Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội cá nhân đối vơí nam giới gây bạo lực gia đình tại phường hồng hả...

Tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối vơí nam giới gây bạo lực gia đình tại phường hồng hải, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh

.PDF
78
22
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HỒNG CHINH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NAM GIỚI GÂY BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƢỜNG HỒNG HẢI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HỒNG CHINH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NAM GIỚI GÂY BẢO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƢỜNG HỒNG HẢI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Công tác xã hội (định hƣớng ứng dụng) Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của Tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Vũ Thị Hồng Chinh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn xin quan tâm giúp đỡ của khoa đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học khoa học xã hội & nhân văn, sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Như Trang đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn này được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ phòng Lao động thương binh và xã hội thành phố Hạ Long, UBND phường Hồng Hải đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các tài liệu phục vụ luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Vũ Thị Hồng Chinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp ........................................................... 2 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp ......................................... 3 4. Câu hỏi nghiên cứu can thiệp.................................................................................. 3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................... 5 7. Kết cấu luận văn...................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẠO LỰC TR N CƠ SỞ GIỚI ......................... 7 1.1. Các khái niệm chính trong đề tài ..................................................................... 7 v 2 t a đì ....................................................................................... 7 .................................................................................................... 7 3 Bạo lực v bạo lực a đì ..................................................................... 7 1.2. Lý thuyết áp dụng ............................................................................................ 8 2 Lý t uyết ậ t ức - hành vi ................................................................... 9 2 2 Lý t uyết u cầu ................................................................................... 11 2 3 Lý t uyết ệ t ố v ệt ố s t á ................................................ 14 1.3. Cơ sở pháp lý của vấn đề can thiệp ............................................................... 26 v 1.3 b 3 2 Luật p áp, c uốc tế l qua đế bạo lực ...................................... 26 sác , d c v l qua , v b p áp lý v bạo lực a đì ệt a .......................................................................................... 27 33 C sác của t p ố Hạ Lo ....................................................... 28 1.4. Một số nét về bạo lực gia đình ở Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng ...................................................................................................................... 33 Bạo lực a đì ệt a .................................................................. 33 4 2 Bạo lực a đì u 1.4 Ninh ............................................................. 38 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 40 5 t ệu c u ..................................................................................... 40 1.5.2 Bì đẳ v bạo lực a đì ........................................................ 42 CHƢƠNG 2. THỰC HÀNH TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NAM GIỚI GÂY BẠO LỰC TẠI PHƢỜNG HỒNG HẢI , TP. HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................... 43 2.1. Mô tả sơ lược thân chủ .................................................................................. 43 2.2. Tiến trình thực hiện CTXH cá nhân với thân chủ ......................................... 44 2.3. Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 60 23 B c v t ực .............................................................................. 60 2.3.2 B c ệ v ứ 233 B c ệ v đạo đức 234 235 t ay đổ tro u t đ u ệ đ t a đì p áp d lý t uyết ............................................ 62 v uy t c ca t ệp ............ 63 ế oạc ca t ệp .............................................. 64 t cđ y tr ệu qu t ực c tác p c ố cá tro BL , tạo bạo lực ............................................................................................................. 64 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 69 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐG Bình đẳng giới BLGĐ Bạo lực gia đình BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội CTXH Công tác xã hội CTXHCN Công tác xã hội cá nhân CP Chính phủ NQLT Nghị quyết liên tịch NVCTXH Nhân viên công tác xã hội UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc UBND Ủy ban nhân dân TC Thân chủ TTCTXH Trung tâm công tác xã hội WHO Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Phân tích SWOT của TC và các thành viên trong gia đình TC ............. 50 Bảng 2.2. Kế hoạch can thiệp ..................................................................................... 55 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1.Thang nhu cầu của Maslows ...................................................................... 11 Hình 1.2. Hệ thống sinh thái theo mẫu của hệ thống xã hội ..................................... 16 Hình 1.3. Biểu đồ sinh thái ....................................................................................... 16 Hình 2.1. Sơ đồ phả hệ gia đình thân chủ ................................................................. 48 Hình 2.2. Sơ đồ sinh thái của TC .............................................................................. 49 Hình 2.3. Cây vấn đề của thân chủ ........................................................................... 53 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25 tháng 11 năm 2010 [2] cho thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo lực tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng qua. Tỷ lệ bạo lực tinh thần ở mức cao: có 54% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời và 25% bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tất cả những phụ nữ cho biết đã trải qua bạo lực thể chất và tình dục thì đồng thời cũng chịu bạo lực tinh thần. Nếu kết hợp dữ liệu của cả 3 hình thức bạo lực cho thấy 58% phụ nữ đã từng trải qua cả bạo lực thể chất, tình dục và tinh thần. 27% phụ nữ cho biết đã chịu ít nhất một trong 3 hình thức bạo lực này trong 12 tháng qua. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Mặc dù bạo lực gia đình là một hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề này vẫn bị giấu giếm nhiều. Sự kỳ thị và sự xấu hổ khiến phụ nữ phải giữ im lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo lực trong quan hệ vợ chồng là điều “bình thường” và người phụ nữ cần bao dung, nhẫn nhịn chịu đựng để gìn giữ sự êm ấm cho gia đình. 1 Trong 3 năm trở lại đây, toàn tỉnh Quảng Ninh [14] xảy ra 1.086 vụ bạo lực gia đình, trong đó bạo lực tinh thần 478 vụ, bạo lực thân thể 519 vụ, bạo lực kinh tế 79 vụ và bạo lực tình dục 10 vụ, cá biệt có trường hợp bạo lực gia đình dẫn đến thương tật suốt đời hoặc dẫn đến tử vong. Nạn nhân của các vụ bạo hành chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già, trong đó bạo hành đối với phụ nữ 734 vụ (67,5%), bạo hành đối với trẻ em 201 vụ (18,5%), bạo hành đối với người già 151 vụ (14%). Chúng ta biết rằng một trong những giải pháp quan trọng làm giảm bạo lực gia đình là sự thay đổi nhận thức và hành vi của những người gây bạo lực (thông thường là nam giới). Tuy nhiên những nghiên cứu về vai trò của nam giới trong việc phòng chống BLGĐ còn rất ít hiện nay, đặc biệt là trên phương diện của công tác xã hội. Trên thực tế, thành phố Hạ Long cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về bạo lực với phụ nữ trên địa bàn và nhấn mạnh vai trò của nam giới trong các biện pháp can thiệp giải quyết vấn đề một cách cụ thể nên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu t v t ì t u t với hy vọng công tác xã hội cá nhân sẽ giúp nam giới gây bạo lực: ổn định tâm lý, tìm ra nguyên nhân, hậu quả của bạo lực, từ đó trang bị kiến thức và kỹ năng sống cho thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề của chính mình, đồng thời tham gia vào các nguồn lực và dịch vụ công tác xã hội phòng chống bạo lực gia đình. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với lĩnh vực bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long nói riêng và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp 2.1.Mụ t êu t ệ - Sử dụng kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội cá nhân để trợ giúp nam giới thay đổi nhận thức, hành vi của họ trong phòng chống bạo lực gia đình; 2 - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác xã hội cá nhân đối với nhóm nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ninh. 2.2. ệ vụ t ệ - Thực hành các bước của công tác xã hội cá nhân với một trường hợp cụ thể là nam giới gây bạo lực. - Đề xuất, khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động công tác xã hội với nhóm nam giới gây bạo lực. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp 3.1. Đ t ợ ê ứu Công tác xã hội cá nhân trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của nam giới gây bạo lực 3.2. K t ể ê ứu Nam giới gây bạo lực: 01 Nạn nhân bạo lực: 01 3.3. P 33 v P ạ v t ê ứu a : - Thời gian: 06 tháng. 332 P ạ v a : - Nghiên cứu tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 4. Câu hỏi nghiên cứu can thiệp - Tại sao cho đến nay các giải pháp của chúng ta chưa thể ngăn ngừa tận gốc hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái? Vai trò của nam giới ở đây là gì? - Công tác xã hội cá nhân với nam giới gây bạo lực và các giải pháp sẽ đóng góp gì cho việc ngăn ngừa bạo lực gia đình? - Những giải pháp nào có thể giúp nam giới thay đổi nhận thức và hành vi để phòng chống bạo lực gia đình? 3 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn lựa chọn phương pháp công tác xã hội cá nhân để can thiệp, hỗ trợ thân chủ gây ra bạo lực.Tác giả lựa chọn phương pháp này để thực hiện vì: + Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không có khả năng tìm ra lối thoát. Những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết của cá nhân mà từ các điều kiện xã hội của môi trường trong đó thân chủ sinh sống. + Mục đích của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ tốt với thân chủ, giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa họ với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài nguyên) và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, Công Tác Xã Hội với cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động. Do đó, nếu vận dụng tốt phương pháp CTXHCN đối với thân chủ có thể giúp giải quyết được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải. - Ngoài ra, tác giả còn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu trong quá trình thực hiện đề tài. Cụ thể: + Tác giả đã thực hiện phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo, ấn phẩm, tài liệu liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới…..và hoạt động công tác xã hội trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh. + Trong nghiên cứu, Tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu về đời sống, tâm tư của đối tượng nam giới gây bạo lực và gia đình có đối tượng nam giới gây bạo lực, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn gặp phải của đội ngũ cán bộ khi thực hiện chính sách can thiệp với đối tượng 4 nam giới gây bạo lực gia đình tại phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý ĩ ý uậ ủ uậ vă Luận văn là công trình đầu tiên ở phường Hồng Hải có hệ thống hoạt động công tác xã hội với thân chủ gây ra bạo lực và có những đóng góp mới sau đây: - Ứng dụng lý thuyết CTXH: nhận thức hành vi; lý thuyết nhu cầu vào vấn đề thực tiễn. - Ứng dụng tiến trình CTXHCN trong vấn đề can thiệp với nam giới gây BLGĐ. - Góp phần bổ sung các minh chứng thực tiễn nhằm phát triển mô hình CTXHCN với vấn đề BLGĐ. 6.2. Ý ĩ t tễ ủ uậ vă - Ứng dụng các kỹ thuật can thiệp cá nhân vào tình huống cụ thể để giúp hạn chế vấn đề BLGĐ từ phía nam giới nâng cao sự bền vững của hạnh phúc gia đình. - Thông qua trường hợp thực tiễn mà luận văn sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các mâu thuẫn gia đình đang có sử dụng bạo lực, các phản ứng của người trong cuộc về BLGĐ. Các thông tin này hi vọng sẽ giúp ích cho các nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là vấn đề BLGĐ có thể tham khảo, từ đó không chỉ nâng cao các kỹ thuật can thiệp mà còn tìm ra những xu hướng xây dựng các mô hình can thiệp phù hợp, hiệu quả đối với BLGĐ đặt trong các điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn - Phần 1. Mở đầu. - Phần 2. Nội dung: + Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội đối với vấn đề bạo lực trên cơ sở giới 5 + Chương 2. Thực hành tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với nam giới gây bạo lực trên địa bàn phườngHồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Phần 3. Kết luận và Khuyến nghị. - Danh mục tài liệu tham khảo. 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẠO LỰC TR N CƠ SỞ GIỚI 1.1. Các khái niệm chính trong đề tài v 1.1.1. t Giới: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó được xây dựng nên trong xã hội [10]. Giới tính: Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Giới tính là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn Sinh vật học dùng để chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thay thế được (Mọi người đàn ông đều có những đặc điểm chung về giới tính và mọi người phụ nữ đều có đặc điểm chung về giới tính) [10] nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. ì 1.1.2. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người. [11] 1.1.3. B v .B ì : Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng 7 và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, trẻ em…. Việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO). .B ì :Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì: “Bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do”. Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Hiện nay, trong gia đình có rất nhiều dạng bạo lực và đối tượng bạo lực, nạn nhân của BLGĐ là tất cả các thành viên trong gia đình, từ con cái, anh chị em, vợ chồng đến cha mẹ già… Hiện tại có rất nhiều cách chia các loại hình bạo lực. Dựa trên các cách thức tiến hành bạo lực, ta có các loại: bạo lực thể xác; bạo lực tinh thần (tâm lý); bạo lực tình dục; bạo lực lao động hoặc kinh tế; bạo lực xã hội.[11] 1.2. Lý thuyết áp dụng Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử dụng các thuyết chính sau: 8 1.2 Lý t uyết ậ t ức - hành vi - Khái niệm về nhận thức: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. [6] - Khái niệm về hành vi: hành vi là xử sự của con nguời trong 1 hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định. - Lý thuyết nhận thức - hành vi là một phần của quá trình phát triển lý thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội. Lý thuyết nhận thức - hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Như vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai. Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó, hành vi chúng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại môi trường. + Quan điểm của Sheldon về Trị liệu hành vi - nhận thức cho cá nhân: Theo ông một thành tố quan trọng trong trị liệu hành vi chính là việc lựa chọn các yếu tố tăng cường, thúc đẩy để củng cố hành vi. Các yếu tố này cần được quan sát, khái quát hóa và mô hình hóa (học hỏi qua trải nghiệm), điều này đòi hỏi chúng ta hành động dựa trên nhận thức của chúng ta về thế giới về cuộc sống. Sheldon cũng chỉ ra việc học hỏi thông qua việc lập mô hình là nhận thức, điều này có nghĩa là chúng ta tự suy nghĩ về bản thân trong các tình huống mà chúng ta đang quan sát, chỉ ra được chúng ta hành động ra sao. Trong thực tế, việc thúc đẩy cách nghĩ như trên là rất hữu ích.Theo ông, lượng giá là một khía cạnh quan trọng trong cách tiếp cận hành vi- nhận thức. + Đánh giá của Scott (1989) về cách tiếp cận nhận thức hành vi tương phản với Sheldon qua việc nhấn mạnh đến những hình thức can thiệp về nhận thức. Đánh giá của ông về can thiệp nhận thức chính là việc chúng được tóm lược, có khả năng ứng dụng rộng rãi, được cấu trúc ở cấp độ cao, dễ dàng học 9 hỏi và có hiệu quả. Ông áp dụng để đánh giá trong bốn lĩnh vực về hành vi của trẻ, rối loạn xúc cảm như lo lắng và thất vọng, các vấn đề liên quan cá nhân như vấn đề hôn nhân hay thiếu kỹ năng xã hội và những rối loạn về việc tự kiểm soát việc lạm dụng chất ma túy. - Thuyết trị liệu nhận thức - hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức (behavioral cognitive therapy - BCT) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội. + Nội dung: thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp. Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi. + Mô hình: S -> C -> R -> B (trong đó:S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả hành vi). Giải thích mô hình: Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R. + Quan điểm về nhận thức và hành vi: Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài. Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại. Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức. 10 => Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm.[17] 1.2.2. Lý thuyết u ầu a. Nội dung cơ bản của thuyết nhu cầu Lý thuyết nhu cầu do Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng xây dựng vào những năm 1950. Lý thuyết của ông được xây dựng nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Hình 1.1.Thang nhu cầu của Maslows Thuyết này giúp chúng ta hiểu về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Trong đó các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh 11 trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao. Cụ thể: - Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa. - Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. + An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác. - Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất