Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận nin...

Tài liệu Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận ninh kiều, thành phố cần thơ

.PDF
99
782
88

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN QUỐC QUYỀN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành Mã số : Công tác xã hội : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ THỊ THƢ HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” là hoàn toàn trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Phan Quốc Quyền LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định về thời gian, xử lý số liệu mẫu thống kê, kỹ thuật phân tích số liệu, đi lại,... Tuy nhiên, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình, cũng nhƣ sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi của thầy cô, đồng nghiệp cơ quan, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình nghiên cứu. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến thầy cô, bạn bè và gia đình đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hà Thị Thƣ đã hƣớng dẫn nghiên cứu đề tài luận văn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, nhà khoa học đang công tác tại Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện về thời gian cũng nhƣ hỗ trợ các tài liệu học tập cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị cán bộ Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Phòng Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, Đội Công tác xã hội tình nguyện đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi đƣợc hoàn chỉnh. Cần Thơ, ngày 29 tháng 6 năm 2016 Tác giả Phan Quốc Quyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN ............................... 10 1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện .. 16 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xã hội với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện .......................................................................................... 23 1.4. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện ..................................................................................................... 27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................ 30 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................. 30 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............ 34 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xã hội với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện .................................................................. 52 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................... 68 3.1. Biện pháp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm việc với ngƣời nghiện sau cai nghiện .............................................................................. 68 3.2. Biện pháp tăng cƣờng công tác hỗ trợ nguồn lực ............................. 70 3.3. Biện pháp duy trì và mở rộng kết nối dịch vụ .................................. 71 3.4. Biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng ................................. 72 KẾT LUẬN ................................................................................................. 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHƢC VIẾT TẮT QĐ-TTg NĐ-CP TT-BTC Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ Nghị định của Chính phủ Thông tƣ của Bộ Tài chính Thông tƣ của Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã TT-BLĐTBXH hội Thông tƣ liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Lao TTLT-BTC-BLĐTBXH động-Thƣơng binh và Xã hội Quyết định của Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã QĐ-BLĐTBXH hội NQ-HĐND Nghị quyết của Hội đồng nhân dân KH-UBND Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Kế hoạch phối hợp của Sở Lao đông-Thƣơng KHPH-SLĐTBXH-YTbinh và Xã hội, Sở Y tế, Công an thành phố Cần CA Thơ LĐTBXH Lao động Thƣơng binh và Xã hội UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân CTXH Công tác xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội NXB Nhà xuất bản TP Thành phố Thông tƣ liên tịch của Bộ Lao động-Thƣơng binh TTLT-BLĐTBXH-BYT và Xã hội và Bộ Y tế DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Mức độ đánh giá về hoạt động tuyên truyền ................................. 48 Bảng 2.2 Mức độ hiệu quả của sự hỗ trợ ..................................................... 51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng về các hỗ trợ tâm lý - xã hội ......................... 36 Biểu đồ 2.2: Công việc hiện tại của ngƣời nghiện ma túy .......................... 39 sau cai nghiện .............................................................................................. 39 Biểu đồ 2.4: Nhu cầu việc làm của ngƣời nghiện ma túy ............................ 42 sau cai nghiện .............................................................................................. 42 Biểu đồ 2.5: Mức độ ảnh hƣởng của truyền thông ....................................... 44 Biểu đồ 2.7: Các dịch vụ hỗ trợ ................................................................... 49 Biểu đố 2.8: Đặc điểm ảnh hƣởng đến việc sau cai nghiện ......................... 53 Biểu đồ 2.9: Đánh giá thái độ của cán bộ làm việc ...................................... 56 với ngƣời nghiện ma tuý sau cai .................................................................. 56 Biểu đồ 2.10: Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ảnh hƣởng đến công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện .................................... 58 Biểu đồ 2.11: mức độ t chức hoạt động ở địa phƣơng ............................... 60 Biểu đồ 2.12: Mức độ ảnh hƣởng đến công tác xã hội đối với ......................... 63 ngƣời nghiện ma túy sau cai .......................................................................... 63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đƣờng lối mở của và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại nhiều thành tựu hết sức to lớn về kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn xuất hiện mặt trái của nó. Đó là tình hình tội phạm và các tệ nạn xã hội, trong đó vấn đề nghiện ma túy có xu hƣớng ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Theo báo cáo điều tra của Cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ lao động thƣơng binh xã hội: Năm 2011, cả nƣớc có 149.900 ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; gần 50% ngƣời nghiện độ tu i lao động từ 18-30; 62% t ng số ngƣời sau cai nghiên không có việc làm... Tỷ lệ tái nghiện ở các địa phƣơng trong cả nƣớc dao động từ 85% - 95%. Một trong những nguyên nhân đƣợc các chuyên gia, các cấp quản lý đề cập tới đó là các điều kiện đánh giá, đáp ứng và hỗ trợ nhu cầu việc làm của ngƣời sau cai nghiện chƣa phù hợp. Vấn đề tái nghiện kéo theo hàng loạt hệ lụy cho bản thân, cho gia đình ngƣời sau cai nghiện và phát triển an ninh, kinh tế, chính trị, xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đến công tác cai nghiên ma túy và giải quyết vấn đề liên quan đến ngƣời sau cai nghiện. Mặc dù đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức về giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều chƣơng trình, dự án đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn, giới thiệu việc làm cho ngƣời sau cai nghiện vẫn đƣợc triển khai. Tuy nhiên, việc đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu việc làm còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở ngƣời sau cai nghiện còn cao. Thực trạng này đã đƣợc một số công trình nghiên cứu đề cập tới, nhƣng kết quả mới dừng lại ở mức độ đánh giá định lƣợng. Thành phố Cần Thơ, theo báo cáo của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, hiện nay toàn thành phố có 2001 ngƣời nghiện trong đó có 1029 ngƣời sau cai nghiện, quận Ninh Kiều có 245 ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. Là một quận trung tâm thành phố nên ở đây luôn tập trung số ngƣời nghiện ma tuý sau cai chiếm 1 tỷ lệ cao, vì vậy những năm qua quận Ninh Kiều luôn đẩy mạnh công tác quản lý sau cai, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho ngƣời nghiện ma tuý sau cai trên địa bàn và đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu nhƣng về cơ bản tính hiệu quả và bền vững chƣa đạt nhƣ ý muốn, tỷ lệ tái nghiện còn cao. Để ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn ma tuý và hỗ trợ ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng ngoài các văn bản chỉ đạo, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nƣớc cho ngƣời nghiện ma tuý sau cai thì cần phải có sự chung tay góp sức, hỗ trợ nguồn lực của các ban ngành, Đoàn thể, t chức xã hội và của cả cộng đồng. Vì vậy cần phải đẩy mạnh hoạt động xã hội trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiên hoà nhập cộng đồng. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” làm công trình luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này, dƣới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau: Đề tài cấp Bộ 2001 “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2001) làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống ngƣời nghiện ma túy, ngƣời bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng tái nghiện của ngƣời nghiện ma túy sau cai là do không có việc làm, mặc dù nghị lực của đối tƣợng là yếu tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối tƣợng từ bỏ tệ nạn xã hội. Do vậy, các đề xuất của tác giả hƣớng tới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc làm cho đối tƣợng nhằm giúp họ n định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện.[11]. Đề tài “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2004 - 2005) do Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Đề tài nghiên cứu nhằm đƣa ra những giải pháp thực tiễn để đáp ứng nhiệm vụ quản 2 lý và dạy nghề cho ngƣời sau cai nghiện ma túy thuộc Đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết 16/2003 – Quốc Hội khóa 11 “Về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đề tài đƣợc thực hiện đã giải quyết đƣợc vấn đề giúp những ngƣời nghiện sau kết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, ngƣời cai nghiện đƣợc phân loại chuyển sang giai đoạn “hậu cai” đó là đƣợc học văn hóa, học nghề và từng bƣớc đƣa những ngƣời sau cai nghiện ma túy có đủ điều kiện tối thiểu vào làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây dựng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đƣợc triển khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp hàng ngàn ngƣời từng bƣớc tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. Để đạt đƣợc thành công trên, một trong những giải pháp tác giả nêu ra trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời sau cai nghiện ma túy là cần phải có sự tham gia quản lý của công an khu vực, chính quyền xã, phƣờng, thị trấn và các đoàn thể, ban điều hành khu phố. Trong đó, tác giả khẳng định vai trò của gia đình và cộng đồng không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy; phải tạo ra môi trƣờng sống hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học, khu phố, xóm ấp.[20]. Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức Hạnh” đã phân tích đặc điểm, hoàn cảnh xã hội của ngƣời nghiện ma tuý lần đầu. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố ảnh hƣởng đến lý do nghiện ma túy lần đầu bao gồm có yếu tố bản thân, gia đình và bạn bè. Trong đó, tác động của bạn bè có ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi sử dụng ma túy của ngƣời nghiện. Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân, ngƣời nghiện càng dễ dàng chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm hơn.[6]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai” 02-X07 của tiến sĩ Nguyễn Thành Công, Hà Nội, năm 2003. 3 Năm 2007, Đề tài cấp Bộ: “ Những giải pháp thực hiện việc ngăn chặn tệ nạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên” do thạc sỹ Đỗ Thị Bích Điềm làm chủ nhiệm. Năm 2008, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội với đề tài khoa học “Tình trạng lạm dụng ma túy trong sinh viên các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp – Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn”. Nghiên cứu Phan Hồng Giang về: "Vai trò của nhân viên Công tác xã hội với ngƣời có HIV sử dụng ma túy", năm 2012. Nhƣ vậy, ngƣời nghiện ma túy là một nhóm xã hội đặc thù, họ không chỉ yếu về mặt thể chất mà cả về tinh thần. Có thể thấy rằng, các tài liệu mới chỉ đề cập rất ít tới vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy. Việc tìm hiểu nhu cầu việc làm của ngƣời sau cai nghiện ma túy một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến thực tiễn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, logic và mang tính khoa học. Nghiên cứu “Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” hy vọng sẽ là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào nỗ lực phòng chống tệ nạn ma túy chung của toàn xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện, các yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề này; từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm góp phần bảo đảm thực hiện tốt công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện và các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. Tập trung nghiên cứu, phát hiện các nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong công tác xã hội với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. 4 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác xã hội với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 4.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên các nhóm khách thể đó là ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện; cán bộ chính quyền địa phƣơng. Trong đó ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện là nhóm khách thể chính. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng Đề tài nghiên cứu về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện, cụ thể tập trung vào nghiên cứu 04 nội dung chủ yếu sau: Hỗ trợ tâm lý- xã hội; Hỗ trợ tạo việc; Truyền thông nâng cao nhận thức; Kết nối dịch vụ. - Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu khảo sát 80 ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu phòng vấn sâu một lãnh đạo phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội quân Ninh Kiều, một cán bộ chuyên trách quản lý sau cai nghiện, hai ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vấn đề nghiên cứu đƣợc dựa trên quản điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, dựa trên quan điểm của triết học duy vật lịch sử và biện chứng trong phân tích, đánh giá lý luận và thực tiễn công tác xã hội đối ngƣời nghiện ma túy sau cai. 5 Nghiên cứu đề tài dựa trên cách tiếp cận hệ thống, liên ngành về các hoạt động công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu: là phƣơng pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã đƣợc công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để: + Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH nhƣ: Nhập môn CTXH, Phát triển cộng đồng, Lý thuyết CTXH… + Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện: Đề tài “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” „„Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai”... + Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của các cấp chính quyền địa phƣơng nhƣ: “Báo cáo kết quả thực hiện công tác cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và quản lý sau cai nghiện gia đoạn 2011 – 2015”, „„Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2015 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2016 của quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ‟‟. + Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện và các biện pháp can thiệp giảm hại, hỗ trợ, giúp đỡ họ. * Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phƣơng pháp dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi đƣợc soạn thảo trƣớc, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hƣớng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, ngƣời đƣợc hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho các điều tra viên. Với phƣơng pháp này, đề tài sẽ phát bảng hỏi dành cho 80 ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng các dịch vụ hỗ trợ nhƣ điều kiện về việc làm, kinh tế gia đình, các nhu cầu của ngƣời nghiện ma 6 túy sau cai nghiện…, tìm hiểu về thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn nhƣ các hoạt động hỗ trợ xã hội, hỗ trợ kết nối các dịch vụ, hoạt động tuyên truyền… của nhân viên công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. Hiện tại, thành phố Cần Thơ có năm quận, bốn huyện, trong số này quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ vì vậy ngƣời nghiện ma túy tập trung rất đông so với các quận huyện còn lại. Do đó, tôi lựa chọn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ để đánh giá thực trạng công tác xã hội với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. * Phương pháp quan sát: là phƣơng pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác nhƣ nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài này tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập, b sung thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát hoàn cảnh sống hiện tại, thái độ, thể trạng... của ngƣời đƣợc điều tra. Cũng thông qua đó hình thành đƣợc câu trả lời đầy đủ và có đƣợc những thông tin chính xác cho bảng hỏi cũng nhƣ bảng phỏng vấn sâu. Cụ thể đề tài tập trung quan sát các hoạt động công tác xã hội hoặc các hoạt động mang tính chất công tác xã hội. Quan sát về môi trƣờng, không gian sống của ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của đối tƣợng khảo sát với ngƣời điều tra, nhằm xác định xem họ có gặp phải những vấn đề khó khăn về sức khỏe, tâm lý hay không… * Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phƣơng pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tà nghiên cứu. Tác giả sử dụng phƣơng pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng các hoạt động hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện trên địa bàn cũng nhƣ việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện của cán bộ địa phƣơng các cấp, đề tài 7 tiến hành 04 cuộc phỏng vấn sâu với 01 lãnh đạo phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội quân Ninh Kiều, 01 cán bộ chuyên trách và 02 ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu thêm về chính sách của Nhà nƣớc và địa phƣơng ƣu đãi cho ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện; cơ cấu t chức, nhân lực và hoạt động công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện; tâm tƣ, tình cảm và nguyện vọng của họ đang sinh sống ở địa phƣơng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Những thông tin thu thập đƣợc từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện nói riêng và lý luận về công tác xã hội nói chung. Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện là việc làm cần thiết nhằm giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện vƣợt qua khó khăn, giúp họ đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh từ đó nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề góp phần giúp ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện biết vƣơn lên trong cuộc sống và sống có ích cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình t chức, thực hiện, công tác này gặp rất nhiều khó khăn. Với luận văn này tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ; gợi mở một số giải pháp để bảo đảm thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: 8 Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện Chƣơng 2. Thực trạng công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Chƣơng 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả công công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện từ thực tiễn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 9 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN 1.1. Khái niệm và đặc điểm tâm lý và nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện 1.1.1 Một số khái niệm * Khái niệm nghiện ma túy Có nhiều định nghĩa khác nhau về nghiện ma túy: S tay chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ định nghĩa thói nghiện nhƣ sau: “Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm các triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng, và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác”. Bản chất của nghiện ngoài những khía cạnh liên quan đến hành vi, tâm lý và xã hội, nghiện là một căn bệnh làm thay đ i các tế bào thần kinh trong não do sử dụng ma túy nhiều lần.[5]. T chức Y tế thế giới đã định nghĩa: Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt thể chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Lệ thuộc về thể chất: Khi đã mắc nghiện mà không cung cấp đủ chất ma túy nhƣ nhu cầu thì sẽ gây ra những phản ứng về thể chất mà ngƣời ta thƣờng gọi là “thuốc hành”. Sự lệ thuộc về mặt tinh thần: Ngƣời nghiện bị thôi thúc tự đi tìm chất ma túy để thỏa mãn cơn nghiện, nếu không có thì có thể đi ăn cắp, thậm chí gây tội ác cƣớp của giết ngƣời để có tiền mua ma túy với mục đích thỏa mãn đƣợc cơn nghiện của mình.[3]. Theo nghĩa rộng: nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận trong xã hội là những ngƣời có thói quen dùng các chất ma túy, thƣờng tìm mọi thủ đoạn, hành vi để có đƣợc các chất ma túy và sử dụng chúng bất chấp sự nghiêm cấm của pháp luật và dƣ luận xã hội. 10 Theo nghĩa h p: nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con ngƣời cụ thể đối với các chất ma túy. Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ƣơng tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ đƣợc. Vì sự lệ thuộc buộc phải sử dụng thuốc, ngƣời mắc nghiện ma túy đƣợc xem nhƣ mắc một bệnh mãn tính, khó chữa và việc tiến hành điều trị cần phải đƣợc tiến hành liên tục, lâu dài và giữ cho ngƣời bệnh không sử dụng ma túy càng lâu càng tốt (chống tái nghiện), giúp họ tái hòa nhập gia đình và xã hội trong một tình trạng hoàn toàn thoải mái về cơ thể và tâm thần, giảm thiểu những tác hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Quá trình cai nghiện, phục hồi cho ngƣời nghiện ma túy chính là quá trình xử lý, giải quyết sự rối loạn ba yếu tố: - Thể chất: cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe, điều trị các bệnh cơ hội. - Tâm lý: tƣ vấn, giáo dục trị liệu, tâm lý trị liệu, lao động trị liệu, giải trí trị liệu… - Xã hội: cách ly môi trƣờng có chất ma túy, hƣớng nghiệp dạy nghề, t chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hóa, thể thao... Do hoạt động chữa trị cai nghiện, phục hồi sức khỏe cho ngƣời nghiện chỉ có hiệu quả khi nhận thức và hành vi của ngƣời nghiện thay đ i vì vậy cai nghiện, phục hồi cho ngƣời nghiện ma túy đƣợc hiểu là một quy trình thống nhất tiến hành t ng hợp các biện pháp và các hoạt động của công tác cai nghiện, phục hồi. Vậy, nghiện ma túy là tình trạng ngộ độc mãn tính do sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần một hay nhiều loại ma túy, ngƣời sử dụng bị lệ thuộc vào chất ma túy đó. *Khái niệm cai nghiện ma túy Luật phòng chống ma túy đƣợc Quốc hội ban hành ngày 19/12/2000 và đƣợc sửa đ i, b sung năm 2008 quy định: Áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm (Điều 26a): Cai nghiện ma túy tự nguyện; Cai nghiện ma túy bắt buộc. Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm: Cai nghiện ma túy tại gia đình; Cai nghiện ma túy tại cộng đồng; Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện. Với hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng (Điều 27): 11 Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng đƣợc áp dụng đối với ngƣời nghiện ma túy từ đủ mƣời hai tu i trở lên, ngƣời tự nguyện cai nghiện, trừ trƣờng hợp ngƣời nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện. Ngƣời nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện và đƣợc nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không bị coi là xử lý vi phạm hành chính, thời gian cai nghiện do ngƣời nghiện ma túy hoặc gia đình của ngƣời nghiện quyết định nhƣng không đƣợc thấp hơn sáu tháng. Nếu ngƣời nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mƣời hai tháng. Với hình thức cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện (Điều 28): Ngƣời nghiện ma túy đƣợc đƣa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc khi ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tu i trở lên đã đƣợc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã đƣợc giáo dục nhiều lần tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cƣ trú nhất định. Thời hạn cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc từ một đến hai năm. Nhƣ vậy, cai nghiện ma túy là việc áp dụng các hoạt động điều trị, tư vấn, học tập, lao động, rèn luyện nhằm giúp cho người nghiện ma túy phục hồi về sức khỏe, nhận thức, tâm lý và hành vi, nhân cách để trở về tình trạng bình thường. Theo khoản 3, điều 2, nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/210 quy định về t chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng. * Người nghiện ma túy sau cai nghiện Ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế; liên quan đến mọi mặt của đời sống loài ngƣời: Xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, tâm lý và tinh thần. Ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện tăng sẽ gây những ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống xã hội, hệ thống dịch vụ sức khoẻ, giao thông đi lại, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống cũng nhƣ trật tự xã hội,... chắc chắn sẽ làm cho những vấn đề kinh tế xã hội, môi trƣờng thêm trầm trọng và có nhiều biến động không thể lƣờng trƣớc. 12 Vậy, người nghiện ma túy sau cai nghiện là người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội nhưng có nguy cơ tái nghiện cao. 1.1.2 . Đặc điểm tâm lý- xã hội, nhu cầu của người nghiện ma túy sau cai nghiện * Đặc điểm tâm lý- xã hội Trƣớc khi cai nghiện, ma túy trở thành nhu cầu cấp bách nhất, thậm chí lấn át cả nhu cầu tự nhiên của con ngƣời: “Ngƣời nghiện không thiết ăn, lãnh cảm tình dục, thờ ơ với ngƣời thân. Các nhu cầu văn hóa xã hội khác bị triệt tiêu. Hệ thống nhu cầu của ngƣời nghiện ở tầng bậc thấp. Nó chỉ liên quan đến những nhu cầu sơ đẳng nhất của con ngƣời mà thôi”. Sau khi cai nghiện, các nhu cầu cấp cao dần xuất hiện. Sức khỏe thể lực của bản thân ngƣời sau cai nghiện đã phục hồi đáng kể, bên cạnh đó nhu cầu về ma túy cũng dần bị loại bỏ và ngƣời sau cai nghiện có mong muốn vƣơn lên khẳng định mình để hòa nhập xã hội. Chính điều đó làm xuất hiện những nhu cầu bậc cao hơn trong đó có nhu cầu việc làm. Tuy nhiên, do bản chất của nghiện ma túy là các chất ma túy vẫn tồn đọng trong cơ thể không loại bỏ hoàn toàn khi đã cai nghiện, vì vậy với ngƣời nghiện ma túy sau cai nhu cầu sử dụng ma túy có thể tr i dậy bất kỳ lúc nào ngay cả khi họ đã có việc làm và thu nhập n định. Khi đang cai nghiện ma túy mọi sự quan tâm tập trung vào những cơn phê do ma túy mang lại. Vì vậy, cai nghiện ma túy làm mất đi thú vui sung sƣớng nên sẽ xuất hiện tâm lý nuối tiếc, hụt hẫng. Chính điều này sẽ dẫn đến sự phát triển không cân bằng trong biểu hiện nhân cách của ngƣời sau cai nghiện. Bản thân ngƣời sau cai nghiện muốn có nhu cầu việc làm phải có tình yêu, mong muốn, khát khao với hoạt động lao động. Tình yêu lao động thể hiện khi ngƣời sau cai nghiện tham gia tích cực vào việc học văn hóa, học nghề, lao động trị liệu và tìm kiếm việc làm. Do sự tác động của chất ma túy nên não bộ của ngƣời nghiện ma túy sau cai chịu sự t n thƣơng nhất định gây ảnh hƣởng đến độ mạnh, độ cân bằng, độ linh hoạt của hệ thần kinh làm cho khí chất của ngƣời sau cai nghiện có sự thay đ i lớn. Ngƣời nghiện ma túy sau cai có thể gặp phải hiện tƣợng loạn thần ở mức độ khác 13 nhau, nhất là với những ngƣời từng sử dụng ma túy t ng hợp (methamphetamin). Điều này làm cho không ít ngƣời nghiện ma túy sau cai thƣờng có biểu hiện tính khí thất thƣờng, không kiên trì, dễ n i khùng và không kiểm soát đƣợc hành vi của bản thân. Với những ngƣời nghiện ma túy sau cai trong trƣờng hợp này sẽ kéo theo khó khăn khi hình thành năng lực nghề, tiến hành làm việc và thiết lập các mối quan hệ trong quá trình hòa nhập xã hội, nhất là những việc làm đòi hỏi trình độ tay nghề, tính kiên trì hoặc sự dẻo dai của hệ thần kinh. Tâm lý lƣời lao động vẫn chiếm ƣu thế trong đặc điểm nhân cách ngƣời nghiện ma túy sau cai. Nguyên nhân là do ngƣời nghiện ma túy sau cai tự tách mình ra khỏi lao động, trở thành những kẻ ăn bám, nhiều ngƣời trong số họ mất lòng tin ở chính mình, mất thăng bằng và dễ rơi vào trầm cảm, không muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào. Việc từng bƣớc trở lại với đời thƣờng, sử dụng sức lao động cơ bắp và khả năng hiện có để tự nuôi sống mình là một quá trình thử thách lớn với họ. Ngƣời nghiện ma túy sau cai luôn bị phân biệt đối xử bởi những ngƣời xung quanh nên dễ có cảm giác cô độc và tâm lý buông xuôi. Bên cạnh đó, họ thƣờng xuất hiện sự tự kỳ thị về quá khứ, về những hậu quả đã gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội. bản thân họ tự xây nên bức tƣờng ngăn cách, tách mình ra khỏi ngƣời thân và cộng đồng. điều này rõ nhất khi họ thấy mình không đƣợc những ngƣời xung quanh chấp nhận hoặc kỳ thị. Tâm lý e ngại, rụt rè với các mối quan hệ xã hội thể hiện rất rõ trong quá trình giao tiếp. Chính đặc điểm này gây hạn chế nhiều cho ngƣời nghiện ma túy sau cai trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm. Một số ngƣời nghiện ma túy sau cai có thể nhận thức đƣợc khả năng làm việc của bản thân nhƣng không đủ tự tin, mạnh mẽ để đi xin việc nên dễ dàng bỏ mất cơ hội việc làm. Xúc cảm, tình cảm của ngƣời nghiện ma túy sau cai không định, mặc dù họ đã biết kiểm soát xúc cảm, tình cảm tốt hơn trƣớc khi cai nghiện. Tuy nhiên, trong nội tâm ngƣời nghiện ma túy sau cai thƣờng xuất hiện mâu thuẫn, họ ham muốn cuộc sống tử tế, muốn đoạn tuyệt với ma túy nhƣng đôi khi vẫn nhớ đến cảm giác dễ chịu mà ma túy mang lại. Chính sự đấu tranh nội tâm làm cho ngƣời nghiện ma túy sau cai dễ xuất hiện sự mất cân bằng về cảm xúc nhƣ dễ buồn, dễ vui, dễ n i 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan