Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt từ thực tiễn trung tâm bảo...

Tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội thanh hoá, tỉnh thanh hóa

.PDF
91
903
136

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ TRƯỜNG LÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN PHÂN LIỆT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HOÁ, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ TRƯỜNG LÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN PHÂN LIỆT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HOÁ, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Hồi Loan Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. HỌC VIÊN Vũ Trường Lâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN PHÂN LIỆT .............................. 11 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài nghiên cứu ................. 11 1.2. Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt ................... 25 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm.............................. 34 1.4. Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 34 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA ....................................................................................... 36 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Thanh Hoá. Vấn đề người tâm thần phân liệt tại Thanh Hóa. Sơ lược về Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa ........... 36 2.2. Thực trạng người tâm thần phân liệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa ................................................................................................ 42 2.3. Thực trạng công tác xã hội nhóm với người tâm thần phân liệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa....................................................... 43 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm ............ 46 2.5. Ứng dụng tiến trình công tác xã hội nhóm vào thực tế ..................... 50 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỪ THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA ................................... 66 3.1. Định hướng ........................................................................................ 66 3.2. Một số giải pháp ................................................................................ 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 BTXH CBVC-LĐ CSSKTT CTXH ĐT LĐTBXH NCVĐTT NTT NVCTXH NVXH PHCN SKTT WHO Nội dung Bảo trợ xã hội Cán bộ viên chức - lao động Chăm sóc sức khỏe tâm thần Công tác xã hội Đối tượng Lao động Thương binh xã hội Người có vấn đề tâm thần Người tâm thần Nhân viên công tác xã hội Nhân viên xã hội Phục hồi chức năng Sức khỏe tâm thần Viết tắt tên tiếng anh của tổ chức y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các nguyên tắc CTXH nhóm đối với người tâm thần phân liệt đang thực hiện tại Trung tâm .................................................................................... 45 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Trung tâm ............................................. 47 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật” (Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978). Sức khoẻ tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm thần. Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng” [6, tr. 11]. Sức khỏe tâm trí là một bộ phận tạo nên sức khỏe ở mỗi chúng ta. Rối nhiễu tâm trí biểu thị sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, đây là sự nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm trí theo hướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần. Hiện nay, số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính chiếm khoảng 10% dân số, tương đương gần 9 triệu người, trong đó số người tâm thần nặng chiếm 2,5% số người rối nhiễu tâm trí (tương đương 200 ngàn người). Số người có hành vi nguy hiểm cho gia đình, cộng đồng khoảng 154.000 người. Số người tâm thần có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các thành phố, đô thị lớn [2]. Việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần là một thách thức lớn và là một gánh nặng đối với cộng đồng, xã hội. Do áp lực của cuộc sống, áp lực kinh tế, tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế và nhiều nguyên nhân khác nhau nên số người tâm thần có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn. Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông, có khoảng 500.000 người bị bệnh tâm thần và người rối nhiễu tâm trí chiếm khoảng 15% so với tổng dân số của tỉnh, trong đó có gần 50.000 người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều 1 lần nhưng chưa thuyên giảm, có trên 18.000 người tâm thần nặng, lang thang có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng [19]. Trung tâm Bảo trợ Xã hội Thanh Hoá hiện là cơ sở chuyên biệt của tỉnh đang quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng cho 580 người tâm thần phân liệt. Hiện tại việc điều trị và phục hồi chức năng cho đối tượng chủ yếu thông qua việc dùng thuốc, các dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý, trợ giúp xã hội, quản lý ca….và các hoạt động của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp mới đang được bắt đầu áp dụng tại Trung tâm. Với mục tiêu 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội theo Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiều tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là đề án 1215), người tâm thần phân liệt đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội như tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá cần được phục hồi để duy trì cuộc sống, kéo dài khả năng ổn định để có cơ hội hoà nhập cộng đồng, tạo điều kiện cơ sở vật chất để luân phiên nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho các đối tượng tâm thần phân liệt khác. Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững. Nghề công tác xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội thông qua việc hỗ trợ các đối tượng tự giải quyết vấn đề gặp phải, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phương pháp công tác xã hội nhóm là phương pháp rất có hiệu quả trong việc trợ giúp các đối tượng có vấn đề xã hội nói chung và với người tân thần 2 nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta phương pháp này còn chưa được áp dụng triệt để trong thực hành trợ giúp người tâm thần tại các Trung tâm BTXH dành cho người tâm thần trên phạm vi cả nước. Người tâm thần thường bị cô lập, xa lánh mọi người, ngại giao tiếp, vì thế sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trước tiên để tạo ra môi trường giao tiếp, giúp họ giao tiếp với nhau, tăng cường kỹ năng giao tiếp. Từ những đặc điểm trên, với kiến thức được trang bị từ khoá đào tạo cao học ngành công tác xã hội và trải nghiệm thực tế nhiều năm công tác trong lĩnh vực nuôi dưỡng, chăm sóc người tâm thần phân liệt tôi đã chọn đề tài “Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình trạng rối loạn tâm thần trên thế giới Người bị rối loạn tâm thần là một trong số những người ít được quan tâm nhất trên thế giới. Tại nhiều cộng đồng, bệnh tâm thần không được coi là một bệnh lý thực sự mà được xem như một sự khiếm khuyết trong tính cách. Thậm chí ngay cả khi được công nhận là có bệnh, bệnh nhân tâm thần thường nhận được sự điều trị thiếu tính nhân đạo. Sự miệt thị đối với bệnh tâm thần có thể loại bỏ bằng cách làm cho cộng đồng nhận thức được rằng các rối loạn tâm thần có thể phòng chống được. Có gần 54 triệu người trên thế giới mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần như bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Thêm vào đó là 154 triệu người bị mắc trầm cảm. Các con số gần đây nhất chỉ ra rằng có gần 1 triệu người tự tử mỗi năm. Trong đó, có hơn 50% các nước phát triển không cung cấp bất cứ sự chăm sóc tại cộng đồng nào cho những người bị rối loạn tâm thần. Kết quả là hơn 75% người bị rối loạn trầm cảm tại các nước đang phát triển không được chữa trị thỏa đáng [30]. 3 2.2. Tại Việt Nam Báo cáo trong đề án 1215 (năm 2010): gần 9 triệu người bị rối nhiễu tâm trí. Các luật sức khỏe nhân dân (1989), Luật người khuyết tật (2010), luật người cao tuổi (2010), Luật phòng chống bạo lực gia đình (2007). Chương trình thuộc dự án ảo vệ sức khỏe tâm thần 1999-2010 lồng ghép nội dung CSSKTT với các nội CSSK tại cơ sở xã phường tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng. Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 của bệnh viện Tâm thần Trung ương I: 10 bệnh tâm thần phổ biến: Rối nhiễu tâm thần do nghiện ma túy 5,3%; Rối nhiễu tâm thần lạm dụng rượu 5,3%; Trầm cảm 2,8%; Lo âu 2,7%; Chậm phát triển trí tuệ 0,63%; Mất trí tuổi già 0,9%; (dự báo 66 triệu người vào năm 2030); Rối nhiễu hành vi ở thanh thiếu niên 0,9%; Rối nhiễu tâm thần do chấn thương sọ não là 0,51%; Tâm thần phân liệt 0,47%; Động kinh 0,33%; Kết quả một khảo sát của Bộ Y Tế, có đến 19,46% học sinh trong độ tuổi 10-16 gặp trục trặc về sức Khỏe tâm thần. Trong số các trường hợp tự tử, 10% ở độ tuổi 10-17. Nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ” cho thấy tỷ lệ rối loạn tâm thần ở học sinh tiểu học là 20% và tỷ lệ ở bà mẹ đang cho con bú (618 tháng) cũng là 20%. 10% đến 15% phụ nữ ở các nước phát triển mắc trầm cảm sau sinh với hậu quả xấu cho mối quan hệ mẹ-con ở giai đoạn đầu và cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Ở các nước có thu nhập thấp, tỷ lệ trầm cảm trong giai đoạn mang thai cao hơn các nước phát triển. Một trong hai nghiên cứu được xuất bản về sức khỏe tâm thần của bà mẹ ở Việt Nam cho thấy 33% phụ nữ đến phòng khám sức khỏe tổng quát tại TP. Hồ Chí Minh bị trầm cảm và 19% có ý định tự tử. 4 CTXH (Social work) là nghề nghiệp tham gia giải quyết các vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội trong quá trình can thiệp các mối tương tác của con người với môi trường sống (IFSW& IASSW, 2011). CTXH với những chức năng can thiệp, giải quyết, phòng ngừa các vấn đề xã hội, phát triển tiềm năng cá nhân, gia đình và cộng đồng, thực hiện các nhiệm vụ sau trong xã hội: Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội; Trợ giúp con người trong giải quyết và đối phó với vấn đề khó khăn trong cuộc sống; Nối kết con người với hệ thống dịch vụ và nguồn lực trong xã hội; Thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con người hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân văn (Chalse Zastrow, 1985). Nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên của CTXH trong các cơ sở trợ giúp những cá nhân, gia đình và nhóm người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều nước phát triển thên thế giới. Tại Mỹ, việc lồng ghép chuyên môn CTXH vào hoạt động chữa trị, can thiệp nhằm thúc đẩy chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần được xem là một lĩnh vực sớm nhất của công tác xã hội. CTXH trở thành một dịch vụ tại bệnh viện Manhattan State tại New York năm 1906 và tại Bệnh viện tâm thần Boston năm 1910. Tại Canada, nhân viên CTXH đã tham gia vào cung cấp dịch vụ cho những người có vấn đề về tâm thần và gia đình từ những năm đầu đời của CTXH và từ đó đến nay CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đã trải qua nhiều thách thức nhưng cũng đem lại nhiều kết quả minh chứng cho tính hiệu quả của nghề nghiệp này. 5 M. Duggan (2002) đã chỉ ra những lý do mà người ta sử dụng CTXH trong thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần bởi CTXH tham gia vào: nhấn mạnh khía cạnh chính sách với sự hợp tác và sự tham gia của các bên; phát triển môi trường và hệ thống cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ; thúc đẩy khía cạnh nhiều chiều, đa yếu tố của chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng; cung cấp minh chứng cho việc sử dụng CTXH tạo nên tính thân thiện, hiệu quả và sự bình đẳng trong can thiệp trợ giúp người tâm thần. Các nghiên cứu về công tác xã hội đối với người tâm thần ở Việt Nam còn chưa phổ biến, nhất là công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về CTXH, CTXH nhóm, người tâm thần phân liệt và thực trạng về phương pháp CTXH nhóm đối với người tâm thần phân liệt từ thực tiễn, cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt tại đây. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTXH nhóm đối với người tâm thần phân liệt nói chung và tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá nói riêng. Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về CTXH, CTXH nhóm, người tâm thần phân liệt. Nắm được những hiểu biết và kỹ năng thực hành CTXH của đội ngũ CBNV Trung tâm trong hoạt động trợ giúp đối với NTT. Tìm hiểu thực trạng CTXH nhóm đối với người tâm thần phân liệt tại Trung tâm. Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt. Định hướng vai trò của nghề CTXH, phương pháp CTXH nhóm đối với người tâm thần phân liệt được nuôi dưỡng trong các cơ sở BTXH. Đưa ra số giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả CTXH nhóm đối với người tâm thần phân liệt trong các cơ sở BTXH. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa lý thuyết được áp dụng cho phương pháp công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt. Tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách của Nhà nước đối với người tâm thần ở Việt Nam Đánh giá thực trạng công tác xã hội, CTXH nhóm đối với người tâm thần phân liệt từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá. Áp dụng thử nghiệm phương pháp công tác xã hội nhóm vào hỗ trợ người tâm thần phân liệt tại Trung tâm 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt. 4.2. Khách thể nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Khách thể nghiên cứu: Người tâm thần phân liệt ở mức độ nhẹ đang trong giai đoạn phục hồi; Cán bộ tại sơ sở Trung tâm BTXH. 4.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá. Về mặt thời gian: Từ tháng 12/2015 – 6/2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Từ những đánh giá thực trạng về người tâm thần phân liệt, thực trạng của công tác xã hội đối với người tâm thần phân liệt trong Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá, rút ra được những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người tâm thần phân liệt, hệ thống chính sách đối với người tâm thần phân liệt. 7 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương hướng giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn khách quan và đúng đắn về bản chất sự vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi khi nghiên cứu về một hiện tượng, sự kiện hay vấn đề nào đó trong hệ thống một chỉnh thể toàn diện, trong đó các bộ phận có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau để thực hiện chức năng của hệ thống đó. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu chúng ta phải có sự nhìn nhận xem xét vấn đề trong bối cảnh không gian, thời gian nhất định. Dựa trên cơ sở đó, tôi nhận thấy rằng khi nghiên cứu về thực trạng CTXH nhóm đối với người tâm thần phân liệt từ thực tiễn Trung tâm BTXH Thanh Hóa luôn được xem là bộ phận của một chỉnh thể của một hệ thống các bộ phận thống nhất trong xã hội. Các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác với nhau thay thế lẫn nhau trong điều kiện cụ thể. Các hoạt động CTXH nhóm đối với người tâm thần luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng theo sự biến đổi của không gian, thời gian, gắn với sự phát triển của xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. + Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với người tâm thần, người tâm thần phân liệt. + Phân tích các tài liệu, báo cáo như: Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg, ngày 25/02/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, gọi tắt là “đề án 32”;Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 8 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiều tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020; “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội’’... + Tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với người tâm thần. - Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thông qua các tri giác như nghe, nhìn, …để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng người tâm thần phân liệt đang được nuôi dưỡng trong trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá. Thông qua phương pháp này, giúp tôi có cái nhìn khách quan, sinh động về thân chủ, mối tương tác giữa các thân chủ trong buổi sinh hoạt nhóm từ đó để có hướng điều chỉnh phù hợp. - Phương pháp phỏng vấn sâu (đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo và 50 cán bộ nhân viên trực tiếp quản lý chăm sóc, trợ giúp người tâm thần phân liệt tại các phòng khoa trong Trung tâm) Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn đề liên quan. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phỏng vấn sâu để tìm hiểu về đời sống, tâm tư nguyện vọng cũng như nhu cầu của người tâm thần trong Trung tâm BTXH Thanh Hoá và thuận lợi, khó khăn gặp phải của đội ngũ cán bộ khi 9 thực hiện chính sách trợ giúp người tâm thần phân liệt tại Trung tâm. Thực trạng công tác xã hội nhóm với người tâm thần phân liệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa về lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm khía cạnh lý luận của CTXH nhóm với người tâm thần phân liệt bởi đây là một nội dung mới chưa có nhiều công trình nghiên cứu. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở cho việc phát triển dịch vụ CTXH nhóm cho người tâm thần phân liệt, đổi mới cách thức phục hồi chức năng cho người tâm thần, cung cấp dịch vụ, đổi mới tổ chức hoạt động đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu của Đề án 32 về phát triển nghề CTXH tại Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, mục lục, nội dung của Luận văn có 3 chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần phân liệt. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN PHÂN LIỆT 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm công tác xã hội Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. Theo các nhà nghiên cứu về CTXH Philippines: “Công tác xã hội là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội và sự điều chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹp hơn” [12, tr. 12] Các nhà khoa học Việt Nam: Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ - qua đó, công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg thì CTXH được định nghĩa như sau: “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội”. 11 Theo Nguyễn Hồi Loan (2015): “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội” [10]. Như vậy, từ những khái niệm trên giúp cho ta hiểu được những nội dung cụ thể của CTXH đặc trưng cho văn hóa của mỗi cộng đồng: + CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khi thực hành loại ngành nghề này. + Đối tượng tác động của CTXH là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, gia đình nghèo, người già, NKT, những người có hoàn cảnh khó khăn nên khó hòa nhập xã hội và chức năng xã hội bị suy giảm. + Hướng trọng tâm của CTXH là tác động đến con người như một tổng thể; tác động đến con người trong môi trường của họ. + Mục đích của CTXH là hướng tới giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí của cá nhân, gia đình, cộng đồng từ đó giúp họ hòa nhập xã hội. + Vấn đề mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng gặp phải và cần tới sự can thiệp của CTXH là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhân như sự hạn chế về thể chất, sức khỏe, tinh thần, thiếu việc làm, không được đào tạo chuyên môn, nghèo đói, quan hệ xã hội suy giảm. Từ những khái niệm và phân tích trên tôi đưa ra khái niệm như sau: CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nâng cao năng lực, tăng cường các chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra từ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. 12 1.1.2. Khái niệm công tác xã hội nhóm Trong đời sống của mình, mỗi cá nhân không thể tách mình khỏi các hoạt động xã hội. Những hoạt động mà cá nhân tham gia rất đa dạng, đó có thể là các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động học tập, hoạt động kinh tế, chính trị. Sự phân công lao động buộc cá nhân muốn thực hiện nhiệm vụ của mình phải hợp tác với các cá nhân khác. Sự hợp tác ấy hình thành nên các nhóm. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhóm nhưng tựu chung đều khẳng định các dấu hiệu sau đây: - Số lượng thành viên nhóm phải có từ 3 thành viên trở lên. Thông thường trong CTXH nhóm, muốn đạt hiệu quả cao thì số lượng nhóm viên nên ở mức vừa phải (nhóm từ 7-11 thành viên). Tuy nhiên, không cứng nhắc hay có một khuôn mẫu đóng về số lượng nhóm viên. - Các thành viên trong nhóm phải có mối liên hệ tương tác với nhau, thống nhất trong mọi hành động. - Khi tham gia vào nhóm, mọi thành viên bao giờ cũng có một mục đích riêng song mục đích đó thường phù hợp với mục tiêu chung của nhóm. Khi mục đích cá nhân phù hợp với mục đích nhóm, các thành viên sẽ có ý thức chung về nhóm và nhận thức được vai trò của mình trong nhóm. Lúc đó, các thành viên sẽ trở thành một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn mà họ tham gia. - Nhóm thường được thành lập dựa trên một kiểu cấu trúc nhất định. Có thể là một cơ cấu chính thức với sự phân định vị thế và vai trò cụ thể gắn với từng thành viên, có thể là một cơ cấu không chính thức, tồn tại trong một thời gian ngắn song chúng đều là những cấu trúc tồn tại, xác định. Từ những phân tích trên có thể xác định: Nhóm xã hội là một tập hợp người trong đó các cá nhân có cùng chung lợi ích, mục đích, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và tồn tại theo một kiểu cấu trúc nhất định. Theo các tác giả Toseland và Rivas (1998) có nhiều cách tiếp cận với 13 Công tác xã hội nhóm và mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và những ứng dụng thực hành cụ thể. Vì vậy, các tác giả này đưa ra một định nghĩa bao quát được bản chất của Công tác xã hội nhóm và tổng hợp những điểm riêng biệt của các cách tiếp cận với Công tác xã hội nhóm như sau: “Công tác xã hội nhóm là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu về tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ” [28, tr.12]. Hoạt động có mục đích được các tác giả này nhấn mạnh là hoạt động có kế hoạch đúng trật tự, hướng tới nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như để hỗ trợ hay giáo dục nhóm giúp các thành viên trong nhóm giao tiếp và phát triển cá nhân. Định nghĩa này cũng nhấn mạnh hoạt động có định hướng không chỉ với cá nhân thành viên trong nhóm mà với cả toàn thể nhóm. Trong từ điển CTXH của Barker (1995), CTXH nhóm được định nghĩa là: “Một định hướng và phương pháp can thiệp CTXH, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn đề chung họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu CTXH nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề về tâm lý, tình cảm mà còn là trao đổi thông tin, phát triển kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả. Các kỹ thuật can thiệp đều được đưa vào quá trình CTXH nhóm nhưng không hạn chế kiểm soát những trao đổi về trị liệu” [28, tr.85]. Khái niệm trên có đưa ra sự khác biệt giữa công tác xã hội nhóm và trị liệu tâm lý nhóm ở việc “phát triển các kỹ năng xã hội vào lao động, thay đổi định hướng giá trị và làm chuyển biến hành vi chống lại xã hội”. Để kiểm chứng cho những khác biệt trên, chúng ta tìm hiểu khái niệm về trị liệu tâm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan