một cách hiệu quả và thu hút được đông đảo công chúng 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Xuân Sơn (2007), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động 3. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Hoàng Mai Trân (2010), Xây dựng mô hình lí thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM, luận văn thạc sỹ Báo chí học năm 2010 5. Trịnh Thị Hà Oanh (2011), Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum, luận văn thạc sỹ Báo chí học năm 2011 6. Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Tính tương tác trong các chương trình phát thanh trực tiếp của Đài PT- TH Hà Nội (khảo sát chương trình “60 phút bạn và tôi” và “Gặp thầy thuốc nổi tiếng” từ 6.2012 đến 6.2013)”, luận văn thạc sỹ Báo chí học 7. Đinh Thị Thuý Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, NXB Thông tấn 8. Hội Nhà báo Việt Nam và Trường Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQGHN (2013) Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập. 9. Nguyễn Đình Lương ( 1993) Nghề báo nói.( NXB Văn hóa – Thông tin). Trung tâm đào tạo phát thanh truyền hình 10. Đàm Quang Long (1996) Nghiệp vụ phóng viên biên tập phát thanh. Nxb Thông tin, Hà Nội. 11. Nhật An (2006), Đường vào nghề phát thanh truyền hình, Nxb Trẻ, TPHCM. 12. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 13. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh. Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 12 14. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2001), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 15. Học viện Báo chí & Tuyên truyền - Đài Tiếng nói Việt Nam (2007), Phát thanh trực tiếp. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 16. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí giai đoạn 1986 – 2007 (2007). Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 17. Học viện Báo chí Tuyên truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam (2002), Báo Phát thanh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 18. Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí Thông tấn, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 19. Đoàn Quang Long (1992), Nghiệp vụ phóng viên biên tập Đài phát thanh. Nxb Thông tin, Hà Nội. 20. Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề báo nói. Nxb. Thông tin, Hà Nội. 21. Maria Lukina (2004), Công nghệ phỏng vấn. Nxb Thông tấn, Hà Nội. 22. Dương Xuân Sơn (2001), Báo chí phương Tây, Nxb ĐHQG TP.HCM. 23 Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật. Nxb ĐHQG Hà Nội. 24. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang (2004); Cơ sở Lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nhiều tác giả (Tập 5, 2005): Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 26. Nhiều tác giả (Tập 6, 2005): Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 27. Nguyễn Lan Phương (Thứ bảy, 17/7/2010, 15:39), Những ưu thế, hạn chế của báo phát thanh trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại, website Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 28. Nguyễn Lan Phương (7/2010), Phát thanh Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, website Học viện Báo chí và Tuyên truyền, (Chuyên mục Nghiên cứu Trao đổi). 13 29. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. 30. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, TP.HCM. 31. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 32. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan