Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới...

Tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới

.PDF
106
356
73

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CÔNG ƯỚC ATA VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HẢI 8 QUAN TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về Công ước ATA 8 1.1.1. Sự ra đời của Công ước ATA 8 1.1.2. Nội dung cơ bản của Sổ ATA 9 1.1.2.1. Định nghĩa Sổ ATA 9 1.1.2.2. Hệ thống Sổ ATA hoạt động như thế nào? 10 1.1.2.3. Những loại hàng hóa hệ thống điều chỉnh 14 1.1.2.4. Phòng thương mại quốc tế (ICC) 14 1.1.2.5. Những quốc gia đang tham gia hệ thống Sổ ATA 14 1.1.3. 15 Những lợi ích khi tham gia Công ước ATA 1.1.3.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp (người sở hữu Sổ) 15 1.1.3.2. Lợi ích đối với cơ quan hải quan 16 1.1.3.3. Lợi ích đối với Hiệp hội cấp phát và bảo lãnh quốc gia 16 1.1.4. 17 Sử dụng Sổ ATA 1.1.4.1. Những điều kiện quy định việc sử dụng đúng đắn Sổ ATA 17 1.1.4.2. Quyền hạn của Hiệp hội cấp phát và bảo lãnh 18 1.1.4.3. Ngôn ngữ sử dụng 20 1.1.4.4. Trách nhiệm của người sử dụng Sổ 20 1.1.4.5. Trách nhiệm của các bên tham gia Công ước ATA 21 1.1.4.6. Các bước tiến hành để xin cấp Sổ 22 1.1.4.7. Lệ phí sử dụng Sổ 22 1.1.5. Tổ chức được chỉ định làm Hiệp hội cấp phát và bảo lãnh 23 1.2. Pháp luật về thủ tục hải quan tại Việt Nam 23 Chương 2: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM NHẬP 38 TÁI XUẤT TẠI VIỆT NAM THEO CÔNG ƯỚC ATA 2.1. Các quy định của pháp luật việt nam về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất 38 2.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất 38 2.1.2. Các loại hình hàng hóa tạm nhập - tái xuất 46 2.1.3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất 48 2.1.3.1. Một số khái niệm 48 2.1.3.2. Nguyên tắc quản lý, thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập 49 2.1.4. 55 Một số chính sách quản lý cụ thể đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất 2.1.4.1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất 55 2.1.4.2. Các loại hình hàng hóa tạm nhập - tái xuất khác 58 2.1.4.3. Chính sách quản lý đối với một số nhóm hàng riêng biệt 66 2.1.5. Chính sách thuế đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất 67 2.1.5.1. Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất 67 2.1.5.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 71 2.1.5.3. Thuế bảo vệ môi trường 71 2.1.5.4. Thuế giá trị gia tăng 71 2.1.5.5. Công tác thanh khoản tờ khai tạm nhập - tái xuất 71 2.2. Một số dẫn chiếu liên quan đến thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất tại Việt Nam 72 2.2.1. Những bất cập từ chính sách 72 2.2.2. Còn nhiều sơ hở trong quản lý 74 2.2.3. Hoạt động kinh doanh tạm nhập - tái xuất chưa đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho địa phương 76 2.2.4. Thống kê kim ngạch hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất 77 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC 80 HẢI QUAN NHẰM THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ CÔNG ƯỚC ATA CỦA NGÀNH HẢI QUAN 3.1. Định hướng phát triển ngành hải quan đến năm 2020 80 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan 83 3.3. Giải pháp về hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất 89 3.3.1. Giải pháp trước mắt 89 3.3.2. Giải pháp lâu dài 90 3.4. Giải pháp về ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại 91 3.5. Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 92 3.6. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 93 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC Asia Pacific Economic Cooperation ASEAN Association of South-East Asian Nations The Asia-Europe Meeting Customs convention on the A.T.A Carnet for the temporary admission of goods Electronic Data Interchange General Agreenent on Trade in Services General Agreement on Trade in Tariff ASEM ATA EDI GATS GATT GMS HS IBCC ICC IMF NIGA OECD TRIPS Convention on the Harmonized Commodity Description and Coding System The International Bureau of Chambers of Commerce The International chamber of commerce International Monetary Fund The Appointed Nation Issuing and Guaranteenin Association Organization for Economic Cooperation and Development Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization WB World Bank WCO World Customs Organisation WTO World Trade Organisation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Diễn đàn hợp tác Á - Âu Công ước hải quan về số ATA cho việc chấp nhận tạm thời hàng hóa Trao đổi dữ liệu điện tử Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan Hiệp định vận tải qua biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa Hội đồng Phòng thương mại Quốc tế Phòng thương mại quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế Hiệp hội cấp phát và bảo lãnh quốc gia Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc Ngân hàng thế giới Tổ chức Hải quan thế giới Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Kim ngạch các mặt hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất từ 77 bảng 2.1 năm 2007 đến tháng 10 năm 2011 (trừ mặt hàng xăng dầu) 2.2 Số liệu kim ngạch tạm nhập - tái xuất đăng ký tờ khai tại 77 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2011 2.3 Số liệu kim ngạch tạm nhập - tái xuất đăng ký tờ khai 78 tại Cục Hải quan Hải Phòng từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2011 2.4 Số liệu kim ngạch tạm nhập - tái xuất đăng ký tờ khai tại 78 Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn từ năm 2007 đến tháng 10 năm 2011 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Sơ đồ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu 29 2.2 Quy trình thông quan hàng hóa 33 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại hiện nay đang là vấn đề “thời sự” nổi bật của kinh tế quốc tế. Đặc điểm này đã tạo ra sự liên kết, phụ thuộc ngày càng cao giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ và các khu vực. Thực tiễn và lý luận chứng tỏ rằng hội nhập kinh tế quốc tế không phải chỉ là hành động của quốc gia mở cửa, sửa đổi chính sách, bổ sung pháp luật để tạo điều kiện cho giao lưu, buôn bán, hợp tác quốc tế với các quốc gia khác hoặc cho phép tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa, ra nước ngoài du lịch, học tập,…mà nó phải tiến hành trên cơ sở ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế. Song song với quá trình phát triển của kinh tế, thương mại trên phạm vi toàn cầu nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời với các mục tiêu khác nhau mà một trong số đó là việc tạo điều kiện cho phát triển giao lưu, thương mại, đầu tư, du lịch quốc tế. Việc tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại quốc tế gắn liền với công tác quản lý hải quan ở phạm vi quốc gia và quốc tế, từ đó đi đến hình thành và khẳng định sự cần thiết tồn tại và phát triển của các hoạt động này. Hiện nay ngoài các Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), là tổ chức quốc tế liên Chính phủ chuyên trách về các vấn đề hải quan còn có các thể chế quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Ngân hàng thế giới (WB); Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); tổ chức các nước hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)… hoặc có tính khu vực như ASEAN, ASEM, APEC, GMS,…tùy theo quy mô, tính chất, mục tiêu hoạt động mà hình thành và tồn tại các hoạt động hợp tác hải quan ở quy mô, tính chất khác nhau. Tuy nhiên, điểm nổi bật của nó là sự kết hợp từ tính ưu việt về các chế độ, thủ tục chính sách hải quan của các quốc gia tới việc thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan các nước theo các chuẩn mực quốc tế nhất định. Năm 1993, Việt Nam gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Đây được coi là sự kiện quan trọng có tính chất bước ngoặt trong hợp tác đa phương của Hải quan Việt Nam. Việc gia nhập này đã giúp Hải quan Việt Nam chuyển dần từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ hải quan tiên tiến của thế giới. Cùng với tiến trình hội nhập đất nước, Hải quan Việt Nam đã chủ động và tiến hành hội nhập sâu rộng vào các hoạt động hợp tác hải quan trong các thể chế đa phương như ASEAN, ASEM, APEC, GMS, trên cả cấp độ tiểu khu vực, khu vực và thế giới. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế có liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ hải quan hoặc các cam kết quốc gia mà hải quan có trách nhiệm thực thi. Đồng hành với thành tựu, kết quả đạt được, một trong những thách thức lớn nhất của tiến trình hội nhập kinh tế là làm sao cho hệ thống pháp luật, chính sách quản lý nền kinh tế thị trường nói chung, lĩnh vực chính sách, pháp luật hải quan nói riêng phải được thay đổi phù hợp với các chuẩn mực chung quốc tế và biện pháp thực thi các chuẩn mực này. Nghị quyết Đại hội Đảng X chỉ ra yếu kém bất cập của vấn đề này là: Thiếu lộ trình chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; chưa gắn kết chặt chẽ tiến trình hội nhập với việc hoàn thiện pháp luật, thể chế, chính sách và cải cách cơ cấu kinh tế; việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của nền kinh tế chưa theo kịp với yêu cầu của hội nhập. Ngày 11-01-2007, việc trở thành thành viên chính thức của WTO đã chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam “tham dự” tích cực, sâu hơn vào kinh tế toàn cầu. Gia nhập WTO, Việt Nam cần phải tuân thủ “luật chơi chung”, đó là thực hiện các cam kết liên quan về thương mại hàng hóa, đầu tư, tài chính, theo đó, phải cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, tạo “sân chơi” bình đẳng cho doanh nghiệp quốc nội và quốc tế, bảo vệ tài sản trí tuệ và bản quyền. Nhưng, “luật chơi” cũng tạo thuận lợi cho vốn, hàng hóa Việt Nam mở rộng, thâm nhập thị trường các nước; tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài; thiết lập các luật chơi mới, xử lý tranh chấp thương mại; thúc đẩy doanh nghiệp quốc nội nâng cao sức cạnh tranh; đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức một cách biện chứng về quan hệ, sự tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa luật quốc tế với luật quốc gia trong xu thế hội nhập, liên minh kinh tế tất yếu của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập và tham gia vào nền kinh tế quốc tế cũng đưa ra những đòi hỏi hết sức thiết thực về cải cách hành chính như giảm bớt sự can thiệp trực tiếp quá mức vào các hoạt động kinh tế, quốc tế và mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Xuất phát từ tình hình trên, ngành Hải quan cũng cần có sự đổi mới theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực mà quá trình hội nhập mang lại cho nước ta như việc mở rộng thị trường, tăng khả năng thu hút các nguồn vốn, tạo điều kiện tiếp nhận công nghệ mới có hiệu quả hơn, thì những yêu cầu, thách thức và những tác động tiêu cực ở mặt nào đó, cũng đòi hỏi phải có những biện pháp cải cách để những vấn đề đó được giải quyết theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo hộ sản xuất, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia. Cũng như các ngành khác trong nước và Hải quan các nước trên thế giới, Hải quan Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh cả về giá trị và khối lượng, cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển gia tăng của buôn lậu, gian lận thương mại và những loại hình tội phạm mới. Thực tế trên càng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của hải quan và càng đòi hỏi phải thực hiện cải cách sâu rộng, trong đó, một chế độ thủ tục hải quan đơn giản, minh bạch và hiện đại là một yêu cầu đồng thời còn là một lợi thế của Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế thế giới. Từ việc nhận thức yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh quốc tế mới, Nhà nước ta đã “mở rộng quan hệ đối ngoại, tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Với nhận thức trên, tôi cho rằng vấn đề hội nhập của Việt Nam nói chung và của ngành Hải quan nói riêng có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, do vậy việc nghiên cứu đề tài “Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới” là việc làm cần thiết, phục vụ thiết thực cho việc tạm nhập - tái xuất hàng hóa thông qua việc đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục hải quan theo các mục tiêu kinh tế, nhân đạo, văn hóa, xã hội hoặc du lịch. Mặt khác việc áp dụng mô hình chuẩn các chứng từ hải quan quốc tế cùng với sự bảo đảm quốc tế theo Công ước ATA sẽ góp phần thuận lợi hóa thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển thương mại quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu Đến nay, tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về pháp luật hải quan và tiến trình hội nhập của Hải quan Việt Nam như: - “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ của Vũ Ngọc Anh, bảo vệ thành công năm 1996; - “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan”, Luận văn thạc sĩ Lê Thúy Hiền, bảo vệ thành công năm 2008; - “Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Tới; - “Tiếp tục cải cách hiện đại hóa hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Túc, bảo vệ thành công năm 2007. Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu cấp ngành Hải quan như: - “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan phù hợp với cam kết quốc tế mà Hải quan Việt Nam ký kết, tham gia” (mã số 02-N2003, do TS. Vũ Ngọc Anh làm chủ nhiệm đã bảo vệ thành công năm 2003); - “Hoàn thiện thể chế pháp luật về kiểm tra, giám sát hải quan phục vụ yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2010” (mã số 04-N2004, do TS. Vũ Ngọc Anh làm chủ nhiệm đã bảo vệ thành công năm 2007). Tuy nhiên, những công trình nêu trên mới chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cải cách và hiện đại hóa thủ tục hải quan của Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất khi sử dụng hệ thống Sổ ATA và những lợi ích của hệ thống này đem lại cho hải quan và cho người sử dụng. Có thể nói, đây là luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Quốc tế đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Đây cũng chính là một trong những trở ngại về nguồn tài liệu tham khảo đối với người viết luận văn bên cạnh một số trở ngại khác về mặt thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về Công ước ATA, về khả năng thực thi của Hải quan Việt Nam trong thời gian tới; những bất cập trong các quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất của Việt Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục để ngành Hải quan thực hiện tốt những lợi ích mà Công ước ATA đem lại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đó, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Giới thiệu về Công ước ATA và nội dung chủ yếu của Công ước; - Phân tích những lợi ích của Công ước đối với hải quan và cộng đồng doanh nghiệp; - Nhận định, đánh giá thực trạng thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất tại Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp để ngành Hải quan thực thi có hiệu quả Công ước ATA. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ luật học và với khả năng cho phép, người viết luận văn cố gắng nghiên cứu một cách tổng quát những vấn đề cơ bản liên quan đến Công ước ATA, đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất và các khả năng của ngành Hải quan khi tham gia Công ước này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, người viết xin chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các quy định pháp luật về thủ tục hải quan đối với loại hình tạm nhập tái xuất phổ biến, điển hình, chiếm kim ngạch lớn để từ đó áp dụng được những chuẩn mực của Công ước ATA về việc chấp nhận tạm thời hàng hóa. - Về mặt thời gian: Mốc thời gian mà luận văn phân tích là năm 2010 khi mà Hải quan Việt Nam chưa tham gia vào Công ước ATA, giải pháp đề xuất áp dụng cho đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước, chính sách của nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, luận văn được thực hiện dựa trên việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp lịch sử,… 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất khi gia nhập Công ước ATA. Về mặt lý luận, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên kể từ khi Luật Hải quan năm 2001 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 được ban hành đến nay. Về mặt thực tiễn, luận văn đưa ra những giải pháp và đề xuất cụ thể nhằm góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục hải quan để thực thi có hiệu quả Công ước ATA. Như vậy, với kết quả đạt được, luận văn sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn của pháp luật Hải quan, góp phần hoàn thiện những nội dung cơ bản nhất của pháp luật về thủ tục hải quan đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Công ước ATA và pháp luật về thủ tục hải quan tại Việt Nam. Chương 2: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam theo Công ước ATA. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan nhằm thực thi có hiệu quả Công ước ATA của ngành Hải quan. Chương 1 CÔNG ƯỚC ATA VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC ATA 1.1.1. Sự ra đời của Công ước ATA Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế đã làm cho các hình thức giao dịch thương mại quốc tế ngày càng đa dạng. Trong đó, một trong những hình thức giao dịch tương đối phổ biến là hình thức tạm nhập khẩu - tái xuất khẩu hoặc tạm xuất khẩu - tái nhập khẩu hàng hóa giữa một hoặc nhiều quốc gia. Để đáp ứng các yêu cầu quản lý mới, từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX Hội đồng hợp tác hải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới - WCO) cùng với sự hợp tác của Liên hợp quốc, các thành viên tham gia Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT), tổ chức Khoa học Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã nghiên cứu và thông qua Công ước quốc tế của WCO về Sổ tạm quản ATA (Công ước ATA) năm 1961. Công ước ATA gồm phần thân Công ước và 13 Phụ lục về các chuyên đề liên quan đến tạm quản như về chứng từ tạm quản (Sổ ATA); về hàng hóa dùng để trưng bày hoặc sử dụng tại triển lãm, hội chợ, hội nghị hay các sự kiện tương tự; về thiết bị nghề nghiệp; về bao bì, giá kê, gói, mẫu hàng và các hàng hóa nhập khẩu khác liên quan đến hoạt động thương mại; về hàng hóa nhập khẩu liên quan đến hoạt động sản xuất; về hàng hóa nhập khẩu cho mục đích giáo dục, khoa học hoặc văn hóa; về hành lý cá nhân của du khách và hàng hóa nhập khẩu dùng cho hoạt động thể thao; về vật tư quảng bá du lịch; về hàng hóa nhập khẩu qua biên giới; và về hàng hóa nhập khẩu được miễn giảm một phần thuế nhập khẩu và thuế khác. Công ước khắc phục tình trạng phân tán các văn kiện quốc tế về tạm quản hàng hóa và tạo ra những quy định đồng bộ về vấn đề này qua việc sử dụng các chứng từ tạm quản như các chứng từ hải quan quốc tế có sự đảm bảo quốc tế nhằm gia tăng lợi ích trong giao lưu thương mại quốc tế và tạo ra sự hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan ở cấp độ cao. Mục đích của Công ước này là tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và hài hòa hóa thủ tục tạm quản để đạt được các mục tiêu về kinh tế, nhân đạo, văn hóa, xã hội hoặc du lịch. Việc chấp nhận Công ước và trở thành bên tham gia của Công ước chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan hải quan làm cho các thủ tục đơn giản hơn và việc kiểm soát hoạt động tạm nhập cũng linh hoạt hơn. Công ước ATA trên thực tế chỉ quy định tạm nhập hai nhóm hàng trước đó được điều chỉnh bởi: - Công ước về tạm nhập thiết bị chuyên ngành (Brucxen 1961). - Công ước về tạm nhập hàng hóa trưng bày hoặc sử dụng tại triển lãm, hội chợ, hội nghị hoặc các sự kiện tương tự (Brucxen 1961). Công ước ATA cho phép các bên tham gia sử dụng Sổ ATA để tạm nhập hàng hóa được điều chỉnh bởi các Công ước khác, tuy nhiên đối với các bên không phải là bên tham gia Công ước đó, sẽ vẫn gặp một số khó khăn liên quan đến các nhóm hàng hóa được cho phép tạm nhập. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Sổ ATA 1.1.2.1. Định nghĩa Sổ ATA a. ATA là sự kết hợp viết tắt của chữ cái tiếng Anh và tiếng Pháp nghĩa là “chấp nhận tạm thời”. b. Sổ ATA: là một chứng từ hải quan quốc tế tạm thời được chấp nhận bởi cơ quan hải quan, nó thay thế tạm thời cho chứng từ thông thường phải có khi mà hàng hóa di chuyển qua một quốc gia. Chứng từ này được cung cấp bảo lãnh bởi một số cơ quan hải quan của một số nước dưới sự điều hành của Phòng thương mại quốc tế. Nó cũng bảo lãnh việc nộp các khoản thuế hải quan nếu những hàng hóa đó không được tái xuất hoặc tái nhập đúng thời gian quy định [14, tr. 184]. 1.1.2.2. Hệ thống Sổ ATA hoạt động như thế nào? Mục đích của hệ thống ATA là tạo ra một công cụ đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục quản lý hàng tạm nhập. Việc xác định các chế độ hải quan được thực hiện theo những mục đích đặc thù. Ví dụ, chế độ tạm quản đối với hàng hóa tạm nhập để trưng bày và sử dụng tại các hội chợ, triển lãm. Về nguyên tắc, hàng hóa sau khi tạm nhập được tái xuất phải giữ nguyên tình trạng ban đầu khi nhập khẩu trừ những hao mòn trong quá trình sử dụng. Hệ thống ATA cho phép hàng hóa di chuyển dễ dàng qua biên giới và cơ quan hải quan quản lý các loại hàng hóa liên quan thông qua Sổ ATA (ATA Carnet). Khi áp dụng hệ thống này, cộng đồng doanh nghiệp quốc tế được hưởng lợi từ việc một quy trình thủ tục hải quan đơn giản, chặt chẽ, liên kết, liên thông giữa nhiều quốc gia. Cần ghi nhận rằng tài liệu quan trọng nhất trong hệ thống ATA là Sổ ATA. Sổ ATA là chứng từ hải quan quốc tế dùng để tạm xuất tạm nhập và quá cảnh hải quan thay cho các chứng từ hải quan trong nước và được sử dụng rộng rãi nhất khi làm thủ tục cho hàng tạm nhập. Sổ ATA bao gồm một bộ chứng từ với nhiều màu sắc khác nhau: trang bìa và trang cuối màu xanh lá cây, màu vàng dùng cho xuất khẩu và tái nhập, màu trắng dùng cho nhập khẩu và tái xuất, màu xanh nước biển dùng cho quá cảnh. Danh mục hàng hóa được ghi ở mặt sau của trang bìa (danh mục dùng chung của Sổ) và ở mặt sau của mỗi biên lai (danh mục chung của biên lai) với các trang bổ sung cùng màu sắc và cũng có các cuống chứng từ dành cho cán bộ hải quan. Các màu sắc khác nhau sẽ giúp dễ dàng nhận ra chứng từ cần dùng, bởi vì hoạt động nhập khẩu và tái nhập ở một nước xuất xứ sẽ trở thành hoạt động nhập khẩu và tái nhập ở nước đích và ngược lại. Người giữ Sổ hoặc đại diện của mình sử dụng các chứng từ để khai báo hàng hóa với hải quan, hai biên lai dùng cho xuất cảnh và tái nhập ở nước xuất xứ và hai biên lai khác dùng cho nhập cảnh và tái xuất hoặc quá cảnh ở một nước đến, các cuống chứng từ để hải quan xác nhận sẽ được giữ trong Sổ. Sau khi sử dụng chứng từ sẽ được trả lại cho tổ chức cấp phát. Liên quan đến hoạt động quá cảnh hải quan, chuẩn mực 2 Chương I Phụ lục Chuyên đề E của Công ước Kyoto sửa đổi (Công ước về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan) yêu cầu hải quan cho phép hàng hóa được vận chuyển theo chế độ quá cảnh hải quan trong lãnh thổ của họ. Theo các yêu cầu đó việc sử dụng Sổ ATA sẽ tạo điều kiện cho hoạt động quá cảnh hải quan như đã được quy định bởi Công ước Kyoto sửa đổi. a. Gồm một trang bìa trước màu xanh lá cây: nó phải được giữ nguyên. Trang một bao gồm số seri, hạn sử dụng, mục đích sử dụng, những quốc gia được sử dụng, ngày cấp, con dấu, chữ ký của tổ chức được phép cấp Sổ, chữ ký của một người có thẩm quyền trong cơ quan người sử dụng Sổ. Mặt khác số seri của Sổ được in trên mỗi cuống Sổ và biên lai. b. Gồm một biên lai xuất khẩu màu vàng trên đó có hai phần: - Cuống tờ khai xuất khẩu: phần này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, ghi ngày tháng, ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan quốc gia tại nơi xuất. Nó phải được người sở hữu nó giữ lại cùng với những cuống Sổ tạm nhập - tái xuất nằm trong trang bìa màu xanh lá cây. - Biên lai xuất khẩu: phần này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, ghi ngày tháng, ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan quốc gia. Nó sẽ được tách ra lưu giữ tại cơ quan hải quan tại nơi xuất. c. Hai bảng mẫu màu trắng (sử dụng cho mỗi nước mà người giữ Sổ muốn đến), gồm: - Một mẫu tờ khai nhập khẩu màu trắng được chia ra làm hai phần: + Cuống tờ khai nhập khẩu: phần này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, ghi ngày tháng, ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan nước ngoài tại nơi nhập. Nó sẽ phải được người sở hữu Sổ giữ lại cùng với những cuống khác trong trang bìa màu xanh lá cây. + Biên lai nhập khẩu: phần này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, ghi ngày tháng, ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan nước ngoài tại nơi nhập. Nó sẽ phải được tách ra và được lưu giữ bởi hải quan nước ngoài tại nơi nhập. - Một mẫu tờ khai tái xuất màu trắng được chia ra hai phần: + Cuống tờ khai tái xuất khẩu: phần này phải được tiến hành, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, ghi ngày tháng, ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan nước ngoài tại nơi xuất. Nó sẽ phải được người sở hữu Sổ giữ lại cùng với những cuống khác trong trang bìa xanh lá cây. + Biên lai tái xuất khẩu: phần này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, ghi ngày tháng, ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan nước ngoài tại nơi xuất. Nó sẽ phải được hải quan nước ngoài giữ lại tại cửa khẩu xuất. c. Hai mẫu tờ khai màu lam hàng quá cảnh (sử dụng cho mỗi nước nhất định phải qua) gồm hai phần: - Cuống tờ khai hàng quá cảnh: khi cuống này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, ghi ngày tháng ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan nước ngoài tại nơi xuất và nơi nhập. Nó sẽ phải được người sở hữu Sổ giữ lại. - Biên lai hàng quá cảnh: hai biên lai này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, chi tiết như trên. Cũng như các biên lai khác, nó sẽ được tách ra và giữ bởi hải quan nước ngoài tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất. d. Một mẫu tờ khai tái nhập khẩu màu vàng được chia thành hai phần: - Cuống tờ khai tái nhập khẩu: phần này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra chi tiết như trên, ghi ngày tháng, ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan quốc gia tại nơi tái nhập. Nó sẽ phải được người sở hữu Sổ lưu giữ cùng với những cuống khác trong trang bìa màu xanh lá cây. - Biên lai tái nhập khẩu: phần này phải được điền, khai đầy đủ, có xác nhận kiểm tra, ghi ngày tháng, ký tên đóng dấu của cơ quan hải quan quốc gia tại nơi tái nhập. Nó sẽ phải được tách ra và giữ lại bởi hải quan quốc gia tại nơi tái nhập. e. Trang bìa cuối màu xanh: phần này in một số điều nhắc nhở người sử dụng Sổ ATA. Người giữ Sổ cần phải đọc những ghi chú về sử dụng Sổ ATA in trên trang bìa này. Sổ sẽ không có giá trị nếu thiếu tờ bìa cuối này. Ghi chú: - Mọi cuống Sổ và biên lai đều phải được điền đầy đủ, chính xác đúng quy định, phải được kiểm tra xác nhận, được ghi ngày tháng, ký, đóng dấu của cơ quan hải quan. Người sở hữu, người đại diện không được điền vào Sổ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những cuống tờ khai phải được người giữ Sổ lưu giữ trong trang bìa màu xanh lá cây. - Tất cả những biên lai phải được tách ra và lưu giữ bởi cơ quan hải quan như đã quy định nêu trên. - Mẫu tờ khai hàng quá cảnh màu xanh lam phải được sử dụng bất cứ khi nào hàng hóa theo Sổ ATA quá cảnh qua một quốc gia trước khi đến điểm tạm nhập cuối cùng. - Sổ ATA phải được nộp lại cơ quan cấp đầy đủ ngay khi sử dụng xong. - Trên trang bìa màu xanh lá cây quy định những loại hàng hóa và những quốc gia cho phép lưu hành Sổ tạm nhập - tái xuất. - Sử dụng Sổ ATA riêng cho hoạt động quá cảnh: không sử dụng Sổ tạm nhập - tái xuất riêng cho hoạt động quá cảnh vì Sổ ATA chỉ phục vụ cho việc tạm nhập. Một Sổ ATA chỉ được cấp nếu sử dụng cho những mục đích đã được Công ước quy định nghĩa là tạm nhập theo một Sổ của Điều 3 Công ước tạm nhập - tái xuất. 1.1.2.3. Những loại hàng hóa hệ thống điều chỉnh Công ước quy định những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh tạm nhập/tái xuất cho 3 nhóm hàng hóa chính: - Hàng triển lãm; - Hàng mẫu thương mại; - Thiết bị chuyên ngành. Ngoài ra cũng có thể được sử dụng cho các loại hàng hóa khác như: máy tính, công cụ sửa chữa, các trang thiết bị dùng cho biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, phương tiện giao thông,… 1.1.2.4. Phòng thương mại quốc tế (ICC) Phòng thương mại quốc tế (ICC) là phòng thương mại đầu tiên của thế giới, có trụ sở ở Pari, được thành lập năm 1919, có hội viên tại 140 quốc gia (như: Ấn Độ, Phillipin, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapo, EU,…). Với mục tiêu chính là xúc tiến thương mại và đầu tư thông qua những dịch vụ và những hoạt động của các hội viên, cũng như vai trò tư vấn đối với các tổ chức: Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại Thế giới, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Hiệp định chung về thương mại và thuế quan, Cộng đồng Châu âu và các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư của các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ khác. 1.1.2.5. Những quốc gia đang tham gia hệ thống Sổ ATA Hệ thống Sổ ATA đã được chấp nhận và thẩm định bởi Hệ thống bảo lãnh hải quan quốc tế và đang có hiệu lực tại 55 quốc gia trong đó gồm có cả những quốc gia thương mại quốc tế lớn và xuất khẩu vốn như: Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Nam Triều Tiên, Srilanca, Thái Lan, Mỹ, Malayxia,… Như vậy hệ thống Sổ ATA là một công cụ mạnh và đắc lực trong xúc tiến thương mại, trong việc đẩy nhanh các quốc gia hội nhập vào cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và có lợi cho cả cộng đồng thương mại quốc tế và các cơ quan tham gia. 1.1.3. Những lợi ích khi tham gia Công ước ATA 1.1.3.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp (người sở hữu Sổ) Với Sổ ATA, ở phạm vi nội địa, khi làm thủ hải quan các doanh nghiệp Việt Nam không cần phải qua các Bộ ngành liên quan nữa mà chỉ cần qua “một cửa” một cách đơn giản nhất, thuận tiện, nhanh chóng nhất. Còn ở phạm vi quốc tế, tất cả hải quan các nước tham gia hệ thống Sổ ATA đều sẽ áp dụng hình thức chấp nhận Sổ ATA để nhanh chóng thông quan tự động cho hàng hóa của doanh nghiệp bằng một quyển Sổ ATA, không cần thêm bất kỳ giấy tờ nào khác. - Giảm giấy tờ và sự vất vả: có Sổ ATA, người sử dụng không phải hoàn thành các tờ khai và chứng từ hải quan tại điểm nhập/xuất; - Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: hệ thống cho phép các thương nhân, nhà triển lãm, những chuyên gia, nhà làm phim, kỹ sư, người biểu diễn nghệ thuật, nhà nhiếp ảnh,…được làm thủ tục lữ hành và thủ tục hải quan nhanh chóng với chi phí tạm nhập được xác định trước. Hệ thống Sổ ATA giúp cơ quan hải quan và người sử dụng giảm được chi phí và thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa; - Giảm rủi ro cho người giữ Sổ: trong trường hợp phải giới thiệu sản phẩm cho những khách hàng tiềm năng tại nhiều quốc gia khác nhau mà không cần phải mang theo nhiều ngoại tệ để đặt cọc cho hàng mẫu tạm nhập; - Khi một thương nhân muốn tham gia hội chợ tại nhiều quốc gia trong cùng hệ thống thì cũng chỉ cần sử dụng một quyển Sổ ATA. 1.1.3.2. Lợi ích đối với cơ quan hải quan - Giảm bớt giấy tờ: Sổ ATA không cần tờ khai hải quan tại điểm nhập và điểm xuất. Điều này giúp giảm giấy tờ cho cả cán bộ công chức hải quan và người sử dụng Sổ; - Giảm bớt khối lượng công việc: cán bộ, công chức hải quan không còn phải giải quyết những trường hợp doanh nghiệp từ chối hoặc đòi giảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan