Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống vấn đề đốt rơm rạ ...

Tài liệu Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống vấn đề đốt rơm rạ bừa bãi ở vùng nông thôn và cách thay đổi thói quen của người dân về vấn đề này

.DOC
13
1527
53

Mô tả:

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUỐC OAI Trường THCS Ngọc Liệp Địa chỉ: Xã Ngọc Liệp - Quốc Oai - Hà Nội Điện thoại: 0433.280.510 Email: [email protected] BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Tên tình huống: Vấn đề đốt rơm rạ bừa bãi ở vùng nông thôn và cách làm thay đổi thói quen của người dân về vấn đề này. - Môn học chính được vận dụng: Hóa – Sinh - Các môn học tích hợp: Ngữ văn, Toán học, Tin học, Giáo dục công dân, Địa lý. - Thông tin về nhóm học sinh: 1. Họ và tên: Đỗ Thị Vân Trang Sinh ngày: 03 / 7 /2000 2. Họ và tên: Kiều Thị Thảo Sinh ngày: 08 /10/ 2000 Lớp 9A Lớp 9A Chủ đề: “ Vấn đề đốt rơm rạ bừa bãi ở vùng nông thôn và cách làm thay đổi thói quen của người dân về vấn đề này” Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 1 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. 1.Tình huống cần giải quyết Hiện nay, khu vực nông thôn ở Hà Nội, sau vụ mùa thu hoạch người dân thường đốt rơm rạ bừa bãi gây khói bụi, ô nhiễm môi trường; rơm rạ rơi xuống kênh mương, mặt đường gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người là một vấn đề đặt ra cấp thiết. Là một công dân sinh sống tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trực tiếp chứng kiến tình trạng này, em thấy cần thiết sử dụng kiến thức các bộ môn đã được học để viết bài giải quyết tình huống thực tiễn đó. * Tên tình huống: “Vấn đề đốt rơm rạ bừa bãi ở vùng nông thôn và cách thay đổi thói quen của người dân về vấn đề này” 2. Mục tiêu giải quyết vấn đề: * Vận dụng các kiến thức liên môn để: - Giải thích nguyên nhân sự xuất hiện việc đốt rơm rạ bừa bãi. - Phân tích tác hại của việc đốt rơm rạ. - Nêu thực trạng về ý thức của con người trong việc đốt rơm rạ. - Từ đó nêu biện pháp ngăn chặn việc đốt rơm rạ bừa bãi. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: * Cần kết hợp các tri thức khách quan trong bài viết : - Thói quen xấu của bà con nông dân trong việc đốt rơm rạ. - Nguyên nhân dẫn đến việc đốt rơm rạ. - Tác hại của việc đốt rơm rạ đối với xã hội, với mọi người xung quanh. - Biện pháp giải quyết nhằm thay đổi thói quen xấu của bà con. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: * Các kiến thức liên môn vận dụng để giải quyết tình huống thực tiễn: - Môn Văn học: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp để viết thành bài thuyết minh. - Môn Hóa học: Vận dụng kiến thức cho thấy công thức hóa học của các khí độc hại sinh ra từ việc đốt rơm rạ. - Môn Tin học: Tìm kiếm một số hình ảnh từ Google. - Môn Toán học: Thống kê số liệu về lượng khí thải ra môi trường từ việc đốt rơm rạ. - Môn GDCD: Áp dụng các kiến thức từ + GDCD 7- Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên + GDCD 8- Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Môn Sinh học: Tác hại của khói rơm rạ đối với sức khỏe con người. - Môn Địa lý : Ảnh hưởng của rơm rạ và khói rơm rạ đến môi trường. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính → Tìm hiểu→ Trao đổi→ Viết thành bài. * Tư liệu sử dụng: Sách giáo khoa. * Ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm trên Google. Bài văn thuyết minh: Đến với những miền quê nông thôn vào những ngày mùa thu hoạch, chúng ta đều có thể ngửi thấy mùi lúa mới thơm phức từ sân kho, sân nhà, đường làng ngõ Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 2 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. xóm, rơm vàng óng ả trải dọc lối đi. Và sau khi phơi khô, người dân bó rơm lại thành những bó to rồi dùng đòn xóc gánh về thành những cọc rơm cao ngất ở góc sân, góc vườn. Mọi người lo tích rơm làm thức ăn cho trâu, bò; làm chất đốt để nấu nướng hàng ngày, là vật dụng ủ ấm cho trâu bò trong suốt những ngày đông giá rét . Cây rơm, bụi tre- hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa Làng quê ngày xưa, giờ đang trong quá trình đô thị hóa, người dân bắt đầu có xu hướng sử dụng các loại nhiên liệu đã được thương mại hóa mà ít sử dụng đến rơm rạ. Cho nên, rơm rạ không còn được tích trữ như ngày xưa mà bị vứt một cách tràn lan ngay tại ruộng, trên mặt đường hay cả dưới kênh mương, không chỉ cản trở Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 3 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. giao thông, là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn mà còn làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa vào mùa mưa, rơm dưới kênh, mương thối rữa bốc lên mùi khó chịu. Rơm chất đống trên mặt đường làm cản trở giao thông Và còn một cách nữa để loại bỏ rơm rạ chính là đốt - vừa nhanh, vừa tiện nên tình trạng rơm rạ bị đốt bừa bãi sau khi thu hoạch đã trở nên phổ biến ở vùng ngoại thành Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. Tình trạng đốt rơm rạ ở địa bàn xã Ngọc Liệp huyện Quốc Oai Ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, đốt rơm rạ cũng đang diễn ra khá phổ biến. Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 4 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Cứ mỗi mùa gặt, Hà Nội lại chìm trong một màn sương mù nhân tạo do chính khói rơm rạ gây ra. Cũng chỉ vì chữ “tiện” mà hầu như hộ nông dân nào cũng lựa Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 5 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. chọn cách đốt bỏ ngay tại đồng ruộng để xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch, mà lại không nghĩ đến tác hại lâu dài của nó. Đốt rơm tươi lại càng tạo nhiều khói Rơm rạ chưa khô hoàn toàn khi đốt tạo thành những đám khói đặc quánh lan khắp mọi nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và là nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Theo các nhà khoa học, khói bụi khi đốt rơm rạ làm ô nhiễm không khí gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người và những hậu quả khó lường của việc ô nhiễm không khí. Thành phần chủ yếu của rơm rạ là xenlulôzơ, heminxenlulôzơ và các chất kết dính, khi đốt tạo ra khí độc, con người hít phải làm ảnh hưởng nhiều nhất đến đường hô hấp. Hơn nữa, trong khói rơm còn có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, các khí CO ; CO2 ; SO2 ; NO; ….. Thành phần các chất gây ô nhiễm không khí và tác động đến sức khỏe con người: hiđrôcacbon, thơm đa vòng (PAH), đibenzô p-điôxin hóa (PCDDs), đibenzô furan hóa (PCDFs)là các dẫn xuất của điôxin rất độc hại. Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít phải dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở,…. Khi đốt rơm rạ thường sinh ra các chất độc hại nhất là khí CO. Đây là một loại khí rất độc có thể gây chết người . Khí CO gây tổn thương tim do gắn kết với miôglôbin trong cơ tim Về lâu dài, khói bụi, khí độc khi hít phải sẽ gây tổn thương và khó nhận thấy mà lại rất nguy hiểm vì nó từ từ phá hủy bộ máy hô hấp của con người. Trước hết là Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 6 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. mũi họng, thanh quản sẽ dẫn đến viêm mãn tính đường hô hấp. Người bị bệnh sẽ bị thiếu oxi dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe và dễ mắc các bệnh khác như tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, … Khi đường hô hấp bị tấn công và phá hủy, dần dần sẽ mất khả năng ngăn chặn những bụi bặm, vi trùng, vi khuẩn tấn công và tạo điều kiện cho chúng đi sâu vào phổi, phế quản và các cơ quan khác. Bị viêm lâu ngày, khí quản phải chống lại bằng cách tăng tiết nhiều đờm gây cản trở lưu thông bình thường của đường thở. Vấn đề tắc nghẽn này sẽ gây khó thở, ứ đọng đờm dãi trở thành môi trường cho các vi khuẩn sinh sôi và dần đẩy người bệnh vào suy hô hấp, suy tim, suy nhược cơ thể và gây tử vong. Trong những ngày mùa thu hoạch, nhiều khu vực nội thành, ngoại thành Hà Nội thường bị bao phủ bởi lớp không khí ngột ngạt của việc đốt rơm rạ trong những ngày hè nóng bức. Lớp khói dày đặc khiến nhiều tuyến đường của thành phố trở nên mù mịt cho dù đèn đường đã được bật đầy đủ. Lớp khói dày tới mức có thể nhận ra bằng mắt kể cả trong các tuyến phố nhiều cây, nhà cửa san sát trong nội thành. Người đi đường đều phải chịu "hứng" khói vào các buổi chiều tối khiến người tham gia giao thông bị hạn chế tầm nhìn, rất dễ xảy ra tai nạn. Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội mịt mù trong đêm khói Khi điều khiển các phương tiện giao thông đi qua những đống rơm cháy chẳng may gặp cơn gió những đốm lửa, tàn tro dính vào xe cộ rất dễ gây cháy nổ. Tại những vị trí chất rơm đốt trên mặt đường nhựa, do đống rơm âm ỉ cháy làm cho lớp nhựa đường tan chảy khiến mặt đường bong tróc, hư hỏng kết cấu mặt đường. Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 7 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Đốt rơm trên đường nhựa làm hư hỏng kết cấu hạ tầng Ngoài ra, vào những ngày nắng nóng, oi bức hoặc đứng gió, không khí không luân chuyển được, khói rơm rạ tích tụ lại ở lớp không khí gần sát mặt đất cùng với khói xe cộ sẽ làm tăng thêm nồng độ các chất ô nhiễm độc hại trong không khí. Ở các nước châu Á, hằng năm hoạt động đốt sinh khối ngoài trời ước tính phát thải 0,37 triệu tấn SO2 ; 2,8 triệu tấn NOx ; 1100 triệu tấn CO2 ; 6,7 triệu tấn CO và 3,1 triệu tấn CH 4 . Như vậy, nhiều khí thải từ đốt rơm rạ có chứa những chất được xem là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính như CO2 , CH 4 , N 2O , NMHC (non – methane, hiđrôcarbon các loại trừ CH 4 ). Bảng 1. Lượng khí thải vào môi trường từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng vùng đồng bằng sông Hồng( theo Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012- tập 10 số 1) Loại khí Hệ số Lượng khí thải (1000 tấn) theo tỉ lệ đốt rơm rạ ngoài đồng thải phát ruộng (%) 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% thải 2 (1019,4) (1529,2) (2038,9) (2548,4) (3058,3) (3568,1) (4077,8) (g/kg) 1. CO2 2. CH 4 3. N 2O 4. CO 5.NMHC 6. SOx 7. SO2 1460,00 1190,7 1786,1 2381,4 2976,8 3572,1 4167,5 4762,8 1,20 1,0 1,5 2,0 2,4 2,9 3,4 3,9 0,07 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,2 34,70 4,00 3,10 28,3 3,3 2,5 42,4 4,9 3,8 56,6 6,5 5,1 70,7 8,2 6,3 84,9 8,9 7,6 99,0 11,4 8,8 113,2 13,0 10,1 2,00 1,6 2,4 3,3 4,1 4,9 5,7 6,5 8. TPM 13,00 10,6 15,9 21,2 26,5 31,8 37,1 42,4 9.FineFM 12,95 10,6 15,8 21,1 26,4 31,7 37,0 42,2 10.PM 10 3,70 3,0 4,5 6,0 7,5 9,1 10,6 12,1 11. PAHs 18,62 15,2 22,8 30,4 38,0 45,6 53,1 60,7 12.PCDD 0,50 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 F Chú ý: số trong ngoặc đơn là sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng tương ứng (ngàn tấn) Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 8 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Sau khi thu hoạch lúa người dân đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng của mình cùng với ý nghĩ: sẽ tạo thêm một lượng phân bón lớn cho đồng ruộng của mình nhưng theo các chuyên gia, đốt rơm rạ là lãng phí một nguồn dinh dưỡng bởi các chất hữu cơ bị đun nóng sẽ chuyển hóa thành chất vô cơ. Phần tro chỉ sót lại một ít phốtpho, kali, canxi, ... không giúp ích mấy cho cây trồng. việc đốt rơm rạ ngay tại đồng còn làm bốc hơi một lượng nước khá lớn, triệt hạ các loại côn trùng, vi sinh vật có ích khiến đất nhanh chóng trở nên chai cứng, khô cằn và bạc màu. Không những thế để lấy lại cân bằng sinh thái người dân phải sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu khiến chi phí cho việc trồng trọt tăng lên. Để hạn chế thói quen đốt rơm sau thu hoạch ở nông thôn, cán bộ địa phương cần phân tích để người dân thấy được những tác hại của hành động này cũng như giới thiệu cho bà con các công dụng khác của rơm rạ ví dụ như: Một là: Dùng rơm để thui thịt chó, thịt lợn và cả thịt chuột giúp cải thiện mùi vị thức ăn được ngon hơn, thơm hơn. Chuột đồng- món ăn ưa thích của người dân Hai là: Làm nguyên liệu để sản xuất ra những vật dụng sinh hoạt như chổi rơm. Chổi rơm - vật dụng quen thuộc của các hộ gia đình nông thôn Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 9 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Ba là: Ủ rơm thành từng đống với phân hữu cơ, phân vô cơ và vôi sau đó xếp lên các giàn nhiều tầng trong những gian nhà có lắp giá tre. Nấm rơm mọc kín các tầng từ dưới đất lên sát mái nhà và cho năng suất cao. Sản xuất nấm rơm Bốn là: Vùi rơm rạ vào đất giúp duy trì đạm (N) và cacbon (C) trong đất. Lượng đạm (N) thêm vào sẽ được giữ lại và chất hữu cơ trong đất trở thành nguồn dinh dưỡng sẵn có quan trọng cho vụ lúa tiếp theo. Năm là: Ngày nay, với công nghệ hiện đại, rơm rạ được chế biến làm ván ép để sản xuất đồ nội thất làm tường ngăn thay thế tường gỗ. Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 10 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Sáu là: Ngày nay, rơm rạ còn được dùng làm nhiên liệu để chạy máy phát điện. Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã có những nghiên cứu xử lý rơm, rạ, trấu thành Ethanol – nguồn nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường. Bảy là: Dùng chế phẩm sinh học Fito – Biomix RR xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất được tiến hành dựa trên nguyên tắc bổ sung các chủng giống vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh, là sáng chế tuyệt đối an toàn với con người và động vật, từ một tấn rơm rạ không chỉ thu được 10 kg đạm, 9,5 kg lân, 21 kg kali mà còn lãi 235000đ. Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 11 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Tám là: Đối với các hộ gia đình còn trâu bò có thể dùng rơm làm nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc, dùng lót ổ vào những ngày mùa đông giá rét. Chín là: Còn một công dụng nữa mà ít người biết đến đó là dùng rơm rạ để chữa thủy đậu, viêm gan truyền nhiễm đã được ghi lại trong sách y học từ xưa. (theo Thuốc vườn nhà)… Nhưng giải pháp quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân xử lý rơm rạ, không để lãng phí tài nguyên cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường, đến mọi người xung quanh. Địa phương cần có biện pháp tuyên truyền, vận động mọi người không nên đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Cấp ủy chính quyền cần quy hoạch khu vực cụ thể để bà con tuốt, phơi rơm rạ và cuối năm, các đoàn thể cần đưa tiêu chí không đốt rơm rạ vào xét danh hiệu gia đình văn hóa, cá nhân tiêu biểu. Đặc biệt, cơ quan công an các cấp cần xử phạt hành chính thật nặng những hành vi tuốt, phơi, đốt rơm rạ không đúng nơi đúng chỗ. Bởi lẽ biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu cùng quan tâm mà việc đốt rơm rạ tràn lan cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống thực tiễn Rơm rạ là một phế phẩm trong phát triển nông nghiệp. Mỗi người dân cần sáng tạo các phương pháp để tận dụng nó vào đời sống, không nên đốt rơm rạ bừa bãi. Có như thế mới góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, bảo vệ môi trường và giảm thiểu tối đa kinh phí nhà nước chi cho việc ứng biến với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế quốc dân. Khói đốt rơm rạ là rất độc. Đốt rơm rạ là hành động lợi ít hại nhiều, đừng vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, giao thông,... Trên đây là một số biện pháp mà chúng em nêu ra góp phần xóa bỏ thói quen xấu của người dân ở xã Ngọc Liệp - huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội nói riêng và trên khắp cả nước nói chung, nhằm nâng cao chất lượng đời sống, đảm bảo sức khỏe, Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 12 Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. tính mạng của mọi người. Tuy nhiên giải pháp ngăn chặn hành động này chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người dân vì vậy mỗi người hãy dùng hành động của mình để góp phần xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ. Vì cuộc sống của chúng ta hãy hành động ngay hôm nay! Đỗ Thị Vân Trang, Kiều Thị Thảo - 9a trường THCS Ngọc Liệp-Quốc Oai-Hà Nội 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan