Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã...

Tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội i, thành phố hà nội

.PDF
91
4488
90

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------*------------- NGUYỄN VĂN QUẢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM LANG THANG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI I, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHU NN NH C N Mã số T C HỘI : 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Khắc Bình Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Văn Quảng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM LANG THANG TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI I .................................................................................. 12 1.1. Một số khái niệm về Trung tâm Bảo trợ xã hội và trẻ em lang thang ..... 12 1.2. Đặc điểm tâm lý và cách tiếp cận trong hoạt động CTXH đối với trẻ em lang thang ................................................................................................... 14 1.3 Một số lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang ........ 19 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang ................................................................................................................. 24 1.4. Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .................................................................................................................. 25 Chương 2: THỰC TRẠN VỚI TRẺ EM LAN C N T C THAN TẠI TRUN HỘI NHÓM ĐỐI TÂM BẢO TRỢ HỘI I, TH NH PHỐ H NỘI .............................................................31 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ....................................................31 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I .........................................37 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm bảo trợ xã hội I, Hà Nội .................................................. 55 Chương 3: ỨN DỤN CT H NHÓM TRON TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC, TẠI TRUN TÂM BẢO TRỢ IẢI QU ẾT VẤN ĐỀ I O DỤC TRẺ EM LAN THAN HỘI I, TH NH PHỐ H NỘI ................ 63 3.1. Lý do ứng dụng CTXH nhóm trong giải quyết vấn đề ............................ 63 3.2. Vận dụng phương pháp CTXH nhóm trong tiếp cận chăm sóc giáo dục cho trẻ em lang thang ...................................................................................... 63 3.3 Một số giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục đối với trẻ em lang thang ....................................................................................... 72 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 76 T I LIỆU THAM KHẢO .....................................................................78 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TC : Thân chủ CTXH : Công tác xã hội TELT : Trẻ em lang thang LĐ-TB&XH : Lao động-Thương binh và Xã hội NVXHCTXH : Nhân viên xã hội công tác xã hội DANH MỤC C C BẢN Bảng 1.1. Số lượng trẻ em hoàn cảnh đặc biệt từ 2008 đến 2011 .................. 29 Bảng 2.1 Bảng về trình độ học vấn ................................................................. 34 Bảng 2.2 Bảng về kết quả các dịch vụ hỗ trợ cho TELT ................................ 40 Bảng 2.3 Bảng về sự hài lòng của TELT về các dichvụ CTXH…………….41 Bảng 2.4 Bảng dịch vụ hỗ trợ pháp lý choTELT……………………………47 Bảng 2.5 Bảng dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khoẻ choTELT…………..50 Bảng 2.6 Bảng dịch vụ hỗ trợ giáo dục choTELT…………………………..52 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow............................................................... 16 Biểu đồ 2.1. Dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho TELT (%) ......................................... 44 Biểu đồ 2.2. Sự hài lòng của TELT về dịch vụ tâm lý (%) ............................ 46 Biểu đồ 2.3. Sự hài lòng của TELT về dịch vụ pháp lý (%) .............................. 48 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước.Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển không thể không quan tâm đến thế hệ trẻ - lớp người sẽ kế tục sự nghiệp trong tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Trẻ em là những mầm sống, những búp non tương lai đang lớn lên từng ngày, từng giờ trong sự chăm sóc, dạy dỗ của gia đình, nhà trường và trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm hi vọng của biết bao gia đình [4]. Trong bối cảnh già hóa dân số đã và đang diễn ra tại nhiều quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lao động, trẻ em ở Việt Nam đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là nhịp cầu nối xuyên suốt giữa các thế hệ thành viên trong gia đình. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy đủ cả về thể chất và tâm hồn không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn là sự chuẩn bị bền vững cho tương lai. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Năm 1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc. Đến nay, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này đã được ban hành như Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi năm 2004), Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP. Các văn bản quy phạm pháp luật này tạo thành khuôn khổ pháp lý bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [2]. 1 Qua thực tiễn công tác chăm sóc trẻ em cho thấy, bên cạnh việc chăm sóc trẻ em bình thường, có một nhóm đối tượng trẻ em mà Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có nhóm trẻ em lang thang. Các số liệu thống kê cho thấy, trẻ em lang thang có xu hướng biến động giảm dần trong giai đoạn 2001 đến 2007 và tăng đột biến vào năm 2008 (28.509 em); sự tăng đột biến này là do năm 2008 có sự suy giảm kinh tế và lạm phát ở mức cao; đến năm 2009 lại có xu hướng giảm xuống còn 22.947 em [3]. Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc có 402 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm 218 cơ sở, được phân bố trên 8 vùng miền. Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập hoạt động dưới nhiều hình thức tên gọi khác nhau như trung tâm (bảo trợ, cứu trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng, điều trị, điều dưỡng, giáo dục, dạy nghề), làng trẻ em SOS, nhà trẻ, nhà tình thương, nhà nuôi dưỡng, nhà an toàn, mái ấm tình thương, cô nhi viện, cơ sở nuôi dưỡng [1]… Theo số liệu thống kê, Hà Nội có 23 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có đến 16 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 01 trung tâm có đối tượng bảo trợ trọng tâm là trẻ em lang thang. Tuy vậy, mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời sự gia tăng nhanh chóng về số lượng đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong thời gian qua, mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em đã góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bao gồm trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em nhiễm HIV/AIDS... Tuy nhiên, trong điều kiện mới của đất nước và xu hướng phát triển an sinh xã hội của quốc tế, mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em đã bộc lộ những vấn đề tồn tại nhất định, đó là: Mạng lưới các cơ sở hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Các cơ sở chủ yếu chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung các đối tượng có hoàn 2 cảnh đặc biệt theo quy mô lớn; đối tượng sống xa cách với gia đình và cộng đồng. Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở bảo trợ xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng và cung cấp các dịch vụ cho đối tượng bảo trợ xã hội. Một số cơ sở xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp; dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức năng còn thiếu thốn; cán bộ làm công tác xã hội còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; cơ sở chưa cung cấp các dịch vụ chăm sóc bán trú, phục hồi chức năng và các dịch vụ công tác xã hội khác [8]. Trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì trẻ em lang thang là một trong những đối tượng rất cần được quan tâm bởi sự thiệt thòi, thiếu thốn cả về đời sống vật chất và tinh thần. Sự thiệt thòi, thiếu thốn về các điều kiện sống cơ bản như ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, vui chơi, giải trí… và tình yêu thương trong gia đình dành cho các em không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và nhân cách mà còn làm gia tăng các nguy cơ bị ảnh hưởng các tệ nạn xã hội, bị xâm hại thể xác và bị bóc lột sức lao động. Đối với nhân viên công tác xã hội, việc nắm vững hệ thống chính sách trợ giúp, các dịch vụ công tác xã hội liên quan đến trẻ em lang thang sẽ là nền tảng quan trọng trong việc tiến hành can thiệp và giải quyết vấn đề cũng như trợ giúp nhóm đối tượng có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ hiện có. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá về các chính sách hỗ trợ, các dịch vụ xã hội dành cho nhóm đối tượng trẻ em lang thang; tuy nhiên việc tìm hiểu về thực hiện các chính sách trợ giúp lại ít được quan tâm, điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận và trợ giúp về mặt pháp lý cho nhóm đối tượng. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội”. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các nghiên cứu liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là đánh giá của Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011). Đánh giá tập trung đến pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sánh với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo từng bước hài hoà với pháp luật và các chuẩn mực quốc tế. Về bảo vệ trẻ em mồ côi, đánh giá đã chỉ ra Việt Nam là nước đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận con nuôi trong nước và nước ngoài. Mặt khác, đánh giá cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: chưa có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách có hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi ích tốt nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em được nhận nuôi trong một gia đình thay thế phù hợp nhất với lợi ích của các em. Đây là một trong những phát hiện quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với bảo vệ trẻ em mồ côi. “Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” là bài viết của tác giả Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (2011). Tác giả đã nêu bật các nhóm trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Dưới góc nhìn về vai trò và hiệu quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các hội, hiệp hội và cơ sở ngoài công lập, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị với cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn. 4 “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – Những cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết của các tác giả Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ Nhật Thắng (2008), tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ em truyền thống sang tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em hiện nay. Theo đó, cách tiếp cận truyền thống là tiếp cận dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống, mang nặng tính từ thiện, bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em thì nhìn nhận trẻ em là chủ thể của quyền, có quyền được chăm sóc, bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập trung đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn. Tác giả đã rất cố gắng khi chỉ ra những bất cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập đó. 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến trẻ em lang thang Trung tâm Y tế công cộng và phát triển cộng đồng phối hợp với Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới thực hiện nghiên cứu “Trẻ em đường phố và các cơ hội can thiệp tại đầu đi (Trường hợp Tỉnh Thanh Hóa)” vào năm 2006 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với 3 huyện: Quảng Xương, Hậu Lộc và Cẩm Thủy. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm góp phần ngăn ngừa tình trạng trẻ em rời gia đình ra thành phố và tạo cơ hội cho trẻ em có kỹ năng sống tích cực, giúp các em trở về quê hương. Đây là nghiên cứu định tính, gồm có 29 cuộc phỏng vấn sâu và 12 buổi thảo luận nhóm được thực hiện với lãnh đạo chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể có liên quan, cha mẹ của trẻ và những trẻ lang thang trên địa bàn. Nghiên cứu đã đi đến một số kết luận: Trẻ em di cư đến các đô thị lớn kiếm sống không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà cả những nước đang phát triển khác. Các nghề mà các em thường làm cũng rất đa dạng, từ đánh giầy, bán báo, ăn xin cho đến làm thuê trong những cửa hàng. 5 Nghiên cứu “Cuộc sống của trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thanh Bình được lấy kết quả từ điều tra xã hội học về trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội vào tháng 3/2009. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 126 trẻ em lang thang, trong đó có 48 em nữ và 78 em nam với các độ tuổi khác nhau từ 10 đến dưới 18 tuổi. Nghiên cứu đi theo hướng mô tả về đời sống của trẻ em lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỗ ở của trẻ em lang thang rất đa dạng, bao gồm mái ấm, nhà tình thương, nhà ở không mất tiền, nhà trọ, nhiều em phải ngủ tại bến xe, nhà ga, số khác ngủ tại gia đình đang làm thuê. Công việc của trẻ em lang thang thường là lao động chân tay, không yêu cầu trình độ và kiến thức. Thu nhập của các em ở mức thấp và bấp bênh. Chi tiêu của trẻ em lang thang chủ yếu cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống ở mức thấp và tiết kiệm. Cuộc sống của các em tương đối khó khăn, hoàn cảnh gia đình éo le, trình độ học vấn thấp, cuộc sống bấp bênh và là đối tượng bị đe dọa của nhiều tệ nạn xã hội. Nghiên cứu cũng mở ra những đòi hỏi về chính sách an sinh xã hội, những biện pháp hỗ trợ cuộc sống cho trẻ em lang thang. Bài viết “Tìm hiểu về nhóm đối tượng trẻ em lang thang” của tác giả Vũ Ngọc Phương (2012) đã cung cấp những thông tin quan trọng từ nhóm đối tượng này. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để mô tả thực trạng trẻ em lang thang về mặt số lượng, trình độ học vấn của các em, nghề nghiệp và những mối đe dọa từ các tệ nạn xã hội. Từ đó, tác giả tìm hiểu nhu cầu của nhóm đối tượng này thông qua nhóm nhu cầu: nhu cầu tâm lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tự do, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu giao lưu, học hỏi, đó là những nhu cầu thiết yếu của các em cần được đảm bảo. Bài viết đã chỉ ra những giải pháp cơ bản để cho các em có cuộc sống ổn định hơn. Bài viết chủ yếu phân tích nguồn tài liệu sẵn có; những tài liệu của các nghiên cứu mới ở mức điểm qua, chưa có nhiều phân tích sâu sắc. 6 “Những ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đến trẻ đường phố" là một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đoàn (2011) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đến trẻ em đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này đã chỉ ra được phần nào những giải pháp, định hướng ở tầm vĩ mô và cả tầm vi mô, ở mức độ nhất định đã mang lại những giá trị nghiên cứu và hiệu quả xã hội thiết thực. Công trình thực hiện chủ yếu theo cách tiếp cận nghiên cứu và giải quyết vấn đề của Xã hội học, đi sâu vào các khía cạnh tâm lý, kinh tế - xã hội, văn hóa - xã hội … nên chưa đề cập nhiều đến việc xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp, hỗ trợ hoặc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em lang thang đường phố. Nếu đi sâu vào nghiên cứu theo nhóm đối tượng, chỉ rõ nguyên nhân, khái quát lên bản chất của vấn đề quy định hiện tượng từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp tác động, ứng dụng kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp theo phương pháp của Công tác xã hội thì vấn đề trẻ em lang thang trên các thành phố lớn mới có thể được giải quyết triệt để, bền vững. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về CTXH nhóm đối với trẻ em lang thang và đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội để đề ra các giải pháp ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ em lang thang để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I. 3.2. Nhiệm vụ - Xác lập cơ sở lý luận về CTHX nhóm trợ giúp trẻ em lang thang tiếp cập với dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội. - Khảo sát, đánh giá thực trạng CTXH nhóm trợ giúp, hỗ trợ trẻ em lang thang tiếp cận dịch vụ chăm sóc và giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I thành phố Hà Nội 7 - Đề xuất một số giải pháp ứng dụng CTXH trợ giúp trẻ em lang thang tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội nhóm trợ giúp đối với trẻ em lang thang trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu Tập trung vào thực trạng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, giáo dục đối với nhóm trẻ em lang thang, ứng dụng các Lý thuyết công tác xã hội vào can thiệp tiếp cận các dịch vụ chăm sóc,giáo dục trẻ em lang thang tại Trung tâm. - Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thôn Đồng Dầu, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. - Phạm vi thời gian Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 6/2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh,đường lối chủ trương,chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, giáo dục trẻ em. 5.2. Phương pháp thu thập thông tin 5.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 48 trẻ đang sinh sống tại Trung tâm. Kết quả thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS. 8 - Cơ cấu mẫu trẻ đang sinh sống tại Trung tâm như sau: Về giới tính: Giới tính Tần suất (Trẻ) Tỷ lệ (%) Nam 26 54.2 Nữ 22 45.8 Tổng 48 100.0 Cơ cấu tuổi: Tuổi Tần suất (Trẻ) Tỷ lệ (%) 6-10 10 20.8 11-15 22 45.8 15-18 16 33.4 Tổng 48 100.0 Đặc điểm hoàn cảnh gia đình Hoàn cảnh gia Tần suất đình Tỷ lệ (%) (Trẻ) Khá giả 0 0.0 Trung bình 8 16.7 Cận nghèo 12 25.0 Nghèo 28 58.3 Tổng 48 100.0 9 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu theo cơ cấu đối tượng như sau: Đối tượng phỏng vấn S Số lượng TT 1 Cán bộ quản lý 03 2 Nhân viên chăm sóc 12 3 Trẻ em đang sinh sống tại Trung tâm 15 Tổng cộng 30 5.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu Nghiên cứu sử dụng tư liệu từ các công trình sau: - Các báo cáo: Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010, báo cáo hoạt động của một số mô hình bảo vệ trẻ em lang thang: trung tâm, làng trẻ, mái ấm tình thương, gia đình thay thế…, báo cáo hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Hà Nội theo từng năm, báo cáo tình hình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em của Trung tâm Bảo trợ xã hội I năm 2015. - Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 20112015, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010. - Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang, mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em lang thang của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả trong cả nước. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở dữ liệu cho cho công tác chăm sóc trẻ em lang thang, có cách nhìn tổng quan về chính sách trợ giúp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biêt và trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội. 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu cung cấp một cách nhìn về thực trạng hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em lang thang tại trung tâm bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, có những giải pháp tổ chức, điều phối nhân sự và các hoạt động khác phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhân viên xã hội tại Trung tâm bảo trợ xã hội Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em lang thang. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và giải pháp ,nội dung chính được chia làm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Chương 2. Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội Chương 3. Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong giải quyết vấn đề tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội. 11 Chương 1 NHỮN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN VỀ C N T C HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM LAN THAN TẠI TRUN TÂM BẢO TRỢ HỘI I 1.1. Một số khái niệm về Trung tâm Bảo trợ xã hội và trẻ em lang thang 1.1.1. Trẻ em Hiện nay, khái niệm “Trẻ em” không đồng nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế trực thuộc Liên hiệp quốc như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 15 tuổi [10]. Theo Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [26]. Tại Việt Nam, theo Điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Trong phạm vi của đề tài, tác giả vận dụng khái niệm Trẻ em theo Điều 1, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Trên cơ sở đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những em lang thang, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đủ 18 tuổi trở xuống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội [27]. 1.1.2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng”. Cũng trong Luật này, Điều 40 quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, 12 tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật” [33]. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 và Điều 40 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004. 1.1.3. Trẻ em lang thang Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 quy định: “Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang”. Có thể chia trẻ em lang thang thành những nhóm sau: 1) Trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về cùng gia đình. 2) Trẻ em có gia đình nhưng tự lang thang kiếm sống và ít khi về thăm gia đình. Đây là nhóm trẻ em có cha mẹ, nhưng do cha mẹ quá nghèo nên để con tự đi kiếm sống trên đường phố. 3) Trẻ em có gia đình, nhưng không có mối quan hệ với gia đình, gồm số trẻ em trốn nhà ra đi (do bị đánh đập, bị đối xử thô bạo, hoặc do đua đòi, thích sống phóng túng, tự do). 4) Trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi, bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em không người chăm sóc, các em phải tự kiếm sống nuôi lấy bản thân. 5) Trẻ em lang thang cùng với gia đình (gia đình từ nông thôn về thành thị, ban ngày chia mỗi người một ngả để kiếm ăn, tối về "đoàn tụ" trên vỉa hè, nhà ga, nhà trọ rẻ tiền…). 1.1.4. Cơ sở bảo trợ xã hội Theo Điều 1 và Điều 2, Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thì cơ sở bảo trợ xã hội là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 13 đối tượng trở lên. Cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập và cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập [7]. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội [7]. Cơ sở bảo trợ xã hội là tên gọi chung cho tất cả các mô hình hoạt động bảo trợ xã hội dưới các hình thức tên gọi khác nhau phụ thuộc vào đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị đó. Có nhiều tên gọi khác nhau về cơ sở bảo trợ xã hội như trung tâm bảo trợ xã hội, làng trẻ em SOS, mái ấm tình thương, nhà nuôi dưỡng ... Trong nghiên cứu này, Trung tâm Bảo trợ xã hội I là một loại hình cơ sở bảo trợ xã hội công lập có đối tượng bảo trợ trọng tâm là người lang thang ở Hà Nội. 1.2. Đặc điểm tâm lý và cách tiếp cận trong hoạt động CT H đối với trẻ em lang thang 1.2.1. Đặc điểm tâm lý Trẻ em lang thang đường phố, hay còn gọi là trẻ lang thang là đối tượng trẻ có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vì một số điều kiện từ phía gia đình và xã hội, với độ tuổi còn non nớt nhưng các em vẫn phải tự bươn chải, kiếm sống hàng ngày trên đường phố. Những khó khăn và cạm bẫy trong cuộc sống mưu sinh của trẻ lang thang đã tạo nên một số đặc điểm tâm lý riêng biệt so với những trẻ em cùng độ tuổi. Dưới đây là một số đặc điểm tâm lý của trẻ lang thang: - Thích sống tự do, không chịu sống trong khuôn khổ: Do khi sống trên đường phố, các em được tự do đi lại, ăn uống, sinh hoạt, có nhiều mối quan hệ, không bị ràng buộc bởi những quy định. Vì thế nếu các em được đưa vào Trung tâm Bảo trợ thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với những quy định, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan