Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành...

Tài liệu Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh thcs tại sao cần phải phân loại rác thải sinh hoạt

.DOC
13
3397
63

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS TRUNG CHÂU ======== BÀI DỰ THI (CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS) 1. Họ và tên: Hoàng Thị Quỳnh Trang Sinh ngày: 10/12/2000 - Lớp 9A 2. Họ và tên: Trần Thị Nga Sinh ngày: 15/8/2000 Năm học 2014-2015 1 - Lớp 9A SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS TRUNG CHÂU BÀI DỰ THI “CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS” 1. Họ và tên: Hoàng Thị Quỳnh Trang Sinh ngày: 10/12/2000 - Lớp 9A 2. Họ và tên: Trần Thị Nga Sinh ngày: 15/8/2000 - Lớp 9A Năm học 2014-2015 I.Tình huống “Tại sao cần phải phân loại rác thải sinh hoạt” 2 II. Mục tiêu giải quyết tình huống: Để có thể giải quyết được vấn đề:” Tại sao cần phải phân loại rác thải sinh hoạt “ thì chúng ta cần phải: 1/ Nắm được tính chất hóa học của các loại rác thải để phân loại rác. Chúng ta có thể tìm hiểu điều này trong bộ môn hóa học 9 bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, bài 54: Polime. 2/ Biết được ảnh hưởng của các loại rác đối với môi trường, động thực vật và cả con người thông qua cuộc sống thực tế, ti vi, sách báo…. 3/ Chúng ta có thể thu thập một số thông tin qua sách giáo khoa sinh học 9 bài “ Ô nhiễm môi trưòng”, sinh học 8 : “Vệ sinh hệ hô hấp”, “Vệ sinh hệ tiêu hoá” . Môn địa 9 bài 2 “ Dân số và gia tăng dân số”…, 4/ Đưa ra biện pháp khắc phục( phân loại; thu gom; xử lý rác thải ...) 5/ Hướng dẫn mọi người thu gom, phân loại rác bằng các biện pháp: giới thiệu một số mô hình quản lí rác thải 6/ Tuyên truyền cho cộng đồng biết về ảnh hưởng và biện pháp thông qua các bài hát về môi trường, qua các hình ảnh . 3 III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: 1: Phân loại rác. Dân số Việt Nam có hiện tượng “ bùng nổ dân số” bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh. Vì vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. Chính nguyên nhân gia tăng dân số là nguyên nhân làm gia tăng lượng rác thải. Theo số liệu thống kê của bộ tài nguyên – môi trưòng cho biết trung bình mỗi ngày Hà Nội phát sinh hơn 5.700 tấn rác sinh hoạt. Số lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực đô thị khoảng 3 200 tấn, từ nông thôn khoảng 2 500 tấn/ngày. Trong đó, lựợng rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn cần phải thu gom, xử lí ước khoảng 1 200 tấn/ngày. Thời xưa, do khả năng nhận thức của con người còn hạn chế: rác từng đựợc xem là phế thải, không có giá trị, mọi ngưòi nghĩ : “rác là đồ bỏ đi, không sử dụng được”. vì vậy, mọi ngưòi thải rác ra ngoài môi trưòng mà không cần phân loại, kể cả môi trưòng đô thị. - Từ các kiến thức hóa học và và sinh học em được biết có rất nhiều loại rác thải sinh hoạt . - Rác thải sinh hoạt là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác, được phát thải trong sinh hoạt hằng ngày của cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Rác thải sinh hoạt phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ các khu dân cư, từ các hộ gia đình, chợ, các tụ điểm buôn bán, trường học… Dựa vào tính chất hoá học, có thể phân rác thải làm ba loại : + Rác thải hữu cơ dễ phân hủy. + Rác thải hữu cơ khó phân hủy. + Rác thải vô cơ. Rác thải hữu cơ dễ phân hủy Khái niệm: các loại rác có khả năng Rác thải hữu cơ khó phân hủy tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn Khái niệm: rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường tự nhiên rất 4 lâu Ví dụ: lá cây, rau quả, xác động Ví dụ: vải, bao nhựa, chai nựa, thủy vật… tinh, cao su, giầy da, xốp, túi ni lông… Hình ảnh minh hoạ Hình ảnh minh họa * Rác thải vô cơ: là những rác không có khả năng phân hủy trong môi trường tự nhiên. Ví dụ: xi măng, cát sỏi, những nguyên vật liệu trong xây dựng,… 2. Ảnh hưỏng của rác tới đời sống và môi trưòng sinh vật. 5 - Việc vứt rác và xả rác bừa bãi ra môi trưòng gây ô nhiễm môi trưòng đất, nưóc, khí, mất mĩ quan khung cảnh… - Ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới đời sống của thực vật, động vật: ô nhiễm đất và nước làm sinh vật sinh trưỏng và phát triển chậm, năng suất, chất lượng giảm… - Việc vứt rác bừa bãi ra đưòng làng ngõ xóm gây cản trở giao thông, mất vệ sinh môi trường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, phát sinh nhiều bệnh tật: bệnh về đưòng hô hấp ( ho, viên phế quản, nặng có thể gây một số bệnh ung thư hệ hô hấp…), bệnh tiêu hoá ( tiêu chảy, giun sán…) - Hiện nay, tình hình thải rác bừa bãi trên địa bàn xã Trung Châu tràn lan, đặc biệt ngay bên ngoài khuôn viên trường THCS Trung Châu là hiện tượng ô nhiễm môi trường khá nặng nề bởi đây là nơi họp chợ, các nhà dân xả rác bừa bãi làm cho hai ven đê tràn ngập rác thải gây ô nhiễm nặng và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của con người. 2.1 : Ví dụ rác thải nguy hại đồng ruộng. Rác thải nguy hại đồng ruộng là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những dặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Các loại rác này được thải bỏ trong quá trình hoạt động, sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là các bao bì, chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng IV. Tác hại của việc không phân loại rác thải trước khi xử lí rác Trong đời sống hằng ngày, người dân ở các vùng nông thôn thường có thói quen loại bỏ rác bằng cách đốt hoặc đổ rác lẫn lộn, bừa bãi ngoài đường. Tuy nhiên việc thải bỏ và xử lí rác không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ gây ô 6 nhiễm môi trường, làm mất mĩ quan công cộng và là tác hại xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, sinh vật và chất lượng môi trường. Thói quen của người dân nông thôn là đổ đống và đốt rác thải ngay tại nhà, đốt cả các loại như: chai nhựa, cao su, túi ni lon… Khi đốt thủ công (ở nhiệt độ thấp) các loại vật liệu này cháy không triệt để sẽ sinh ra khí độc như: oxit cacbon, hiđro cacbon dễ bay hơi kể cả benzen, dioxin, furin là những chất rất độc hại. Đốt theo phương pháp này sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe ; gây khó thở; viêm đường hô hấp… Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng,; ao, hồ đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn. Làm mất mỹ quan mà còn gây ra nhiều tác hại cho môi trường; ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Nước rí rác sinh ra sẽ chảy, ngấm xuống ao, hồ, làm ô nhiễm nước. Hơn nữa, các chất độc hại trong nước tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá sẽ nguy hiêm nếu ta ăn phải các chất có trong loại thực phẩm này,; tạo nơi cư trú, trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loại vi khuẫn gây hại cho người và gia súc. Vì vậy, cần phải xóa bỏ thói quen không phân loại rác và đốt rác bừa bãi ngay. V. Giải pháp giải quyết tình huống Sau đây sẽ là một số biện pháp để giải quyết vấn đề trên: - Các rác thải có nguồn gốc từ động vật và thực vật dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học: xăng E5 ( bắt đầu đưọc đưa vào sử dụng phổ biến trên thị trưòng từ ngày 1/12/2014) 7 - Rác hữu cơ dễ phân hủy: có thể chôn hoặc lấp để làm phân bón cho cây dựa vào thời vụ cây trồng và tính chất của đất để bón phân hợp lý. - Rác khó phân hủy được chia làm hai loại đó là: rác tái chế và không tái chế. Ta có thể sử dụng một cách hữu ích loại rác có thể tái chế như: chai lọ, bìa cát tông. 8 - Còn rác không tái chế dược ta sẽ thu gom nộp cho tổ thu gom rác. Phân loại rác như vậy góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ. Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm; góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường… VI. Một số mô hình quản lí rác thải ở nông thôn Mô hình thu gom xử lí rác thải sinh hoạt Rác thải Phân loại Rác hữu cơ dễ phân hủy Rác thải khó phân loại Ủ phân Rác tái chế Bón cho cây trồng Bán phế liệu Phần rác còn lại Thu gom Về nơi tập kết Vận chuyển Xử lí rác thải 2. Mô hình thu gom, xử lí rác thải nguy hại đông ruộng Rác thải Tập chung về bể chúa rác nguy hại 9 Thu gom Vận chuyển Xử lý rác thải VII. Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng Hoạt động tuyên truyền giáo dục cộng động về quản lí rác thải nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết, nhận thức, nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lí rác thải vùng nông thôn, nhằm tạo thói quen tốt, tận dụng và tái sử dụng chất thải để lượng rác thải thải vào môi trường là ít nhất. Ngăn chặn người dân không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn mặt. Các chất thải ở dạng bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được lưu giữ trong các túi riêng và tập kết ra các bể chứa rác nguy hại đồng ruộng. Chính quyền địa phương cần: + Dán băng rôn, khẩu hiệu trên các trục đường chính, các điểm tập trung dân cư tuyên truyền thực hiện quy định về quản lí rác thải, tác hại của việc thải bừa bãi rác thải ra đường làng, ngõ xóm. + Tổ chức diễu hành tuyên truyền về quản lí rác thải trong các thôn, tổ. 10 + Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trưòng, vứt rác đúng nơi qui định, biết phân loại rác cho mọi lứa tuổi. nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngưòi dân. + Tổ chức các cuộc thi về vứt rác và xử lí rác: kể chuyện, hát, múa, vẽ, … + Phổ biến các quy định về quản lí rác thải thường xuyên trên đài phát thanh đến từng thôn, tổ. + Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn….Công tác truyền thông phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. + Tổ chức một ngày/tháng vệ sinh đưòng làng ngõ xóm. 11 + Có hình thức xử phạt, kỉ luật đối với những trưòng hợp vứt rác bừa bãi, không đúng nơi qui định. - Là học sinh, em và các bạn đã có ý thức vứt rác đúng nơi quy định. Biết cách phân loại rác và giá trị sử dụng của những rác thải có khả năng tái chế. Tham gia vệ sinh ở trường lớp, đường làng ngõ xóm giúp cho môi trường được văn minh sạch đẹp. Biết lên án, phê bình và nhắc nhở những bạn chưa có ý thức vứt rác chưa đúng nơi quy định. VIII. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có đầy đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn của xã hội. Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết thành công tình huống: "Tại sao cần phải phân loại rác thải" một lần nữa khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức giữa các môn học Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ. Tóm lại ý nghĩa thật sự của việc hiểu biết kiến thức liên môn là vận dụng kiến thức của nhiều môn học để có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn trong đời sống, có thể giải thích được các hiện tượng thiên nhiên mà mình thường gặp. Đây chỉ là thông tin 12 và chút kiến thức, suy nghĩ của riêng chúng tôi. Tuy còn nhiều hạn chế, thiếu sót nhưng chúng tôi mong mọi người đóng góp ý kiến! NHÓM HỌC SINH THỰC HIỆN Hoàng Thị Quỳnh Trang Trần Thị Nga 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan