Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành...

Tài liệu Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh thcs“rơm rạ - hiểm họa và tài nguyên

.DOC
13
1875
94

Mô tả:

Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI Trường Trung học Phổ thông Đan Phượng ********* CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Tình huống: “RƠM RẠ - HIỂM HỌA VÀ TÀI NGUYÊN” Địa chỉ: Thị Trấn Phùng - Đan Phượng - Hà Nội Điện thoại: 0983671105 Email: [email protected] Thông tin học sinh: -Họ và tên: Nguyễn Mai Linh - Ngày sinh: 15/06/1997 - Lớp: 12A10 Năm học: 2014 – 2015 1. Tên tình huống: Hs: Nguyễn Mai Linh 0 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” “RƠM RẠ - HIỂM HỌA VÀ TÀI NGUYÊN” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống 2.1. Thực trạng Gắn bó lâu đời với đời sống và sinh hoạt của con người, rơm vốn được coi là một nét đẹp của quê hương Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã sử dụng rơm với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng những năm gần đây rơm, rạ ngày càng ít được sử dụng làm vật liệu cũng như chất đốt. Địa phương em là một huyện ngoại thành Hà Nội với nghề trồng lúa nước giữa vai trò chủ đạo, một lượng lớn rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch bị đốt cháy thành tro hoặc xả bừa bãi gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông, gây tắc nghẽn các công trình thuỷ lợi. Từ thực tế em đã gặp phải đó là hiện tượng người dân đốt rơm gây khói bụi mù mịt ảnh hưởng đến tầm nhìn người đi đường hay những đống rơm lớn trên đường trở thành chướng ngại vật khó quan sát khi trời tối, em nhận thấy đây là một vấn đề đáng được quan tâm. Rơm vàng – nét đẹp làng quê Việt Nam 2.2. Mục tiêu giải quyết Thu thập nắm bắt tình hình, từ đó tổng hợp phân tích để đưa ra giải pháp hợp lí, đúng đắn với các kiến thức đã có.Giải quyết nhanh chóng, áp dụng được những kiến thức đã học được ở phổ thông, đưa ra các giải pháp giảm tác hại của việc phơi và đốt rơm rạ, tận dụng nguồn tài nguyên này ở địa phương. Hs: Nguyễn Mai Linh 1 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 3.1. Phân tích tác hại của việc phơi và đốt rơm rạ sau khi thu hoạch *Bài 13 (Giáo dục công dân 10): Công dân với cộng đồng *Bài 15 (Giáo dục công dân 10): Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (mục II. 1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo về môi trường và mục III. Tư liệu tham khảo) *Bài 12 (Giáo dục công dân 11): Chính sách tài nguyên và bảo về môi trường - Người dân lấn chiếm lòng đường làm nơi tuốt lúa, phơi thóc, đốt rơm rạ gây ảnh hưởng không nhỏ và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho các phương tiện khi lưu thông trên nhiều đoạn đường, nhất là qua các khu vực đường nông thôn liên xã, liên huyện… Khói rơm rạ còn làm mất tầm nhìn, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Hình ảnh rơm rạ, thóc lúa phơi tràn ra lòng đường không khó bắt gặp vào vụ thu hoạch, đặc biệt đoạn đường từ Thị Trấn Phùng đến đê sông Hồng (qua xã Hạ Mỗ, Thượng Mỗ,…) Hs: Nguyễn Mai Linh 2 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” - Việc phơi, đốt rơm rạ không phù hợp cũng là vi phạm pháp luật: Điều 14 - Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ. Trong đó, tại điểm 1 quy định: "Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; b) Tập trung đông người trái phép; nằm, ngồi trên đường gây cản trở giao thông; c) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường giao thông; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy. *Bài 29 (Hóa học 10): Oxi – Ozon *Bài 16 (Hóa học 11): Hợp chất của cacbon *Bài 17 (Sinh học 11): Hô hấp ở động vật Khi đốt rơm rạ sẽ xảy ra sự nhiệt phân không hoàn toàn, do đó tạo ra noài các khí CO, CO2, NO2, SO2, H20, các chất nhựa bay hơi, các hợp chất chứa Clor và hàng trăm các hợp chất khác. Tất cả đều có hại cho sức khỏe con người và tăng mức thải khí nhà kính vào bầu khí quyển.. Khí CO rất nguy hại vì hít thở phải một nồng độ chỉ khoảng 0,1% CO trong không khí sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxygen trong máu hay tổn thương hệ thần kinh, có thể gây tử vong. CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên khó nhận biết do đó dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hemoglobin thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxygen đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim. CO khiến hồng cầu không thể vận chuyển oxi cho cơ thể Hs: Nguyễn Mai Linh 3 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” *Bài 22 (Hóa học 11): Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ *Bài 6 (Hóa học 12): Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ *Bài 7 (Công nghệ 10): Một số tính chất của đất trồng Thành phần chính của rơm rạ là xenlulozơ, trong đó cacbon (C) chiếm 44%, hiđro (H)- 5%, oxi (O)- 49%, nitơ (N)- khoảng 0,92% , một lượng rất nhỏ photpho (P), lưu huỳnh (S) và kali (K). Khi đốt phần C,H, O biến hết thành các khí CO2, CO và hơi nước, chỉ còn sót lại chút ít P, K, Ca và Si…, nên tro than của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng mà thôi. Trong khi việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi, đồng ruộng bị khô. Nếu đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng. *Bài 33 (Vật lí 10): Các nguyên lí của nhiệt động lực học Đốt rơm rạ gây lãng phí nguồn tài nguyên. Từ kiến thức vật lí có thể tính ra năng lượng hao phí vô cùng lớn khi đốt rơm rạ. Có thể tận dụng rơm rạ vào nhiều mục đích khác đem lại hiệu quả kinh tế. Hs: Nguyễn Mai Linh 4 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Đốt rơm gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân 3.2. Phương pháp xử lí rơm rạ sau thu hoạch *Bài 13 (Công nghệ 10): Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón *Bài 44 (Công nghệ 10): Chế biến lương thực, thực phẩm *Bài 39 (Vật lí 10): Độ ẩm không khí *Bài 44 (Sinh học 12): Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển *Bài 27 (Sinh học 10): Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật *Bài 27 (Địa lí 10): Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp *Bài 28 (Địa lí 10):Địa lí ngành trồng trọt - Vận dụng các kiến thức về sinh học, công nghệ đã học để thực hiện ủ phân vi sinh và trồng nấm từ rơm rạ sau thu hoạch. Vi sinh vật có thể phân huỷ rơm tạo ra các chất có lợi cho cây trồng cũng như tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. *Bài 12 (Địa lí 12): Thiên nhiên phân hóa đa dạng *Bài 44 (Địa lí 12): Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố - Xác định thời gian vụ mùa, thời tiết, khí hậu cũng như các yêu tố về dất, địa hình,… của địa phương để thực hiện có hiệu quả nhất. - Tính toán khối lượng rơm, khối lượng meo nấm,… phù hợp. Xác định kích thước đống ủ, lượng dung dịch chế phẩm,… 3.3. Phương pháp thu thập thông tin, thuyết trình, tuyền truyền. *Bài 22 (Tin học 10): Một số dịch vụ cơ bản của Internet *Tin học 10. Chương III. Soạn thảo văn bản Sử dụng công cụ tìm kiếm google để khai thác thông tin, dùng kĩ năng toán logic trong toán học để phân tích và tổng hợp, thống kê các số liệu để cái nhìn tổng quan nhất về những con số, những vấn đề và thực trạng đang có từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. Các công cụ hỗ trợ giúp thuyết trình và tuyên truyền đạt hiệu quả hơn như word, powerpoint, excel,… *Bài Trình bày một vấn đề (Ngữ văn 10 – tập 1) *Bài Phát biểu theo chủ đề (Ngữ văn 12 – tập 1) *Bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (Ngữ văn 12 – tập 1) Vận dụng các kĩ năng trong văn học để diễn đạt vẫn đề mình muốn trình bày. Một bài thuyết trình hay là sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba yếu tố:Ngôn từ, giọng điệu (lời nói) và ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười...), trong đó ngôn ngữ cơ thể chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự lôi cuốn của bài thuyết trình. Nếu chúng ta quá lạm dụng lời nói, trong khi ngôn từ thì quá khô khan học thuật thì tác động của bài thuyết trình tới người Hs: Nguyễn Mai Linh 5 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” nghe sẽ rất hạn chế. Sử dụng các kiến thức văn học để diễn đạt một cách trôi chảy và có sức thuyết phục cao. *Bài 14 (Địa lí 12): Sử dụng và bảo về tài nguyên thiên nhiên *Bài 43 (Hóa học 12): Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế *Bài 45 (Hóa học 12): Hóa học và vấn đề môi trường Phân tích rõ được tác hại của việc đốt rơm và cách xử lí đem lại hiệu quả cao giúp thuyết phục được người dân thay đổi suy nghĩ nông nghiệp. 4. Giải pháp giải quyết tình huống - Thu thập thông tin về thực trạng ở địa phương. - Đưa ra giải pháp xử lí rơm rạ sau thu hoạch đạt hiệu quả kinh tế cao và tránh được việc đốt rơm, phơi rơm gây ảnh hưởng xấu tới con người và môi trường. Tận dụng được nguồ rơm rạ dư thừa, dùng các phương pháp xử lí rơm rạ bằng chế phẩm sinh học và trồng nấm rơm theo đúng quy trình kĩ thuật. + Ủ phân vi sinh từ rơm rạ + Trồng nấm rơm - Tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân trong địa bàn xã và mở rộng ra là huyện Đan Phượng. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 5.1. Xử lí rơm rạ bằng chế phẩm sinh học *Chuẩn bị xử lý: - Xác định lượng rơm, rạ cần xử lý trước khi thu hoạch. - Lựa chọn địa điểm: nên chọn địa điểm ủ xử lý gần nguồn nguyên liệu (rơm, rạ), thuận tiện nguồn nước và hợp lý khi bảo quản và sử dụng . *Các bước thực hiện tuân thủ theo quy trình kỹ thuật: -Thu gom rơm, rạ (khi thu gom rơm, rạ để ủ có thể tận dụng thêm một số sản phẩm hữu cơ như: bèo tây, thân lá cây trồng hoặc phân lợn, phân gà, ...). -Tùy lượng nguyên liệu mà bố trí diện tích chân đống, lượng chế phẩm hòa tan, phân hoá học NPK cho hợp lý, 1 tấn rơm, rạ cần lượng chế phẩm và phân hoá học như sau: Chế phẩm: 0,2kg/tấn; phân hoá học NPK: 3kg/tấn. Hs: Nguyễn Mai Linh 6 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Sơ đồ cách ủ phân - Quy trình thực hiện: + Chế phẩm: tiến hành pha chế phẩm ở dạng dung dịch hoà tan. + Trải rơm, rạ sau khi thu hoạch trên địa điểm lựa chọn, mỗi lớp rơm, rạ dày 30cm thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm hòa tan (nồng độ của dung dịch tùy thuộc vào độ ẩm của rơm, rạ sao cho khi ủ rơm, rạ có độ ẩm đạt trên 80%) và rắc mỏng phân hoá học NPK. Nếu gia đình có phân chuồng, phân gà thì bổ sung thêm. + Sau khi đã tiến hành xong, đống ủ phải được che đậy bằng nilon để đảm bảo vệ sinh môi trường và kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của đống ủ để bổ sung nước đạt độ ẩm cần thiết, duy trì nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40oC. Màng nilon che đậy đống ủ được sử dụng nhiều lần đến khi hỏng thì thu gom bán cho người thu mua phế liệu để tránh gây ô nhiễm môi trường. + Đảo trộn đống ủ: để cho rơm, rạ vụn thêm và làm cho các loại vi sinh vật phân bố đều, tưới bổ sung duy trì ẩm độ, trộn đều giữa chỗ phân huỷ tốt và chưa tốt, để đảm bảo cần đảo trộn 2 lần; lần 1 sau ủ 15-20 ngày, lần 2 cách lần 1 là 10 – 15 ngày, (cách kiểm tra độ ẩm: cầm nắm rơm, rạ vắt đều thấy nước rỉ ra theo kẽ tay là được). + Sau 30 ngày trở đi ta kiểm tra chất lượng phân đảm bảo đưa đi bón lót gối vụ hoặc đánh gọn bảo quản để bón cho cây rau màu. Hs: Nguyễn Mai Linh 7 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Phân vi sinh ủ từ rơm và sơ đồ cách ủ phân 5.2. Trồng nấm rơm đạt hiệu quả cao Với lượng rơm từ một ha trồng lúa có thể chất được 200m mô nấm; sau khi trồng nấm 25-30 ngày có thể thu được 250 - 300 kg nấm tươi. * Thời vụ: Mùa vụ trồng nấm rơm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và lao động nông nhàn tại địa phương. Nấm rơm có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên theo điều kiện thời tiết mà chúng ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sau: - Vào mùa Đông Xuân, giáp tết Nguyên đán có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. - Vào mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. - Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió. * Chuẩn bị địa điểm: - Chọn địa điểm: Thuận lợi cho việc vận chuyển rơm rạ, thu hoạch và chuyên chở nấm; gần nguồn nước tưới; nền bằng phẳng, cao ráo, không bị úng ngập, thoáng sạch. - Chuẩn bị địa điểm trước khi chất nấm: Làm phẳng nền, trong mùa mưa nên xẽ rảnh và đào các liếp rộng 60-80 cm, cao 10 cm có độ dốc đỗ về hai mé thấp. Rảnh sâu 10 x 20 cm. Đầm nén mặt liếp giúp: thoát nước tốt, không bị úng ngập khi tưới. Hs: Nguyễn Mai Linh 8 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Nhà ủ nấm rơm * Chuẩn bị rơm: Rơm sau khi thu hoạch lúa mùa, lúa thần nông, lúa nếp đều sử dụng được; có thể dùng rơm tươi hoặc rơm đã khô, rơm không bị mục nát biến thành màu đen.Chuẩn bị rơm rạ bằng cách: - Cách ủ rơm thành đống: Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô. Rơm được chất thành đống chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8 m, cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt, thời gian ủ rơm từ 10-12 ngày. Nếu ủ bằng rạ chú ý: xếp rạ theo hàng để dễ lấy ra. Rạ xếp thành 3-4 hàng sát nhau, tưới nước và dậm cho đều cũng như đống ủ của rơm. * Cách xữ lý nước vôi trước khi ủ: Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi pha với tỉ lệ 3% (3kg vôi cho 100 lít nước) ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rữa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ. Rơm rạ ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước và chất thành đống giống như cách ủ rơm thành đống. Thời gian ủ 5-6 ngày: trong thời gian đầu sau khi chất đống 2-3 ngày trở rơm một lần. Nếu thấy rơm rạ quá ướt cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài, nếu rơm bị khô cần bổ sung thêm nước vôi tỉ lệ 3% tưới vừa đủ. * Chọn meo giống: - Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp có mùi tương tự như nấm rơm. - Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. - Một bịch meo trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m cao 0,4- 0,5m và dài 4-5m. Hs: Nguyễn Mai Linh 9 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Chú ý: Nếu bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam là đã nhiễm nấm dại, không nên sử dụng. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua. * Xếp mô và rắc meo giống: +Lấy rơm trong đống đã ủ : - Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ. - Lấy rơm đã ủ bên trong xếp mô nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ. + Chất mô nấm: Cách 1: rải từng lớp rơm đã ủ lên mặt liếp đã chuẩn bị sẳn. Cách 2: xếp rơm thành từng bó theo chiều ngang của liếp. Sau khi rải rơm khô dầy 4-5cm để đậy mô, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Lưu ý:Tuỳ theo mùa có thể thay đổi cách đậy mô nấm cho thích hợp. + Mùa nắng: tủ rơm mỏng để thoát nhiệt + Mùa mưa, mùa lạnh: tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước. * Chăm sóc và thu hoạch: - Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón. Bản thân rơm rạ khi phân huỷ đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển. - Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nấm. + Åm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân huỷ rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. + Nếu ẩm độ cao, nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh, ẩm độ thấp mô bị khô, nhiệt độ tăng. - Giữ ẩm độ thích hợp: khi kiểm tra mô nấm dùng tay rút một nắm (khoảng 15-20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa. + Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. + Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô. - Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: + Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. + Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh. Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng... để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Hs: Nguyễn Mai Linh 10 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” - Đảo rơm áo mô: sau khi chất mô 5-8 ngày, cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài không tạo được nấm. Cách đảo: dỡ rơm áo ra xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Nấm rơm - Thu hái nấm rơm: + Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hoạch tuỳ theo loại meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm + Thời điểm hái nấm: thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều. + Thời gian thu hái nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1-1,5 kg nấm tươi trên 1m liếp nấm. - Vận chuyển và bảo quản nấm sau khi hái: + Sau khi hái nấm, tốt nhất nên chuyển nhanh đến nơi tiêu thụ trong khoảng thời gian 2-3 giờ. + Nếu muốn để nấm rơm qua ngày cần bảo quản ở nhiệt độ 10 – 15OC 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Làm giảm tình trạng phơi và đốt rơm rạ ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người đân. Đưa ra các giải pháp phù hợp để người dân có thể xử lí rơm rạ đạt hiệu quả kinh tế cao. Có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân ở địa phương. Hs: Nguyễn Mai Linh 11 Trường THPT Đan Phượng Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Giúp học sinh hình thành ý thức có trách nhiệm với môi trường cũng như cuộc sống xung quanh, biết quan sát và đánh giá, có thái độ đúng đắn với những hiện tượng diễn ra trong đời sống. Tình huống trên đã giúp học sinh được vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tế. Đánh giá được năng lực và khả năng tiếp nhận cũng như ứng dụng các kiến thức đã học. Việc trang bị cho học sinh những kiến thức này là hết sức đúng đắn, phù hợp và có tính ứng dụng cao. Cần thường xuyên trau dồi và nâng cao kĩ năng bằng cách thực hành nhiều hơn. Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. Đan Phượng, ngày 26/11/2014 Người thực hiện Nguyễn Mai Linh Hs: Nguyễn Mai Linh 12 Trường THPT Đan Phượng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan