Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính từ thực tiễn trung tâm trợ giúp ...

Tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính từ thực tiễn trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật hương giang, tỉnh yên bái

.PDF
96
755
69

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU THỊ THU HẰNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM TRỢ GIÚP VÀ CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT HƯƠNG GIANG, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HẢI HỮU HÀ NỘI, 2016 HÀ NỘI - năm LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Lưu Thị Thu Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP VÀ CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THÍNH ...............................................11 1.1. Cơ sở lý luận về trợ giúp và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính ........................11 1.2. Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khiếm thính ........15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính .............................................................................................28 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI TRUNG TÂM TRỢ GIÚP VÀ CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT HƯƠNG GIANG, TỈNH YÊN BÁI ...............................................33 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu.............................................................................33 2.2. Nhu cầu trợ giúp của trẻ em khiếm thính tại tỉnh Yên Bái ................................36 2.3. Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm Hương Giang, tỉnh Yên Bái ...............................................................................................................37 Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI TRUNG TÂM TRỢ GIÚP VÀ CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT HƯƠNG GIANG, TỈNH YÊN BÁI ...................................................................................................................................58 3.1. Các giải pháp thực hiện công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính tại Trung tâm TG &CTS trẻ khuyết tật Hương Giang ..................................................58 3.2. Giải pháp đảm bảo các điều kiện môi trường hoạt động CTXH của Trung tâm Trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang ...........................................69 KẾT LUẬN ...............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 Chữ đầy đủ Chữ viết tắt CTXH Công tác xã hội Công ước Quốc tế về Quyền của Người CRPD khuyết tật 3 CTTE Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam 4 CRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em 5 NKT Người khuyết tật 6 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 7 PHCN Phục hồi chức năng 8 Sở LĐ-TB&XH Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 9 TG&CTS Trợ giúp và can thiệp sớm 10 Trung tâm Hương Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ Giang khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG Bảng 2.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Trung tâm Hương Giang 41 Bảng 2.2 Thực trạng CTXH đối với gia đình có trẻ khiếm thính 42 được TG &CTS tại Trung tâm Hương Giang Bảng 2.3 Một ngày hoạt động của G tại Trung tâm Hương Giang 50 Bảng 3.1 Nội dung khi đánh giá sự tiến bộ của trẻ khiếm thính tại 67 Trung tâm Hương Giang hàng tháng Bảng 3.2 Nguyên tắc trợ giúp mà nhân viên CTXH đang thực hiện 68 tại Trung tâm Hương Giang Bảng 3.3 Nghiệp vụ về lưu trữ hồ sơ của thân chủ tại Trung tâm Hương Giang 68 DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP TÊN HÌNH/HỘP STT TRANG Hình 1.1 Thang nhu cầu của M.Aslow 17 Hình 1.2 Con người trong môi trường xã hội của cá nhân. 20 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Hương Giang 38 Hộp 2.1 Trẻ khiếm thính có nhu cầu về TG &CTS 37 Hộp 2.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ trợ giúp và can thiệp sớm tại 53 Trung tâm Hương Giang Hộp 2.3 Những khó khăn, thuận lợi mà Trung tâm gặp phải trong 56 quá trình vận dụng CTXH cá nhân đối với gia đình trẻ khuyết tật, trẻ khiếm thính Hộp 3.1 Những phương pháp mà Trung tâm sẽ vận dụng trong 60 TG&CTS cho trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật, trẻ khiếm thính. Hộp 3.2 Ý kiến của giáo viên về vai trò của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp và can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính của Trung tâm Hương Giang. 63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Do các nguyên nhân khách quan, chủ quan xã hội luôn tồn tại một bộ phận dân cư gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Một trong những đối tượng đó là trẻ em khuyết tật. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng luôn cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ghi nhận trẻ em khuyết tật có quyền được chăm sóc đặc biệt, được hưởng quyền giáo dục bình đẳng, được đào tạo để có điều kiện hòa nhập vào xã hội, phát triển nhân cách cả về mặt thể chất lẫn tinh thần nhằm giúp trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng [21]. Theo thống kê của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật, chiếm 1,5% dân số và 3,5% số lượng trẻ em. Trong số trẻ em khuyết tật có khoảng 20% dạng khiếm thính. Việc phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Can thiệp sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng của khuyết tật đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Ngoài ra can thiệp sớm còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và cuộc sống của trẻ, gia đình trẻ sau này, chuẩn bị tiền đề cho trẻ học hòa nhập ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, do trẻ bị tổn thương cơ quan thính giác, rất khó phát hiện, can thiệp và hỗ trợ hòa nhập, cần phải có phương pháp, công cụ và phương pháp hỗ trợ, can thiệp sớm riêng thì mới đạt được kết quả tốt. Công tác xã hội cá nhân trong việc phát hiện, can thiệp sớm và trợ giúp trẻ em khiếm thính đã được triển khai thực hiện ở một số địa phương như Yên Bái đã thu được những thành công nhất định, giúp trẻ tiếp cận được với giáo dục, hòa nhập cộng đồng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, kết quả này mới chỉ ở những mô hình thí điểm, chi phí lớn và chưa được thực hiện trên diện rộng. Nhiều cơ sở chưa xây dựng được quy trình, phương pháp và công cụ phát hiện sớm và trợ giúp hiệu quả. Điều này cho thấy cần có tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn và xây 1 dựng quy trình, nghiệp vụ và đề xuất hệ thống chính sách để hoàn thiện, phát triển hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính. Yên Bái là tỉnh miền núi, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhiều trẻ em khiếm thính. Bên cạnh đó Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai hỗ trợ và can thiệp sớm đối với trẻ em khiếm thính thông qua các phương pháp và công cụ công tác xã hội bước đầu có những thành công nhất định. Đây là mô hình có thể hoàn thiện và nhân rộng trong toàn tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung. Xuất phát từ những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: “Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính từ thực tiễn Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái” là cần thiết cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Nghiên cứu ngoài nước Sự tồn tại của một bộ phận không nhỏ trẻ khuyết tật là thực tế khách quan ở tất cả các nước trên thế giới và ở mọi giai đoạn của lịch sử xã hội loài người. Vấn đề chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật cũng đã được quan tâm trong các giai đoạn lịch sử đó. Người đầu tiên lập ra một trường công để dạy các học sinh có khuyết tật là ông Charles Michea, tức linh mục De`L Epee (1700-1789) ở nước Pháp. Năm 1760, ông đã mở trường quốc gia dạy trẻ câm điếc. Năm 1784, theo gương linh mục De` L Epee, ông Valentin Haiiy (1745-1822) bắt đầu dạy 12 trẻ em mù ở Paris và lập ra Trường quốc gia dạy các thiếu niên mù. Cả hai trường này đều được thành lập phần lớn là nhờ vào sự ủng hộ của nhà vua, được sự bảo trợ của giới quý tộc và nhận các trường hợp trẻ điếc được giới tăng lữ chăm lo. Trái với các gia sư cũng làm công việc này, các ông Epee và Haiiiy rất mong muốn chứng minh các phương pháp của mình và trao đổi kinh nghiệm với người khác. Các ông đã viết sách báo giới thiệu công việc của mình làm và đã gây được ảnh hưởng tốt đối với nhiều nhà giáo và gia đình có trẻ khuyết tật. Ở Tây Ban Nha, cha Perdudepone đã dạy trẻ điếc về quyền thừa hưởng gia sản trong các gia đình quý tộc ở Anh. Năm 1653, John Wallis viết cuốn sách có tên 2 “Cần phải dạy các cử chỉ điệu bộ tự nhiên cho người điếc và sử dụng các ký hiệu này dạy ngôn ngữ của chúng ta cho người điếc”. Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận. Ngoài việc tranh luận về cách tổ chức giáo dục đặc biệt như thế nào, các nhà công tác xã hội, tâm lý học, còn tranh luận về nhiều vấn đề khác liên quan đến can thiệp sớm, trong đó có vấn đề nội dung chương trình giảng dạy và các tài liệu hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. 2.2. Nghiên cứu trong nước Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, ấn phầm, đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến công tác xã hội đối với người khuyết tật. Sau đây tôi xin điểm một số công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài của Luận văn. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình “Nhập môn công tác xã hội”. Trong đó tác giả đã phân tích về đặc điểm khó khăn của NKT, vai trò, phương pháp CTXH với NKT. Đồng thời tác giả cũng cho rằng CTXH đối với NKT có tính chất thực hành CTXH và có các dịch vụ CTXH cá nhân riêng biệt [23]. Hà Thị Thư (2012), Giáo trình trung cấp nghề “Công tác xã hội với người khuyết tật”. Tác giả đã tổng hợp khung kiến thức cơ bản có ý nghĩa thiết thực trong công tác trợ giúp NKT hòa nhập cộng đồng, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống như: những đặc điểm của NKT, vai trò và hướng tiếp cận, kỹ năng, phương pháp tiếp cận trong CTXH với NKT cũng như các chính sách, pháp luật và dịch vụ hỗ trợ NKT [31]. Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam và Trường Đại học Lao động - Xã hội (2014), Giáo trình “Công tác xã hội với người khuyết tật” đã cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm việc với NKT tại các trung tâm, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng NKT. Qua đó, những cán bộ, nhân viên tham gia tập huấn có thể trở thành hạt nhân nguồn trong việc nhân rộng kiến thức tới các đồng nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hỗ trợ NKT [16]. 3 Tổ chức Lao động quốc tế do Cơ quan hợp tác phát triển Ailen tài trợ, Tài liệu hướng dẫn “Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho NKT thông qua hệ thống pháp luật”. Hướng dẫn này thể hiện quan điểm nhìn nhận vấn đề về NKT như một vấn đề về quyền. Với mục đích phục vụ đối tượng là các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập pháp. Hướng dẫn này được xây dựng nhằm hỗ trợ cải thiện tính hiệu quả của pháp luật của các quốc gia liên quan đến vấn đề đào tạo và việc làm cho NKT [18]. Eric Rosenthal và Viện Quốc tế bảo vệ quyền người khuyết tật tâm thần (2009) công bố báo cáo về “Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam - đưa luật pháp của Việt Nam phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật”. Đây là nghiên cứu thực hiện theo đặt hàng của UNICEF Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện rà soát tính tương đồng chính sách của mình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về quyền của NKT (CRPD). Cùng với việc đánh giá hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam, tác giả đã đề xuất Việt Nam phải có thay hệ thống luật pháp và tổ chức thực hiện để tăng cường thực hiện quyền của NKT [12]. Quỹ Dân số Liên hợp quốc - UNFPA (2009), “Người khuyết tật ở Việt Nam”. Tài liệu này nhằm đưa ra một bức tranh kinh tế - xã hội sơ bộ về NKT ở Việt Nam dựa trên phân tích số liệu mẫu 15% của Tổng điều tra dân số 2009 với mục tiêu là: Thứ nhất, đưa ra một bức tranh chung về tỷ lệ NKT ở Việt Nam; Thứ hai, đưa ra một số đặc trưng nhân khẩu và kinh tế - xã hội cơ bản của NKT và so sánh với các đặc trưng của nhóm người không khuyết tật; Thứ ba, đưa ra các gợi ý chính sách có liên quan đến NKT dựa trên các kết quả phân tích [35]. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam – NCCD (2010) công bố báo cáo về “Hoạt động hỗ trợ Người khuyết tật Việt Nam”. Báo cáo đã điểm lại những hoạt động trong lĩnh vực NKT như thực trạng NKT; hệ thống luật pháp về NKT tại Việt Nam; tình hình thực hiện chính sách đối với NKT tại Việt Nam về nâng cao nhận thức, chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ em khuyết tật, dạy nghề và việc làm, trợ giúp xã hội, giảm nghèo, tiếp cận giao thông, tiếp cận thông tin, văn hóa…từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực tế hoạt động và định 4 hướng các hoạt động những năm tiếp theo. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở tổng hợp báo cáo của thành viên NCCD, các địa phương, ý kiến của NKT và kết quả hoạt động Đề án “Hỗ trợ người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010” [3]. Đoàn Tâm Đan (2010), nghiên cứu về lượng giá dự án “Chương trình khuyết tật và phát triển”, do Tổ chức Chương trình khuyết tật và phát triển (DRD) thuộc Trung tâm thực hành CTXH - Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dưới sự tài trợ của Ford Foundation. Nghiên cứu đã lượng giá hiệu quả của dự án trong việc tạo và tăng cường nhận thức cho NKT và xã hội, cũng như cơ hội cho sự công bằng tham gia vào các hoạt động xã hội của NKT, lượng giá tác động của dự án trong việc thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực cho NKT và các hội nhóm khuyết tật cũng như vai trò của DRD trong việc tạo nên những thay đổi về nhận thức, giá trị xã hội đối với NKT. Bên cạnh đó, báo cáo còn lượng giá sự phát triển của DRD về mặt tổ chức, vận hành các hoạt động, chất lượng và hiệu quả của cơ cấu quản lý tổ chức của DRD. Từ đó, rút ra bài học trong thực hiện chương trình [11]. Hà Thị Thư (2012), chuyên đề “Công tác xã hội với người khuyết tật Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghề công tác xã hội cho cán bộ tuyến cơ sở”. Chuyên đề trình bày về những nội dung chủ yếu là: Thứ nhất, những vấn đề chung về NKT, cán bộ tuyến cơ sở sẽ được cung cấp kiến thức về khuyết tật, NKT, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa khuyết tật, các chính sách cơ bản cho NKT, các mô hình can thiệp trong lĩnh vực khuyết tật ; Thứ hai, xác định nhu cầu và vấn đề của NKT ở một số dạng tật thường gặp; Thứ ba, các mô hình dịch vụ, mạng lưới truyền thông nâng cao nhận thức về NKT; Thứ tư, một số phương pháp CTXH với NKT, cán bộ tuyến cơ sở sẽ được cung cấp kiến thức về quản lý trường hợp NKT và công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Thứ năm, chuyên đề cung cấp một số kỹ năng cơ bản trong làm việc với NKT như: kỹ năng sống độc lập, kỹ năng đánh giá, kỹ năng thúc đẩy NKT tham gia [30]. Đại học Văn Lang, (30/8/2011), bài viết “Việc làm cho người khuyết tật: Một số cách tiếp cận”, trong kỷ yếu Hội thảo về Việc làm cho người khuyết tật. Bài viết này tập trung nhìn nhận vấn đề việc làm của NKT trên góc độ cách tiếp cận về 5 quyền và dịch vụ hiện đang được áp dụng ở nhiều quốc gia và hướng đến đề ra một số đề xuất về vấn đề việc làm cho NKT hiện nay ở Việt Nam [10]. Tạ Hải Giang, có bài viết “Dịch vụ xã hội cho NKT: Thách thức và triển vọng”. Tác giả khái quát thực trạng việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội của NKT tại Việt Nam như: dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm, giao thông, đồng thời chỉ ra được một số thách thức trong việc tham gia của NVXH trong các dịch vụ dành cho NKT. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một số dịch vụ xã hội nên và cần có sự góp sức của NVXH như: phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh, phát hiện sớm - can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp và việc làm [13]. Lê Minh Hằng (2013), báo cáo chuyên đề tốt nghiệp đại học về “Giáo dục hòa nhập - Cánh cửa rộng mở cho trẻ em khuyết tật tại Việt Nam” đã mô tả những rủi ro của sự nghèo đói và bị gạt ra khỏi xã hội đối với NKT dẫn đến sự phân biệt đối xử. Báo cáo cũng giải thích vì sao giáo dục hòa nhập được cho là giải pháp của vấn đề, đồng thời tóm tắt các chính sách hỗ trợ nhằm cung cấp cơ sở pháp lý cho việc giáo dục hòa nhập tại Việt Nam. Ngoài ra, báo cáo còn mô tả những thành tựu cũng như thách thức trong thực thi các chính sách giáo dục hòa nhập và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam [15]. Bùi Thị Huệ (2011), nghiên cứu đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật”. Tác giả khái quát những đặc điểm của NKT và thực trạng NKT trên thế giới và ở Việt Nam, chỉ ra một số vấn đề gặp phải của NKT trong cuộc sống, đồng thời còn đề cập đến vai trò của CTXH trong hoạt động trợ giúp NKT nói chung [17]. Đỗ Hạnh Nga, nghiên cứu chuyên đề về “Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội”. Tác giả đã phân tích những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội, kết quả khảo sát trên 105 gia đình có con khuyết tật có dấu hiệu chậm phát triển đang học tại trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy phụ huynh còn thiếu hiểu biết về các dấu hiệu chậm phát triển của con, thiếu những 6 NVXH hỗ trợ họ trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán đánh giá khuyết tật của con họ cũng như giúp phụ huynh tìm kiếm các dịch vụ xã hội. Từ đó, đề xuất xây dựng một số công việc mà NVXH cần thực hiện để hỗ trợ gia đình NKT [24]. Nguyễn Dạ Đan Trang (2014), luận văn thạc sỹ về đề tài “Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp người khuyết tật”. Tác giả đã khái quát tình hình NKT, đưa ra những nhiệm vụ của NVXH khi làm việc với đối tượng và ví dụ trường hợp điển cứu cụ thể có ý nghĩa thực tế [33]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều chỉ ra được những đặc điểm nổi bật của NKT cũng như thực trạng NKT hiện nay ở Việt Nam, những khó khăn thường gặp phải, các mô hình can thiệp chủ yếu, chính sách, pháp luật trong việc hỗ trợ NKT thực hiện quyền. Trong đó nhấn mạnh đến việc làm thế nào để NKT có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội và tiếp cận đầy đủ các dịch vụ như những người không khuyết tật, đồng thời còn đề cập đến vai trò của CTXH trong việc giúp đỡ NKT và sự cần thiết của CTXH trong giai đoạn hiện nay. Song, các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến việc phải làm gì để CTXH phát triển ở những Trung tâm phục hồi chức năng, Cơ sở bảo trợ - nơi mà NKT tìm đến khi cần sự giúp đỡ. Vì vậy, CTXH đối với trẻ em khiếm thính từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng, trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật là lĩnh vực còn khá mới mẻ, đặc biệt ở Yên Bái là chưa có. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính tại trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang tỉnh Yên Bái để xây dựng quy trình, phương pháp can thiệp có hiệu quả nhất đối với trẻ khiếm thính. Lấy kết quả nghiên cứu thực tiễn tại Trung tâm Hương giang để nhân rộng mô hình trợ giúp và can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính. 7 - Đánh giá thực trạng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính tại Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái. - Đề xuất giải pháp tăng cường và phát triển dịch vụ công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính tại Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái nói riêng và các cơ sở chăm sóc xã hội nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Trẻ khiếm thính, bố mẹ của trẻ khiếm thính đang phục hồi chức năng và can thiệp sớm tại Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác xã hội đang làm việc tại Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 1 đến 5 năm 2016 - Không gian: Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong đó, phương pháp luận duy vật biện chứng để xem xét hoạt động công tác xã hội đối với trẻ khiếm thính trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường và hệ thống xung quanh, đặt vấn đề trong một tổng thể. Những vấn đề liên quan đến trẻ khiếm thính và các phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp được phân tích theo các tương quan để đưa ra một quyết định khách quan, toàn diện. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: * Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp liên quan: Phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề giáo dục hòa nhập, phục hồi chức năng, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật và các tài liệu có liên quan đến công tác xã hội đặc biệt là phương pháp công tác xã hội cá nhân. * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi để thu thập các thông tin về thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với 70 cha mẹ của trẻ khiếm thính đang sử dụng dịch vụ trợ giúp và can thiệp sớm tại Trung tâm Hương Giang. * Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn sâu đối với 01 cán bộ quản lý, 05 cô giáo và NVCTXH, 2 cha mẹ trẻ khiếm thính. Qua đó, tìm hiểu các thông tin về dịch vụ CTXH mà Trung tâm Hương Giang đang cung cấp; Trung tâm đã áp dụng phương pháp CTXH cá nhân đối với trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Yên Bái như thế nào? nhu cầu được trợ giúp và can thiệp sớm của trẻ khiếm thính? Chất lượng dịch vụ cung cấp công tác xã hội tại trung tâm? Đã có những chính sách nào để hỗ trợ trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ khiếm thính trên địa bàn tỉnh Yên Bái. * Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động can thiệp, phục hồi chức năng của trẻ, sự tham gia của trẻ khiếm thính vào các hoạt động. Quan sát điều kiện sinh hoạt và môi trường học tập của trẻ khiếm thính. Đồng thời quan sát thái độ, hành vi của giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh đối với trẻ khiếm thính. * Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Sử dụng phương pháp này qua nghiên cứu 2 trường hợp điển hình để so sánh những kết quả của công tác xã hội cá nhân đối với trường hợp trẻ khiếm thính được trợ giúp và can thiệp sớm với một trường hợp trẻ khiếm thính không được trợ giúp và can thiệp sớm. Là những câu chuyện có thật đã đang được Trung tâm Hương Giang cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận công tác xã hội cá nhân đối với phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính, qua đó làm phong phú thêm cách nhìn nhận, đánh giá hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính tại Trung tâm Hương Giang nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến lĩnh vực Phục hồi chức năng, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan về hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính tại Trung tâm TG & CTS trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái, từ đó nâng cao trách nhiệm của mọi người cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ khiếm thính được phục hồi chức năng, can thiệp sớm được học hòa nhập như bao trẻ bình thường khác. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra những hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đối với việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ khiếm thính tại Trung tâm Hương Giang cũng như thấy được tầm quan trọng của công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khiếm thính. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính tại Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái. Chương 3: Một số giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khiếm thính tại Trung tâm trợ giúp và can thiệp sớm trẻ khuyết tật Hương Giang, tỉnh Yên Bái. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP VÀ CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THÍNH 1.1. Cơ sở lý luận về trợ giúp và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm người khuyết tật: Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, luôn có những quan niệm và khái niệm khác nhau về khuyết tật và người khuyết tật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay thì đều thống nhất theo khái niệm quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật là: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [11]. Với khái niệm này thì người khuyết tật, bao gồm cả trẻ em phải có 3 điều kiện là: (i) Khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng; (ii) phải biểu hiện dưới các dạng tật và (iii) tác động dẫn đến lao động, học tập và sinh hoạt khó khăn. Trong đó dạng khuyết tật [18] bao gồm: (1) Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. (2) Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. (3) Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. (4) Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. 11 (5) Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. (6) Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường khuyết tật trên. Với quy định dạng tật như trên, thì người khiếm thính là người khuyết tật thuộc dạng khuyết tật nghe nói. * Trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi (Điều 1 Luật trẻ em 2016) * Trẻ em khuyết tật: Trẻ em khuyết tật là người khuyết tật từ 16 tuổi trở xuống. * Trẻ khiếm thính: Trẻ khiếm thính là trẻ em khuyết tật thuộc dạng tật nghe nói, là những trẻ em do tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe dẫn đến lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra khiếm thính Trẻ em khiếm thính có thể do nguyên nhân bẩm sinh và các nguyên nhân môi trường sau khi sinh dẫn đến khiếm thính. Cụ thể: * Nguyên nhân bẩm sinh: Khi trẻ em sinh ra đã mất khả năng nghe, không nghe được. Nguyên nhân này thường do các tác nhân tác động đến người mẹ khi mang thai như: người mẹ bị nhiễm độc, dùng thuốc sai, người mẹ bị bệnh do virus gây nên do quai bị, cúm, sởi hoặc trẻ bị khiếm khuyết về cấu trúc cơ quan thính giác, di truyền… * Các nguyên nhân do bệnh tật, tác nhân của môi trường: Những trường hợp này là trẻ mất khả năng nghe sau khi sinh. Thường các nguyên nhân này do di chứng của viêm não, viêm màng não, sởi, các bệnh khác như 12 quai bị, cúm hoặc do chấn thương (va đập, tiếng động quá lớn); hay do sử dụng thuốc không đúng (nhiễm độc, thuốc kháng sinh; do bị còi xương nặng) và các tác nhân khác của môi trường sống, sinh hoạt của trẻ gây nên. 1.1.3. Đặc điểm của trẻ em khiếm thính Do không có khả năng nghe, hoặc nghe bị hạn chế nên trẻ em khiếm thính thường khó khăn trong tiếp nhận thông tin bên ngoài, dẫn đến hạn chế chung trong học tập và sinh hoạt, cần có sự hỗ trợ, chăm sóc của người khác. Những khó khăn trong sinh hoạt, học tập này xuất phát từ những đặc điểm về sinh lý của trẻ như sau: - Cảm giác và tri giác: Quá trình nhận thức thiếu sự tham gia của thính giác. Thị giác tinh nhạy do có sự bù trừ. Ngoài ra cảm giác vận động, cảm giác xúc giác trở nên quan trọng, là nền tảng cho trẻ học ngôn ngữ. - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của trẻ điếc nghèo nàn, đơn điệu. - Trí nhớ: Ghi nhớ máy móc, không bền vững - Tư duy: Đơn giản, rập khuôn - Về tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng hạn chế. Trẻ không hiểu được các ý ẩn dụ, nghĩa bóng của từ, những biểu thị tượng trưng. - Khả năng bản thân: Khả năng quan sát và bắt chước của trẻ khiếm thính thường rất tốt, và trẻ khiếm thính thường có 1 số tài lẻ như vẽ… theo kiểu luật bù trừ. Những đặc điểm tâm lý trên, chưa phải là bao trùm toàn bộ những đặc trưng cơ bản của trẻ. Nhưng có hàm ý để gia đình và người chăm sóc, hỗ trợ, nhất là giáo viên, nhân viên công tác xã hội khi làm việc với trẻ em khiếm thính cần hiểu đúng những sự khác biệt này. Thông qua quan sát, biết được trẻ có những điểm hạn chế, nổi trội về mặt nào. Khoa học cũng đã chứng minh, phương pháp giao tiếp dùng cách ra dấu bằng tay, nhìn môi/(khẩu hình miệng) người đang nói, cùng nhiều kiểu luyện nghe, luyện phát âm mang tính chất áp đặt đã được áp dụng trong các trường chuyên biệt dành riêng cho trẻ khiếm thính. Xu hướng hiện nay lấy phương pháp 13 khẩu truyền với sự hỗ trợ của máy trợ thính (đối với trẻ điếc dưới 100Db, còn với trẻ trên 100Db có chỉ định cấy điện cực ốc tai…) làm phương tiện chủ yếu giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe - nói. 1.1.4. Nhu cầu của trẻ em khiếm thính Trẻ khiếm thính cần được thông cảm, được yêu thương và cần được cư xử như những con người bình thường. Không những chỉ giúp trẻ học ngôn ngữ, chúng ta còn phải chú trọng tất cả các mặt phát triển khác của trẻ về thể chất, tinh thần trí tuệ và kỹ năng giao tiếp xã hội. Tuỳ theo khuynh hướng và khả năng, trẻ có thể được tiếp tục học lên các bậc cao đẳng, đại học hoặc được đào tạo một nghề nghiệp thích hợp để sau này tự nuôi sống bản thân, có ích cho gia đình và xã hội. Trẻ có thể học chữ/ học văn hóa hết cấp I, hoặc II, hoặc III, sau đó học lên chuyên nghiệp CĐ, ĐH cũng có thể học hết cấp II, hoặc III xong chuyển sang học nghề. Ở một số nước, luật pháp có những điều qui định cụ thể bảo đảm cho trẻ khiếm thính, cũng như những trẻ khuyết tật khác, có quyền học tập và sau này tham gia các ngành nghề lao động như những người bình thường. 1.1.5. Trợ giúp và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính - Mục đích trợ giúp và can thiệp sớm: Nhằm giúp trẻ khiếm thính bình thường hóa cuộc sống. Mục tiêu cơ bản là phát triển tối đa sức nghe còn lại của trẻ khiếm thính, phát triển khả năng giao tiếp để trẻ có cuộc sống càng bình thường càng tốt. Tạo cơ hội cho trẻ và gia đình trẻ khiếm thính tiếp cận được với các dịch đáp ứng được nhu cầu của họ. - Nội dung trợ giúp và can thiệp sớm: Trợ giúp và can thiệp về thính học cho trẻ khiếm thính: Đối với trẻ khiếm thính, nếu càng được phát hiện và chẩn đoán sớm, chỉ định đeo máy trợ thính thì trẻ càng có cơ hội học nghe nói, càng có nhiều cơ hội hiểu và vận dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp. Phát hiện trẻ khiếm thính không chỉ bằng cách quan sát các dấu hiệu khác thường, chương trình khám sàng lọc tật khiếm thính mà còn sử dụng các phương pháp đo sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan