Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh...

Tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội

.PDF
92
747
75

Mô tả:

VIỆN HÀNNHŨ LÂMKhổ 210 x 297 mm MẪU BÌA LUẬN VĂN CÓ IN CHỮ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ NGỌC THÚY CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ V, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số: 60. 90. 01. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ THỊ THƯ HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Học viên Lê Thị Ngọc Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY ............................................................................. 11 1.1. Khái niệm và đặc điểm người cai nghiện ma túy............................................... 11 1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy .............................13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy .............24 1.4.Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy…….....................................................................................................................27 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ V, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 32 2.1. Vài nét về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số V, thành phố Hà Nội .......................................................................................................................32 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy ở trung tâm .............................................................................................................................35 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy ........................................................................................................................53 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY ............................................................................ 65 3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, khuyến khích mô hình cai nghiện mở tại cộng đồng… ..................................................................................... . 65 3.2. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn, học viên trong trung tâm……………… .................................................................................................... .67 3.3. Tiếp tục thực hiện, phát huy tốt hoạt động hỗ trợ, kết nối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong việc cai nghiện và tìm kiếm việc làm của người nghiện……. 67 3.4. Thay đổi cách thức hoạt động để nâng cao hiệu quả chất lượng quản lý tại các trung tâm………………………………………………………………………….. 69 3.5. Cần hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách, tổ chức các hoạt động phù hợp hỗ trợ người cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng và tìm kiếm việc làm……… 70 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO… ..............................................................73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Nội dung 1 CTXH Công tác xã hội 2 IFSW Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế 3 LĐTB&XH Lao động – Thương binh & Xã hội 4 NCN 5 NNMT 6 NVCTXH 7 QĐ 8 UBND Người cai nghiện Người nghiện ma túy Nhân viên công tác xã hội Quyết định Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG/BIỂU Bảng 2.1. Đánh giá hiệu quả tư vấn của nhân viên CTXH 40 Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 2.10. Bảng 2.11. Tỷ lệ học viên tham gia các hoạt động tích cực tại trung tâm Đánh giá các về tâm lý của học viên Tỷ lệ các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm kiếm việc làm của học viên sau cai Đánh giá tỷ lệ của các nhu cầu của các học viên tại trung tâm 41 47 50 54 Ảnh hưởng các yếu tố thuộc về đặc điểm bản thân học viên Đánh giá thái độ làm việc với học viên của NVCTXH Đánh giá về cơ sở vật chất của Trung tâm 55 56 57 Ảnh hưởng của đặc điểm cơ sở vật chất của Trung tâm với quá trình cai nghiện của học viên Mức độ ảnh hưởng của quan điểm lãnh đạo đối với quá trình cai nghiện của học viên Ảnh hưởng các yếu tố thuộc về đặc điểm gia đình tới học viên 58 59 61 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia, đe dọa sự ổn định, phát triển và thành quả đổi mới của đất nước. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy trong thời gian tới, góp phần hạn chế tối đa hậu quả của tệ nạn ma tuý, xây dựng môi trường tốt đẹp cho xã hội là vấn đề cần thiết không chỉ đối với các cấp ngành có liên quan mà là mối quan tâm của mỗi gia đình, của cộng đồng và của toàn xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 2596⁄QĐ-TTg ngày 27⁄12⁄2013 về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 98⁄NQ-CP ngày 26⁄12⁄2014 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; đồng thời, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị các cấp, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Hà Nội đã từng bước triển khai đổi mới công tác cai nghiện trên địa bàn. Nhiều người vẫn cho rằng người nghiện ma túy chỉ cần điều trị cắt cơn là xong, tuy nhiên việc điều trị nghiện ma túy là một quá trình, trong đó không chỉ đơn thuần cắt cơn mà còn phải điều trị thuốc thay thế lâu dài, phòng chống tái nghiện cũng như kết hợp các trị liệu khác như trị liệu tâm lý, xã hội, hành vi... Việc phát huy vai trò công tác xã hội (CTXH) tại trung tâm cũng như tại cộng đồng góp phần giải quyết những khó khăn mà người nghiện gặp phải, nhân viên công tác xã hội sẽ thực hiện vai trò hoạt động chuyên nghiệp nhằm phát huy tối đa nội lực của người nghiện, hỗ trợ họ vươn lên thoát nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội có trách nhiệm kết nối chính quyền, tổ chức đoàn thể, cơ sở sản xuất để giới thiệu, giúp đỡ người sau cai nghiện có việc làm ổn định, 1 hòa nhập cộng đồng. Đề xuất với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ tiếp cận các dịch vụ dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm cho các cơ sở dạy nghề tư nhân đóng trên địa bàn; các chương trình dạy nghề, vay vốn ưu đãi của Nhà nước và các tổ chức đoàn thể… Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội đã kiến nghị với Bộ tài chính và ngân hàng Nhà nước có những hướng dẫn cụ thể để người sau cai nghiện có thể tiếp cận nguồn vốn vay tạo việc làm và phát triển kinh tế… Có thể nói, sự chung tay vào cuộc tích cực hơn nữa của các doanh nghiệp, ban, ngành, đoàn thể và xã hội trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng này sẽ trở thành động lực giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, đoạn tuyệt với ma túy, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trợ giúp cho người cai nghiện là một vấn đề cần được quan tâm nhằm giúp cho họ có được những điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu cai nghiện, nâng cao năng lực và phát huy được những thế mạnh của bản thân, vượt qua mặc cảm, tự ti để vươn lên trong cuộc sống, cho nên vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, nhãn quan khác nhau. Hiện nay, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm được đề cập trên các báo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến vấn đề hỗ trợ cho người cai nghiện, trong đó đáng lưu ý như: Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai nghiện ma túy (tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức Hạnh)” đã phân tích đặc điểm, hoàn cảnh xã hội của người nghiện ma tuý lần đầu. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến lý do nghiện ma túy lần đầu bao gồm có yếu tố bản thân, gia đình và bạn bè. Trong đó, tác động của bạn bè có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện. Nếu có thêm các yếu tố nguy 2 cơ về gia đình và bản thân, người nghiện càng dễ dàng chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm hơn [10]. Nhóm nghiên cứu từ hoàn cảnh sống và tâm lý của người nghiện ma túy: - Hai tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng chủ biên, “Tâm lý học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh”, xuất bản năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu của nhiều tác giả về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, công tác giáo dục nhân cách, đạo đức xã hội dành cho những người liên quan đến nghiện ma túy. Các tác giả cho rằng, người nghiện là người rối loạn về tâm lý, không làm chủ được hành vi của mình, từ không làm chủ được bản thân, họ hành động chủ yếu theo ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng hoảng nhân cách, tha hóa - rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách, sửa đổi và phát triển nhân cách người cai nghiện thành công hay không phụ thuộc vào thái độ, tình thương, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân người nghiện. Do vậy, công tác điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân cách cho người cai nghiện và những giải pháp giúp người sau cai nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng được thực hiện bằng biện pháp tâm lý [4]. - Tác giả Phan Thị Mai Hương, “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội”, 2005, là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hoá những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý, cũng như quan điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con. Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện ma tuý ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định hướng về hướng giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện ma tuý cũng như góp phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu niên [11]. 3 Và các nghiên cứu về quản lý dạy nghề, giải pháp hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện: - Đề tài cấp Bộ 2001 do Nguyễn Văn Minh, “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi”, 2002, làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người nghiện ma túy, người bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng tái nghiện của người nghiện ma túy sau cai là do không có việc làm, mặc dù nghị lực của đối tượng là yếu tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối tượng từ bỏ tệ nạn xã hội. Do vậy, các đề xuất của tác giả hướng tới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc làm cho đối tượng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện [23]. - Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh, “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh”, 2004 - 2005. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp thực tiễn để đáp ứng nhiệm vụ quản lý và dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy thuộc [35]. - Đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết 16/2003 - QH11 “Về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đề tài được thực hiện đã giải quyết được vấn đề giúp những người nghiện sau kết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, người cai nghiện được phân loại chuyển sang giai đoạn “hậu cai” đó là được học văn hóa, học nghề và từng bước đưa những người sau cai nghiện ma túy có đủ điều kiện tối thiểu vào làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây dựng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được triển khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp hàng ngàn người từng bước tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. Để đạt được thành công trên, một trong những giải pháp tác giả nêu ra trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy là cần phải có sự tham gia quản lý của công an khu vực, chính quyền xã phường, thị 4 trấn và các đoàn thể, ban điều hành khu phố. Trong đó, tác giả khẳng định vai trò của gia đình và cộng đồng không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy; phải tạo ra môi trường sống hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, xóm ấp. Tác giả Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập khá cụ thể các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các nội dung, phương pháp để hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Về thực tiễn, luận án đã hệ thống hoá được các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá được thực trạng về cách tổ chức các hoạt động quản lý giáo dục thanh niên sau cai ở thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra những mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Đã đề xuất được cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện làm cơ quan đầu mối cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở cộng đồng; đề xuất đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Đội tình nguyện; xây dựng nội dung chương trình giáo dục chuyển biến nhận thức và hành vi thanh niên sau cai nghiện ở cộng đồng [19]. Tác giả Lê Thị Thanh Huyền (2014), với đề tài luận văn “ Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội)” đã đề cập đến các hoạt động của công tác xã hội cũng như tình nguyện viên trong việc hỗ trợ người nghiện sau cai tìm kiếm việc làm, phòng chống tái nghiện. Luận văn đã một phần đánh giá được thực trạng của người sau cai nghiện về việc tìm kiếm việc làm, nhu cầu sống và các khó khăn thuận lợi khi tái hòa nhập cộng đồng của họ [14]. Như vậy, người nghiện ma túy là một nhóm xã hội đặc thù, họ không chỉ yếu về mặt thể chất mà cả về tinh thần. Có thể thấy rằng, các tài liệu mới chỉ đề cập rất ít tới vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Việc tìm hiểu vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến thực tiễn chưa có công trình nào nghiên cứu 5 một cách đầy đủ, logic và mang tính khoa học. Nghiên cứu "Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V, thành phố Hà Nội" hy vọng sẽ là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào nỗ lực phòng chống tệ nạn ma túy chung của toàn xã hội. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đây chính là cơ sở khoa học để tôi kế thừa và phát triển trong luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan tới công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động công tác xã hội với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V, thành phố Hà Nội 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về người cai nghiện ma túy, công tác xã hội với người cai nghiện ma túy; - Khảo sát và đánh giá thực trạng người cai nghiện ma túy tại trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V, thành phố Hà Nội và thực trạng hoạt động công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách cai nghiện tự nguyện; - Đề xuất giải pháp nhằm cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người cai nghiện tại trung tâm cũng như cộng đồng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Số V, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung Nghiên cứu các hoạt động công tác xã hội với người cai nghiện ma túy tại trung tâm như: Hoạt động tâm lý xã hội; Hoạt động giáo dục; Hoạt động hỗ trợ điều trị y tế; Hoạt động kết nối dịch vụ khác * Phạm vi khách thể 6 - 60 học viên đang cai nghiện tại trung tâm - Cán bộ quản lý tại trung tâm 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vấn đề nghiên cứu được dựa trên quản điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên quan điểm của triết học duy vật lịch sử và biện chứng trong phân tích, đánh giá lý luận và thực tiễn công tác xã hội đối người nghiện ma túy sau cai. Nghiên cứu đề tài dựa trên cách tiếp cận hệ thống, liên ngành về các hoạt động công tác xã hội đối với người nghiện ma túy sau cai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu + Đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan tới CTXH như: Nhập môn CTXH, CTXH cá nhân, CTXH nhóm, công tác xã hội với NCN, CTXH tổ chức và phát triển cộng đồng,... + Phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề hỗ trợ NCN trên những tài liệu đã công bố, in ấn. + Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu có liên quan đến trợ giúp NCN và các biện pháp can thiệp hỗ trợ, giúp đỡ họ. + Các văn bản, báo cáo, nghiên cứu đi trước Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nghiên cứu này đã tìm hiểu một số tài liệu như: Văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1995 và được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2009. Luật Phòng chống ma túy ban hành ngày 19/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy năm 2008. 7 Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy. Thông tư liên tịch số 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 20/12/1999 về hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiên ma túy. Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 26/10/2010 của Chính phủ về quy định biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú và tại trung tâm quản lý sau cai. Tập tư liệu- số liệu về kết quả cai nghiện phục hồi năm 2009- 2010. Tập tài liệu giao ban hướng dẫn các văn bản pháp luật về công tác phòng chống tệ nạn xã hội năm 2011. Báo cáo kết quả công tác cai nghiên ma túy qua các năm của Hà Nội. Và nhiều tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tất cả tài liệu này được liệt kê và đánh dấu theo thứ tự và tham khảo khi viết luận văn 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.Việc biên soạn một bảng câu hỏi phù hợp là một vấn đề quan trọng trong phương pháp này. Các câu hỏi phải được đặt rõ ràng, tránh hiểu nhầm, tránh những câu hỏi tế nhị khó trả lời. Có hai loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Các câu hỏi đóng nêu ra các phương án trả lời (ví dụ: đúng, sai), người được hỏi chỉ việc lựa chon một trong các phương án đó. Câu hỏi mở cho phép người được hỏi có thể trả lời theo ý riêng cuả mình, không bị ràng buộc, do vậy câu hỏi mở phù hợp với giai đoạn nghiên cứu thăm dò để biết xem khách hàng suy nghĩ gì? Độ tin cậy của các câu trả lời là vấn đề mà người phỏng vấn không kiểm tra được. Lý do là người phỏng vấn không biết là câu hỏi có được hiểu đúng hay không? Người trả lời có phải là chủ động hay không? 8 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy. 5.2.4. Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Ý nghĩa của phương pháp Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật. Quan sát sử dụng một trong hai trường hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu; đặt giả thuyết kiểm chứng giả thuyết. Quan sát đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực sự. Để luận văn có đủ lượng thông tin cần thiết, tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu đề tài như: áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm thu thập các thông tin liên quan đến người nghiện cũng như những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về người nghiện và công tác xã hội với người nghiện; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin từ bảng hỏi sẽ làm cơ sở để đề xuất những giải pháp thiết thực gắn với nhu cầu và thực trạng đời sống của người nghiện; phương pháp phỏng vấn sâu để minh họa và khẳng định kết quả nghiên cứu bởi những thông tin qua thu thập, phân tích tài liệu, qua công tác quan sát triển khai các hoạt động công tác xã hội trợ giúp người cai nghiện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu như: Người cai nghiện ma túy là ai? Các hoạt động công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này? Những hạn chế của hoạt độn công tác xã hội khi triển khai những chính sách hỗ trợ?... Bên 9 cạnh đó, đề tài cũng thể hiện và đáng giá được vai trò của công tác xã hội trong việc trợ giúp người cai nghiện ma túy và gia đình họ, từ đó nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài được xây dựng nhằm nghiên cứu thực trạng người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm Chững bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số V và công tác xã hội đối với nhóm học viên này tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tìm ra được những hạn chế của hoạt động cũng như của hệ thống chính sách với nhóm học viên này, nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị thích hợp nâng cao hiệu quả của hoạt động công tác xã hội đối với nhóm người cai nghiện ma túy trên địa bàn cũng như tại cộng đồng. Đồng thời, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho người làm công tác xã hội, tiếp tục bổ sung hệ thống lý thuyết, thực hành cho hoạt động công tác xã hội với người cai nghiện ma túy. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội Số V, thành phố Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY 1.1. Khái niệm và đặc điểm người cai nghiện ma túy 1.1.1. Một số khái niệm chung về ma túy * Khái niệm về ma túy Có khá nhiều khái niệm khác nhau về ma túy, cụ thể là: Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành [Điều 2.1,1] . Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng [Điều 2.1,1] . Theo Liên hợp quốc thì “Ma tuý” có nghĩa là bất kỳ các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng hay tổng hợp quy định trong các phụ lục I và II của Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 và trong Công ước 1961 đã sửa đổi theo Nghị định thư 1972 [ Khoản n, Điều 1, 5 ] . Theo quy định của Bộ Luật Hình sự Việt Nam: Ma túy là các chất bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma túy khác ở thể lỏng hay thể rắn [2] . Từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, ta có thể hiểu một cách chung nhất rằng: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội. * Khái niệm người nghiện ma túy Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Người nghiện ma tuý có các đặc trưng sau: 11 + Có sự ham muốn thông kìm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ giá nào. + Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau cao hơn liều dùng trước mới có tác dụng). + Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đó. + Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có chất ma tuý để dùng (Hội chứng cai) + Từ bỏ các thú vui khác + Biết tác hại của nó nhưng vẫn sử dụng Tóm lại, người nghiện ma túy là người trong tình trạng ngộ độc mãn tính do sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần một hay nhiều loại ma túy, người sử dụng bị lệ thuộc vào chất ma túy đó. * Khái niệm cai nghiện ma túy Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa: Cai nghiện là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức… nhằm điều trị giúp cho người nghiện ma túy cắt các hội chứng cai nghiện, phục hồi sức khỏe và tái hòa nhập xã hội. 1.1.2. Đặc điểm tâm lý nói chung của người nghiện ma túy Phần lớn người nghiện có sự biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Khi người nghiện có đủ ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Khi không có nó thì họ thường cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu. Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái làm cho người nghiện giảm hứng thú, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử trở nên thô lỗ. Người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ở với công tác, với những vui buồn trong cuộc sống. Đặc biệt do tính lệ thuộc ma túy nên người nghiện tìm đủ mọi cách để đảm bảo có được liều quen dùng. Vì vậy, họ có thể nói dối, lấy cắp của gia đình, của xã hội, cướp giật… miễn làm sao họ có được ma túy. Cho nên, họ đã làm cho bản thân và gia đình tan nát về vật chất, tinh thần, đạo đức… 12 Một đặc điểm nữa đáng chú ý của người nghiện ma túy (NNMT) là họ luôn tìm cách gây “Lây lan về tâm lý”: họ thường hứng thú nói về cảm giác sảng khoái, sung sướng khi dùng ma túy, khiến mọi người khác có ý nghĩ muốn dùng. Tùy thuộc vào từng loại chất kích thích mà những biến đổi đến tâm sinh lý có khác nhau ở từng người nghiện khác nhau. Ví dụ như: nghiện thuốc phiện có biểu hiện rối loạn về tâm lý, nói điệu, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể (về thực thể thì táo bón, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, run. Khả năng chống nhiễm khuẩn kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, hoa liễu, lao, các bệnh về gan và các bệnh thần kinh khác nên ngày càng bị suy thoái về thể chất và tinh thần, tha hóa về đạo đức nhân cách. Do bị lệ thuộc vào ma túy nên người nghiện ma túy thường phải tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu, vì vậy họ dễ sa vào con đường phạm tội. Nghiện Morfin, Heroin gây cảm giác sảng khoái do hưng phấn vùng khứu não làm tăng trí tưởng tượng, làm mất buồn rầu, sợ hãi, tạo nên trạng thái lạc quan, nhìn màu thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói… Nghiện Cocain kích thích thần kinh trung ương gây sảng khoái, khoái cảm, ảo giác, giảm mệt mỏi, hết đói khát. Nắm vững “Đặc điểm tâm sinh lý của người nghiện ma túy” là một công việc rất cần thiết nhằm trang bị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ như bác sĩ, cán bộ tâm lý, cán bộ xã hội cũng như mọi người dân khi tiếp cận hoặc làm công tác cai nghiện ma túy tại các cơ sở chữa bệnh, tại gia đình và cộng đồng để có thể giúp họ cai nghiện và hòa nhập với gia đình và cộng đồng có hiệu quả. 1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy 1.2.1. Một số khái niệm * Khái niệm công tác xã hội: Theo IFSW (Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế), Tháng 07/2000, Montreal, Canada: "Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng 13 các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề" [Tr 171]. Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg thì CTXH được định nghĩa như sau: “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội” [7]. Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [tr4,17]. Như vậy, từ những khái niệm trên giúp cho ta hiểu được những nội dung cụ thể của CTXH: - CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khi thực hành loại ngành nghề này. - Đối tượng tác động của CTXH là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, gia đình nghèo, người già, NKT, những người có hoàn cảnh khó khăn nên khó hòa nhập xã hội và chức năng xã hội bị suy giảm. - Hướng trọng tâm của CTXH là tác động đến con người như một tổng thể; tác động đến con người trong môi trường của họ. - Mục đích của CTXH là hướng tới giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí của cá nhân, gia đình, cộng đồng từ đó giúp họ hòa nhập xã hội. 14 - Vấn đề mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng gặp phải và cần tới sự can thiệp của CTXH là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhân như sự hạn chế về thể chất, sức khỏe, tinh thần, thiếu việc làm, không được đào tạo chuyên môn, nghèo đói, quan hệ xã hội suy giảm. Từ những khái niệm và phân tích trên chúng tôi đưa ra khái niệm như sau: CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nâng cao năng lực, tăng cường các chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra từ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. * Khái niệm công tác xã hội với người cai nghiện Công tác xã hội với người cai nghiện ma túy là một khía cạnh trong lĩnh vực CTXH nói chung. Người nghiện ma túy là đối tượng hoạt động của CTXH, bên cạnh những chủ thể dễ bị tổn thương khác như: phụ nữ đơn thân, trẻ em, người già cô đơn… Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào đưa khái niệm CTXH đối với người nghiện, trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tài liệu cũng như các khái niệm có liên quan tới mục đích hoạt động CTXH đối với người nghiện ma túy chúng tôi xin khái quát như sau: CTXH trợ giúp người nghiện là quá trình đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng, đồng thời vừa đóng vai trò là nhà tham vấn, người quản lý trường hợp, xử lý khủng hoảng, hỗ trợ người nghiện tiếp cận những dịch vụ phù hợp và vừa duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ xã hội tốt nhất. Trong những trường hợp cần thiết, nhân viên CTXH cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người cai nghiện và gia đình họ. Như vậy, bằng những kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn, những kỹ thuật, phương pháp cũng như kinh nghiệm và thái độ đạo đức nghề của mình, nhân viên CTXH đã trợ giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng người nghiện phục hồi chức năng xã hội mà họ bị đánh mất. Nhân viên CTXH đóng vai trò là người thúc đẩy môi trường xã hội bao gồm: hệ thống chính sách, luật pháp, dịch vụ xã hội, cộng đồng thân thiện để giúp người nghiện cai nghiện, học nghề, tái hòa nhập xã hội và thực hiện tốt chức năng của họ. Đội ngũ nhân viên CTXH đóng vai trò xúc tác, biện hộ để cho cá nhân, gia đình 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan