Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc sống và con người trong tập tạp văn người tình nói chuyện mộng du của mạc n...

Tài liệu Cuộc sống và con người trong tập tạp văn người tình nói chuyện mộng du của mạc ngôn

.PDF
83
162
54

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN ---- VÕ THỊ THÚY HẰNG MSSV: 6106234 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TẠP VĂN NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU CỦA MẠC NGÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cần Thơ - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN ---- VÕ THỊ THÚY HẰNG MSSV: 6106234 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TẠP VĂN NGƯỜI TỈNH NÓI CHUYỆN MỘNG DU CỦA MẠC NGÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cán bộ hướng dẫn: PHẠM HOÀNG NGHĨA Cần Thơ - 2014 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi nhắc đến Mạc Ngôn, ta thường nghĩ ngay đến những bộ tiểu thuyết được nhiều người biết đến như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình,… Thế nhưng, ông không chỉ thành công ở thể loại tiểu thuyết mà còn có những thể loại mang dung lượng khiêm tốn hơn đó là truyện ngắn và tạp văn. Trước đây có nhiều tác giả viết tạp văn nhưng thật hiếm có tác giả chuyên về tạp văn. Và dường như thể loại này chưa có được sự nhìn nhận đúng mức trên văn đàn. Vì chưa ai đi sâu, tìm tòi, nghiên cứu cũng như nhìn nhận những giá trị của chúng. Tác giả Mạc Ngôn – một trong những tác giả xuất thân từ nông dân với tinh thần vượt khó vươn lên trên nghèo đói để có những trang viết giàu sức sống, có sự cảm nhận và suy nghĩ tinh tế, phù hợp với tâm lý chung của con người. “Trong cuộc đời tác giả - tác phẩm có vị trí quan trọng” [10; 711]. Khi nghiên cứu tác giả, ta cần phải có sự nhìn nhận khái quát về các tác phẩm văn học cũng như “tất cả dấu vết của hoạt động tinh thần và tình cảm” [10; 711] của tác giả đó. Cũng như khi tìm hiểu về tác giả Mạc Ngôn, ta không chỉ nhìn nhận những đóng góp của ông chỉ qua các tiểu thuyết mà hơn thế đó còn là những gì mà ông cảm nhận về cuộc sống, về con người qua những tâm sự, những dòng hồi ức, những chuyện kể thật về cuộc đời mình trong những trang tạp văn. Người tỉnh nói chuyện mộng du của ông phần nào nói lên được điều đó. Tạp văn tuy dung lượng ngắn nhưng ý nghĩa của nó không hề ngắn. Lời ít ý nhiều. Đằng sau những con chữ bình dị ấy là những cách cảm nhận và lý giải về cuộc sống và con người trong xã hội nhất là con người trong xã hội hiện đại hôm nay. Đây là một thể loại có thể tiến xa hơn nữa trên con đường văn học Việt Nam cũng như văn học trên thế giới. Và điều người viết muốn là thực hiện một đề tài về đối tượng tạp văn của Mạc Ngôn. Trước hết, đó là cơ hội để người viết học hỏi, trau dồi thêm vốn hiểu biết cho bản thân thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm. Ngoài ra, người viết cũng mong góp một phần nhỏ vào việc khai khác, nhìn nhận những giá trị của nền văn học. -1- 2. Lịch sử vấn đề Mạc Ngôn không chỉ là một tác gia nổi tiếng của văn học Trung Quốc nói riêng mà còn là tác gia lớn của nền văn học thế giới. Những tác phẩm của Mạc Ngôn được nhiều người nghiên cứu, dịch thuật, phê bình tìm hiểu và khai thác. Người ta biết đến ông đâu phải chỉ ở giải thưởng Nobel danh giá mà còn ở tình người, tình đời trong những trang viết hết sức ý vị của ông. Những gì chưa được đưa vào tiểu thuyết thì tác giả đã gửi gắm vào những con chữ trong tạp văn của mình: “nếu đem quan hệ giữa tôi với nông thôn lý giải một cách thật rõ ràng thì quả thật là không hề dễ, do vậy ở đây tôi muốn đem vài chuyện rất khó quên nhưng chưa được đưa vào tiểu thuyết nào để hầu độc giả” [12; 262]. Thậm chí, có thể trong những trang tạp văn, người đọc cảm nhận được một chân dung tác giả thật hơn rất nhiều so với tiểu thuyết. Phần nào do cách kể chuyện ở tạp văn, những chuyện gần gũi, chuyện của “tôi”. Còn ở tiểu thuyết, nhân vật là hóa thân của tác giả. Tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình qua nhân vật và vì thế có phần gián tiếp. Mà chẳng phải những gì trực tiếp thì sẽ có tác động sâu hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Nói thế không có nghĩa là ta đã phủ nhận những giá trị của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Về tiểu thuyết của nhà văn Cao Mật này đã có biết bao công trình khai thác. Tất cả đã nhìn nhận những đóng góp cũng như chỉ ra những quan điểm có phần cực đoan của tác giả này. Ở đây, người viết không đi sâu vào mảng tiểu thuyết mà cốt yếu là khai thác cách nhìn nhận của Mạc Ngôn về cuộc sống và con người qua mảng tạp văn của ông. Một thể loại phần nào bị người ta bỏ quên sau ánh sáng hào quang của tiểu thuyết hoặc cũng có thể đôi khi ta vô tình không nhận ra những giá trị đời thường nhưng chân thật ấy. Cũng có những công trình nghiên cứu về thể loại này nhưng ở các tác giả khác như Tính hiện đại trong tạp văn Lỗ Tấn, Quan niệm về nhân sinh của Giả Bình Ao trong thể loại tản văn và dường như chưa có công trình nào chuyên sâu hơn về tạp văn kiểu Mạc Ngôn. Hầu hết khi khai thác về tác giả này, dường như họ chỉ chú trọng nghiên cứu những phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết. Bài viết của Bùi Ngọc Anh với đề tài luận văn thạc sĩ: Thể loại tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại đã có những nhận định khá sâu sắc về thể loại này cũng như giới thiệu nghệ thuật tạp văn qua một số cây bút tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam: Nguyên Ngọc, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Tư.. Theo Bùi Ngọc Anh -2- “tạp văn còn đòi hỏi người viết phải thể hiện được phong cách, lối viết của mình qua từng trang viết. Lối viết riêng ấy có thể được thể hiện qua cách nhìn mới mẻ về một vấn đề nào đó, qua cách nêu và dẫn dắt vấn đề, hoặc qua cách diễn đạt của từng tác giả. Nhưng dù có là thế nào đi chăng nữa, tạp văn vẫn đòi hỏi ở người viết một tầm hiểu biết sâu rộng, một tư duy nhạy bén, và một nguồn cảm hứng dồi dào” [28; 1]. Mỗi tác giả đến với tạp văn theo một cách riêng, dấu ấn mỗi người để lại trong lòng người đọc cũng đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào vấn đề tác giả quan tâm, và cách họ thể hiện vấn đề ấy ra sao. Vậy nên cũng thật khó để nói về một nghệ thuật viết tạp văn chung chung, những kỹ thuật viết chung chung, bởi sẽ dễ rơi vào lý thuyết suông và không đúng với bản chất linh hoạt trong lối viết của thể loại này. Trong quyển Tạp văn Mạc Ngôn, bản dịch của Võ Toán có đoạn: “đối với loại văn chương tạp nham mà ta có thể gọi nó là tản văn, hoặc là tùy bút, hoặc cũng có thể gọi là tạp văn này, thì khi viết, tác giả thường quên giấu giếm, cho nên dung mạo thật sự của anh ta rất dễ dàng lộ ra” [21; 5]. Các bản dịch của Trần Trung Hỷ, Võ Toán về tập tạp văn này có phần khác nhau tuy cốt lõi nội dung cơ bản là như nhau. Điều khác nhau ấy làm nên giọng điệu riêng cho các bản dịch: “chờ được độ một tiếng không thấy động tĩnh gì, bếp núc vắng như chùa bà Đanh..” [21; 23]. Vai trò của các dịch giả chính là chiếc cầu nối đưa tác phẩm nước ngoài đến với người đọc không cùng ngôn ngữ. Đó cũng là những sáng tạo trong quá trình dịch thuật để câu chữ gần gũi với tâm lý chung của người đọc. Trong thời đại ngày nay, giá trị của văn chương dường như thật đúng với lời thơ của Tản Đà: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Những giá trị của văn chương dần khuất lấp sau ánh hào quang của các thiết bị công nghệ hiện đại. Văn hóa đọc ngày càng bị mai một. Tri thức trong những quyển sách đôi khi không thu hút con người bằng những hình ảnh sống động trên phim ảnh. “Thực ra, trong thời đại này, thêm lên một cuốn sách hay bớt đi một cuốn sách, có khác nào ở ngoài chợ xổm, người ta thêm cho một cây rau cải trắng hoặc bớt đi một cây rau cải trắng, có khi còn chẳng bằng nữa ấy chứ” [21; 6]. Bằng cách nói nhẹ nhàng bình thản ấy, Mạc Ngôn đã nêu lên được một hiện thực cuộc sống không hẳn là tốt đẹp nhưng rất thực. Với ông, việc viết và cho xuất bản tuyển tập tập văn này vì lí do khá khiêm nhường: “nếu đã là trăm hoa đua nở thì cũng cho trăm mèo vẫy đuôi luôn” [21; 6]. -3- Văn chương nói chung và thể loại tạp văn nói riêng chưa được nhiều người chú trọng. Con người đôi khi không phải vô tình bỏ mặc những nét đẹp của văn chương mà thực chất họ chẳng có nhiều thời gian trong cuộc sống bởi những lo toan cơm áo gạo tiền như hiện nay. Thực sự mà nói thì văn chương luôn có một ý nghĩa đặc biệt. Bởi nó kéo con người ta ra khỏi những nơi tâm tối và bế tắc, nó giúp ta có thêm động lực để thực hiện những dự định, giúp chúng ta trở nên sáng suốt hơn trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức. Những tác phẩm văn chương xuất sắc nó còn góp phần bồi dưỡng cho tâm hồn ta thêm phong phú, vững tin vào cuộc sống và tương lai. Đọc tạp văn Mạc Ngôn, ta hiểu hơn về những giai đoạn lịch sử biến động và thăng trầm của con người và đất nước Trung Hoa: “khi cúi đầu xuống, người ta phải đối mặt với một hiện thực phũ phàng. Trên lãnh thổ Trung Quốc, người đông đến mức bệnh hoạn, ngược lại trên đất Nga, bóng người thưa thớt” [21; 18]. Tạp văn là một thể loại có dung lượng ngắn nên dễ đọc. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Con người luôn tất bật với công việc và có lẽ sẽ không có thời gian dành cho những tác phẩm có dung lượng đồ sộ. Còn việc viết văn chương phải có nguồn cảm hứng dạt dào tuôn ra đầu ngọn bút, đôi khi cảm hứng chỉ đến một lần và giây phút xuất thần ta có thể có những sáng tạo vô cùng độc đáo. Ở Việt Nam, có lẽ thể loại tản văn đang được đông đảo người đọc lựa chọn bởi tính ngắn gọn của nó. Không những thế, những đòi hỏi của thể loại như tính phát hiện, những hình ảnh, chiêm nghiệm... cũng là một món ăn tinh thần phù hợp, giúp độc giả có những giây phút sống chậm lại trong nhịp xã hội hối hả ngày nay. Sống chậm để cảm nhận cuộc sống muôn màu muôn vẻ này. Dịch giả Nguyễn Lệ Chi – người chuyên dịch những tác phẩm của Mạc Ngôn đã từng phát biểu: “sắp tới tôi sẽ giới thiệu những tác phẩm của ông chưa dịch thuật tiếng Việt, có thể là tập truyện vừa, truyện tản văn,..”. Ta thấy tản văn cũng là một thể loại được hướng đến rất nhiều, đặc biệt là những tác phẩm dịch thuật. 3. Mục đích nghiên cứu Xã hội dù có tiến bộ đến mức độ nào đi chăng nữa thì việc giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp trong cách đối nhân xử thế giữa người với người và giữa con người với tổng hòa các mối quan hệ xã hội là điều cần thiết. -4- Cuộc sống với những phức tạp, rối rắm của nó là một trong những vấn đề thường được nhiều người quan tâm. Trong đó, con người là trung tâm của vạn vật. Con người dù sống trong thời đại nào cũng không thoát khỏi sự chế ngự của cuộc sống. Bởi vì con người là một phần của cuộc sống. Thế nên việc đi sâu tìm hiểu những khía cạnh, ngóc ngách trong đời sống nội tâm con người là điều đáng lưu ý. Thông qua đề tài này, người viết muốn đưa ra những cách kiến giải của bản thân trong việc thể hiện góc nhìn về một thể loại được nhìn nhận có phần thiếu công bằng hơn so với các thể loại: tiểu thuyết, thơ ca, kịch. Và cụ thể là qua tập tạp văn Người tỉnh nói chuyện mộng du, từ việc nhìn nhận cuộc sống và con người trong tác phẩm để soi rọi vào cuộc sống và con người Trung Hoa nói riêng và cuộc sống con người nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi khảo sát đề tài Đối tượng của người viết với đề tài: Cuộc sống và con người trong tập tạp văn Người tỉnh nói chuyện mộng du của Mạc Ngôn chủ yếu là tập tạp văn Người tỉnh nói chuyện mộng du (bản dịch của Trần Trung Hỷ do Nhà xuất bản Văn học cùng Công ty Văn hóa Phương Nam xuất bản và phát hành năm 2008). Ngoài ra, người viết còn tham khảo thêm một số tác phẩm của Mạc Ngôn ở một số thể loại khác và tác phẩm của tác giả đương thời, một số tài liệu về lý luận, luận văn khóa trước có liên quan đến đề tài được thể hiện cụ thể trong mục tài liệu tham khảo. 5. Phương pháp nghiên cứu Người viết trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng một số phương pháp nhất định. Trước hết là phương pháp phân tích tài liệu để đi sâu nghiên cứu một đối tượng cụ thể nên đây là phương pháp chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Hơn nữa, người viết còn kết hợp phương pháp văn hóa học, đặt tạp văn vào trong đời sống văn hóa Trung Quốc nhất là thời hiện đại ngày nay; cùng với phương pháp tiểu sử, lấy việc tìm hiểu cuộc đời Mạc Ngôn, thời đại Mạc Ngôn để từ đó làm rõ những vấn đề trong tác phẩm của ông. Ngoài ra, người viết còn có sự kết hợp phương pháp so sánh, tổng hợp vấn đề trong quá trình nghiên cứu, thao tác phân tích, chứng minh luôn được vận dụng. Dựa vào đối tượng chủ yếu là tạp văn Mạc Ngôn, người viết đã cố gắng tìm tòi và chỉ ra những nét độc đáo làm nên sự khác biệt. Đó là cái riêng trong tạp văn kiểu Mạc Ngôn – sự độc đáo không thể nhầm lẫn với bất kỳ ai. -5- -6- PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG -7- 1.1 Sơ lược về thể loại tản văn 1.1.1. Khái niệm tản văn: Khái niệm tản văn rất đa dạng. Có khá nhiều nhà nghiên cứu đã nêu lên những định nghĩa khác nhau về tản văn. “Tản văn là một thể loại văn tự do, không chú trọng tới âm vận trong từ ngữ, cũng không có bất kỳ bó buộc hay hạn chế nào, là thể loại hành văn xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc” [8; 349]. “Tản văn là hình thức đảo ngược của kiểu búp bê Nga, bạn cứ mở con này lại thấy bên trong một con bé hơn. Ở đây bạn bắt đầu từ cái nhỏ - một khối tập hợp những thiếu sót và giới hạn – và bỗng nhiên thấy một khối hơi lớn hơn, được gợi tới qua sự lắp ráp khéo léo của bài tản văn và khả năng tự tri của người viết” [5; 124]. Tản văn nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi. Nếu văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu phẩm, chính luận, thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn. Nó là một loại hình văn học ngang hàng với thơ, kịch, tiểu thuyết. Nhưng mặt khác tản văn lại có nội hàm rộng hơn khái niệm kí, vì nội dung chứa cả những chuyện ngụ ngôn hư cấu lẫn các thể văn xuôi khác như thư, kịch, cáo… Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cách, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất khám phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh. Điều cốt yếu là tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả. Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử, tập như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử kí, các bài kí như Đào hoa nguyên kí của Đào Uyên Minh, các bài biểu, chiếu cáo, hịch, thư, phú, văn như Điếu cổ chiến trường văn của Trần Hưng Đạo, minh, luận. Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học… Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, có truyền thống lâu đời và có sức sống mạnh mẽ. -8- Bên cạnh tản văn còn xuất hiện khái niệm tạp văn. Tạp văn là những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội. Chẳng hạn như tạp văn của Lỗ Tấn, được ông gọi là “dây thần kinh cảm ứng, là chân tay tiến công và phòng thủ, là dao găm và mũi lao, có thể cùng bạn đọc mở ra một con đường máu để sinh tồn” [7; 240]. Phần lớn tạp văn mang yếu tố châm biếm trào lộng, đả kích. Có loại nhằm vào kẻ địch với đòn giễu cợt chết người, đánh trúng chỗ hiểm, có loại nhằm vào khuyết điểm của người cùng đội ngũ, vạch đúng sai lầm, trào phúng thành khẩn, trị bệnh cứu người. Ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám nhiều nhà văn kiêm nhà báo đã viết tạp văn như Ngô Tất Tố, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Sau cách mạng tháng Tám, nhiều bài văn chính luận ngắn hóm hỉnh trên các báo chí ta cũng là tạp văn. Ở đây, xin được phép bỏ qua những khái niệm nhọc nhằn về mặt định nghĩa và ta hãy hiểu chúng một cách đơn thuần. Tiểu luận được chia theo kiểu truyền thống thành tiểu luận trang trọng và tiểu luận thân mật. Tiểu luận trang trọng hay chính luận có đặc tính nghiêm túc. Trái lại, tiểu luận thân tình có đặc tính là yếu tố riêng tư (tự bạch, sở thích, kinh nghiệm cá nhân, thổ lộ tâm tình). Tản văn là một nhánh của tiểu luận thân mật. Để thêm phức tạp, còn có một nhánh nữa của tiểu luận thân mật là tiểu luận phổ thông hay tạp văn, nghe khá giống với tản văn: “Loại tiểu luận thân mật nhiều tính riêng tư và thân mật hơn nữa. Nó phất phơ, thường hài hước, nói về những trải nghiệm, quan điểm và thành kiến riêng tư, đặc biệt nhấn mạnh tính bất thường hay mới lạ trong thái độ và có liên quan đến những khía cạnh đa dạng của cuộc sống hằng ngày” [5; 117]. Và một điều đáng lưu ý đó là “tôi chưa bao giờ thấy có một sự phân biệt rõ ràng nào giữa tản văn và tạp văn; có lẽ chúng là anh em song sinh hoặc anh em cùng họ giống hệt nhau” [5; 117]. Nói thế không hẳn là tuyệt đối chúng làm một. Có chăng chúng cũng chỉ khác nhau ở sắc thái biểu cảm. “Giá trị của tạp văn là tính thanh thoát của bút pháp đứng trên tất cả mọi thứ khác; còn tản văn, không nhất thiết phải nhẹ nhàng, thường xác lập cái tôi hay phong cách riêng của người viết ngay ở trung tâm” [5; 117]. 1.1.2. Sơ lược tản văn qua các thời kỳ lịch sử -9- Tản văn là một trong những thể loại quan trọng của văn học Trung Quốc. Có nhiều ý kiến cho rằng, từ khi có văn tự để ghi chép thì đã bắt đầu có thể loại tản văn. Trước hết là tản văn lịch sử, trước thời đại Chiến quốc đã có khá nhiều sách lịch sử: Mạnh Tử, Mặc Tử, Xuân thu. Xuân thu ghi lại những sự việc lớn của các nước trong vòng 242 năm từ Lỗ Ẩn đến Lỗ Ai. Ngoài ra còn có một số trước tác lịch sử quan trọng, đó là bộ Tả truyện, ghi chép khá tường tận các sự việc, có giá trị văn chương cao, trong đó cũng có những chỗ “lời nhỏ hàm nghĩa lớn”. Loại trước tác lịch sử thứ hai dựa vào các nước khác nhau mà ghi chép từng nước một như Quốc ngữ, chiến quốc sách,.. Loại thứ ba, ghi chép lời nói và việc làm của một người. Án tử xuân thu ghi chép lời nói và việc làm của Án Anh, tể tướng nước Tề.. Tản văn chư tử được chia làm 3 thời kì. Từ cuối Xuân thu đến đầu Chiến quốc có các tác phẩm như Luận ngữ, Lão tử,.. Thời kì thứ hai ở vào trung kì Chiến quốc, tác phẩm chủ yếu có Mạnh tử, Trang tử. Thời kì thứ ba là cuối Chiến quốc, tác phẩm chủ yếu có Tuân tử, Hàn Phi tử.. Những bài văn tiêu biểu trong các trước tác này đều có logic nghiêm nhặt, kết cấu chặt chẽ, phân tích sâu sắc, ngôn từ phong phú. Dòng mạch phát triển của tản văn chư tử thời Chiến quốc là từ thuyết lí giản đơn khái quát tiến đến tường tận. Đến đời Nguyên, mặc dầu tầng lớp trên Mông Cổ chiếm địa vị thống trị tại Trung Quốc, song những sáng tác thơ ca và tản văn về cơ bản vẫn là sự kế thừa và phát triển của văn học người Hán. Âu Dương Huyền và Dương Duy Trinh, đều cho rằng thời Diên Hựu là thời kì phồn vinh của sáng tác thơ ca, tản văn. So với triều Tống và triều Đường, tản văn đời Nguyên không có tác gia lớn cũng không có tác phẩm mọi người yêu thích. Do vậy, Vương Thế Trinh người đời Minh nói triều Nguyên không có văn chương, đương nhiên nói vậy là quá tuyệt đối. Trong số tác gia thời kỳ đầu, tản văn Đái Biểu Nguyên thanh nhã, sâu sắc, trong sáng mà có ý mới, văn từ sinh động. Về tản văn đời Minh, trong Phục xã, Cơ xã có những nhà thơ ưu tú như Trần Tử Long, nhưng về tản văn thì thành tích không lớn. Trong thời kì này, có thành tích về tản văn chỉ là những nhà văn kế thừa dư ba của hai phái Công An và Cánh Lăng. Và cuối Minh còn có mấy nhà tản văn tương đối quan trọng là Vương Tư Nhiệm, Lưu Đồng, Kì Bưu Giai. - 10 - Văn học thời kỳ thuận trị, khang hi trong các nhà văn đầu Thanh, có người nổi tiếng về tản văn. Đó là Ngụy Hỉ, Hầu Phương Vực, Đái Danh Thế, … . Tản văn của họ gọn gàng, sáng sủa và sinh động. Có thể nói tản văn thời kì này đã mở đường cho phong trào phục hưng tản văn sau này. Văn học thời kì ung chính kiền long, tản văn đời Thanh phát triển theo phái Đường Tống đời Minh và có phái Đồng Thành là lớn hơn cả. Tuy nhiên, cũng có một số quan niệm làm trói buộc cách viết của tản văn, chứ không hề đề cao kĩ xảo viết tản văn lên được chút nào. Văn học thời kì Gia Khánh, Đạo Quang, sáng tác thơ ca chịu ảnh hưởng của Viên Mai rất lớn. Tác giả viết tản văn thì theo học nhiều ở phái Đồng Thành. Về tản văn thì Mai Tăng Lượng, Quản Đồng tương đối có thành tích. Người có thành tích hơn cả về thơ, từ và tản văn ở thời kì này là Cung Tự Trân. Tản văn nói chung hầu như hiếm có tác giả riêng, phần nhiều chỉ chiếm phần nhỏ trong sự nghiệp rộng lớn của một tác giả. Thế nhưng với Lỗ Tấn thì khác hẳn. Tạp văn Lỗ Tấn chiếm hơn hai phần ba sáng tác, gồm 650 bài, thu thập trong 15 tập. Nói đến sáng tác Lỗ Tấn không thể không nói đến tạp văn. Nhất là về cuối đời, vũ khí chiến đấu chủ yếu của ông không phải truyện ngắn mà chính là tạp văn. “Tạp văn là một thể loại văn học nảy sinh từ cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa Ngũ Tứ, là thành tựu đặc biệt của Lỗ Tấn qua 20 năm hoạt động văn nghệ. Trước Lỗ Tấn đã có người viết tạp văn song chưa dựng nổi ngọn cờ. Chính nhờ công lao và tài năng của Lỗ Tấn mà thể loại tạp văn có một địa vị độc lập như các thể loại khác. Cù Thu Bạch nói: “Thể loại tạp cảm sẽ nhờ Lỗ Tấn mà trở thành tên gọi thay cho loại luận văn có tính chất văn nghệ”” [13; 187]. “Tạp văn Lỗ Tấn đáp ứng yêu cầu thời đại. Ngày nay thời đại đã khác, nhưng không phải vì thế mà tạp văn Lỗ Tấn không còn ý nghĩa” [13; 197]. Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, sáng tác tản văn Trung Quốc đột nhiên xuất hiện như một hiện tượng phồn thịnh. Rất nhiều học giả thuộc ngành khoa học nhân văn hoặc nghiên cứu khoa học xã hội đã lũ lượt viết tản văn. Năm 1987 với tư cách là viện trưởng học viện Hí kịch Thượng Hải, Dư Thu Vũ đã làm cuộc điều tra nghiên cứu đề tài tại Tây Bắc Trung Quốc, ông gửi mấy bài tản văn cho các bạn đại học, tổng biên tập phụ trách tạp chí văn học nổi tiếng Thu hoạch là Lý Tiểu Lâm nói là bản thân đang tiến hành một hành trình gian khổ về văn hóa. Thu hoạch đã đăng loạt bài tản văn của ông với hình thức chuyên mục, những bài tản văn - 11 - này xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân, từ đó suy ngẫm về vấn đề văn hóa và triết lý nhân sinh. Đầu thập niên 90 những bài tản văn này được tập hợp thành sách Hành trình gian khổ về văn hóa, Những mảnh vỡ của văn minh để xuất bản, sau đó đã gây được tiếng vang lớn được gọi là “tản văn văn hóa”. Ngoài Dư Thu Vũ ra, còn có tản văn của các học giả: Trương Trung Hành, Kim Khắc Mộc, Trần Bình Nguyên,…; các tiểu thuyết gia như: Hàn Thiếu Công, Vương Mông, Sử Thiết Sinh, Vương Tiểu Ba cũng được quy về “tản văn văn hóa”. Từ khi bước vào thời kỳ hiện đại đến nay, cùng với sự chuyên nghiệp hóa tri thức và sự phát triển khoa học kỹ thuật, khoảng cách giữa tác gia và học giả ngày càng rõ rệt. Mà sự hưng thịnh của “tản văn văn hóa” và “tản văn học giả” lại khiến khoảng cách nói trên trở nên mơ hồ. Một số lượng lớn “tản văn văn hóa” xuất hiện trong thời kỳ này, cho thấy thành phần trí thức quan tâm đến vấn đề hiện thực, bằng sự nổ lực tham gia giao lưu văn hóa của họ. Họ bước ra ngoài thư phòng, ngoài những độc giả chuyên nghiệp ra, họ khuyết tán sức ảnh hưởng đến những độc giả phổ thông khác. So với “tản văn trữ tình” nặng về hình thức nghệ thuật thịnh hành ở Trung Quốc trước đó, về phương diện nội dung, “tản văn văn hóa” có những khai thác mới mẻ hơn, đồng thời cũng xuất hiện một số đặc điểm mới trên phương diện văn thể và ngôn ngữ. Điều đầu tiên tản văn văn hóa thu hút được sự chú ý của người đọc là ở chiều sâu về triết học tư tưởng và trải nghiệm nhân sinh của nó và còn rất nhiều tri thức lịch sử, văn hóa và những độc giả phổ thông chưa biết tới; đồng thời, nó cũng chú trọng diễn đạt câu chữ sinh động cá tính, dung hòa suy ngẫm lý tính của học giả và cảm tính của cá tính cá nhân để diễn đạt, phong cách văn chương tương đối tiết chế, hàm súc trong bài tản văn chứa đựng sự hài hước sâu cay. Các phần trong các sách Hành trình gian khổ về văn hóa, Mảnh vỡ của văn minh của Dư Thu Vũ đại bộ phận cũng dùng một hình thức giống nhau: đồng thời với việc thuật lại kinh nghiệm du lịch và cảm nhận của tác giả về một di tích thắng cảnh nào đó, dùng bút pháp sinh động, tình cảm tràn trề, giới thiệu những tri thức lịch sử liên quan, và đưa ra những kiến giải của bản thân về vấn đề lịch sử và hiện thực, dung hòa con người, lịch sử, tự nhiên với nhau. Dư Thu Vũ không muốn tản văn của mình chỉ tô điểm thêm một tầng “văn hóa” cho “non nước”, mà nhấn mạnh trong hành trình du lịch non nước biểu đạt những suy - 12 - ngẫm văn hóa và những thể nghiệm của cá nhân, tức là “quay vòng quanh cá nhân và non nước”. Một tác gia “tản văn văn hóa” có ảnh hưởng quan trọng khác đó là Vương Tiểu Ba tài hoa đoản mệnh. Tác giả từng du học nước Mỹ này, thu hút sự chú ý của văn đàn Trung Quốc từ thập niên 90 đến nay bằng sự lí trí trong suy nghĩ, lập trường văn hóa tự do, văn phong sinh động thú vị. Phong cách tản văn của ông gắn liền với tạp văn truyền thống, “ý thức vấn đề” mãnh liệt, thường nhằm vào vấn đề văn hóa cụ thể nào đó. Vương Tiểu Ba đặc biệt chú trọng sự độc đáo và sự lý thú của hành văn trong mạch suy nghĩ, ông luôn thuật lại một câu chuyện ý vị sâu xa do ông viết lại, hoặc một đoạn đời của cá nhân trước tiên, sau đó bước vào thảo luận một vấn đề nào đó, và bất cứ lúc nào cũng có thể xen vào ý kiến của cá nhân ông, biểu lộ thái độ của bản thân trong lúc hài hước châm biếm, kích thích người ta suy gẫm, từ đó hình thành một văn phong độc đáo. Tác phẩm tiêu biểu có Một con lợn thẳng đứng, Số đông trầm lặng… “Tản văn văn hóa” với Dư Thu Vũ, Vương Tiểu Ba.. là đại diện, đã phá vỡ sự bó buộc của văn thể tản văn truyền thống, mở ra phong cách mới của tản văn thời đại mới. 1.1.3. Đặc điểm tản văn Đặc điểm của tản văn là hình thức tản mạn nhưng tinh thần thì không tản mạn, văn viết tự do nhưng các chữ các câu đều vây quanh chủ đề chính. Tản văn truyền thống Trung Quốc có thể tìm về thời văn giáp cốt, tức là những bài văn có hình thức tản mạn, ngoài thi ca, hý kịch, tiểu thuyết, du ký, thư tín, nhật ký, tấu sớ, tiểu phẩm, biểu, tự,… Do những bài văn này vừa là hóa thân của những tư tưởng tốt đẹp, vừa là điển hình trong nghệ thuật ngôn ngữ, nên có giá trị thẩm mỹ cao. Trong quá trình phát triển lâu dài, nó tô điểm cho các loại vườn văn học qua các thời đại, nuôi trồng nên nhiều văn nhân và đem lại nhiều quả ngọt hoa thơm cho con người đến tận ngày nay. Tản văn hiện đại chỉ hình thức văn học xếp ngang hàng với thơ ca, tiểu thuyết, hý kịch. Đặc điểm của nó là miêu tả một đoạn ngắn hoặc một sự kiện trong đời sống hiện thực, thể hiện quan điểm, tình cảm của tác giả, đồng thời thể hiện ý nghĩa xã hội. Nó có thể sáng tạo nhân vật dựa trên người thực, việc thực, nhưng không nhất định phải có tình tiết câu chuyện và hình tượng nhân vật hoàn chỉnh, mà chú trọng thể hiện cảm nhận của tác giả. Tản văn hiện đại có chú trọng đến việc lựa chọn đề tài, tính linh hoạt trong việc sắp xếp sự kiện và tính trữ tình. Nhân vật “tôi” trong tản văn thường là - 13 - tác giả, ngôn ngữ không chịu sự hạn chế của âm vận, phương thức biểu đạt đa dạng, có thể kết hợp các phương thức tự thuật, nghị luận, trữ tình. Căn cứ vào nhu cầu của nội dung và chủ đề, tản văn cũng giống như tiểu thuyết, tức là thông qua việc miêu tả một chi tiết điển hình của cuộc sống, lấy đó khắc họa tâm lý, gửi gắm tình cảm, cũng có thể vận dụng các thủ pháp nghệ thuật giống như thơ ca, xây dựng một môi trường nghệ thuật nhất định. Hình thức biểu đạt của tản văn rất đa dạng, tạp văn, tiểu phẩm, tùy bút, đặc tả, du ký, thư tín, nhật ký, hồi ức đều thuộc tản văn. “Sức sống của tản văn không là hư cấu, viễn tưởng mà chính là tính chân thực và phức tạp của đời sống” [6; 10]. Tản văn là một thể loại có cách viết tự do chủ yếu là theo cảm xúc của người viết. Hơn thế, điều đáng lưu ý là những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuộc sống và con người. Phải chăng ta cần trân trọng và nhìn nhận những đặc điểm của chúng để góp phần tạo sự phong phú cho nền văn chương nhân loại cũng như không chủ quan mà vô tình sao lãng những giá trị mà chúng mang lại. Ở đây tôi xin nêu ra những đặc điểm của tản văn, cụ thể qua Người tỉnh nói chuyện mộng du của Mạc Ngôn. Đặc điểm của tản văn còn là tính riêng tư. Tản văn là nơi trải nghiệm những câu chuyện của chính mình nhưng qua đó nó còn ẩn chứa thông điệp của tác giả muốn gửi đến người đọc. Đó là cách nhìn, cách cảm nhận và đánh giá của mình về những vấn đề trong cuộc sống. Người cải tiến và là ông tổ của tản văn đã nói: ““Mỗi người mang trong mình tất cả phận làm người”. Điều này có nghĩa rằng khi anh ta đang nói về mình, anh ta cũng đang nói, ở một chừng mực nào đó, về tất cả chúng ta.” [5; 116]. Từ nói chuyện mình, sang nói chuyện người khác hay rộng hơn là nói về con người. Từ việc nói về chuyện bản thân háo ăn từ lúc nhỏ sang nói về cái ăn trong mối quan hệ với nhân cách con người. Mạc Ngôn dường như không hẳn là chỉ kể những chuyện đói khổ trong quá khứ của ông mà có lẽ điều ta cần quan tâm hơn đó là những cảm nhận của tác giả về cuộc sống và con người. Giọng văn như những lời thủ thỉ cùng độc giả: “Ở đó chúng tôi có thể nhổ cỏ lên mà ăn rễ non, vừa nhổ cỏ vừa ca hát, vừa nhai vừa ca hát, bộ dạng vừa giống như bò dê vừa giống như ca sĩ. Chúng tôi là những ca sĩ bò dê của thời đại” [12; 152]. “Tản văn có một hình thức mở và một chiều hướng nhắm tới sự bộc trực và tự bạch” [5; 118]. Hầu hết những câu chuyện trong Người tỉnh nói chuyện mộng du đều có phần kết mở hoặc nêu lên một điều gì đó khiến người ta không khỏi những trăn trở - 14 - và suy gẫm. Đôi khi Mạc Ngôn chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận của mình khi ông đóng vai trò là một độc giả: “lần đầu tiên tôi đọc “Trăm năm cô đơn” của Marquez, tôi có những đồng cảm lớn lao với nhà văn này, đồng thời cũng vô cùng tiếc nuối” 12; 363]. Đọc tạp văn Mạc Ngôn, ta có cảm giác rằng ông đang tâm tình một cách trực tiếp cùng độc giả. “Chúng ta hình như đang nghe lõm câu chuyện về một tâm hồn” [5; 118] của người viết vậy. Lương Khải Siêu – cuối thế kỉ XIX đầu XX khi viết tản văn, ông đã “viết rất tường tận, không tránh khi cần nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh” [22; 199]. Phải chăng việc lặp đi lặp lại các chi tiết hoặc sự việc trong tập tạp văn này cũng là một sự nhấn mạnh của Mạc Ngôn. “Người viết tản văn, không thể cho rằng người đọc đã từng đọc mình trước đây, vì thế mỗi lần lại phải tái tạo nhân vật và đưa nó vào một văn cảnh bằng cách cung cấp nền tảng tự thuật đầy đủ. Điều này thường có nghĩa là phải lặp đi lặp lại nhiều lần những hoàn cảnh căn bản tạo thành cuộc sống của mình – một thủ tục cực kỳ phí phạm, xét theo quan niệm kiệm chữ của văn tự thuật” [5; 126]. Có lẽ đọc Người tỉnh nói chuyện mộng du, ta phần nào hiểu thêm về tác giả. Bởi, cố gắng trung thực là đặc tính cốt lõi của tản văn. “Tuy vậy những tác giả tản văn vẫn thường công nhận rằng ít người trong chúng ta có thể trung thực mãi được, vì con người là loài động vật duy lý, tự dối gạt mình một cách khó hiểu” [5; 119]. Phải chăng là một nghịch lý khi những tác giả tản văn cực kỳ thẳng thắn nhưng lại lo bảo vệ cái riêng tư của mình. “Vì vậy thường “cốt truyện” của một bài tản văn, tức là tính kịch của nó.. hàm chứa trong việc nhìn xem tác giả tiểu luận có thể bỏ qua những phòng vệ tinh thần chừng nào để tiến đến những mức độ trung thực sâu sắc hơn” [5; 120]. Mạc Ngôn thẳng thắn khi nói đến những chuyện chính trị trong Ngưỡng vọng trời sao, cũng như nói đến Mao Trạch Đông một cách tự nhiên, không sợ đụng chạm đến ai. Phải chăng, “có một cái tôi khá lớn mới trình bày được những sự vụ riêng tư của mình và đưa ra những xét đoán về cuộc sống”. Đôi lúc ta thấy Mạc Ngôn rất khiêm tốn trong cách viết: “xin đừng cười nhạo tôi, thế là tôi đã cảm ơn lắm rồi” [17; 164], “mong các bậc chính nhân quân tử hãy tha thứ cho, mong những người đồng chí hướng với tôi vui lòng mà đọc bài viết này” [12; 148] hoặc thậm chí “văn chương chính hiệu ngàn năm nay không thể làm thay đổi những thiên kiến, huống hồ là loại văn chương cứt chó như tôi đang viết ra đây!” [12; 58]. Có thể lý giải nguyên nhân của việc “tự miệt thị mình mà nhiều tác giả tản văn áp dụng là cốt né tránh việc có thể bị buộc tội là - 15 - kiêu căng và tôn thờ bản thân mình” [5; 129]. Dường như Mạc Ngôn nhớ rõ các khoảng thời gian, sự kiện trong đời mình. Cuộc đời tác giả thăng trầm đói khổ cùng bước đi của thời gian và qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Mạc Ngôn kể chuyện mình nhưng lại hướng đến chuyện của nhiều người, cách suy nghĩ chung của con người. Một người có thể viết về mình từ nhiều gốc độ. Tuy nhiên, “bí quyết là nhận biết rằng chẳng ai là quan trọng hết, trừ khi ở chừng mực mà trường hợp của một ai đó có thể làm sáng tỏ một tính cách phổ biến của con người và khiến cho người đọc cảm thấy bớt cô đơn và kỳ quặc” [5; 130]. Trong Tôi và rượu, Mạc Ngôn đã đúc kết sự “tiến bộ vượt bậc khi bước vào tuổi bất hoặc” của ông. Điều đó có nghĩa, tản văn là sự đúc kết của những kinh nghiệm chín muồi, “một quan điểm của tuổi trung niên”. Mà đa số thì độ tuổi và kinh nghiệm sống có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Về hình thức và văn phong, Mạc Ngôn cũng có lúc diễn đạt như sự “tình cờ nhắc đến vấn đề”. Đó là vấn đề bạo lực gia đình trong Cây cổ thụ thành tinh. 1.2 Đôi nét về tác giả, dịch giả và tác phẩm Người tỉnh nói chuyện mộng du 1.2.1. Tác giả Mạc Ngôn 1.2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Mạc Ngôn người Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh ngày 17/2/1955, xuất thân trong một gia đình nông dân. Ông chưa tốt nghiệp tiểu học thì đã bỏ học, rồi đi lao động ở nông thôn nhiều năm, luôn bị đói khát và cô đơn. Trong thời gian đó ông đã làm rất nhiều việc, từng làm công nhân hợp đồng ở nhà máy chế biến bông, có cuộc sống gần gũi với người nông dân. Tháng 2/1976 ông đi bộ đội, từng làm chiến sĩ, rồi tiểu đội trưởng, giáo viên, rồi sau đó chuyển sang sáng tác. Tháng 10/1997, ông chuyển sang viết báo. Mạc Ngôn đã tốt nghiệp khoa văn học Học viện nghệ thuật quân giải phóng. Sau đó ông làm nghiên cứu sinh Trường đại học Sư phạm Bắc Kinh, rồi Thạc sĩ văn học. Từ năm 1980 bắt tay vào sáng tác các tác phẩm nổi tiếng như: Gia tộc Hồng Cao Lương, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Ngồng tỏi nổi giận,… Ngoài tiểu thuyết ra ông còn viết 24 truyện vừa, trên 60 truyện ngắn và nhiều vở kịch cho sân khấu. Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Hàn, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Việt Nam… đều có sức ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước. - 16 - Các tác phẩm đã xuất bản ở Việt Nam: Ếch, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Cao lương đỏ, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo, Thập tam bộ, Sống đọa thác đày, Châu chấu đỏ, Hoan lạc, Người tỉnh nói chuyện mộng du, Con đường nước mắt, Bạch miên hoa, Trâu thiến, Tạp văn Mạc Ngôn, Mạc Ngôn và những lời tự bạch… 1.2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Mạc Ngôn trong sáng tác tạp văn Mạc Ngôn đã nhận định về tản văn rằng: “Tôi vẫn thường nghĩ rằng, người viết tiểu thuyết lúc nào cũng cố ý giả trang, bôi phấn bôi kem loè loẹt khiến độc giả khó mà hình dung được gương mặt thật của tác giả trong tiểu thuyết, nhưng trong những bài tản văn (cũng có thể gọi là tuỳ bút, cũng có thể gọi là tạp văn đại loại như vậy), tác giả thường quên hoá trang khi viết, do vậy bộ mặt thật của họ dễ dàng chường ra trước mắt độc giả…” [12; 6]. Nhưng để lý giải cho sự ra đời của Người tỉnh nói chuyện mộng du, Mạc Ngôn cho biết: “Bởi tôi nghĩ rằng, đang trong lúc trăm loài hoa quý đua nở thì cũng nên để cho một bông hoa đuôi chó ăn theo nở cùng; đang trong lúc muôn chim đang hát thì cứ để cho con quạ đen cất tiếng hoà vào tiếng hót của muôn chim. Cũng giống như chuyện xuất hiện và tồn tại của tôi bao lâu nay trên văn đàn khiến cho tất cả nam tác gia Trung Quốc đều trở thành Phan An, tập “tản văn tuỳ bút” này của tôi ra mắt tất nhiên sẽ làm cho tất cả những tập tản văn tuỳ bút chính hiệu vốn đã thâm sâu lại càng trở nên thâm sâu hơn, vốn đã cao thượng càng trở nên cao thượng hơn, vốn đã tốt đẹp càng trở nên tốt đẹp hơn, vốn đã uyên bác lại càng trở nên uyên bác hơn. Nhưng chẳng qua tất cả đều là mộng tưởng của tôi…” [12; 7]. Lý giải này xuất hiện ngay những trang đầu tiên của tập tạp văn như một cách để Mạc Ngôn bày tỏ quan điểm của riêng ông về thể loại tạp văn và cũng là cách ông thể hiện chân thực con người mình. Sự chân thực trong cách viết của Mạc Ngôn, dường như suy nghĩ điều gì ông cũng viết ra hết, “phun ra hết những gì “tùy cảm” chất chứa trong lòng mình” [12; 97]. 1.2.2. Dịch giả Trần Trung Hỷ “Ảnh hưởng của các dịch giả đối với văn học là rất to lớn. Nếu không có các dịch giả thì khái niệm văn học chỉ là một câu trống rỗng. Chỉ có thông qua lao động sáng tạo của các dịch giả, tính thế giới của văn học mới được thực hiện. Không có lao động của các dịch giả thì Liep Tôn-xtôi chỉ là Liep Tôn-xtôi của nước Nga, cũng giống như vậy nếu không có lao động của các dịch giả thì Sếch-xpia cũng chỉ là Sếch-xpia - 17 - của nước Anh, Ban-zắc cũng chỉ là Ban-zắc của nước Pháp. Nếu không có lao động của các dịch giả thì tác phẩm văn học Trung Quốc cũng không được các độc giả thế giới đón đọc. Nếu không có các dịch giả thì việc giao lưu văn học trên phạm vi thế giới sẽ không thực hiện được ” [18; 63]. 1.2.2.1. Cuộc đời Dịch giả Trần Trung Hỷ sinh năm 1960 tại Quảng Ngãi. Ông là tiến sĩ văn học về thơ Đường đã từng du học bảy năm ở Trung Quốc. Hiện ông đang làm việc tại Ban đào tạo sau đại học của Đại học Huế. 1.2.2.2. Các tác phẩm dịch Trần Trung Hỷ đã dịch khoảng 20 tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc với các bút danh khác nhau, trong đó có các tác phẩm của Mạc Ngôn như: Sống đọa thác đày, Thập tam bộ, Tứ thập nhất pháo, Châu chấu đỏ, Trâu thiến, Con đường nước mắt, Ma chiến hữu, Hoan lạc, Bạch miên hoa, Người tỉnh nói chuyện mộng du (tạp văn), Ếch… 1.2.3. Tác phẩm Người tỉnh nói chuyện mộng du Nhắc đến Mạc Ngôn, chắc hẳn ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những tác phẩm như: Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn Hương hình,… Ở Mạc Ngôn, người đọc nhìn thấy được dũng khí của một cây bút vừa mãnh liệt vừa đặc biệt, vừa cay đắng vừa hài hước, vừa đả kích vừa xót xa; thấy được những hiện trạng xã hội tan nát, bê bối, bi thảm của thời cuộc, của xã hội Trung Quốc phơi bày trong văn chương của Mạc Ngôn, nhưng đằng sau mỗi con chữ hiện thực tả chân ấy là cả một nỗi xót xa, cay đắng. Không chỉ với tiểu thuyết, mà ngay cả tập tạp văn Người tỉnh nói chuyện mộng du, ngòi bút của ông vẫn chứng tỏ được sức mạnh và sự lay động sâu sắc đến tâm hồn người đọc, vừa đủ làm thỏa mãn sự tò mò khám phá của con người về những khía cạnh, vấn đề trong cuộc sống và vừa đủ chiều sâu để đánh thức lương tri trong mỗi tâm hồn. Người tỉnh nói chuyện mộng du của Mạc Ngôn nói đến những vấn đề cuộc sống và con người trong xã hội hiện nay. “Người tỉnh” nhưng chưa hẳn là đã tỉnh. Vì người sáng tác, khi viết có thể đạt đến một trạng thái xuất thần, một trạng thái của vô thức. “Viết đến đoạn nhập thần thì hầu như bên tai không còn tiếng nhạc nữa, chỉ có thể cảm thấy có một sức mạnh nào đó đẩy ngòi bút tôi đi theo một con đường không có - 18 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng