Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973)...

Tài liệu Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973)

.DOC
27
790
106

Mô tả:

Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM (1954 – 1973) * Tác giả: Kim Thị Loan Giáo viên Lịch sử trường THPT Vĩnh Tường. * Đối tượng học sinh bồi dưỡng: lớp 12. * Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 12 tiết. * Mục tiêu: - Kiến thức: học sinh nắm và hiểu được: + Hoàn cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong việc đề ra và thực hiện các chiến lược chiến tranh thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. + Cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam lần lượt tiến lên đánh bại các chiến lược chiến tranh đó: • 1954 – 1960: miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi”. • 1961 – 1965: miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. • 1965 – 1968: miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. • 1968 – 1973: miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. + Những thắng lợi của quân dân miền Nam cùng với thắng lợi của miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari 1973. - Kĩ năng: + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng bộ môn, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử. + Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi, phân tích đề, lập dàn ý, làm bài thi … - Tư tưởng Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào và khâm phục cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam; niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng… * Hệ thống kiến thức và bài tập sử dụng trong chuyên đề: \ Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 1 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) A. KIẾN THỨC CƠ BẢN (Theo nội dung chương trình SGK cơ bản) I. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954 – 1960) 1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959) a. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng - Với mưu đồ tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, tại Hội nghị Giơnevơ 1954 đại diện Mĩ đã ra tuyên bố không chịu sự ràng buộc của Hiệp định. - Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. - Tháng 7 - 1954, Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. b. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam *Diễn biến - Mở đầu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tháng 8 - 1954 với những cuộc mít tinh, hội họp và đưa ra yêu cầu đòi chính quyền thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. - Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh vì mục tiêu hòa bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao, lan rộng tới các thành phố khác và các vùng nông thôn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, hình thành nên mặt trận chống Mĩ – Diệm. - Phong trào từ đấu tranh chính trị hòa bình chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới. * Kết quả, ý nghĩa: cách mạng miền Nam tuy gặp tổn thất khá nặng nề nhưng tinh thần quần chúng vẫn được giữ vững, cơ sở cách mạng miền Nam vẫn được bảo toàn, lực lượng cách mạng vẫn được duy trì… 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) a. Hoàn cảnh lịch sử - Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân: ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật (5 – 1957), ra Luật 10/59… Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 2 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) - Cách mạng miền Nam tuy gặp phải khó khăn, tổn thất khá nặng nề nhưng tinh thần quần chúng vẫn được giữ vững, cơ sở cách mạng miền Nam vẫn được bảo toàn, lực lượng cách mạng vẫn được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hoà bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới. - Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực; xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. b. Diễn biến: - Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở các địa phương như ở Vĩnh Thạch (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 - 1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 - 1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. - Ngày 17 - 1 - 1960, cuộc “Đồng khởi” diễn ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó, nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền địch. - Từ giữa năm 1960, “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số vùng miền Trung Trung Bộ. c. Kết quả: - Tính đến cuối 1960, ta đã làm chủ 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ và 3200 thôn ở Tây Nguyên. - Từ trong phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 12 - 1960) chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống Mĩ và tay sai, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản. d. Ý nghĩa: - Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. - Phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - “Đồng khởi” là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, là thất bại có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của Mĩ – Diệm, tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của cách mạng trong những giai đoạn tiếp theo. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 3 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) II. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” (1961 – 1965) 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ a. Hoàn cảnh lịch sử: - Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Sau phong trào “Đồng khởi”, nhân dân ta ở miền Nam tiếp tục nổi dậy, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, càng làm cho Mĩ – Diệm lúng túng. - Trong khi đó, trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ, đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. → Để đối phó lại, G.Kenơđi vừa lên làm Tổng thống Mĩ (đầu năm 1961) đã đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” và tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. b. Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ – Diệm: - Âm mưu: “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Thực chất, âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “Dùng người Việt đánh người Việt”. - Thủ đoạn: để tiến hành “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã đề ra và thưc hiện kế hoạch Xtalây-Taylo (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng), sau đó là kế hoạch Giônxơn – Mácnamara (bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm). Với các kế hoạch trên, Mĩ - Diệm thực hiện các thủ đoạn: + Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm (viện trợ quân sự của Mĩ tăng lên gấp đôi), đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn. + Trang bị các phương tiện chiến tranh hiện đại, sử dụng các chiến thuật mới “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”. + Tiến hành dồn dân, lập “Ấp chiến lược”, coi đây là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp trong tổng số 17.000 ấp toàn miền Nam. Ấp chiến lược thực chất là các trại tập trung trá hình với các thủ đoạn cưỡng bức tàn bạo nhằm tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 4 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) + Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. → Nhận xét: 3 chỗ dựa cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: + Quân đội và chính quyền Sài Gòn (công cụ tiến hành chiến tranh). + “Ấp chiến lược” (“xương sống”, sau nâng lên thành “quốc sách”). + Đô thị (hậu cứ). Cuộc đấu tranh của quân dân miền Nam diễn ra trên các mặt trận quân sự, chống phá “Ấp chiến lược” và đấu tranh chính trị ở các đô thị để đánh đổ cả 3 chỗ dựa cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt”. 2. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ * Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, Trung ương Cục miền Nam ra đời (1 - 1961), các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam (2 1962). * Dưới ngọn cờ đoàn kết của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam tiếp tục giữ vững và phát triển thế tiến công cách mạng, đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công địch ở cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng ba mũi chính trị, quân sự, binh vận. - Trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam giành nhiều thắng lợi: + Trong những năm 1961 - 1962, Quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng. + Ngày 2 – 1 - 1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi mở đầu vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho). Với số quân ít hơn địch 10 lần, quân giải phóng cùng nhân dân đập tan cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. → Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc: • Đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. • Bước đầu đánh bại các chiến thuật mới “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. • Chiến thắng Ấp Bắc chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, làm dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” khắp miền Nam. + Trong đông - xuân 1964 – 1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận thắng lợi lớn ở Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2 – 12 - 1964, tiêu diệt 1.700 tên địch, phá hoại nhiều phương tiện chiến tranh của địch, đánh thắng các chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” của địch. “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 5 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) + Trong xuân – hè 1965, quân dân miền Nam tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước). → Những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự đã đẩy quân đội Sài Gòn – “công cụ” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” không còn đủ sức đương đầu với những cuộc tiến công quy mô lớn của Quân giải phóng và đứng trước nguy cơ tan rã. “Chiến tranh đặc biệt” thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1965. - Trên mặt trận chống phá “bình định” (chống phá “ấp chiến lược”): + Cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, dai dẳng trong việc phá và lập ấp chiến lược. Nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch. + Kết quả: Mĩ và chính quyền Sài Gòn chỉ thực hiện được một phần trong kế hoạch dồn dân, lập “ấp chiến lược” • Cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp (8000) với gần 70% nông dân miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát. • Cuối năm 1964, địch chỉ kiểm soát được 3300 ấp. • Giữa năm 1965, địch chỉ còn kiểm soát được 2200 ấp. → Với cuộc đấu tranh của nhân dân ta, “Ấp chiến lược” – “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng của ta ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. - Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị của các tầng lớp nhân dân, nhất là ở thành phố lớn Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là đấu tranh của tín đồ Phật giáo, của “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm. → Phong trào đấu tranh chính trị làm cho tình hình đô thị trở nên rối loạn, luôn mất ổn định. – Cuộc đấu tranh của ta trên các mặt trận đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ phải tổ chức đảo chính lật đổ anh em Diệm – Nhu. Từ sau cuộc đảo chính, chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. 3. Ý nghĩa của thắng lợi trong cuộc chiến đấu đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”: - Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược thứ hai của quân dân miền Nam và cũng là thất bại có tính chiến lược lần thứ hai của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, buộc Mĩ phải thay đổi chiến lược quân sự, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ sang tham chiến ở chiến trường miền Nam. - Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững và phát triển thế tiến công của cách mạng, tiến lên đập tan “Chiến tranh cục bộ” sau này. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 6 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ “ CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM (1965 – 1968) 1. Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” * Hoàn cảnh, âm mưu: - Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng phá hoại miền Bắc. - “Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965, là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất (1969) là gần 1,5 triệu tên, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu, quân đồng minh 7 vạn. - Âm mưu: + Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”. + Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, phân tán và suy yếu dần. * Thủ đoạn: - Dựa vào ưu thế quân sự, vừa mới vào miền Nam, Mĩ cho quân mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của quân giải phóng ở thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi). - Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng đất do cách mạng kiểm soát. 2. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”của Mĩ * Thắng lợi quân sự: - Quân dân miền Nam giành thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (Quảng Nam), đặc biệt là chiến thắng Vạn Tường tháng 8 - 1965. + Ngày 18 - 8 - 1965, Mĩ huy động gần 9 000 quân mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta. Sau 1 ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với dân quân du kích, dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 900 tên, bắn cháy hàng chục xe tăng và xe bọc thép, máy bay. + Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ; Cổ vũ tinh thần đấu tranh chống Mĩ của quân dân miền Nam mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 7 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) - Chiến thắng hai mùa khô: + Mùa khô thứ nhất (đông xuân 1965 – 1966), với 72 vạn quân, Mĩ mở cuộc phản công với 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn vào hai hướng chính là Đông Nam Bộ và Liên Khu V nhằm đánh bại quân chủ lực của ta. Trong 4 tháng mùa khô, ta đã tiêu diệt 104 000 tên địch, hạ 1430 máy bay. + Mùa khô thứ hai (đông xuân 1966 – 1967), với 98 vạn quân, Mĩ mở cuộc phản công lần hai với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta. Trong mùa khô thứ hai, trên toàn miền Nam, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 151000 tên địch, hạ 1231 máy bay. → Ý nghĩa của chiến thắng hai mùa khô: • Tiếp tục chứng minh khả năng đánh thắng Mĩ của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. • Làm cho gọng kìm “tìm diệt” của địch bị bẻ gãy hoàn toàn, buộc địch phải lui vào thế phòng ngự, tạo điều kiện để quân dân miền Nam tiến lên Tổng tiến công và nổi dậy Xuân mậu Thân 1968. * Trên mặt trận chống “bình định”: ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”. * Phong trào đấu tranh chính trị dâng cao ở các thành thị: công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử… đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ. * Thắng lợi chính trị - ngoại giao: Uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Cuối 1967, Mặt trận đã có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước XHCN và ở một số nước khác. Trong khi đó, đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế. 3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 a. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta: - Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng phá hoại miền Bắc. - Được sự phối hợp và chi viện của miền Bắc, quân dân miền Nam anh dũng chiến đấu và liên tiếp giành nhiều thắng lợi. Bước và mùa xuân 1968, sau thắng lợi hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho ta. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 8 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) - Mặt khác, lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị nhằm: + Tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân Đồng minh. + Đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân. + Buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước. b. Diễn biến: - Cuộc tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30, rạng 31 - 1 - 1968. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được diễn ra qua ba đợt: đợt 1 từ 30 - 1 đến 25 - 2; đợt 2 trong tháng 5 và tháng 6; đợt 3 trong tháng 8 và tháng 9 - 1968. - Tại Sài Gòn, ta tấn công các vị trí đầu não của địch như Tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn… c. Kết quả (thắng lợi, hạn chế) - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã giáng đòn bất ngờ, làm cho địch choáng váng. Trong đợt 1, ta tiêu diệt 147 000 tên địch trong đó có 43 000 lính Mĩ, phá hủy khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh. - Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968 có thêm nhiều lực lượng mới chống Mĩ, chống chính quyền Sài Gòn xuất hiện, mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ, cứu nước được mở rộng. Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam được thành lập. - Hạn chế: trong đợt 2 và đợt 3, quân ta gặp không ít khó khăn, tổn thất, …Hạn chế này là do chủ quan trong việc đánh giá tình hình, đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, ta chậm thấy cố gắng mới của địch, khó khăn của ta. d. Ý nghĩa - Giáng cho địch những đòn bất ngờ, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”). - Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. - Cuộc Tổng tiến và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 9 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) IV. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1969 – 1973) 1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ a. Hoàn cảnh lịch sử, âm mưu: - Đầu năm 1969, Níchxơn lên làm Tổng thống Mĩ đã đề ra chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế” và tiếp tục chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam. Trước thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương với chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”. - “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ, do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. → Thực chất “Việt Nam hóa chiến tranh” là tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường. b. Thủ đoạn: - Sử dụng quân Sài Gòn như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh xâm lược Lào (1971), thực hiện âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. - Mĩ dùng thủ đoạn ngoại giao như lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. 2 Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ a. Thắng lợi chính trị - ngoại giao: - Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. - Trong hai ngày 24 và 25 – 4 - 1970, Hội nghị cao cấp ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia họp nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đạo bọn tay sai là đảo chính lật đổ chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia (3 - 1970), thể hiện quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân ba nước. b. Thắng lợi quân sự: - Từ 30 - 4 đến 30 - 6 - 1970, quân giải phóng miền Nam phối hợp với quân dân Camphuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Camphuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên địch, giải phóng vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 10 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) - Từ 12 - 2 đến 23 - 3 - 1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn - 719” của 4,5 vạn Mĩ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt 22 000 tên, giải phóng Đường 9 – Nam Lào. c. Phong trào đấu tranh chính trị: Ở khắp các thành thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng, phong trào học sinh sinh viên nổ ra liên tục, rầm rộ, thu hút đông đảo giới trẻ tham gia. d. Trên mặt trận chống “bình định”: tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven thị, quần chúng nổi dậy chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” của địch. Đến đầu 1971, cách mạng đã giành quyền làm chủ thêm 3.600 ấp với 3 triệu dân. 3. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 a. Hoàn cảnh lịch sử: - Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”. - Mĩ thỏa thuận với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. - Trong hoàn cảnh phải chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, miền Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận tốt sự chi viện từ bên ngoài và đảm bảo chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. - Từ năm 1969 đến năm 1971, quân dân ta ở miền Nam phối hợp với quân dân Lào, Campuchia đẩy mạnh đấu tranh giành nhiều thắng lợi trên 3 mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. → Cách mạng miền Nam có điều kiện và thời cơ cho một cuộc tiến công chiến lược mới. b. Diễn biến – kết quả: - Ngày 30 – 3 – 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam. - Đến cuối tháng 6 – 1972, ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân. c. Ý nghĩa: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta ở miền Nam đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 11 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) B. CÂU HỎI – BÀI TẬP I. Các câu hỏi bám kiến thức cơ bản Câu 1: Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân ta ở miền Nam đã diễn ra như thế nào trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ 1954? (Ban Nâng cao) Gợi ý trả lời - Khái quát hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng… - Diễn biến cuộc đấu tranh… - Kết quả, ý nghĩa… Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960). Gợi ý trả lời - Hoàn cảnh lịch sử... - Diễn biến... - Kết quả... - Ý nghĩa... Câu 3: Tại sao đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam? Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? Quân và dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” như thế nào? Gợi ý trả lời - Vì sao Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”... (= Hoàn cảnh lịch sử) - Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ... - Cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam: + Trên mặt trận quân sự... + Trên mặt trận chống, phá “bình định”... + Phong trào đấu tranh chính trị... (Lưu ý: HS có thể trình bày theo từng mặt trận như trên, hoặc có thể trình bày theo tiến trình tự thời gian như SGK) Câu 4: Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam? Quân dân miền Nam đã chiến đấu đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ như thế nào (1965 - 1968)? Gợi ý trả lời 1. Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ 2. Cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam... Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 12 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) - Thắng lợi quân sự: + Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi)... + Chiến thắng 2 mùa khô... + Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968... - Trên mặt trận chống “bình định” - Phong trào đấu tranh chính trị... - Thắng lợi chính trị - ngoại giao... Câu 5: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968? Gợi ý trả lời - Hoàn cảnh lịch sử... - Diễn biến... - Kết quả... - Ý nghĩa... Câu 6: Nêu âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của quân dân ta ở miền Nam diễn ra như thế nào trong những năm 1969 - 1973? Gợi ý trả lời 1. Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ... 2. Cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam... - Thắng lợi chính trị - ngoai giao:... + Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời … + Trong hai ngày 24 và 25 - 4 - 1970, Hội nghị cao cấp ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia họp… - Thắng lợi quân sự: + Từ 30 - 4 đến 30 - 6 – 1970… + Từ 12 - 2 đến 23 - 3 – 1971… + Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 - Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị và chống “bình định” ở nông thôn… Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 13 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) Câu 7: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến – kết quả, ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Gợi ý trả lời - Hoàn cảnh lịch sử... - Diễn biến – kết quả... - Ý nghĩa... II. Một số câu hỏi tổng hợp, so sánh, phân tích, logic các sự kiện… Câu 8: Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ? Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đó. Gợi ý trả lời a) Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. b) Những nguyên nhân dẫn tới phong trào - Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách... - Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh ... - Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) ... ( Cách hỏi khác: - Làm rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của thắng lợi quân sự đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Làm rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)) Câu 9: Tại sao nói Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) là hội nghị chuyển hướng sách lược đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai? Gợi ý trả lời - Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. - Chủ trương đấu tranh của Đảng cho cách mạng miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ: chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng... Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 14 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) - Hành động tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1957 – 1959 của chính quyền Ngô Đình Diệm (ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59...) làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai phát triển gay gắt, đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách. - Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 – 1959) quyết định nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác; xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. → Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 – 1959) đánh dấu sự chuyển hướng đấu tranh, chuyển cách mạng miền Nam từ đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng sang đấu trang bằng bạo lực cách mạng để đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm. - Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, quần chúng từ đấu tranh lẻ tẻ ở các địa phương đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ, đồng loạt, làm nên phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam trong năm 1959 – 1960. Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Phong trào Đồng khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 10: Bằng các sự kiện lịch sử, hãy chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Gợi ý trả lời - Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. - Cách mạng miền Nam chuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng... - Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân: ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59… Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 15 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) - Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực; xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. - Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở các địa phương đã lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số vùng miền Trung Trung Bộ, tiêu biểu là “Đồng khởi” ở Bến Tre.... Tính đến cuối 1960, ta đã làm chủ 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ và 3200 thôn ở Tây Nguyên. Từ trong phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 12 - 1960). - Phong trào Đồng khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Phong trào Đồng khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 11: Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Gợi ý trả lời - Trong những năm 1961- 1962, Quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng. - Ngày 2/1/1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi mở đầu vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho). Với số quân ít hơn địch 10 lần, quân gải phóng cùng nhân dân đập tan cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. → Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc: + Đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. + Bước đầu đánh bại các chiến thuật mới “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đôi Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. + Chiến thắng Ấp Bắc chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, làm dấy lên phong trào “ Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” khắp miền Nam. - Trong đông - xuân 1964 – 1965 quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận thắng lợi lớn ở Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2 - 12 - 1964, tiêu diệt 1.700 tên địch, phá hoại nhiều phương tiện chiến tranh của địch, đánh thắng các chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” của địch. “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. - Trong xuân – hè 1965, quân dân miền Nam tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước). Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 16 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) → Những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự đã đẩy quân đội Sài Gòn – “công cụ” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” không còn đủ sức đương đầu với những cuộc tiến công quy mô lớn của Quân giải phóng và đứng trước nguy cơ tan rã. “Chiến tranh đặc biệt” thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1965. Câu 12: Quân dân miền Nam đã chiến đấu đánh bại kế hoạch Xtalây – Taylo của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” như thế nào? Hướng dẫn trả lời - Thực hiện âm mưu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo, nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. - Dưới ngọn cờ đoàn kết của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam tiếp tục giữ vững và phát triển thế tiến công cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công địch ở cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng ba mũi chính trị, quân sự, binh vận. - Trên mặt trận quân sự: + Trong những năm 1961 - 1962, Quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng. + Ngày 2 - 1 - 1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi mở đầu vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho). Với số quân ít hơn địch 10 lần, quân gải phóng cùng nhân dân đập tan cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy… - Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, dai dẳng. Nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch. Mĩ và chính quyền Sài Gòn chỉ thực hiện được một phần trong kế hoạch dồn dân, lập “ấp chiến lược”. Cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp (8000) với gần 70% nông dân miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát. - Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị của các tầng lớp nhân dân, nhất là ở thành phố lớn Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là đấu tranh của tín đồ Phật giáo, của “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm. – Cuộc đấu tranh của ta trên các mặt trận đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ phải tổ chức đảo chính lật đổ anh em Diệm – Nhu. Từ sau cuộc đảo chính, chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. - Qua 3 năm, Mĩ không đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch Xtalây – Taylo. Thất bại trong kế hoạch Xtalây – Taylo, Mĩ phải thay bằng kế hoạch Giônxơn – Mác Namara. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 17 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) Câu 13: Vì sao Mĩ thất bại trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 – 1965? Gợi ý trả lời - “Chiến tranh đặc biệt” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ... nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Do vậy, cuộc chiến tranh này là phi nghĩa đối với Mĩ, bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối. - Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam nhận được sự ủng hộ của phe XHCN và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. - Quân dân miền Nam chiến đấu anh dũng, kiên cường từng bước tiến lên đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ: + Trên mặt trận quân sự:... + Trên mặt trận chống phá ”bình định”:... + Phong trào đấu tranh chính trị:... Câu 14: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam có gì khác nhau giữa hai giai đoạn 1954 – 1960 và 1961 – 1965 ? Gợi ý trả lời 1. Về âm mưu: - Giai đoạn 1954 – 1960: Sau khi Hiệp định Giơnevơ kí kết, Mĩ tìm cách hất cẳng Pháp khỏi Việt Nam, dựng nên tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, trên cơ sở đó, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. - Giai đoạn 1961 - 1965: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “Dùng người Việt đánh người Việt”. 2. Về thủ đoạn: - Giai đoạn 1954 – 1960: Mĩ – Diệm ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ 1954, Mĩ sử dụng tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, ban hành đạo luật đặt cộng sản ra khỏi vòng pháp luật, ra Luật 10/59 thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nước nào. - Giai đoạn 1961 - 1965: để tiến hành ”Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã đề ra và thưc hiện kế hoạch Xtalây-Taylo (bình định miền nam trong vòng 18 tháng), sau đó là kế hoạch Giônxơn – Mácnamara (bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm). Với các kế hoạch trên, Mĩ - Diệm thực hiện các thủ đoạn: + Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm (viện trợ quân sự của Mĩ tăng lên gấp đôi), đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 18 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) + Trang bị các phương tiện chiến tranh hiện đại, sử dụng các chiến thuật mới “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”. + Tiến hành dồn dân, lập “Ấp chiến lược”, coi đây là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. + Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Như vậy, so với giai đoạn 1954 – 1960 thì trong giai đoạn 1961 – 1965, Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn tinh vi hơn. Một mặt, Mĩ tăng cường phát triển lực lượng quân đội Sài Gòn, song mặt khác lại tăng cường hệ thống cố vấn, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ để chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam. Câu 15: Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965- 1968)? Gợi ý trả lời + Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi)... + Chiến thắng 2 mùa khô... + Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968... (Yêu cầu: nêu diễn biến, ý nghĩa của từng chiến thắng) Câu 16: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Pari? Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng đó. (Câu hỏi dành cho ban Nâng cao) Gợi ý trả lời 1. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), chiến thắng của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Pari là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 2. Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa: - Hoàn cảnh lịch sử - Diễn biến - Kết quả - Ý nghĩa (Cách hỏi khác về Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: - Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng đó. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 19 Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân miền Nam (1954-1973) - Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược? Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng đó.) Câu 17: Lập bảng thống kê về ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường (8/1965), chiến thắng trong hai mùa khô (1965 – 1966; 1966 – 1967) và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 Gợi ý trả lời Chiến thắng Ý nghĩa Chiến thắng Vạn Tường (8 - Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, - 1965) chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. - Cổ vũ tinh thần đấu tranh chống Mĩ của quân dân miền Nam, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Chiến thắng trong hai mùa - Tiếp tục chứng minh khả năng đánh thắng Mĩ của quân khô 1965 – 1966 và 1966 - dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến 1967 tranh cục bộ”. - Làm cho gọng kìm “tìm diệt” của địch bị bẻ gãy hoàn toàn, buộc địch phải lui vào thế phòng ngự, tạo điều kiện để quân dân miền Nam tiến lên Tổng tiến công và nổi dậy Xuân mậu Thân 1968. Cuộc Tổng tiến công và nổi - Giáng cho địch những đòn bất ngờ, làm lung lay ý chí dậy Xuân Mậu Thân 1968 xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”). - Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. - Cộc Tổng tiến và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Câu 18: Cuộc tiến công chiến lược nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả của cuộc tiến công đó. Kim Thị Loan-THPT Vĩnh Tường 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan