Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP.HCM...

Tài liệu CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP.HCM: XÁC ĐỊNH, TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT DỊCH VỤ

.PDF
38
288
109

Mô tả:

CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP.HCM: XÁC ĐỊNH, TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT DỊCH VỤ
Centre de Prospective et d’Études Urbaines N° 60 - 2015/2016 Tài liệu của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP.HCM: XÁC ĐỊNH, TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT DỊCH VỤ 04 - 08 / 07 / 2016 PADDI trân trọng cảm ơn ông Laurent Ségouin, Bà Đỗ Thị Diễm Thúy và Bà Võ Thanh Huỳnh Anh đã hướng dẫn khóa tập huấn và tham gia biên soạn tài liệu này. Biên soạn: Morgane Perset Biên dịch: Huỳnh Hồng Đức Hiệu đính: Fanny Quertamp, Laurent Ségouin và Phùng Hoàng Vân Ngày in: 11/2016 Số bản: 500 Công ty in: KenG L ỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu tổng quát của các khóa học là chuyển giao tri thức: các khóa học của PADDI nhằm bổ sung cho chương trình đào tạo công chức của Thành phố bằng cách hướng đến các khái niệm, kỹ thuật và phương pháp mới (toàn diện, đa ngành) trong quản lý đô thị, trong bối cảnh đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp tổ chức khóa học được hình thành với sự phối hợp của các đối tác Việt Nam và được các đối tác phê duyệt. Ý tưởng chủ đạo là xem ở Pháp, người ta sử dụng phương pháp nào và giải quyết như thế nào những vấn đề tương tự mà giới chuyên môn Việt Nam đang gặp phải trong công việc của mình. Các kiến thức tổng hợp từ khóa học có thể giúp hình thành những cách làm mới, chính sách mới và được phổ biến rộng rãi đến mọi người. Tài liệu này được xuất bản nhằm mục đích phổ biến rộng rãi những kiến thức tổng hợp được từ khóa học. Lời nói đầu Ghi chú: PADDI và các chuyên gia không chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu của học viên trong khóa học được ghi lại trong tài liệu này. Các phát biểu được ghi lại ở đây là ý kiến riêng của học viên và giảng viên. 3 Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 03 DANH SÁCH THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN 06 TỔNG QUAN VỀ TP.HCM 08 GIỚI THIỆU 09 PHẦN 1 – CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở TP.HCM 10 I. DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở TP.HCM............................. 10 . 1. Tổ chức dịch vụ quản lý rác thải 2. Tài chính cho dịch vụ thu gom rác 3. Trang thiết bị của người thu gom rác II. QUY TRÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ................................................................................. 12 1. Thu gom rác thải sinh hoạt 2. Các điểm hẹn và trung chuyển rác 3. Vận chuyển rác thải sinh hoạt 4. Các địa điểm xử lý rác thải sinh hoạt Mục lục 5. Xử lý rác sinh hoạt tái chế được 4 PHẦN 2 – CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở ĐẠI ĐÔ THỊ LYON 14 I. TỔ CHỨC VÀ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở PHÁP VÀ LYON.....................................14 1. Quy hoạch quản lý chất thải rắn ở Pháp 2. Thẩm quyền của Đại đô thị Lyon, tổ chức và tài chính cho dịch vụ II. HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC Ở LYON....................................18 1. Tổ chức thu gom rác 2. Phân loại rác 3. Xử lý rác sinh hoạt và các loại rác tương tự Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 III. XÁC ĐỊNH DỊCH VỤ, PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG..........................22 1. Quy chế thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn tương tự 2. Phương thức quản lý dịch vụ và hợp đồng 3. Kiểm tra việc cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ 26 TỔNG HỢP VÀ KHUYẾN NGHỊ 29 PHỤ LỤC 31 DANH SÁCH CÁC KHÓA TẬP HUẤN 33 Mục lục TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG THẢO LUẬN 5 Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 D ANH SÁCH THAM GIA KHÓA TẬP HUẤN Chuyên gia Pháp: Laurent Ségouin, Trưởng Ban thu gom và phương tiện công nghiệp, Sở Vệ sinh môi trường Đại đô thị Lyon Chuyên gia Việt Nam: Đỗ Thị Diễm Thúy, Phó Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Võ Thanh Huỳnh Anh, Phó Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Phiên dịch: Huỳnh Hồng Đức Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Thị Hậu Phòng Tài nguyên Môi trường quận 4 Nguyễn Thị Kim Chi Lê Ngọc Phương Tuyền Hà Huy Vũ Cao Lê Uyên Phương Tô Thị Ngọc Lý Danh sách tham gia khóa tập huấn Trần Thị Diễm Châu 6 Âu Ngọc Liên Bùi Thị Mai Nguyễn Thị Kim Mến Nguyễn Hoàng Hải Yến Đỗ Hoàng Oanh Ngô Thành Đức Lê Thị Thanh Thảo Nguyễn Văn Hải Nguyễn Cao Thanh Phi Nguyễn Tiền Phong Lê Thị Thanh Tiên Hoàng Văn Dương Phạm Út Em Nguyễn Đình Đoán Lê Quang Phú Đinh Phòng Tài nguyên Môi trường quận 1 Lê Dung Phòng Tài nguyên Môi trường quận 3 Quách Kim Nguyệt Phòng Tài nguyên Môi trường quận 6 Đào Hồng Duyên Anh Phòng Tài nguyên Môi trường quận 7 Nguyễn Đức Thắng Phòng Tài nguyên Môi trường quận 8 Nguyễn Huỳnh Khải Huấn Phòng Tài nguyên Môi trường quận 9 Lê Thị Thúy Hằng Phòng Tài nguyên Môi trường quận 10 Nguyễn Thị Kim Cúc Phòng Tài nguyên Môi trường quận 11 Tô Thị Mai Phòng Tài nguyên Môi trường quận 12 Nguyễn Duy Bảo Phòng Tài nguyên Môi trường quận Bình Thạnh Lê Võ Nguyện Phòng Tài nguyên Môi trường quận Phú Nhuận Nguyễn Mạnh Khoan Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 Phòng Tài nguyên Môi trường quận Tân Bình Nguyễn Thành Đông Phòng Tài nguyên Môi trường quận Tân Phú Trần Thị Thanh Thảo Phòng Tài nguyên Môi trường quận Gò Vấp Phan Thị Ngọc Ân Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Củ Chi Lê Kiều Loan Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hóc Môn Phạm Ngọc Hiệu Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Nhà Bè Nguyễn Thị Hồng Quyên Đại học Bách khoa TP.HCM Kiều Lê Thủy Chung Trần Ngọc Tiến Dũng Trương Thị Xuân Nguyễn Thị Ngọc Hải Huỳnh Thanh Sang Nguyễn Thị Thuỳ Trang Đại học Tài nguyên – Môi trường TP.HCM Phạm Nhật Tuấn Trung PADDI Fanny Quertamp, Đồng giám đốc PADDI Nguyễn Hồng Vân, Đồng giám đốc PADDI Morgane Perset, Phụ trách công tác Đỗ Phương Thúy, Trợ lý Nguyễn Thị Thu Cúc, Thực tập sinh Lê Thị Phương Châu, Thực tập sinh Lilian Crézé, Thực tập sinh Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 Danh sách tham gia khóa tập huấn Trần Trung Hiếu 7 © Laurent Weyl / collectif ARGOS TỔNG QUAN TP.HCM Bối cảnh phát triển đô thị Kể từ đầu những năm 1990, song song với chính sách mở cửa kinh tế (Đổi mới), đại đô thị ở phía Nam của Việt Nam đã thay đổi lớn về quy mô. TP.HCM đang tìm kiếm mô hình đô thị mới, chủ yếu ở châu Á với tham vọng trở thành một trong những đại đô thị chính ở Đông Nam Á. Nhiều thách thức cần vượt qua: • Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị vốn đang bị quá tải, • Phát triển nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt là trong khuôn khổ các dự án đô thị lớn, • Triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Các định hướng chính trong Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM năm 1998 đã được điều chỉnh và được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 1 năm 2010. Tầm nhìn trong Quy hoạch này được mở rộng về thời gian và về không gian đến năm 2025, có tính đến sự phát triển của các tỉnh lân cận TP.HCM. Trung tâm Thành phố sẽ bao gồm khu trung tâm lịch sử và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đô thị hóa sẽ được tập trung ở 4 hành lang chính: chủ yếu về phía Đông, dọc theo đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và dọc theo Quốc lộ 1; và về phía Nam, dọc đường Nguyễn Hữu Thọ ra cảng Hiệp Phước. Các dự án đô thị lớn như Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Nam Sài Gòn, Khu đô thị Tây Bắc, dọc theo bờ sông Sài Gòn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và tạo ra diện mạo mới cho sự phát triển đô thị. Địa giới hành chính của TPHCM Nhuận Tân Phú 3 10 11 Bình Tân 5 B 6 Tổng quan tp.hcm N Tân Bình Các dự án đô thị Bình Thạnh lớn Phú 2 A 1 D 4 7 8 E Bình Chánh Nhà Bè Chú thích : TP.HCM Huyện Phạm vi dự án: 8 A C Trung tâm thành phố B Đường Vo Van Kiet C Khu đô thị mới Hiệp Phước D Khu đô thị mới Thủ Thiêm E Khu đô thị mới Nam Thành phố km 0 Thực hiện: PADDI, 04.06.2014 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 Vài số liệu chính (Tổng Cục thống kê, Viện NCPT) Dân số: 8,1 triệu dân Dân số đô thị: 81% Chiếm 8,9% dân số cả nước Tốc độ tăng trưởng dân số: hơn 3%/năm trong giai đoạn 2005 - 2013 Diện tích: 2.096km² - 24 quận/huyện (19 quận, 5 huyện) Mật độ dân số ở các quận trung tâm (1 và 3): 32.405 người/ km² Tăng trưởng GDP: 9,8% (2015) Đóng góp vào GDP quốc gia 35% Thu nhập trung bình hàng tháng: 4,5 triệu đồng (2014) Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 GIỚI THIỆU Là một đại đô thị với hơn 8 triệu dân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) loại ra 7.500 tấn chất thải rắn mỗi ngày, trung bình 340 kg/người dân/năm. Lyon có 1,3 triệu dân và trung bình 440 kg chất thải rắn sinh hoạt/người/năm. Ở TP.HCM, hiện nay, chôn lấp hợp vệ sinh vẫn là phương thức xử lý rác thải phổ biến với 85% lượng rác thải được chôn lấp và 15% được tái chế (ở Lyon, 61% rác được đốt, 28% được tái chế và 11% chôn lấp). Dịch vụ thu gom và vận chuyển rác ở TP.HCM do Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị thành phố, 22 Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích các quận/huyện, các Hợp tác xã và lực lượng rác dân lập đảm nhận. Lực lượng này thu gom khoảng 60% tổng lượng rác sinh hoạt. Người thu mua ve chai cũng là nét đặc thù ở TP.HCM. Họ trực tiếp mua sản phẩm loại thải ở các hộ gia đình hoặc từ người thu gom rác. Các phế phẩm có khả năng tái chế tạo thành một ngành kinh tế thực sự. Chất thải rắn cũng có giá! Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) là cơ quan quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM. Sở đã đề nghị PADDI tổ chức khóa học liên quan đến cung ứng dịch vụ vệ sinh đô thị nhằm tạo điều kiện cho cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh học tập, trao đổi kinh nghiệm với Đại đô thị Lyon, Pháp về chính sách, giải pháp quản lý chất thải rắn. Để đáp ứng nhu cầu này, PADDI đã mời ông Laurent Ségouin, Trưởng phòng thu gom và phương tiện vận tải, Sở Vệ sinh, Đại đô thị Lyon chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quy hoạch và tổ chức dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Lyon phù hợp với các quy định của Chính phủ. Khóa học này tiếp nối hai khóa học trước: khóa 1 vào năm 2007 về cải thiện công tác quản lý chất thải rắn ở khía cạnh kỹ thuật, nhân lực, tài chính và pháp lý; khóa 2 vào năm 2012 về hiện đại hóa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chính sách và cơ chế tài chính cho công tác quản lý chất thải rắn. Khóa tập huấn này cũng là dịp để xem xét lại những vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai thực hiện những khuyến nghị đã được các chuyên gia của Pháp, Việt Nam và các học viên đưa ra ở các khóa trước. Giới thiệu Tài liệu tổng hợp khóa tập huấn này ghi lại nội dung các bài trình bày của Sở Tài nguyên và Môi trường và ông Laurent Ségouin cũng như các trao đổi giữa các chuyên gia và học viên đến từ các cơ quan chuyên môn, cơ quan kiểm soát việc cung cấp dịch vụ thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. 9 Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 P HẦN 1 – CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở TP.HCM Theo phần trình bày của Sở Tài nguyên và Môi trường và tài liệu tổng hợp khóa tập huấn PADDI n°40 “Tổ chức và phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý chất thải rắn ở TP.HCM”. Ở Việt Nam, Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu đưa ra nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và phân loại rác tại nguồn. Chính quyền cấp tỉnh/thành phố có thẩm quyền quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn của mình và ban hành quy định về việc cung cấp dịch vụ. Dựa trên quy định này, các quận/huyện sẽ xác định các phương thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn của mình. TP.HCM có gần 8 triệu dân trên diện tích 2.096km². Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt theo ước tính là 7.543 tấn/ngày trong đó khoảng 6.500 tấn được thu gom và chôn lấp (chiếm từ 80% đến 85% tổng lượng rác). Phần còn lại được bán cho các các cơ sở tái chế. Tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý hàng năm cũng tăng lên, từ 7 – 8%. Đặc thù của hoạt động thu gom rác ở TP.HCM là 60% lượng rác được lực lượng rác dân lập thu gom, chủ yếu là từ các tuyến đường hẻm. Công ty CITENCO và các công ty công ích quận/huyện thu gom rác của các hộ mặt tiền đường. Trong những năm qua, công tác phân loại rác tại nguồn đã được Thành phố quan tâm và tổ chức thực hiện thí điểm tại một số quận nhưng quy mô và hiệu quả chưa đạt được như mong muốn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khách quan thì việc phân loại rác tại nguồn cũng đã là một phần gắn liền với tập quán của người dân từ xưa đến nay do đã thực hiện phân loại chất thải rắn bằng hình thức thu giữ, nhặt lại các loại chất thải có thể tái chế (giấy, chai lọ nhựa, kim loại.v.v….) để bán cho các vựa thu gom phế liệu (bán ve chai) tự phát và từ đó chuyển đến các cơ sở tái chế tự phát nên thực tế lượng rác để tái chế (phế liệu) này gần như không còn trong rác sinh hoạt. I. DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở TP.HCM Phần 1 1. Tổ chức dịch vụ quản lý rác thải 10 Dịch vụ quản lý chất thải rắn về tổng quan bao gồm các hoạt động quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là thực phẩm. Hoạt động thu gom rác được 3 loại đơn vị đảm nhận: • 23 công ty công ích thu gom rác của các hộ mặt tiền và quét dọn đường phố: - Công ty CITENCO thu gom rác sinh hoạt, y tế, công nghiệp. - 22 công ty công ích quận/huyện thu gom theo hình thức đặt hàng. Hai quận (Bình Thạnh và Tân Phú) đã tiến hành đấu thầu lựa chọn đơn vị thu gom rác. Đơn vị thắng thầu được ký hợp đồng có thời hạn 3 năm. Hiện nay, Thành phố mong muốn nhân rộng mô hình đấu thầu lựa chọn đơn vị thu gom. • Có 11 hợp tác xã dịch vụ môi trường (thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn quận, huyện). Ủy ban nhân dân quận theo dõi hoạt động của các đơn vị này. Quy chế hoạt động của các đơn vị này tuân theo Quyết định 5424/QD-UB-QLDT do Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành năm 1998. Theo quy định, người thu gom rác dân lập phải ký hợp đồng thu gom rác với UBND phường, xã, nhưng trên thực tế việc quản lý hoạt động của lực lượng này còn yếu và rất khó có dữ liệu về hoạt động của họ. 2. Tài chính cho dịch vụ thu gom rác Các hộ gia đình đóng phí thu gom rác. Theo quy định hiện hành, các hộ gia đình sẽ đóng phí vệ sinh cho công ty công ích và UBND phường/xã là cơ quan trích chi trả theo quy định cho các đơn vị thu gom rác dân lập. Các công ty công ích thu và giữ phí vệ sinh, người thu gom rác dân lập không được phép thu phí vệ sinh trực tiếp từ các hộ gia đình, nhưng trên thực tế, do không đủ nhân lực nên các phường/xã đã cho phép người thu gom rác dân lập thu tiền rác trực tiếp từ các hộ dân. Nhà nước chỉ thu phí này trong 30% trường hợp. Mức phí do Uỷ ban nhân dân Thành phố ấn định: • Đối với các hộ gia đình, mức phí tùy thuộc vào vị trí nơi ở: Ở các huyện ngoại thành, mức phí dao động từ 10.000 đến 15.000 VND/tháng so với từ 15.000 đến 20.000 VND/tháng ở các quận nội thành (từ 0,20 € đến 0,40 €), • Từ 150.000 đến 450.000 VND/tháng đối với hộ kinh Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 doanh (từ 7,50 € đến 22,50 €), • Từ 100.000 đến 150.000 VND/tháng đối với cơ quan nhà nước (từ 5 € đến 7,50 €). Từ năm 2007 đến nay, mức phí này chưa được điều chỉnh. Để tăng thêm thu nhập, người thu gom rác dân lập thu thêm tiền từ các hộ kinh doanh (thải ra rác nhiều hơn các hộ gia đình). Phí thu gom rác dùng để chi cho 3 mục sau: • Trả lương cho người thu gom rác: chiếm phần lớn tổng phí thu được, • Chi phí cho việc thu phí: chiếm 10% tổng phí thu được, • Nộp vào ngân sách địa phương: chiếm một phần rất nhỏ trong tổng phí thu được. CITENCO hoạt động nhờ vào các nguồn thu thương mại (xử lý rác công nghiệp và xây dựng) và ngân sách Thành phố cho việc thu gom rác sinh hoạt, y tế và xử lý nước rỉ rác. Tiền ngân sách cấp cho CITENCO được tính dựa trên số tấn rác sinh hoạt, rác y tế, số m3 nước rỉ rác, loại rác và phương pháp xử lý. 3. Trang thiết bị của người thu gom rác Một số trang thiết bị hiện đại, một số khác vẫn còn thô sơ (đặc biệt là của người thu gom rác dân lập): • xe đẩy, • xe đẩy và thùng 240 lít, ở các quận 4, 9, Phú Nhuận, Gò Vấp và Củ Chi, • tàu nhỏ để thu gom rác trên kênh rạch, • thùng 660 lít, được 69% người thu gom rác sử dụng. Phần 1 Trang thiết bị của người thu gom rác 11 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2012 Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 II. QUY TRÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ 1. Thu gom rác thải sinh hoạt 3. Vận chuyển rác thải sinh hoạt • Hộ gia đình - hộ kinh doanh - văn phòng: cho rác vào túi nilong. Đến giờ thu gom rác, họ mang các túi rác ra để trước cửa nhà. • Ở chợ, rác được quét và thu gom. • Ở không gian công cộng, ít có thùng chứa rác: Tổng cộng có 8.500 thùng rác ở không gian công cộng. Các quận/huyện có trách nhiệm bảo dưỡng các thùng rác này. Tuy nhiên, Thành phố không cấp ngân sách cho việc này. Do đó, hiện nay, số lượng thùng rác công cộng giảm vì mất cấp và hư hỏng. Việc thu gom rác chủ yếu được thực hiện vào ban đêm, bắt đầu trong khoảng thời gian từ 18 đến 22h và kết thúc trước 6h sáng. Tuy nhiên, ở một số quận trung tâm (1, 3 và 10), việc thu gom cũng được thực hiện vào ban ngày nhằm đảm bảo cho các không gian công cộng luôn được sạch sẽ. 2. Các điểm hẹn và trung chuyển rác Sau thu gom, rác được đưa về các điểm hẹn. Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê 1.000 điểm hẹn. Các điểm hẹn và trạm trung chuyển do công ty công ích quận/huyện và CITENCO quản lý. Mỗi ngày, các điểm hẹn tập trung từ 5 đến 7 containeur. Sau đó, các containeur này được chuyển đến 31 điểm trung chuyển và ép rác của Thành phố. Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải Thành phố (MBS) có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của các trạm trung chuyển và điểm hẹn. Mặc dù vậy, các địa điểm này cũng có tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh: ô nhiễm (mùi hôi, cảnh quan, tiếng ồn), gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Phần 1 Rác được vận chuyển từ các trạm trung chuyển đến các địa điểm xử lý bằng xe cơ giới hoặc tàu. Khoảng cách trung bình từ điểm trung chuyển đến điểm xử lý là từ 30 đến 50km. Rác được vận chuyển bằng xe rác từ 2 đến 7 tấn của các công ty dịch vụ công ích quận/huyện hoặc CITENCO. Khó khăn chính gặp phải trong quá trình vận chuyển là rò rỉ nước rác. Vì xe vận chuyển rác đã cũ kỹ và lạc hậu, nên không đảm bảo độ kín. Do đó, ảnh hưởng đến mỹ quan, vệ sinh đường phố. Do khó khăn nói trên, nên cơ quan quản lý chưa xử phạt đối với hành vi này. Do đó, không khuyến khích các đơn vị thu gom nâng cao chất lượng dịch vụ. Chi phí cho công tác vận chuyển được tính theo khung giá của nhà nước do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành và được Thành phố cấp. Khung giá này có tính đến trọng lượng rác, khoảng cách vận chuyển và loại xe được sử dụng. 4. Các địa điểm xử lý rác thải sinh hoạt Có 3 địa điểm xử lý rác thải sinh hoạt ở TP.HCM với tổng công suất xử lý là 8.000 tấn/ngày: • Nhà máy xử lý rác làm phân compost Vietstar ở huyện Củ Chi: công suất, 1.200 tấn/ngày, • Nhà máy đốt rác Tâm Sinh Nghĩa ở huyện Củ Chi: công suất 1.000 tấn/ngày, • Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh: công suất 5.000 tấn/ngày (và xử lý bùn, bùn hầm cầu). Nhà máy Vietstar Nhà máy được đưa vào sử dụng vào năm 2010 và ký hợp đồng xử lý rác với Thành phố có thời hạn 30 năm. Nhà máy hoạt động 24h/24 và có 580 nhân viên. Nhận rác từ các xe rác. Chỉ 50% lượng rác tiếp nhận tái chế được. Đối với phần không tái chế được, Vietstar phải chịu kinh phí vận chuyển về các bãi chôn lấp. 50% lượng rác tái chế được chủ yếu là nhựa, được chuyển thành hạt nhựa, rác hữu cơ, được chuyển thành phân compost và vỏ dừa, được chuyển thành sợi hoặc phân compost. Trạm trung chuyển và ép rác quận Tân Bình 12 Nguồn: PADDI, 2016. Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 5. Xử lý rác sinh hoạt tái chế được Mặc dù việc phân loại rác tại nguồn đã được quy định trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP, nhưng trên thực tế chưa được triển khai đồng loạt, chỉ thí điểm ở một số khu vực. Việc phân loại rác được người thu gom thực hiện sau khi thu gom rác để bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc trực tiếp cho các cơ sở tái chế rác. Dưới đây là giá một số loại rác thải tái chế được ở TP.HCM: • Báo: 1.000 đến 1.500 VND/kg • Lon: 250 VND/kg Từ năm 2015, việc phân loại rác tại nguồn đã được thí điểm tại một số khu vực ở 6 quận của Thành phố: quận 1, 3, 5, 6, 12 và Bình Thạnh. Để tạo thuận lợi cho việc phân loại rác tại nguồn, chính quyền đã phát các thùng chứa rác có màu sắc khác nhau cho người dân trong khu vực thí điểm. Kết quả ban đầu chưa khả quan lắm. Người dân chưa tham gia tích cực vào việc phân loại rác tại nguồn. Do Thành phố chưa tạo sự khác biệt về lợi ích, mức phí giữa người dân tham gia phân loại và không thực hiện phân loại rác. Ngoài ra, việc phân loại rác tại nguồn còn làm tăng thêm chi phí cho người thu gom rác vì họ phải mua sắm trang thiết bị phù hợp. Người thu gom rác phải có hai thùng chứa khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc thu gom rác. Một người đẩy cùng một lúc hai thùng 660 lít sẽ rất khó khăn. Do đó, nhiều người thu gom rác không ủng hộ việc phân loại rác tại nguồn và một số đã bán lại đường dây rác, không thực hiện thu gom rác đã phân loại nữa. Thành phố chưa có chính sách hỗ trợ cho lực lượng thu gom tại nguồn về đầu tư phương tiện thu gom, chi phí tăng thêm nhân công để tổ chức thu gom riêng biệt 02 loại chất thải cùng lúc. Ngoài ra, một số xã viên của Hợp tác xã còn cho rằng: khi chương trình phân loại triển khai thì nguồn thu nhập từ nhặt phế liệu trong rác sẽ giảm vì người dân sau khi phân loại sẽ giữ lại để bán phế liệu, đồng thời mức phí thu gom rác theo Quyết định 88/2008/QD-UBND quy định về mức phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa được tăng phù hợp nên không tạo đủ nguồn thu cho người thu gom an tâm thực hiện nhiệm vụ. Các cơ sở thu mua phế liệu Phần 1 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2012 13 Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 P HẦN 2 – CUNG ỨNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở ĐẠI ĐÔ THỊ LYON Theo phần trình bày của ông Laurent Ségouin, Trưởng phòng thu gom và phương tiện công nghiệp, Sở Vệ sinh môi trường Đại đô thị Lyon I. TỔ CHỨC VÀ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở PHÁP VÀ LYON Vấn đề quản lý rác thải tại Pháp được xác định rõ thông qua quy định về địa vị pháp lý của rác trong Bộ luật môi trường - Điều L541-1: Bộ luật môi trường: “Rác là tất cả các cặn bã từ quá trình sản xuất, chế biến hoặc sử dụng, dưới dạng chất, nguyên vật liệu, sản phẩm hoặc chung quy lại là tất cả những vật chất bị vứt bỏ hoặc được chủ quyết định vứt bỏ”. Chủ nguồn thải vẫn phải chịu trách nhiệm về cách họ vứt bỏ rác thải nhưng một khi rác thải đã bị vứt bỏ thì nó sẽ trở thành tài sản của chính quyền hoặc của cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và xử lý rác thải. Dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác là dịch vụ công ích. Sau nhiều lần cải cách các quy định của pháp luật thì các cơ sở sản xuất, người tiêu dùng và toàn thể dân cư đều phải chung tay góp phần vào việc quản lý rác thải một cách bền vững. Nguồn: PADDI, 2014, Tổ chức và phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý chất thải rắn ở TP.HCM, Tài liệu tổng hợp khóa tập huấn PADDI n°40 Phần 2 Ở Pháp, bất kỳ ai tạo ra rác thải có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường đều phải chịu trách nhiệm xử lý hoặc thông qua đơn vị khác xử lý rác thải đó. Các tài liệu quy hoạch tạo khuôn khổ cho việc quản lý chất thải rắn ở các cấp. Chính quyền cấp thành phố hoặc cộng đồng thành phố có thẩm quyền tổ chức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải tương tự1. Chính quyền cấp thành phố phải có cơ quan tổ chức thu gom và xử lý rác. 14 Về mặt pháp lý, nhiều luật quy định về rác thải. Cụ thể, các luật chính yếu như sau: • Nghiêm cấm vứt rác bừa bãi, xử lý rác không có sự kiểm soát. • Mục tiêu của mọi quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước những tác động tiêu cực từ việc thu gom, vận chuyển, xử lý và lưu trữ rác thải. • Trước tiên, cần phải có biện pháp phòng ngừa, giảm phát sinh rác rác thải và mức độ độc hại của rác. Sau đó, cần phát huy giá trị của rác thông qua việc tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc các hình thức khác nhằm sử dụng rác như một nguồn nguyên liệu hoặc nguồn năng lượng. 1. Quy hoạch quản lý chất thải rắn ở Pháp Quy hoạch cấp quốc gia về giảm phát thải và phát huy giá trị rác Quy hoạch này được xây dựng phù hợp với các quy định và cam kết của Châu Âu. Nó xác định các mục tiêu lớn ở cấp quốc gia về ngăn ngừa rác thải, quy định chi tiết các giải pháp cần triển khai thực hiện, phân tích tác động của các giải pháp đó và xác định những giải pháp nào cần được tiếp tục thực hiện, biện pháp mới cần triển khai và chỉ số theo dõi. 1 Rác thải tương tự là rác có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh hoặc thủ công, được chính quyền cấp thành phố tổ chức thu gom, xử lý mà “không cần trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt và không có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến con người, môi trường”. Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 Mục tiêu của quy hoạch cấp quốc gia về giảm phát thải và phát huy giá trị rác giai đoạn 2014 - 2020: Mục tiêu 1: Tránh phát sinh rác thải bằng cách ngăn ngừa và tái sử dụng Mục tiêu 2: Tăng tái chế rác thải dưới dạng vật chất Mục tiêu 3: Tăng tái sử dụng dưới dạng năng lượng đối với những loại rác thải không thể tránh được và không thể tái chế dưới dạng vật chất Mục tiêu 4: Giảm tối đa việc đốt rác (đốt rác không thu hồi nhiệt lượng và chôn lấp rác trơ) 70,2 Lượng rác ở Pháp năm 2012: triệu tấn 56% 13% Tái sử dụng Tái chế Phát huy giá trị năng lượng 31% Loại bỏ *Rác thải không nguy hại, phân hủy được từ hộ gia đình, cơ quan hành chính và nhà máy Mục tiêu 2020 -10% rác thải sinh hoạt và rác thải tương tự / người dân Mục tiêu 2025 so với 2010 -4% 60% rác thải từ hoạt động kinh tế (ngoài xây dựng công)/GDP Mục tiêu 2025 so với 2010 Giảm 2 lần Giảm 2 lần rác thải không nguy hại và có thể phân hủy được tái chế lượng rác thải chôn lấp lượng rác thải đốt không thu hồi nhiệt lượng Các trục của kế hoạch hành động: Trục 1: Đẩy mạnh ngăn ngừa phát sinh rác thải (kéo dài thời gian sử dụng của các sản phẩm nhờ vào việc sửa chữa; chống lãng phí thực phẩm; cấm sử dụng túi nilong một lần rồi bỏ) Trục 2: Vận động các nhà sản xuất thiết kế sản phẩm theo hướng sinh thái (tăng cường sử dụng vật liệu tái chế và vật liệu có khả năng tái chế được trong sản phẩm) Trục 3: Phát huy giá trị của rác sinh học (nhân rộng mô hình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn từ nay đến năm 2025) Trục 4: Vận động các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước tham gia phân loại rác tại nguồn và phát huy giá trị rác thải (các doanh nghiệp công nghiệp phân loại rác theo vật liệu; nhân rộng phân loại giấy văn phòng) Trục 5: Vận động các đơn vị trong ngành xây dựng phân loại và tái chế rác xây dựng (các đơn vị phân phối vật liệu xây dựng thu hồi rác xây dựng; tăng cường sử dụng vật liệu tái chế trong ngành xây dựng) Trục 6: Thu hút người dân tham gia phân loại rác (làm dấu đối với các sản phẩm có khả năng tái chế được cần phân loại) Trục 7: Củng cố các đơn vị có liên quan trong mạng lưới “trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất” (quản lý mạng lưới này có sự tham gia) Trục 8: Vận động các địa phương (20 địa phương không có lãng phí / không có rác thải) Trục 9: Khuyến khích các chủ thể nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất (cơ chế thuế khuyến khích các hành vi tốt) Trục 10: Cải cách khung pháp lý trong lĩnh vực rác thải (chống lại các địa điểm xử lý chất thải bất hợp pháp) Quy hoạch này là cầu nối giữa quy hoạch cấp quốc gia và cấp thành phố trong lĩnh vực ngăn ngừa và quản lý rác thải (trong đó có rác thải nguy hại) đồng thời điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp với đặc thù của từng vùng. Quy hoạch này bao gồm hiện trạng ngăn ngừa và quản lý chất thải rắn, một nghiên cứu dự báo với tầm nhìn từ 6 đến 12 năm, các mục tiêu ngăn ngừa, tái chế và phát huy giá trị của rác. Nội dung quy hoạch này là cơ sở để bố trí nguồn tài chính và lập kế hoạch cho từ 6 đến 12 năm tới. Diễn biến điểm đến cuối cùng của rác thải từ năm 2004 đến năm 2014: Phương thức xử lý và số tấn rác ở vùng Rhône-Alpes 6 000 000 5 000 000 4 000 000 Tái chế Xử lý sinh học 3 000 000 Đốt không thu hồi nhiệt lượng 2 000 000 Đốt có thu hồi nhiệt lượng 1 000 000 Chôn lấp không thu hồi khí sinh học 0 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lưu trữ thu hồi khí sinh học Nguồn: Sindra, Trung tâm theo dõi chất thải ở vùng Rhône-Alpes, 2014 Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 Phần 2 Quy hoạch quản lý rác thải ở cấp vùng 15 Kế hoạch hành động của chính quyền địa phương trong công tác quản lý rác thải Tài liệu này do thành phố hoặc cộng đồng thành phố ban hành nhằm cụ thể hóa chính sách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải với thách thức quản lý rác thải trong khuôn khổ phát triển bền vững, giảm chôn lấp, tăng phát huy giá trị rác dưới dạng vật chất, hạn chế đốt rác và kiểm soát chi phí. Kế hoạch hành động có nhiều mục tiêu lớn và tầm nhìn trên 10 năm. Phần 2 Mục tiêu và các giải pháp trong kế hoạch hành động chiến lược về quản lý chất thải rắn ở Lyon trong giai đoạn 2007-2017: 16 Mục tiêu 1 - Tác động vào lượng rác thải đang có • Giảm phát thải rác tại nguồn • Mở rộng chương trình làm phân compost ở hộ gia đình Mục tiêu 2 - Nghiên cứu quy mô và phương thức tài chính cho dịch vụ xử lý rác thải • Tiếp tục làm việc với các chủ nguồn thải lớn để giảm lượng rác thải không phải rác sinh hoạt • Phạm vi và phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý rác thải Mục tiêu 3 - Phát huy tối đa giá trị rác thải dưới dạng vật chất: • Tối ưu hóa việc thu gom rác đã phân loại và thủy tinh • Thay đổi của các trung tâm phân loại rác • Tiếp tục chương trình phát triển các điểm đổ rác tập trung • Mở rộng việc tái chế, tái sử dụng rác tại các điểm đổ rác tập trung • Phát huy giá trị của bùn và rác từ quét dọn đường phố Mục tiêu 4 - Dịch vụ phải tương ứng với nhu cầu và tình hình mới • Điều chỉnh tần suất thu gom rác thải sinh hoạt không tái chế được • Nghiên cứu các phương thức thu gom mới • Quy chế quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải Mục tiêu 5 - Tối ưu hóa các dòng rác và công tác xử lý rác thải : • Quản lý các dòng rác • Tối ưu hóa khả năng xử lý của các nhà máy đốt rác hiện có • Hình thành trung tâm logistic • Phát triển quan hệ hợp tác với các địa bàn lân cận Mục tiêu 6 - Đón đầu các công cụ xử lý rác thải trong tương lai • Nghiên cứu dự báo • Triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển về xử lý rác thải • Tương lai của hai nhà máy đốt rác • Nghiên cứu các phương thức mới trong xử lý rác Chương trình ngăn ngừa rác thải của địa phương Tài liệu này điều phối tất cả các hành động của nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực thu gom rác sinh hoạt và rác tương tự trên địa bàn. Nó bao gồm phần trình bày hiện trạng (các chủ thể, loại và số lượng rác thải, chủ nguồn thải, các biện pháp ngăn ngừa rác thải đã được thực hiện), các yếu tố dự báo về loại và số lượng rác sinh hoạt và rác tương tự; nêu rõ các mục tiêu giảm số lượng rác sinh hoạt và các giải pháp cần tiếp tục hoặc sẽ triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu này. Chương trình này phải được tổng kết hàng năm để đánh giá tác động của nó đến lượng rác sinh hoạt và rác tương tự được thu gom và xử lý. Mục tiêu và các giải pháp trong kế hoạch hành động của Đại đô thị Lyon về quản lý chất thải rắn trong giai đoạn 2010-2014: Mục tiêu 1 - Đại đô thị Lyon mẫu mực: • Tiến hành rà soát nội bộ và triển khai kế hoạch giảm rác thải • Hạn chế sử dụng giấy trong trao đổi nội bộ • Tái sử dụng trang thiết bị • Hạn chế phát sinh rác tại các cơ quan của Đại đô thị Lyon Mục tiêu 2 - Đại đô thị Lyon hành động vì người dân: • Theo dõi các hộ gia đình tham gia • Vận động người dân • Vận động học sinh • Hạn chế in không cần thiết • Quảng bá làm phân compost • Phát triển các nhà máy tái chế rác • Quảng bá việc tái sử dụng • Hạn chế rác nguy hại Mục tiêu 3 - Đại đô thị Lyon thúc đẩy hành động: • Rà soát toàn địa bàn và thành lập trung tâm tư liệu • Hạn chế rác thải từ các doanh nghiệp • Hạn chế rác thải ở chợ và các sự kiện 2. Thẩm quyền của Đại đô thị Lyon, tổ chức và tài chính cho dịch vụ Thành phố có thẩm quyền quản lý chất thải rắn sinh hoạt và tương tự và có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần thẩm quyền này cho Cơ quan hợp tác liên thành phố hoặc Cơ quan hỗn hợp. Thẩm quyền này bao gồm tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác và chôn lấp rác trơ. Đại đô thị Lyon thực hiện thẩm quyền này cho 59 thành phố trên địa bàn của mình. Sở Vệ sinh của Đại đô thị Lyon là cơ quan chịu trách nhiệm về quét dọn đường phố, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải tương tự. Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 Tổ chức và các nhiệm vụ của Sở Vệ sinh, Đại đô thị Lyon Tổ chức: Sở vệ sinh 2104 nhân viên (44% số nhân viên của Đại đô thị Lyon) Phòng vệ sinh 1281 nhân viên Phòng quản lý rác thải 747 nhân viên Thu gom rác thải sinh hoạt và phát triển thu gom rác đã phân loại tại nguồn Phòng tài nguyên 76 nhân viên Xử lý và phát huy giá trị rác sinh hoạt Nhiệm vụ: Tài chính cho dịch vụ quản lý rác ở Lyon Cơ chế tài chính cho dịch vụ công thu gom rác sinh hoạt và rác tương tự có thể khác nhau giữa các địa phương ở Pháp. Pháp có nhiều phương thức tài chính2 cho lĩnh vực này: Thuế thu gom rác thải (TEOM), Phí thuế thu gom rác thải (REOM), Phí đặc biệt bổ sung cho TEOM và phí có tính khuyến khích. 2 Đại đô thị Lyon áp dụng thuế thu gom rác thải. Mức thuế tỷ lệ với diện tích ở (500 €/năm cho 100m²). Thuế này áp dụng cho chủ sở hữu và người được hưởng hoa lợi từ tài sản. Nếu tài sản đang được cho thuê thì tiền thuế được cộng thêm vào tiền cho thuê. Chủ sở hữu vẫn phải đóng thuế này, cho dù không sử dụng dịch vụ (ví dụ: nhà ở thứ 2). Chính phủ thu thuế này sau đó phân bổ lại cho chính quyền địa phương. Xem thêm tài liệu PADDI, 2014, Tổ chức và các phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý chất thải rắn ở TP.HCM. Các tài liệu tổng hợp khóa tập huấn PADDI n°40, trang 42. Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 Phần 2 • Quét dọn vệ sinh đường phố và không gian công cộng • Đảm bảo an toàn cho các không gian công cộng • Thu gom rác thải sinh hoạt • Phát triển thu gom rác đã phân loại tại nguồn • Xử lý và phát huy giá trị chất thải rắn sinh hoạt • Quản lý và tiếp đón người dân đến đổ rác tại các điểm đổ rác tập trung 17 II. HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC Ở LYON Cần phải biết rõ về dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, các phương tiện thực hiện dịch vụ, nếu muốn kiểm soát dịch vụ. Đây là lợi ích đầu tiên của báo cáo hàng năm. Báo cáo này còn là công cụ để thông tin cho lãnh đạo và người dân. Nghị định số n°2000-404 ngày 11 tháng 5 năm 2000 liên quan đến báo cáo hàng năm về giá và chất lượng dịch vụ công thu gom, vận chuyển và xử lý rác quy định chính quyền địa phương có thẩm quyền trong lĩnh vực này phải lập báo cáo kỹ thuật và tài chính hàng năm. Mỗi năm, Đại đô thị Lyon đều có báo cáo năm trong lĩnh vực này. Các số liệu chính 1,3 triệu dân 550.000 tấn rác sinh hoạt được xử lý mỗi năm 440 kg rác sinh hoạt/người dân/năm 18 điểm đổ rác cồng kềnh 2 trung tâm phân loại rác 2 nhà máy đốt rác có thu hồi nhiệt 1. Tổ chức thu gom rác Tổ chức địa bàn: 3 khu vực thu gom (400.000 dân cho mỗi khu) Phương thức quản lý: • 50% Thành phố trực tiếp thực hiện thu gom và vận chuyển (309 nhân viên và 103 xe ép rác) • 50% giao cho tư nhân thu gom và vận chuyển (236 nhân viên và 68 xe ép rác) Các phương thức thu gom rác3: • Thu gom tận nhà (rác không tái chế được và rác tái chế được): - 233.603 thùng rác màu xám (rác không tái chế được) - 179.486 thùng rác màu xanh lá (rác tái chế được) Phần 2 Phân chia khu vực thu gom 18 Khu Đông Khu Tây Bắc Khu Nam Nguồn: Phòng quản lý rác thải, Đại đô thị Lyon, 2016 3 Các địa phương khác có dịch vụ thu gom rác cồng kềnh tận nhà theo yêu cầu hoặc với tần suất xác định. Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 • Các điểm thu gom râc do người dân tự mang đến: - 142 Silo ngầm thu gom rác sinh hoạt hỗn hợp không tái chế được - 108 silo ngầm thu gom giấy và bao bì - 2.268 silo thu rác thủy tinh - 18 điểm đổ rác cồng kềnh - Số lượng chủ nguồn thải được thu gom: 550 đến 600/tuyến thu gom - Số lượng thùng chứa rác được thu gom: 650 đến 950/tuyến thu gom - Tần suất: từ 2 lần/tuần đến 6 lần/tuần - Xác định lộ trình tuyến thu gom tùy theo thời gian làm việc, khoảng cách so với depot và nhà máy xử lý, số lượng rác, số lượng chủ nguồn thải hoặc thùng chứa rác cần thu gom • Các tuyến thu gom rác: - Cự ly trung bình: 30km/tuyến thu gom Phần 2 Tần suất thu gom 19 TẦN SUẤT THU GOM* 0 2,5 5 Kilometres 1,5 lần/tuần 2 lần hoặc 3 lần/tuần 2 lần/tuần 3 lần tới 6 lần/tuần 2,5 lần/tuần 6 lần/tuần 3 lần/tuần * Đây là tần suất thu gom trung bình. Một vài tuyến phố có thể được thu gom với tần suất khác. Dịch vụ trọn gói Nguồn: Đại đô thị Lyon, Báo cáo năm 2014 về giá và chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016 2. Phân loại rác4 - Người dân tự mang rác tái chế đến đổ tại các điểm đổ rác hoặc silo: thủy tinh, rác điện và điện tử, bàn ghế, rác xây dựng • Khối lượng - 60.000 tấn rác đã phân loại được thu gom mỗi năm trong đó 25.000 tấn thủy tinh và 46.600 tái chế được. - Tỉ lệ phân loại không đạt là 30% 3. Xử lý rác sinh hoạt và các loại rác tương tự. • Chôn lấp: 380.000 tấn/năm (11%), • Đốt có thu nhiệt5: 68.500 tấn/năm (61%), • Tái chế dưới dạng vật chất 174.500 tấn/năm (28%), • Các phương thức thu gom rác: - Thu gom tận nhà rác đã phân loại: giấy, carton, báo, tạp chí, bao bì nhựa Khối lượng và loại rác thu gom (bên trái) và do người dân tự mang đến đổ (bên phải) Gỗ 19 000 tấn Rác thực vật 33 000 tấn Bao bì carton PCNC 5.02 10 300 tấn Bao bì thực phẩm PCC 5.03 700 tấn Túi ni lông và rác không phân loại 16 900 tấn Nội thất 3 000 tấn T Kim loại 6 500 tấn u hồi à th ế v ượng ch iệt l ái nh át Ph hất hữu iá trị c cơ yg hu Rác cồng kềnh 20 300 tấn Rác thải điện, điện tử 5 500 tấn Carton 4 400 tấn Bao bì nhựa 2 600 tấn lấp n hô C Xà bần 32 500 tấn Bao bì nhôm 100 tấn Giấy JRM 1.11 18 400 tấn Hỗn hợp giấy-carton 1 000 tấn hồi Thu ượng iệt l nh Bao bì thép 900 tấn Giấy 2 700 tấn Tá ic hế Giấy GM 1.02 10 600 tấn Rác nguy hại đặc biệt 1 100 tấn Thạch cao 3 500 tấn Nguồn: Laurent Ségouin, Đại đô thị Lyon, 2016 Phát huy giá trị rác thải Thu hồi nhiệt lượng Chôn lấp 61% Phần 2 11% 28% 20 Phát huy giá trị nguyên liệu (tái chế + làm phân compost) Nguồn: Laurent Ségouin, Đại đô thị Lyon, 2016 4 Xem thêm tài liệu PADDI, 2014, Tổ chức và các phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý chất thải rắn tại TP.HCM, Tài liệu tập huấn của PADDI n°40, trang 58-70. 5 Nhiệt lượng thu được dùng để sưởi ấm hoặc phát điện cho các hộ gia đình. Đây gọi là tái chế dưới dạng năng lượng. Tài liệu của PADDI 04-08/07/2016
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng