Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao nam bộ về lỡ duyên...

Tài liệu Công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao nam bộ về lỡ duyên

.PDF
106
557
56

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN PHAN THỊ MỸ THIỀU MSSS: 6062213 CÔNG THỨC NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ LỠ DUYÊN Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Ngữ Văn Khóa 2006 – 2010 Cán bộ hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ DIỆU HÀ Cần Thơ, ngày 21 tháng 4 năm 2010 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích yêu cầu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CA DAO NAM BỘ, CÔNG THỨC NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ LỠ DUYÊN 1. Khái niệm ca dao và công thức truyền thống trong ca dao 1.1. Khái niệm ca dao 1.2. Khái niệm công thức truyền thống trong ca dao 2. Khái niệm công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên 2.1. Khái niệm về ca dao Nam Bộ 2.2. Khái niệm ca dao Nam Bộ về lỡ duyên 2.3. Khái niệm công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ 2.3.1. Khái niệm công thức ngôn ngữ 2.3.2. Khái niệm công thức biểu tượng 2.3.3. Khái niệm công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ 3. Thống kê CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CÔNG THỨC NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ LỠ DUYÊN 1. Biểu hiện công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong các chủ đề của ca dao Nam Bộ 1.1. Biểu hiện công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong chủ đề về tình yêu quê hương đất nước 1.2. Biểu hiện công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong chủ đề về tình yêu đôi lứa 1.3. Biểu hiện công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong chủ đề về quan hệ gia đình và các mối quan hệ khác 2. Biểu hiện công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên 2 CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ Ý NGHĨA CÔNG THỨC NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ LỠ DUYÊN 1. Giá trị nội dung 2. Giá trị hình thức 3. Giá trị về văn hóa KẾT LUẬN 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài Khi nhắc đến Nam Bộ ai cũng nghĩ đến vùng đất mới của những lưu dân với hình ảnh - Xứ đâu xứ lạ xứ lùng Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um hay - Xứ nào bằng xứ Cạnh Đền Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội lền như bánh canh Vẻ hoang sơ trở thành ấn tượng khó phai. Con người luôn bị những nguy hiểm của thiên nhiên hoang dại rình rập. Những bước chân đầu tiên vừa bỡ ngỡ trước môi trường xa lạ vừa chần chừ, do dự vì lo lắng cho cuộc sống trong những ngày sắp tới ở “nơi khỉ ho cò gáy”, nhưng rồi bộn bề công việc làm cho họ không còn thời gian suy nghĩ đến tương lai mà phải đối mặt với thực tại thế nào, làm sao để tồn tại và lao động cần mẫn là giải pháp tốt nhất. Trải qua năm tháng cải tạo miệt mài, những lưu dân này phải đấu tranh với những gian khó “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội lền tựa bánh canh”, nhưng đồng thời lại có được sự ủng hộ của khí hậu mưa thuận gió hoà, sản vật dồi dào thì bàn tay chai cứng đã biến nơi đây thành cánh đồng lúa bạt ngàn cò bay thẳng cánh, đất đai phì nhiêu vun bón cho vườn cây lành trái ngọt quanh năm. Cho thấy sự hài hòa của vùng đất đã giữ chân con người cùng khổ. Nó đồng thời gây ra cho con người những khó khăn, khắc nghiệt và bù đắp bằng điều kiện thuận lợi. Một địa điểm vô cùng mới mẻ trên bản đồ địa lí nước ta thời bấy giờ, mang đầy đủ nét tự nhiên chưa từng ghi dấu con người chỉ có cây cối, sinh vật chung sống bên nhau. Vì thế mà đặc tính hoang dã luôn đe dọa an toàn của con người và chấp nhận đến đây thì phải chịu không ít đau thương mất mát vì nỗi "rừng thiêng nước độc”, nhưng đồng thời được tận hưởng sản vật dồi dào Ai ơi về miệt Tháp Mười Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn Chỉ cần giới thiệu một địa danh điển hình cũng đủ khái quát toàn cảnh Đồng bằng sông Cửu Long giàu có tài nguyên thiên nhiên, hay câu ca dao về Gia Định – trung tâm của vùng cho ta hình dung vẻ đẹp trù phú Ai về Gia Định thì về Nước Trong gạo trắng dễ bề làm ăn 5 Như người xưa thường nói “trời không phụ lòng người”, có phấn đấu vươn lên từ những cơ cực ban đầu thì sẽ thu kết quả tốt đẹp. Những lưu dân mới đến không nản lòng trước những trắc trở mà quyết tâm chinh phục nó bằng sức lao động của mình và kết quả được làm chủ trên mảnh đất rộng lớn, phì nhiêu. Như vậy, đời sống con người không kém phần sôi động, luôn vật lộn với chướng ngại vật trong cuộc sống, hăng say khai hoang lập nhà cửa xóm ấp. Không vì thế mà tâm hồn con người trở nên khô cằn, họ luôn giữ vẻ tươi vui và tràn đầy sức sống để xua tan mệt mỏi làm cho vị mặn mồ hôi thêm ngọt ngào tình người mở đất. Thời gian dần hun đúc cho con người nét tính cách riêng độc đáo, đó là: tính bộc trực, chất phát nhưng không kém phần dí dỏm và tính hài hước, phóng khoáng,... đến nghĩa tình trong quan hệ giữa người với người. Tụ chung lại làm thành bản sắc văn hóa vừa quen vừa lạ với con người Việt Nam, đây thực sự ẩn chứa đời sống tinh thần vô cùng phong phú mang nét độc đáo cá thể. Để lưu lại nét đẹp con người cũng như tạo vật nơi đây thì ca dao Nam Bộ đã làm tròn chức năng, những câu hát bình dân phản ánh toàn bộ bản chất như chính những gì họ trải qua, thể hiện một cách chân thực và sâu sắc. Những lời ca mộc mạc, giản dị được dân vùng châu thổ ngâm nga gần gũi với thiên nhiên, hoà mình vào thấm đậm tình sông nước. Ca dao Nam Bộ là bộ phận rất trẻ so với ca dao truyền thống nhưng được giới nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao, không những thể hiện tâm tình con người trong quá trình khai khẩn mà còn chứa đựng đặc sắc về nghệ thuật, điểm nổi trội văn hoá. Vì thế, có nhiều đề tài nghiên cứu từng khía cạnh từ cụ thể đến khái quát nhằm khám phá giá trị những sáng tác dân gian, dần đánh giá đúng thực chất và có cái nhìn trọn vẹn hơn về mảng ca dao của vùng đất mới. Người viết trong luận văn này đã chọn đề tài: “Công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên”, là một vấn đề nhỏ nhưng cũng muốn thông qua việc tìm hiểu để nâng cao kiến thức và có cái nhìn sâu sắc hơn. Công thức ngôn ngữ và công thức biểu tượng là những ẩn số, tìm ra lời giải đồng nghĩa chúng ta phát hiện ý nghĩa biểu đạt đằng sau được tác giả dân gian khéo léo cho vào vỏ bọc các công thức. Những câu ca dao gần gũi, mộc mạc nhưng không có nghĩa là sơ sài, dễ dãi như phát ngôn hằng ngày. Bằng khả năng ngôn ngữ bình dân, tác giả vừa thể hiện nội dung tình cảm vừa sáng tạo thế giới nghệ thuật. Vì vậy khi tìm hiểu ca dao, ta không chỉ chú trọng nội dung là đủ, ở ca dao Nam Bộ cũng nằm trong tổng thể và những câu hát về lỡ duyên thấm đượm tình cảm con người trong tình cảnh trái ngang của duyên phận 6 được bộc bạch thông qua các hình thức nghệ thuật. Lời than thân trách phận từ đau khổ đầy uất nghẹn khó mà nói rõ thì công thức ngôn ngữ và biểu tượng như chiếc chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn con người vùng sông nước để thổ lộ nỗi lòng thầm kín. Bài viết không dừng lại ở ý nghĩa nghiên cứu mà mong muốn góp thêm công trình khẳng định giá trị ca dao Nam Bộ. 2. Lịch sử vấn đề Từ lâu, ca dao Nam Bộ đã trở thành đề tài vừa quen vừa lạ trong giới nghiên cứu, có nhiều công trình trên mọi lĩnh vực khác nhau, mỗi lần đi sâu vào là thấy cái hay không lặp lại gây hứng thú cho nhiều người quan tâm. Tính đến nay có rất nhiều công trình xoay quanh khám phá vẻ đẹp những câu hát bình dân mà sâu sắc vô cùng. Và người viết khi chọn đề tài “Công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên” đã khảo sát thấy có nhiều công trình đi trước đề cập đến vấn đề này, từ những bài viết có hệ thống được xuất bản thành sách cho đến những bài nghiên cứu về khía cạnh nào đó. Nhìn chung liên quan đến đề tài có các công trình sau: Về công tác sưu tầm ca dao trong cả nước có nhiều công trình tập hợp những câu ca dao trong cả ba miền, đồng thời còn đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề nghiên cứu ca dao như: * Vũ Ngọc Phan có quyển Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam do NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978. Tập hợp cả ba thể loại của văn học dân gian, không chỉ giới thiệu đến độc giả những câu hát dân ca, những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của ông cha mà còn có những câu ca dao phong phú nội dung thể hiện đầy đủ cung bậc cảm xúc qua từng đề tài. * Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp biên soạn quyển Văn học Việt Nam, Văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000. Đây là quyển sách không chỉ sưu tầm riêng về thể loại ca dao mà còn bao gồm nhiều thể loại khác của văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, dân ca, tuồng đồ, chèo. Sưu tầm ca dao Nam Bộ thì cũng không ít công trình có đóng góp trong lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu cố gắng sưu tầm bổ sung vào kho tàng ca dao cả nước, nâng số lượng câu ca dao của vùng ngày càng đa dạng. * Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị sưu tập những câu ca bình dân hợp thành quyển Ca dao – dân ca Nam Bộ - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1984. 7 Công trình này có công trong việc sưu tập ca dao Nam Bộ và tập hợp nhiều ý kiến bàn luận liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau về văn học dân gian. * Khoa ngữ văn trường Đại học Cần Thơ – Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long - NXB Giáo dục, 1977, giới thiệu các thể loại của văn học dân gian ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có ca dao được đặt ở phần II với tiêu đề các thể loại văn vần, nằm ở tiểu mục thứ 4. Ca dao được trình bày theo các chủ đề: tình yêu đất nước, lao động sản xuất, đời sống tình cảm, phong tục tập quán và tâm lí xã hội. * Đỗ Văn Tân (chủ biên) quyển Ca dao Đồng Tháp Mười – NXB Sở văn hóa thông tin Đồng Tháp, 1984, là kết quả sưu tầm và nghiên cứu của tập thể giáo viên khoa Ngữ văn trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp giới thiệu hơn ngàn đơn vị ca dao trong vùng Tháp Mười về cảnh trí, sản vật, con người và đời sống tình cảm của chính con người nơi đây. Nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian Nam Bộ có một số công trình tiêu biểu phải kể đến như: * Bùi Mạnh Nhị – Văn học dân gian những công trình nghiên cứu – NXB Giáo dục, 1999, tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau về những vấn đề cần bàn luận của văn học dân gian, một số bài đề cập đến ca dao như Đặng Văn Lung – Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, Nguyễn Tấn Phát – Vài nét về nội dung ca dao – dân ca Nam Bộ,... * Nguyễn Văn Hầu có quyển Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (gồm 2 tập) – NXB Trẻ, 2004. Tập 1 đã khái quát về các thể loại văn học dân gian ở Nam Bộ như truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè,... bước đầu cho người đọc hình dung diện mạo của văn học dân gian trong không gian Lục tỉnh. * Nguyễn Phương Thảo – Văn hóa dân gian Nam Bộ những phát thảo – NXB Giáo dục, Hà Nội, 1977, là quyển sách có ý nghĩa giới thiệu và giải mã văn hóa dân gian của một vùng – vùng sông nước Cửu Long và bổ sung vào vốn văn hóa cả nước những vấn đề cụ thể trong lĩnh vực đời sống tâm linh của con người. Liên quan đến đề tài này thì có nhiều bài đi sâu vào những vấn đề công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng. Mỗi bài viết chỉ hướng đến một biểu hiện nhỏ nhưng rất có giá trị ở mức độ chuyên sâu. Các tác giả đưa ra từng ý kiến khác nhau làm cơ sở phong phú khi tiếp cận vấn đề, hay có thể là những gợi ý quan trọng giúp ta phát hiện thêm nhiều giá trị độc đáo. Một số 8 công trình như sau: * Bùi Mạnh Nhị có hai bài viết: Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao – dân ca trữ tình trên tạp chí Văn học số 1, 1997 và bài viết Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao – dân ca Nam bộ trên tạp chí Ngôn ngữ số 1 – 1984. * Nguyễn Văn Nở viết về Hình ảnh “Thân em” trong ca dao trữ tình Đồng bằng sông Cửu Long - Tạp chí ngôn ngữ số 9 – 2000. Bài viết phân tích từ mở đầu bằng “Thân em” là công thức sử dụng biện pháp so sánh nổi có những biểu hiện cụ thể như thế nào và còn so sánh hình ảnh sử dụng trong câu ca dao các miền khác cho thấy hình ảnh trong ca dao Nam Bộ giản dị mang nét đặc thù cho chính nơi khai sinh ra nó. * Lê Thị Diệu Hà viết về Đặc trưng ngôn ngữ ca dao tình yêu Nam Bộ trên diễn đàn học tập và nghiên cứu Ngôn ngữ học 2005. Tác giả nêu lên những đặc trưng về ngôn ngữ được dùng nhiều trong ca dao tình yêu vùng sông nước như hình ảnh con sông, tên các con nước, các loại ghe xuồng... và phương ngữ được sử dụng để nêu lên nét điển hình của câu ca. * Nguyễn Thị Phương Châm với công trình Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của ca dao sưu tầm ở Nam Bộ đã khai thác những đặc trưng tâm hồn, tình cảm con người Phương Nam qua ngôn ngữ ca dao. Đến những bài viết bàn về những biểu hiện của công thức biểu tượng trong ca dao thì có một số công trình: * Trương Thị Nhàn – Giá trị biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam – Tạp chí văn hóa dân gian số 3, 1998, phân loại và đưa ra thống kê những vật thể nhân tạo trong ca dao đồng thời phân tích những biểu hiện của nó. * Nguyễn Thị Ngọc Điệp có hai bài viết: Tiếp cận biểu tượng trầu – cau, bài thứ hai là Về chức năng của biểu tượng trong cấu trúc của ca dao. * Trần Văn Nam – Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong sự hình thành các biểu trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ – Tạp chí văn hóa dân gian số 1, 2003. * Hà Công Tài – Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian – Tạp chí văn hóa số 5-6, 1988 đã phân tích biểu tượng trăng trong ca dao đồng thời khái quát về biểu tượng, lấy cái cụ thể ngoài đời sống nâng lên thành cái trừu tượng, phán ánh ý niệm thẩm mỹ của nhân dân. 9 Một số công trình khác mang tính chất lí luận, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra từng phương diện về nghệ thuật vận dụng công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao. Sau đây là một số bài viết về vấn đề này: * Nguyễn Xuân kính với quyển Thi pháp ca dao, dành riêng chương 7 bàn về một số biểu tượng, ông phân loại biểu tượng thành hai nhóm lớn: biểu tượng thế giới thiên nhiên và biểu tượng thế giới nhân tạo. * Bùi Công Hùng – Biểu tượng thơ ca trên tạp chí văn học số 1, 1998. * Hoàng Kim Ngọc biên soạn quyển So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình (dưới góc nhìn ngôn ngữ – văn hóa học) – NXB Khoa học Xã hội, 2009. Đây thực sự là chuyên khảo đầu tiên với tư cách tiếp cận ngôn ngữ và văn hóa về biện pháp so sánh và ẩn dụ. Hai biện pháp nghệ thuật được xem như tín hiệu thẩm mỹ trong ca dao trữ tình của người Việt. * Bùi Mạnh Nhị – Tiếp cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng văn hóa dân gian – Tạp chí văn học số 3, 1985. Công trình này đã nêu lên quá trình văn học dân gian hình thành, tồn tại và phát triển. * Đoàn Xuân Mỹ có bài viết Ca dao Nam Bộ, một cái nhìn gần – Tạp chí văn học số 4, 1997. Bài viết về thể thơ, cấu trúc, nhịp điệu của ca dao Nam Bộ trên cơ sở đã kế thừa từ truyền thống của ca dao dân tộc đồng thời có những sáng tạo riêng mang tính chất đặc trưng phong cách con người bản địa. Nhìn chung cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chi tiết đầy đủ về “Công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên”. Bên cạnh đó, có nhiều công trình khác nhau liên quan đến đề tài, mỗi công trình chỉ nghiên cứu từng đề tài riêng lẻ, có những công trình cùng đề tài nhưng có quan điểm đánh giá khác nhau làm phong phú thêm vấn đề đang tìm hiểu, chúng ta có nhiều hướng tiếp cận khác nhau tùy theo quan điểm hay hướng tiếp cận của mỗi cá nhân. Khi thực hiện đề tài này, người viết hướng đến vấn đề công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên cụ thể thành hệ thống hoàn chỉnh. 3. Mục đích yêu cầu Nghiên cứu ca dao Nam Bộ nói chung và đề tài “Công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên” đòi hỏi người viết hướng đến các nhiệm vụ cụ thể: - Trước tiên ta cần khảo sát, thống kê những câu ca dao Nam Bộ về lỡ duyên 10 làm tư liệu chính, những công thức ngôn ngữ và biểu tượng được sử dụng để thổ lộ tâm tư tình cảm về đề tài này. - Kế đến, người viết tìm hiểu nguồn gốc hình thành công thức ngôn ngữ và biểu tượng. Sau đó tìm ra định nghĩa chính xác như định hướng cho việc xác định đúng các công thức được dùng trong câu ca dao. - Hướng tiếp theo là phân tích giá trị biểu đạt của công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên. Từ nội dung thu được, người viết có thể so sánh với ca dao cổ truyền và đưa ra đánh giá, nhận xét chung về đóng góp của công thức trong đề tài lỡ duyên trong ca dao. 4. Phạm vi nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài “Công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên”, người viết cần giới hạn phạm vi tìm hiểu. Đề tài chú trọng đi sâu vào nội dung công thức ngôn ngữ và biểu tượng khảo sát trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên. Người viết tập trung làm rõ biểu hiện cụ thể từng công thức, nó có ý nghĩa gì khi vận dụng vào câu ca bình dân. Từ phạm vi của đề tài, tài liệu khảo sát theo qui ước sau: I. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị – Ca dao – dân ca Nam Bộ - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1984. II. Khoa ngữ văn trường Đại học Cần Thơ – Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long - NXB Giáo dục, 1977. III. Đỗ Văn Tân (chủ biên) – Ca dao Đồng Tháp Mười – NXB Sở văn hóa thông tin Đồng Tháp, 1984. Từ cơ sở những tư liệu trên, người viết sẽ lấy làm tài liệu khảo sát chính và khi sử dụng ngữ liệu sẽ có chú thích, còn các ngữ liệu lấy từ các tài liệu khác sẽ không có chú thích. Bởi vì, đề tài mà người viết hướng đến là “Công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên” nên những câu ca dao Nam Bộ nói chung và những câu ca Nam Bộ về lỡ duyên nói riêng là dẫn chứng chủ yếu làm rõ vấn đề trong đề tài này. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phạm vi tương đối, yêu cầu tìm hiểu công thức ngôn ngữ và biểu tượng và đối tượng là những câu ca dao Nam Bộ về lỡ duyên. Tuy đề tài không rộng nhưng người viết cần chuyên sâu đưa ra nhận định chính xác về giá trị của 11 từng nội dung biểu hiện. Bổ trợ cho quá trình thực hiện đề tài, người viết cần có những phương pháp nghiên cứu chính xác như: thu thập tài liệu, đọc văn bản chọn lọc những câu ca dao tiêu biểu làm dẫn chứng trong lập luận. Những phương pháp sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài này: thống kê đầy đủ công thức được sử dụng, sau đó liệt kê có hệ thống để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu theo trình tự khoa học, phân tích và tổng hợp là hai khâu quan trọng làm sáng tỏ vấn đề, rồi so sánh, đối chiếu công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ với ca dao truyền thống,... Ngoài ra, khi nghiên cứu công thức ngôn ngữ và biểu tượng, người viết còn sử dụng nhiều thao tác khác nhau khi cần thiết chủ yếu hướng vào mục đích nghiên cứu, vì thế phương pháp liên ngành sẽ bổ trợ tốt hơn. 12 B. PHẦN NỘI DUNG 13 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CA DAO NAM BỘ, CÔNG THỨC NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ LỠ DUYÊN 1. Khái niệm ca dao và công thức truyền thống trong ca dao 1.1. Khái niệm ca dao Ca dao là sản phẩm của những người bình dân. Trong nền Văn học dân gian, ca dao làm phong phú về mặt thể loại và giá trị biểu hiện, đã trở thành đề tài quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng, ca dao vẫn chưa có khái niệm thống nhất, xoay quanh vấn đề này vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau: * Theo Dương Quảng Hàm: “Ca dao (ca: hát, dao: bài hát không có chương khúc) là bài hát ngắn được lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình phong tục của người bình dân” (Việt Nam văn học sử yếu – NXB Hội nhà văn, 1996) [7; 9]. * Đinh Gia Khánh cho rằng: “Ca dao vốn là thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của bài hát dân ca đã bỏ đi những tiếng điệm, tiếng láy…hoặc ngược lại là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca” (Văn học dân gian Việt Nam – NXB Giáo dục, 1998) [9; 436]. * Nguyễn Xuân Kính thì định nghĩa: “Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về mặt phong cách” (Thi pháp ca dao – NXB KHXH Hà Nội, 1992) [11; 56]. * Tác giả Huỳnh Minh - Trúc Phương trong quyển Việt Nam văn học bình dân – NXB Thanh Niên, 2003 cho rằng: “Căn cứ vào nghĩa chữ hán thì: Ca là hát, dao là bài ngắn không chương khúc. Nói một cách rộng hơn: Ca dao là câu hát hay bài hát ngắn không thành chương khúc lưu dụng truyền khẩu trong giới trí thức bình dân” [13; 73]. * Tập thể tác giả của Lịch sử văn học Việt Nam – NXB Giáo dục, 1978: “Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự,ngụ ý và diễn đạt tình cảm” [26; 3]. * Vũ Ngọc Phan định nghĩa: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm 14 được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca” (Tục ngữ ca dao Việt Nam – NXB KHXH, 1978) [22; 42]. * Nguyễn Văn Đạm – Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng việt – NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1999: “Ca dao thể loại văn học dân gian thể hiện bằng các câu vần lụt bát” [2; 96]. * Mã Giang Lân, Lê Chí Quế: “Ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm”. Tuy khái niệm này chưa có sự thống nhất nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm có nét tương đồng. Ta có thể hiểu ca dao là bài hát bộc lộ tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động, do tập thể sáng tác và được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng con đường truyền miệng. 1.2. Khái niệm công thức truyền thống trong ca dao Những công thức được vận dụng trong sáng tác dân gian mang tính chất bền vững và ổn định được gọi là công thức truyền thống, ghi dấu ấn sâu đậm khi người bình dân muốn cất nên lời ca thì nghĩ đến những công thức này ngay. Tuy công thức truyền thống rất quen thuộc với những ai tiếp cận ca dao nhưng có ít công trình nghiên cứu chuyên sâu, cứ cho là nó quá gần gũi nên chưa quan tâm nhiều đến. Để làm sáng tỏ thế nào là công thức truyền thống thì người viết tham khảo ý kiến từ công trình của Bùi Mạnh Nhị – Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao – dân ca trữ tình trên tạp chí Văn học số 1, 1997. Trong đó đã nêu ra một số nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu về công thức truyền thống như A.Đauy, G.pooikert, O.Khoonnsaphen, Ia.Grim, A.N.Aphanaxép, P.I.Buxlaep, A.N.Vêxêlôpxki, A.T.KhrôLenkô…. Theo A.Đauy: “Về thực chất, cần phải đưa vào khái niệm công thức tất cả những gì thường được lặp lại, công thức bao hàm khái niệm về cái tiêu biểu, điển hình đối với thể loại”. Công thức truyền thống là những kiểu mẫu tương đối ổn định, điển hình khác nhau về hình thái, dung lượng, nội dung, ý nghĩa. Công thức có thể là một từ, một nhóm từ, dòng thơ hoặc nhóm dòng thơ. Có công thức thời gian, không gian, cốt truyện, tình huống, nhân vật, thiên nhiên, có cả công thức mẫu đề, biểu tượng… Dấu hiệu chung của công thức truyền thống là sự lặp lại, tiêu biểu, điển hình cả nội dung lẫn hình thức. Nhân dân sáng tác theo truyền thống và cảm thụ cũng theo một 15 truyền thống có bề dày lịch sử, văn hóa, xã hội và được thử thách. Trong ca dao nó cũng nằm trong tổng thể văn hóa dân gian, những thực thể nội dung, những điển hình nghệ thuật đã được truyền thống chọn lọc, khái quát gần hiện thực, mà đây là hiện thực của thế giới văn hóa dân gian, của truyền thống văn học dân gian. Những công thức này không bất biến mà linh hoạt, đổi mới trong từng sáng tác cụ thể. Tùy ngữ cảnh mà công thức biểu hiện nét nghĩa khác nhau, như khi nói về vẻ đẹp hài hòa đôi trai gái thì có công thức “trai hiền gái lịch”, “gái đảm trai tài”, “gái sắc trai tài”, “trai khôn gái khéo”. Công thức “mưa nắng” chỉ sự lao động vất vả và có thể biến đổi “năm nắng mười mưa”, có khi “một nắng hai sương”. Trong những bài ca dao công thức được lựa chọn, kết hợp theo nhiều hướng khác, phụ thuộc nhiều vào cảm xúc người sáng tác khi vận dụng, công thức chỉ có chức năng thiết kế văn bản nên nó là bộ phận, là nhân tố cấu trúc trong bài ca. Trong ca dao một công thức được sử dụng sáng tác nhiều bài ca khác nhau và vượt ra phạm vi nội dung cụ thể, duy nhất đem đến nét sinh động, sâu sắc của những quan hệ ngữ nghĩa như công thức “trầu - cau” Miếng trầu ăn một trả mười Ăn sao cho được một người như em. Miếng trầu ăn nặng bằng chì, Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn? Dân gian thường nói: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, ngoài mục đích đãi khách theo phong tục của người xưa, nó còn thể hiện nghĩa tình trong giao tiếp. Ngoài ra, miếng trầu thể hiện tình yêu đôi lứa, cho hôn nhân. Nghĩa này xuất phát từ câu chuyện cổ tích “Sự tích trầu cau” về ba người trong nhà họ Cao. Chính vì thế, khi vận dụng công thức “trầu – cau” vào câu truyện vừa thể hiện phong tục cổ truyền vừa mượn hình ảnh để bày tỏ tình cảm hết sức kín đáo không gây khó chịu cho người nghe, mời ăn trầu theo thông lệ và thông qua đó dọ ý người thương Bên anh dư đất trồng cau Cho em xin miếng trồng trầu một bên Bao giờ trầu nọ bén lên Cau kia có trái lập nên cửa nhà [I; 156] Có trầu có cau như chuyện duyên nợ sẽ thành, lời nói xuất phát từ người con trai hay người con gái đều không quan trọng nhờ mượn hình ảnh ẩn dụ rất ý nhị. Ngoài thể 16 hiện tình cảm con người với nhau, thông qua biểu tượng đẹp để nói về mình, thể hiện bản thân Trầu ăn là nghĩa Thuốc xỉa là tình Cảm ơn phụ mẫu sinh mình dễ thương Công thức “trầu - cau” cho ta biết tục ăn trầu, mời trầu, dâng trầu của nhân dân. Còn công thức “cây đa” xuất pháp từ tục thờ Thành Hoàng ở làng xã, là biểu tượng cho sự linh thiêng, bền vững. Và dân gian lấy một ý để nói về sự thủy chung chờ đợi như cây đa cố thụ ngàn năm Cây đa cũ bến đò xưa Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ Tìm hiểu công thức ta hiểu thêm nhiều tập tục của dân ta, những câu ca dao hợp lại như cuốn sách văn hóa lưu giữ nét đẹp của dân tộc, góp phần tuyên truyền cho thế hệ sau này và bảo tồn giá trị của cha ông để lại từ ngàn xưa. Ta thấy công thức truyền thống thường chứa đựng nền văn hóa dân tộc mà khi nghiên cứu ta cần chú ý đến văn hóa học, dân tộc học và sự hình thành của chúng. Từ những công thức truyền thống gắn liền với văn hóa dân tộc mà những bài ca dao ra đời với nhiều ý nghĩa độc đáo thể hiện sự phong phú trong đời sống tinh thần con người Việt Nam. Công thức là cầu nối giữa truyền thống và bài ca. Mặt khác công thức là yếu tố của truyền thống, nó không là sở hữu riêng của bất kì văn hóa nào, trở thành tài sản chung cho mọi người cùng thưởng thức cùng gìn giữ. Trong hệ thống công thức truyền thống, công thức mẫu đề có vai trò quan trọng. Mỗi công thức mẫu đề sẽ tập hợp lại các công thức chi tiết của kiểu loại khác về dung lượng, như công thức biểu tượng hoa thì có nhiều công thức chi tiết: hoa hồng, hoa đào, hoa mất nhụy, hoa tàn, … các công thức chi tiết sẽ được xuất hiện trong từng bài ca dao cụ thể theo ý diễn đạt. Mẫu đề truyền thống là một chỉnh thể thống nhất, được xem như văn cảnh cụ thể, trực tiếp. Cấu trúc của bài là sự vận động từ công thức truyền thống này tới công thức truyền thống khác trên cơ sở quy định chặt chẽ của mẫu đề, chẳng hạn như mẫu đề “mười thương” Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên 17 Ba thương má lún đồng tiền Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua Năm thương cổ yếm đeo bùa Sáu thương nón thượng quai lụa dịu dàng Bảy thương nét ở khôn ngoan Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh Chín thương cô ở một mình Mười thương con mắt cô tình với ai Đây là một trong nhiều bài ca vận dụng công thức “mười thương”, liệt kê nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đến ca dao vùng đất mới cũng có bài ca theo mẫu đề này Một thương em giỏi bán buôn Hai thương mái tóc cài gương trên đầu Ba thương cặp mắt bồ câu Bốn thương môi mỏng, má bầu xinh xinh Năm thương giọng nói hữu tình Sáu thương trán rộng, thượng đình em cao Bảy thương vóc liễu má đào Tám thương da trắng hồng hào dễ ưa Chín thương sóng mũi dọc dừa Mười thương em đẹp mà chưa có chồng [II; 432] Nhìn chung các bài ca không khác xa mấy, nội dung được triển khai từ một công thức có sẵn. Hình ảnh ở mỗi bài tuy là khác nhau nhưng đều tả nét đẹp người con gái từ hình thể đến tính cách. Tùy theo quan điểm của từng tác giả mà sắp xếp theo trật tự, có thể chọn ngoại hình “tóc đuôi gà” lên đầu làm duyên buổi đầu gặp mặt, cũng có thể đưa “giỏi bán buôn” đứng đầu trong các nết vì xem trọng tính cách là yếu tố quan trọng cần nêu lên trước tiên. Tóm lại, công thức truyền thống trong ca dao là yếu tố rất quan trọng đưa chúng ta tiếp cận cấu trúc bài ca dao. Qua công thức truyền thống gợi mở, định hướng người đọc khám phá nét đẹp của những câu hát dân gian, nét truyền thống điển hình, tiêu biểu của văn hóa dân tộc. Đưa bài ca dao không chỉ sâu sắc nội dung, ý nghĩa mà độc đáo về nghệ thuật, nâng tầm giá trị sáng tác của tác giả dân gian. 18 2. Khái niệm công thức ngôn ngữ và biểu tượng trong ca dao Nam Bộ về lỡ duyên 2.1. Khái niệm về ca dao Nam Bộ Ca dao là tiếng nói tâm tình của người dân lao động, qua những câu ca mộc mạc thể hiện những suy nghĩ của bản thân. Ca dao được tiếp nhận với nhiều khía cạnh từ sưu tầm, nghiên cứu, thưởng thức. Đặc biệt, nhiều công trình và nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm cho ca dao nhưng tới nay vẫn chưa thống nhất như đã đề cập ở phần khái niệm ca dao. Chính bản thân ca dao nói chung trong cả nước còn chưa có định nghĩa chung, vì thế việc lí giải ca dao Nam Bộ chỉ dừng ở mức độ tương đối, theo Bùi Mạnh Nhị trong bài viết Tiếp cận Văn học dân gian ở địa phương từ đặc trưng văn học dân gian đưa ra ý kiến “Những hiện tượng văn học dân gian nãy nở, lưu truyền ở một địa phương nhất định do nhân dân địa phương đó sáng tạo ra và phản ánh những đặc thù của địa phương đó” [20; 118]. Trong ca dao Việt Nam, những câu ca xuất phát từ vùng đất Nam Bộ, do những lưu dân thừa kế từ ca dao truyền thống rồi sáng tạo mang nét riêng được gọi tên là ca dao Nam Bộ - xuất hiện tương đối muộn. Một vùng đất mới khẩn hoang được miêu tả Muỗi kêu như sáo thổi Đỉa lội tợ bánh canh Cỏ mọc thành tinh Rắn đồng biết gáy [III; 28] Từ bàn tay con người cần cù, chịu khó cải tạo thành vùng đất trù phú. Ngoài ra còn nhờ phù sa bồi đắp cho đất đai càng ngày càng màu mỡ, trồng gì tốt đó. Biết được ưu thế của địa phương nên nhân dân rất tự hào được trời ban cho địa hình sông ngòi dày đặc, chính vì thế mà ca dao ở xứ này luôn chứa đựng hình ảnh sông nước, coi nó như người bạn thân thuộc Nhà Bè nước chảy trong ngần Buồm nâu, buồm trắng chạy gần, chạy xa Thon thon hai mái chèo hoa Lướt qua lướt lại như là gấm thiêu [I; 145] 19 Nét khác biệt với vùng khác, vùng chiêm trũng tạo dáng vẻ riêng trong câu hát, gắn liền với nét đặc thù tôm cá, lúa gạo, cây lành trái ngọt quanh năm Một vùng Đồng Tháp phì nhiêu Dồi dào lúa gạo, lại nhiều cá tôm [III; 28] Sản vật phong phú, người sống ở đây không lo cạn kiệt vì nó quá dồi dào mà dân lại thưa thớt. Điểm khác thứ hai phải nói về ngôn ngữ. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị như chính con người bộc trực, thẳng tính Anh về em chẳng cho về Phải bỏ chữ thương, chữ nhớ giữa đàng cho em [I; 173] Lời nói đã thổ lộ tâm trạng, người nghe không cần suy nghĩ hay cảm thấy khó hiểu. Câu nói của người con gái với người thương, mạnh dạn và thẳng thắn. Ngôn ngữ trong ca dao Nam Bộ đã biểu hiện tính cách con người vừa chan chứa tình nghĩa vừa thể hiện giọng điệu, cách nói năng, từ ngữ … của địa phương mình. Song ca dao Nam Bộ thống nhất ca dao cổ truyền về nguồn cội xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, mang đặc điểm chung của ca dao cả nước. Những người đi khai phá vùng đất hoang sơ đã có sẵn những bài ca dao làm chất liệu sáng tạo ra nhiều câu hát nơi mới đến. Ca dao Nam Bộ có các chủ đề về tình yêu quê hương – đất nước, về tình cảm gia đình, về tình yêu đôi lứa, và về các mối quan hệ khác. Trong đó chủ đề tình yêu đôi lứa luôn được quan tâm, cái tình của đôi trai gái Nam Bộ được tả lại hết sức chân thực, đủ cung bậc: có buổi đầu e thẹn mới quen nhau, bày tỏ nỗi lòng thầm kín Anh thương em ruột thắt gan bào, Biết em có thương lại chút nào hay không?[I; 169] Có khi là lời cô gái trao trước cho người thương, sự mạnh bạo của phụ nữ trong tình yêu, tìm kiếm hạnh phúc Anh thương em, nói thiệt em nhờ Anh đừng nói gạt, em chờ hết duyên [I; 169] Cảm giác nhớ nhung khi xa cách hay tình yêu từ một phía mà chưa xác định được tình cảm của đối phương. Tâm trạng thấp thỏm mong chờ một người như Nguyễn Bính đã từng so sánh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan