Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh kon tum...

Tài liệu Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh kon tum

.PDF
114
616
129

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRUNG THUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN TỈNH KON TUM CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 60900101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘIĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ ............................................................... 8 1.1. Người nghèo dân tộc thiểu số: khái niệm, đặc điểm, nhu cầu ................... 8 1.2. Khái niệm, mục tiêu, vai trò, quan niệm và các nguyên tắc của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ............................................................ 13 1.3. Nội dung, phương pháp và kỹ năng của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ............................................................................................. 18 1.4. Chính sách, pháp luật về công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ..................................................................................................................... 28 1.5. Các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ..................................................................................................................... 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH KON TUM .................................................... 36 2.1. Thực trạng tác động của các yếu tố đến công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum .................................................................. 36 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum.......................................................................................... 40 2.3. Đánh giá khái quát kết quả của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum và những vấn đề đặt ra .............................................. 51 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚINGƢỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ ................................... 54 3.1. Định hướng tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ............................................................................................................................... 54 3.2. Giải pháp tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ............................................................................................................................... 55 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 76 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTXH Công tác xã hội DTTS Dân tộc thiểu số ĐA Đề án KHKT Khoa học kỹ thuật LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội NVXH Nhân viên xã hội TDTT Thể dục thể thao TGXH Trợ giúp xã hội TTCP Thủ tướng Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân VHVN Văn hóa – văn nghệ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, nhất là những thành tựu của khoa học công nghệ đã khiến mọi người xiết lại gần nhau hơn, thu hẹp khoảng cách vùng miền, khoảng cách giữa các quốc gia, những vấn đề như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, thảm họa, nghèo đói, ô nhiễm môi trường… đã không còn là riêng của quốc gia đó nữa mà trở thành vấn đề của toàn cầu. Bên cạnh những thành quả tích cực thì quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đã nảy sinh những tác động tiêu cực, những hệ lụy cho xã hội và người dân như: sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội, tội phạm xuyên quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, ô nhiễm môi trường, thiên tai dịch bệnh, tha hóa về phẩm chất đạo đức lối sống…, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói. Đặc biệt là người nghèo dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đang cần sự hỗ trợ của nhà nước để vươn lên thoát nghèo. Để giải quyết được những thách thức trên cần có sự chung tay của toàn xã hội, trong đó công tác xã hội (CTXH) đóng vai trò rất quan trọng. Ở các nước phát triển trên thế giới CTXH đã phát triển hàng trăm năm trước với nhiệm vụ hỗ trợ những nhóm người yếu thế trong xã hội, giúp họ tiếp cận được các cơ hội, nguồn lực trong xã hội, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra đối với họ khi có biến cố xảy ra. ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành và phát triển từ khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là Đề án 32. Chỉ từ khi Đề án được ban hành, Công tác xã hội mới được chính thức coi như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Sau hơn 5 năm thực hiện quyết định của TTCP, công tác xã hội đã đạt nhiều kết quả và phát triển ở những vùng thuận lợi, đô thị. Song, hiện nay các nhóm 1 đối tượng yếu thế ở nước ta chủ yếu đang được sự bảo trợ của ngành Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong đó có người nghèo dân tộc thiểu số. Song trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã giành nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên phát triển toàn diện kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách, giảm mức độ tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, các dịch vụ xã hội của người nghèo dân tộc thiểu số. Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở cực bắc Tây Nguyên, được thành lập lại vào tháng 8-1991; là tỉnh giáp Lào, Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 968.049 ha. Dân số trung bình năm 2015 ước đạt 500.000 người, dân tộc thiểu số chiếm trên 53% với 06 tộc người tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu và Rơ Măm. Toàn tỉnh hiện có 09 huyện, 1 thành phố (thành phố Kon Tum), 102 xã, phường, thị trấn (trong đó có 13 xã biên giới giáp Lào và Campuchia với chiều dài biên giới là 280,7km); 56 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; 65 thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2012 - 2015. Công tác xã hội đã được qua tâm và đã phát triển bước đầu về tổ chức và một số đối tượng yếu thế đã được thu hưởng như: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồi côi, trẻ bị bỏ rơi... song công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế. Công tác xã hội đối với người nghèo nói chung, công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết, trong quá trình đất nước hội nhập và phát triển, nó góp phần bảo đảm công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và là nền tảng để đất nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài: “ Công 2 tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Kon Tum” để làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến người nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có rất nhiều công trình và đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề đói nghèo và xoá đói giảm nghèo như: - Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay, luận án của Đào Văn Hùng bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội ngày 02/03/2001, nghiên cứu về chính sách tín dụng trong giảm nghèo. - Localizing MDGs for Poverty Reduction in Vietnam: Enhancing Access to Basic InFrastructute, Báo cáo nghiên cứu của Nhóm hành động chống nghèo đói, Hà Nội, Việt Nam 2002. - Shanks, Edwin, và Carrie Turk, 2002, "Policy Recommendations from the Poor", tổng hợp các kết quả điều tra, báo cáo khoa học chuẩn bị cho Nhóm hành động chống nghèo đói, đưa ra các khuyến nghị chính sách ban đầu cho việc xây dựng Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam. - Tập thể tác giả: “Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội - 2001; - Nguyễn Trọng Xuân: “Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giúp dân xoá đói giảm nghèo”, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2008; - Nguyễn Thị Hằng: “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nxb. Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - 1997. - Oxfam: “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam” Hà Nội - 2013; - Viện Khoa học xã hội Việt Nam - VASS: “Giảm nghèo tại Việt Nam: Thành tựu và Thách thức”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội - 2011; 3 - Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012”, Hà Nội - 2012; - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa và thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016-2020”, năm 2015. 2.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến người nghèo dân tộc thiểu số ở Kon Tum - Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo đối với tỉnh miền núi (Lấy ví dụ tỉnh Kon Tum), luận văn của Nguyễn Trung Hải, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân tháng11/2006, đưa ra việc hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở một tỉnh Tây Nguyên. - Tống Thị Minh "Các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với mục tiêu xóa đói giảm nghèo đến năm 2005", Tạp chí Lao động và xã hội, số 214 tháng 5/2003. - Chính sách dân tộc đã thực sự đi vào cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum của Nguyễn Thanh Cao, tạp chí Tư tưởng Văn hoá 2004; - Dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Kon Tum của Lê Văn Quyền, Tạp chí Lao động và xã hội 2005; Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu “Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Kon Tum”. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đây chính là cơ sở khoa học để học viên kế thừa và phát triển trong luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác xã hội đối với nguồi nghèo DTTS từ thực tiễn tỉnh Kon Tum và những yếu tố tác động đến hoạt động này, từ đó đề xuất, khuyến nghịcác định hướng, giải phápnhằm tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo DTTS. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về công tác xã hội với nhóm người nghèo DTTS trong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này. - Phân tích thực trạng công tác xã hội trong việc cung cấp các chính sách, các dịch vụ cho người nghèo DTTS tại tỉnh Kon Tum và những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ của người nghèo DTTS . -Đề xuất một số định hướng và giải pháp giúp nhóm người nghèo DTTS trong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ tốt nhất. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Kon Tum 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng các dịch vụcông tác xã hội đối với người nghèo DTTS tại tỉnh Kon Tum, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Khảo sát được tiến hành tại tỉnh Kon Tum. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ tháng 1 năm 2016 tới tháng 06 năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác giảm nghèo bền vững và các chương trình, chính sách của Chính phủ về Công tác xã hội với người nghèo nói chung và người nghèo dân tộc thiểu số nói riêng ở Việt Nam. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số thuyết để phục vụ cho việc nghiên cứu. Các thuyết đó là: Thuyết nhu cầu của Maslowvà một số lý thuyết khác sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Việc sử dụng các thuyết trên vào trong nghiên cứu nhằm 5 giúp chúng ta có cơ sở, hiểu sâu hơn về tâm, sinh lý, đặc điểm, nhu cầu và quá trình phát triển của con người, nhất là người nghèo DTTS, cũng như những yếu tố có thể ảnh hưởng, tác động tích cực, tiêu cực tới quá trình phát triển của người nghèo DTTS. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người nghèo và người nghèo DTTS. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu (nghiên cứu tài liệu thứ cấp thông qua các báo cáo); Phương pháp điều tra bảng hỏi;Phương pháp phỏng vấn sâu;Phương pháp điền dã (đi thực địa tại địa bàn); 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn sẽ xác định khung l thuyết nghiên cứu công tác xã hội đối với người nghèo DTTStrong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ cho người nghèo như: các khái niệm, nhu cầu, quan niệm, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, kỹ năng cơ bản của công tác xã hội đối với người nghèo DTTS trong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụdành cho người nghèo, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội đối với người nghèo DTTStrong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ. Luận văn sẽ bổ sung một số vấn đề l luận cơ bản về công tác xã hội với nhóm người nghèo nói chung và người nghèo DTTS nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn sẽ chỉ ra thực trạng tiếp cận các chính sách, các dịch vụdành cho người nghèo DTTS tại tỉnh Kon Tum, luận văn cũng đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo DTTS tại tỉnh Kon Tum trong tiếp cận các chính sách, các dịch vụcho người nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. Luận văn sẽ đề xuất các định hướng, các giải pháp nhằm tăng cường và năng cao nhận thức và khả năng tiếp cận các các chính sách, các dịch vụgiành cho người 6 nghèo DTTS nhằm giúp họ nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận các chính sách, các dịch vụdành cho người nghèo một cách tốt nhất. Ngoài ra, luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan (trong đó có ngành LĐ- TB & XH – cơ quan thường trực thực hiện DA 32/ CP) thực hiện chính sách, cung cấp các dịch vụ cho người nghèo nói chung và người nghèo DTTS nói riêng, các nhân viên công tác xã hội, các cơ quan đoàn thể liên quan tới cung cấpcác chính sách, các dịch vụ cho người nghèo DTTS, cộng đồng và đặc biệt là chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong việc thực hiện, cung cấp các chính sách, các dịch vụ cho người nghèo nói chung và cho người nghèo DTTS nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số Chương 2:Thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum Chương 3:Định hướng và giải pháp tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Ngƣời nghèo dân tộc thiểu số: khái niệm, đặc điểm, nhu cầu 1.1.1. Một số khái niệm niệm nghèo Hiện nay có nhiều quan niệm về nghèo đói đang được các quốc gia thừa nhận: Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”. Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận". Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế): để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn. Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổ chức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/ không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. 8 Ở Việt Nam, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, trong đó nêu: Hộ nghèo, là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Được chia làm 3 nhóm: - Hộ nghèo nhóm 1: là nhóm hộ nghèo cùng cực, vừa thiếu hụt thu nhập vừa thiếu hụt đa chiều, bao gồm các hộ có thu nhập bình quân đầu người từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội trở lên - Hộ nghèo nhóm 2: là những hộ nghèo về thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm các hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo chính sách và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở xuống - Hộ nghèo nhóm 3: là nhóm hộ không nghèo về thu nhập nhưng thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu, và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên Ngƣời nghèo DTTS là người có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/sổ theo dõi quản lý hộ nghèo ở cấp xã, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của Chính phủ, nghĩa là: người nghèo DTTS có thu nhập bình quân từ 700.000đ/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000đ/tháng ở khu vực thành thị. Hoặc có thu nhập bình quân cao hơn 700.000đ/tháng ở khu vực nông thôn và cao hơn 900.000đ/tháng ở khu vực đô thị nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc. 9 1.1.2. Đặc điểm của người nghèo dân tộc thiểu số Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc. Trong 54 dân tộc, có tới 53 dân tộc thiểu số. Các thành phần dân tộc thiểu số có số dân gần 11 triệu người, chiếm hơn 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ với nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết, có bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các thành phần dân tộc thiểu số cư trú phân tán, ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước; cư trú xen kẽ. Trong 1 đơn vị hành chính, có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống. Địa bàn có đông dân tộc thiểu số cư trú là vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích cả nước; đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng quan trọng. Vùng Tây Nguyên: Tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm trên 33% dân số của vùng và khoảng 13% dân số dân tộc thiểu số của cả nước. Người nghèo dân tộc thiểu số chiếm số đa trong các dân tộc thiểu số, họ có trình độ dân trí thấp, sinh sống trong vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Vùng Tây Nguyên với địa hình chia cắt, phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn, đời sống các dân tộc thiểu số càng khó khăn hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, kinh tế chậm phát triển hơn. Người nghèo dân tộc thiểu số sinh sống trong cộng đồng có những sinh hoạt, di sản văn hoá đa dạng, bản sắc riêng, trong đó có những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia, quốc tế. Tuy vậy, trong sinh hoạt, vẫn còn những ảnh hưởng của chế độ Mẫu hệ, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Người DTTS, trong đó có người nghèo, có truyền thống đoàn kết, gắn bó với nhau trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như công cuộc đổi mới đất nước, thủy chung son sắt với nhau, với Nhà nước; có nền văn hóa cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn. Xuất phát điểm thấp nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng hiện vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa còn nghèo, lạc hậu. Tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số do thiếu kinh 10 nghiệm sản xuất, trình độ canh tác còn lạc hậu nên hiệu quả kinh tế thấp, làm cho mức sống so với đồng bào người Kinh còn nhiều chênh lệch, nguyên nhân chủ yếu như sau: Đa số người nghèo DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi nên cósựhạn chế về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng bởi tính biệt lập về địa bàn cư trú. Do nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân tộc thiểu số còn hạn chế, một số có tính tự ti mặc cảm, một số khác còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Người đồng bào dân tộc thuộc diện nghèo ở các khu vực: Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ đang thiếu thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực cho sản xuất như: đất, vốn, lao động có kỹ thuật. Mặt khác, do tập quán sản xuất mang tính tự cung tự cấp, ít giao thương buôn bán với bên ngoài nên thu nhập thấp, thêm vào đó người nghèo dân tộc thiểu số ở các khu vực này thường đông con, đa phần có từ 5 đến 6 con; lao động chính của hộ gia đình có học vấn rất thấp, rất khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Việc sản xuất và canh tác phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Công tác giảm nghèo trong người DTTS diễn ra với tốc độ chậm. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của họ vẫn còn ở mức thấp. Cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào nói rõ về đặc điểm đời sống tâm lý - xã hội của người nghèo dân tộc thiểu số, thông thường người ta dựa trên tâm lý của người yếu thế nói chung và những nét biểu hiện thực tế của người nghèodân tộc thiểu số để phác họa một số nét tâm lý - xã hội cơ bản của người nghèo dân tộc thiểu số. Về đời sống tâm lý:Nhìn chung người nghèo dân tộc thiểu số thường mặt cảm, tự ti do hoàn cảnh, số phận của mình, sống thụ động trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo trong đó có chính sách cho không của nhà nước, điều kiện sống của người nghèo dân tộc thiểu số luôn thấp hơn mặt bằng chung của cộng đồng nơi mình sinh sống. Đối với người nghèo dân tộc thiểu số họ luôn trong tình trạng thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản từ những nhu cầu thiết yếu nhất, do đó họ gặp rất nhiều nguy cơ trong cuộc sống, phải đối mặt với nhiều khó khăn và 11 thách thức trong cuộc sống do phải bảo đảm chi phí đắt đỏ cho các dịch vụ y tế, nhà ở, giáo dục, đi lại và sinh hoạt tối thiểu. Do mặt cảm với cuộc sống nên một số người nghèo dân tộc thiểu số ngại giao tiếp và tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng, không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến, cho rằng lời nói của mình không có trọng lượng, không được cộng đồng chấp nhận không dám đấu tranh, không dám bộc lộ bản thân. Bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ người nghèo dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, buông xuôi, ngại thay đổi, phó mặc cho số phận và chưa thực sự quyết tâm vươn lên để thoát nghèo bền vững. Về đặc điểm kinh tế: Đa số người nghèo dân tộc thiểu số có những đặc điểm nhưthiếu phương tiện sản xuất, đặc biệt là đất đai. Đại bộ phận người nghèo dân tộc thiểu số sống ở nông thôn và chủ yếu tham gia vào hoạt động nông nghiệp; Không có vốn hay rất ít vốn, thu nhập mà họ nhận được là từ lao động tự tạo việc làm. Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp; Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao; Thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ học vấn thấp; Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của người nghèo thấp, đặc biệt là người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. 1.1.3. Nhu cầu của người nghèo dân tộc thiểu số Gia đình nghèo DTTS thường là những gia đình khó khăn, thiếu nguồn lực cho việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của các thành viên trong gia đình, họ không đáp ứng được nhu cầu cho cuộc sống tối thiểu như thiếu ăn, mặc, chỗ ở, không có điều kiện chữa bệnh, con cái không được đi học... Tình trạng nghèo làm cho người lớn gặp căng thẳng triền miên, sự thiếu thốn liên tục, những nhu cầu không thỏa mãn được, nó trở thành những trở ngại, những đe dọa đến phúc lợi của họ. Gia đình người nghèo DTTS có vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận và sử dụng các nguồn lực cũng như quan hệ hôn nhân, đó là: Thiếu thốn về vật chất như không có nhà ở, không có việc làm thu nhập không ổn định, không đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; Thiếu cơ hội tiếp cận với giáo dục, dạy nghề và học tập các kỹ năng sống; Chưa đủ khả năng đảm đương vai trò xã hội; Có vấn đề về sức khỏe; 12 Thiếu kiến thức, kỹ năng quản l gia đình và nuôi dạy con cái; Sống trong tình trạng bất hòa, mâu thuẫn, bạo lực; Không có sự hỗ trợ từ người thân, họ hàng, các tổ chức cộng đồng và các hệ thống khác... Mặt khác, lại có một bộ phận người nghèo DTTS do những nguyên nhân như trên mà còn thụ động, chấp nhận số phận, họ cảm thấy sự tuyệt vọng, họ tự cô lập họ đối với người khác (sự co rút vai trò) dẫn đến tình trạng không muốn tìm việc làm, không muốn đi học, không muốn giao tiếp, không muốn hợp tác... Tóm lại, người nghèo DTTS có rất nhiều nhu cầu cần đáp ứng, đặc biệt là các nhu cầu cơ bản như: giáo dục, y tế, nhà ở, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc và điều kiện sống. 1.2. Khái niệm, mục tiêu, vai trò, quan niệm và các nguyên tắc của công tác xã hội đối với ngƣời nghèo dân tộc thiểu số 1.2.1.Khái niệm về công tác xã hội đối với người nghèo DTTS Công tác xã hội với người nghèo dân tộc thiểu số là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp người nghèo DTTS nâng cao năng lực, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về sức khỏe, tinh thần, vật chất và những nhu cầu xã hội cơ bản khác. Đồng thời, công tác xã hội cũng có vai trò thúc đẩy môi trường xã hội, kết nối nguồn lực nhằm giúp người nghèo dân tộc thiểu số có khả năng tiếp cận các chính sách giảm nghèo và các dịch vụ xã hội cần thiết, từ đó vươn lên, chủ động thoát nghèo bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 1.2.2. Mục tiêu, vai trò, quan niệm của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số 1.2.2.1. Mục tiêu công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số Mục tiêu cuối cùng của CTXH đối với nghèo DTTS là giúp họ học cách thực hiện chức năng của mình để đáp ứng các nhu cầu phát triển cả về mặt tâm lý, tình cảm và xã hội cho tất cả các thành viên trong gia đình. Đó là: Tăng cường sức mạnh của cá nhân và gia đình để mọi người sẵn sàng cho những thay đổi tốt hơn;Cung cấp thêm những dịch vụ can thiệp cá nhân, gia đình và cộng đồng để duy trì thực hiện chức năng một cách hiệu quả; Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực 13 hiện chức năng của gia đình nhằm duy trì hoạt động để đảm bảo cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình được tốt hơn. 1.2.2.2. Vai trò của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số Công tác xã hội (CTXH) đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng yếu thế, cộng đồng người nghèo, trong đó có người nghèo DTTS. Theo Đề án 32 của Chính phủ về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam, CTXH là một nghề góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Công tác xã hội có vai trò hết sức quan trọng đối với người nghèo dân tộc thiểu số, đó là: - Với vai trò là người xúc tác: Nhân viên công tác xã hội nắm vững tình trạng nghèo đói của người nghèo dân tộc thiểu số và cộng đồng nơi họ sinh sống, từ đó tạo điều kiện, khuyến khích hỗ trợ họ tăng năng lực, phát huy nội lực của cộng đồng và người nghèo, giúp họ vươn lên thoát nghèo. - Vai trò là người biện hộ: Nhân viên công tác xã hội đại diện cho tiếng nói của người nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số đề đạt với cấp thẩm quyền, các tổ chức cơ quan ban ngành những vấn đề về việc làm, đào tạo nghề, phát triển sản xuất... của người nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số, từ đó kêu gọi sự hưởng ứng, hỗ trợ của họ cho công tác giảm nghèo bền vững. - Vai trò là người nghiên cứu: Nhân viên công tác xã hội cùng với những người nòng cốt trong cộng đồng thu thập tình hình tại cộng đồng, về tình trạng nghèo, nguyên nhân nghèo của người nghèo dân tộc thiểu số, các giải pháp giảm nghèo đã áp dụng... giúp họ phân tích tình hình của cộng đồng người nghèo dân tộc thiểu số và xây dựng chương trình hành động, xây dựng dự án giảm nghèo hiệu quả, bền vững cho cộng đồng người nghèo dân tộc thiểu số. 14 - Vai trò là người huấn luyện: Nhân viên công tác xã hội tham gia huấn luyện cho các nhóm, cộng đồng người nghèo dân tộc thiểu số, chuyển giao cho họ kiến thức, kỹ năng để thoát nghèo thông qua các chương trình hành động, dự án giảm nghèo bền vững. - Vai trò là người lập kế hoạch: Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số về phương pháp và yêu cầu của một kế hoạch, đồng thời tạo điều kiện để người nghèo dân tộc thiểu số tham gia đóng góp quyết định những nội dung của kế hoạch, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và vai trò tự quyết của họ trong cộng đồng về kế hoạch theo tinh thần: “làm với cộng đồng chứ không phải làm cho cộng đồng”. - Vai trò kết nối: Công tác xã hội huy động, liên kết và phát huy nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để trợ giúp cho người nghèo dân tộc thiểu số, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho người nghèo DTTS. - Thông qua các phương pháp tác nghiệp chuyên nghiệp, nhân viên CTXH sẽ trực tiếp giải quyết các vấn đề của người nghèo dân tộc thiểu số, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về việc làm, thu nhập, lao động, các vấn đề xã hội nảy sinh khác cho người nghèo dân tộc thiểu số. Sự trợ giúp này mang tính lâu dài, bền vững. Như vậy, vai trò trợ giúp chuyên nghiệp của người làm CTXH sẽ tạo ra sự tương tác giữa người trợ giúp, nguồn lực trợ giúp với đối tượng trợ giúp. Vì vậy, người nghèo dân tộc thiểu số sẽ tự nhận ra được vấn đề của mình, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp và nỗ lực thực thi trên cơ sở phát huy điểm mạnh, tiềm năng, nội lực của mình với các nguồn lực bên ngoài để giải quyết vấn đề, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên thoát nghèo bền vững. 1.2.2.3. Quan niệm về công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số Công tác xã hội với người nghèo DTTS là cách tiếp cận nhằm giúp đỡ gia đình họ khi gặp khó khăn về kinh tế, khó khăn trong việc duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường hoặc có nguy cơ rơi vào tình trạng khó có thể duy trì trạng thái cân bằng trong gia đình. 15 Công tác xã hội trong quá trình hỗ trợ đối với người nghèo DTTS được giải quyết ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo, hộ nghèo đến tác động thay đổi cộng đồng nghèo. CTXH đối với người nghèo dân tộc thiểu số có ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Đó là phấn đấu cho sự công bằng xã hội và sự vươn lên của người nghèo DTTS. 1.2.3. Các nguyên tắc của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số Áp dụng những Nguyên tắc căn bản của công tác xã hộiđể vận động sự tham gia của người nghèo DTTS, đó là: - Hãy giành thời gian để xây dựng lòng tin:Do sự thiếu thốn vật chất triền miên người nghèo DTTS thường tự ti, mặc cảm;Để thiết lập được một mối quan hệ tốt, cần có thời gian và kiên nhẫn;Cần phải trực tiếp đến gia đình hoặc thường xuyên tiếp cận cũng như tìm hiểu quan sát những hành vi và cuộc sống đời thường của họ, từ đó thể hiện sự quan tâm của mình. - Thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận hoặc hứa với họ:Không có gì hủy hoại một mối quan hệ cho bằng việc nuốt lời và thất hứa;Chúng ta phải luôn giữ đúng lời hứa của mình để có thể xây dựng được lòng tin;Vì vậy chỉ hứa hẹn hoặc thỏa thuận những gì thực tế và khả thi. - Tạo bầu không khí thoải mái bằng một số hình thức khuyến khích, động viên:Các hình thức khuyến khích, động viên có thể được phát triển dựa vào tình hình thực tiễn của đối tượng;Những biện pháp khuyến khích, động viên dưới hình thức như tặng thực phẩm, hay vật lưu niệm cũng có tác dụng xây dựng mối quan hệ bền vững;Mời họ tham gia vào các hoạt động giao tiếp bên ngoài để tạo môi trường giúp họ có thể trò chuyện cởi mở về những vấn đề của bản thân. - Làm việc vào thời gian và địa điểm phù hợp với người nghèo dân tộc thiểu số: Xây dựng mối quan hệ với họ dựa trên thời gian biểu của họ và tiếp xúc với họ vào thời gian và địa điểm phù hợp với họ. 16 - Đảm bảo tính bảo mật:Cần giữ kín tất cả các thông tin, kể cả hình ảnh, có thể ám chỉ đến họ, không chia sẻ những thông tin của họ khi chưa được sự đồng ý của họ;Bảo mật là một nguyên tắc đạo đức quan trọng trong công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số. - Hãy tôn trọng họ và thể hiện tính chuyên nghiệp: Trò chuyện với họ về quan điểm, khiếm khuyết của họ giúp ta hiểu được những điểm yếu của họ, nhưng đồng thời cũng gợi nỗi đau cho những người liên quan. Chúng ta cần thừa nhận và tôn trọng nỗi đau này;Việc công nhận sự thành thạo của họ giúp củng cố niềm tin rằng bản thân họ là những người có ích và thắt chặt thêm mối quan hệ;Khi họ được đối xử tôn trọng họ sẽ cởi mở hơn, tích cực trong việc làm. - Cần thực sự chú :Đừng để mình bị phân tâm bởi những việc khác khi đang trò chuyện với người nghèo dân tộc thiểu số;Nhìn vào mắt họ để thể hiện chúng ta đang lắng nghe họ nói;Cần lắng nghe những câu chuyện riêng tư của họ trong tinh thần tôn trọng; Chú ý việc sử dụng ngôn từ; Tránh sự im lặng quá lâu.Trò chuyện chứ không phải đặt câu hỏi. - Ứng xử lịch sự và trao tặng lời khen:Con người nói chung, và nhất là người nghèo dân tộc thiểu số, những phép ứng xử lịch sự cơ bản và những lời động viên khen ngợi sẽ giúp họ cảm nhận về tính nhân đạo và tình bằng hữu;Hãy thừa nhận với họ nếu bạn học tập được một điểm mới qua cuộc trò chuyện với họ. Đây là một việc rất đáng làm; Bạn có thể khen ngợi một biến chuyển dù rất nhỏ trong họ. - Hãy thành thật và cởi mở:Thành thật và làm rõ động cơ là điều kiện thiết yếu để hình thành một mối quan hệ;Bạn sẽ làm mất lòng tin của mọi người nếu nói điều mình không tin nhưng vẫn nói ra vì biết người khác muốn nghe về điều đó; Người nghèo dân tộc thiểu số sẽ tôn trọng quyết định của bạn nếu bạn đưa ra những giới hạn rõ ràng, kiên quyết trong mối quan hệ. - Chia sẻ những suy nghĩ với họ bằng thái độ quan tâm: Xã hội thường thương hại người nghèo bố thí cho họ hơn là tôn trọng họ; Nếu ai đó không làm như thế nhưng trò chuyện với họ bằng thái độ quan tâm sẽ dễ được họ tôn trọng và tin tưởng. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan