Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc thi vận dung kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn chan...

Tài liệu Cuộc thi vận dung kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn chanh không hạt dũng sĩ diệt kiến trên cây thanh long

.DOC
13
577
109

Mô tả:

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An  Cuộc thi Vận dung kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Đề tài : Chanh không hạt – Dũng sĩ diệt kiến trên cây thanh long Trường : THPT Chuyên Long An Địa chỉ: 213A, Nguyễn Thái Bình, Phường 3, Tp.Tân An, tỉnh Long An. 0 Điện thoại : 072 6251060 Email: [email protected] Họ và tên nhóm học sinh 1. Dương Nguyệt Quỳnh 2. Đào Kim Toàn 1 I.Tên tình huống : “ Chanh không hạt – Dũng sĩ diệt kiến trên cây thanh long” II.Mục tiêu giải quyết tình huống : Vận dụng kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng cây chanh xung quanh vườn thanh long nhằm chắn gió cùng ngăn chặn kiến gây hại giúp cho chất lượng và năng suất của cây thanh long cao hơn; đồng thời thu lợi từ cây chanh. III. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống: Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau: - Về Toán học 2 + Đo kích thước hố chanh (chiều rộng từ 60 – 80cm, chiều sâu tùy thuộc vào mực nước ngầm và điều kiện đồng ruộng. Trên đất bờ cao, đất đồi sâu từ 60 – 80cm, đất đồng bằng trồng trên ruộng đào sâu khoảng 30 – 40cm.) + Đo khoảng cách giữa các hố chanh ( cây cách cây khoảng 3m - 4m) -Về Vật lý + Vì cây thanh long là cây cần nhiều ánh nắng để phát triển nên trồng chanh cách thanh long khoảng 3m-4m và nên chọn khu đất quang để trồng. + Nhiệt độ: Chanh có thể sống và phát triển ở 1339oC, thích hợp nhất từ 23-29oC. Ngừng sinh trưởng dưới 13oC và chết ở - 5oC. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái. + Vũ lượng: Cây Chanh cần khoảng 1.0002.000mm/năm. Ở Việt Nam lượng mưa hàng năm trung bình là 1.800mm, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, do đó vườn trồng cây Chanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Đông vào mùa nắng cần 3 phải tưới nước. + Ánh sáng: Chanh không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8giờ hoặc nắng chiều lúc 1617giờ). Cường độ ánh sáng ở Việt Nam vào mùa hè khoảng 100.000 lux do đó khi thành lập vườn cần thiết kế cây che mát và chú ý hướng Đông -Tây. + Nước: Cây Chanh cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Tuy nhiên, cây có múi rất sợ úng nước, nếu trồng ở đất thấp, mực nước ngầm cao và không đào mương lên líp để trồng dễ đưa đến tình trạng thối rễ. Mặt khác, Chanh cũng cần có yêu cầu về chất lượng nước tưới, lượng muối NaCl tối đa 3g/lít nước và không được kéo dài hơn hai tháng. -Về địa lí : + Đất đai: Đất phải có tầng canh tác dày ít nhất là 0,6m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5-7, 4 có hàm lượng hữu cơ cao >3%, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8m. - Về Sinh học Chăm bón cho cây trồng bằng các loại phân hữu cơ như phân hoai mục. Ủ hoai mục là phương pháp chuyển phân từ trạng thái hữu cơ thành vô cơ cây mới hấp thụ được. Phân trước khi mang ủ là các chất hữu cơ nếu bón cho cây thì cây khó hấp thụ mà trong phân mang mầm bệnh, cỏ dại cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu được ủ hoai mục các chất hữu cơ sẽ phân huỷ và chuyển thành dạng vô cơ khi đó phân sẽ "sạch" hơn. - Về công nghệ : Cách trồng chanh không hạt IV. Giải pháp giải quyết tình huống: Thanh long là loài cây trồng quen thuộc với người dân Việt Nam và kiến là một trong số các đối tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng trái thanh long thương phẩm, giảm đáng kể thu nhập của nhà vườn. 8 - 9 giờ sáng thường là khoảng thời gian kiến tấn công cành non và trái non nhiều 5 nhất. Mẫu mã trái sẽ rất xấu nếu các vết cắn khi trái còn nhỏ trở thành các vết sần trên vỏ trái trưởng thành. Trái sần bị xếp vào loại trái giạt, giá bán rất thấp. Để khắc phục, nông dân thường sử dụng hóa chất phun xịt lên cây, nhưng hiệu quả diệt kiến không cao lại gây mất an toàn cho tráivà gây ô nhiễm môi trường. Được biết người ta thường dùng chanh để đuổi kiến nên chúng em nghĩ đến việc trồng chanh xung quanh vườn thanh long,dùng mùi hương của chanh bảo vệ cây thanh long khỏi kiến. Chúng em nghĩ sẽ trồng chanh không hạt vì cây cho trái quanh năm với năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây, thân có thể cao 6m nên có thể chắn gió cho cây thanh long. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác. V. Thuyết trình giải quyết tình huống : Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây: 6 1.Giống: nên chọn cây chiếc nhánh hay giâm cành, không sân và sạch bệnh. 2. Đất trồng: - Nếu vùng đất thấp phải có đê bao khép kín, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m. - Nếu vùng đất cao mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,30,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiên <5% không vun mô. - Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục( tro trấu hoai hoặc bả dừa, bả đậu) khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. 3. Cách trồng: - Chuẩn bị hố trồng và cách trồng: Tuỳ theo vùng đất mà kích thước mô cao hay thấp, lớn hoặc nhỏ. Nói chung, vùng ĐBSCL mô trồng cao hơn vùng Miền Đông. Mô trồng cần phải chuẩn bị trước ít nhất là 2 tuần. Đất làm mô trồng thường là đất mặt hoặc đất bãi bồi 7 ven sông phơi khô. Mô nên cao 30-40cm và đường kính mô khoảng 80-100cm. Giữa mô, đào một hố nhưng có kích thước nhỏ hơn và trộn 20-40kg phân chuồng, 1kg phân super lân và 0,5 kg vôi trộn đều với đất. Khi trồng, cho một lớp phân đã trộn với đất vào hố sao cho khi đặt bầu cây thì mặt bầu ngang bằng mặt mô, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại, tưới nước. Để đủ đất cho bộ rễ phát triển, hàng năm chúng ta cần phải đắp đất thêm cho mô. Khi đặt cây phải để xoay mắt ghép (nếu là cây ghép) hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa lung lay bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chú ý không được lấp đất đến vị trí mắt ghép. - Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ Chanh mọc cạn, nhiệt độ của đất cao trong mùa hè ảnh hưởng đến bộ rễ cây có múi, cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng mùn đáng kể. 8 Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 – 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 7 ngày- 10 ngày tưới 1 lần. 4 .Chăm sóc : - Bón thúc : Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Cây chanh không hạt dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loãng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 100 – 500g phân ure/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã. 9 - Giữ ẩm: Đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa. - Tưới nước: cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa. - Tỉa cành tạo tán: hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái. - Bồi đất cho cây: vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bán phân hữu cơ hoai hay phân hóa học. 10 VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào các kiến thức đã học. Ví dụ trấu ủ hoai mục: Trấu ủ để làm phân bón hoặc chất nền giá thể cho canh tác trồng trọt Giúp quá trình phân hủy từ hữu cơ sang vô cơ sẽ nhanh hơn ( phù hợp đối với các chủng loại cây ngắn ngày ) - Tạo phát thải CO2 cho cây trồng hấp thụ trao đổi chất ( quá trình phân hủy ) - Cải tạo cho những khu vực có kết cấu đất quá chặc ( đất đồi , núi ) nhằm tạo độ thông thoáng lưu chuyển không khí cho đất ( cày xới chung với đất ) , đồng thời giúp lưu giử lâu nguồn nưới tưới tạo độ ẩm cho đất mà không bị úng ngập, dùng mùi hương trong chanh để đuổi kiến,.... Việc trồng chanh song song với thanh long giúp tăng năng suât cây và cũng tiện cho người nông dân vì hai loại cây này có thời vụ khớp với nhau và điệu kiện chăm sóc cũng gần tương tự. 11 Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng em, mong rằng biện pháp này có thể áp dụng vào thực tiễn và giúp cho nhà nông tăng năng suất kinh tế. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan